Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh nghệ an...

Tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh nghệ an

.PDF
233
324
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGÔ HỒNG NHUNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------------- NGÔ HỒNG NHUNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. HOÀNG THỊ THÚY NGUYỆT 2. PGS.TS. NGUYỄN HUY THỊNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Ngô Hồng Nhung MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình, hộp MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ...................................... 14 1.1. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN .............................................................................14 1.1.1. Làng nghề............................................................................................14 1.1.2. Phát triển làng nghề .............................................................................23 1.2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ........................................................................31 1.2.1. Khái quát về các giải pháp tài chính.....................................................31 1.2.2. Chi ngân sách nhà nước tác động đến phát triển làng nghề ..................32 1.2.3. Chính sách tín dụng tác động đến phát triển làng nghề.........................39 1.2.4. Thuế tác động đến phát triển làng nghề................................................44 1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ................................................................................................51 1.3.1. Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam ...........................51 1.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Nghệ An ......................................................................................56 Kết luận chương 1 .........................................................................................60 Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NGHỆ AN ..................................... 61 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ................................................61 2.1.1. Cơ hội về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển làng nghề ở Nghệ An.........................................................61 2.1.2. Những thách thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển làng nghề ở Nghệ An ......................................64 2.2. CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH NGHỆ AN...........................................................................................66 2.2.1. Sơ lược về lịch sử phát triển làng nghề ở Nghệ An...............................66 2.2.2. Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của tỉnh Nghệ An.........67 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010- 2015 ........................................................................................68 2.3.1. Đánh giá những kết quả đạt được về phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015 .........................................68 2.3.2. Tồn tại .................................................................................................73 2.3.3. Nguyên nhân........................................................................................76 2.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN ............................................79 2.4.1. Thực trạng sử dụng giải pháp chi ngân sách nhà nước đối với phát triển làng nghề ............................................................................79 2.4.2. Thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng đối với phát triển làng nghề .............. 103 2.4.3. Thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với phát triển làng nghề ......... 117 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VÀO PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN................................................................................................... 126 2.5.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 126 2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 127 Kết luận chương 2 ....................................................................................... 138 Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI .........139 3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 ................................. 139 3.1.1. Quan điểm định hướng của Nhà nước đối với các làng nghề nước ta.............................................................................................. 139 3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển làng nghề tỉnh Nghệ An ............... 143 3.2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................. 146 3.2.1. Giải pháp chi NSNN nhằm phát triển làng nghề................................. 146 3.2.2. Giải pháp tín dụng đối với phát triển làng nghề.................................. 157 3.2.3. Giải pháp thuế đối với phát triển làng nghề........................................ 164 3.2.4. Các giải pháp điều kiện...................................................................... 168 3.2.5. Kiến nghị với Chính phủ.................................................................... 176 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 181 KẾT LUẬN.........................................................................................................183 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBHS : Chế biến hải sản CBTD : Cán bộ tín dụng CCKTNT : Cơ cấu kinh tế nông thôn CCLĐ : Cơ cấu lao động CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSSX : Cơ sở sản xuất CTCP : Công ty cổ phần DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tư nhân GTGT : Giá trị gia tăng HTX : Hợp tác xã KH&CN : Khoa học và công nghệ KTTT : Kinh tế thị trường NHTM : Ngân hàng thương mại NSNN : Ngân sách nhà nước SXHH : Sản xuất hàng hóa SXKD : Sản xuất kinh doanh SXNN : Sản xuất nông nghiệp TCMN : Thủ công mỹ nghệ TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp V&N : Vừa và nhỏ DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Số hiệu Nội dung Trang Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan tại Nghệ An ........... 71 Bảng 2.2: Vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015............................................................... 81 Bảng 2.3: Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề lĩnh vực TTCN, làng nghề Nghệ An bình quân giai đoạn 2010-2015.............................................................. 89 Bảng 2.4: Chi cho đào tạo nghề của Trung tâm Khuyến công trong giai đoạn 2010-2015..................................................................................... 91 Bảng 2.5: Các khoản chi hỗ trợ khác cho hoạt động của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015............................................ 98 Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ ngành nghề nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015 ............................................................................................109 Hình 1: Các bước của quá trình nghiên cứu ........................................................... 12 Hình 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề ....................................... 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua sự phát triển làng nghề đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Sự phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đảm bảo an sinh xã hội. Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có lịch sử phát triển làng nghề lâu đời và có nhiều tiềm năng phát triển làng nghề. Từ chưa có làng nghề, đến hết năm 2010 toàn tỉnh đã xây dựng được 102 làng nghề và đến năm 2015 đã có 146 làng nghề. Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động ở nông thôn, tạo ra giá trị hàng năm với thu nhập bình quân đạt trên 30 triệu đồng/lao động/năm. Sự phát triển các làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề dịch vụ khác, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp, hạn chế di dân tự do, thúc đẩy phát triển hạ tầng nông thôn và giữ gìn văn hoá bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động làng nghề trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển của các làng nghề, nhưng quan trọng nhất vẫn là do việc hình thành và phát triển ngành nghề còn mang tính tự phát; thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp, không bền vững; công nghệ lạc hậu, thủ công, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, do đó sản phẩm đơn giản, năng suất, chất lượng chưa cao, tính thẩm mỹ thấp, chưa tạo dựng được thương hiệu có uy tín nên khả năng cạnh tranh yếu; đặc biệt là các hộ làng nghề luôn thiếu vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đưa 2 Nghệ An cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; Thực hiện Nghị quyết 06-TU của Tỉnh ủy (khóa XVII) mục tiêu đến năm 2020 xây dựng thêm được 3050 làng nghề, gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc hỗ trợ phát triển các làng nghề chịu tác động đáng kể từ phía các cơ quan nhà nước như chính sách đất đai, chính sách quản lý… Tuy nhiên với điều kiện làng nghề ở Nghệ An vấn đề đất đai, nguồn lao động không quá khó khăn thì nguồn lực tài chính lại trở thành thành tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó việc tìm ra các giải pháp tài chính nhằm hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn tỉnh khôi phục, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời xây dựng thêm nhiều làng nghề và làng có nghề mới là hết sức quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An” làm luận án tiến sỹ cho mình nhằm vận dụng lý luận vào điều kiện thực tiễn hoạt động làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua đó đề xuất các giải pháp góp phần phát triển làng nghề, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững làng nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 2. Tổng quan các công trình đã công bố liên quan đến luận án 2.1. Nghiên cứu của nước ngoài - Báo cáo hội thảo: “International workshop on application of science & technology for occupational village development Ha Noi, Viet Nam thời gian từ 2-5/8/2010” và sách “Science and Technology for Rural Development” của Seetha I. Wickremasinghe, Ma. Josefina P. Abilay and Jayasamara Gunaratne. Daya (2012) [70]. Cuộc hội thảo này có 18 nước tham gia với 21 bài báo khoa học. Hội thảo chỉ ra phần lớn doanh nghiệp ở nông thôn triển khai ứng dụng công nghệ theo cách truyền thống và chưa vận dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tăng thêm thu nhập. Chính vì vậy, công nghệ có vị trí quan trọng đối những người dân ở vùng nông thôn. Hơn nữa, cần có sự phối hợp hợp lý giữa các doanh nghiệp làng nghề với các tổ chức khoa học công nghệ để cập nhật những công nghệ đã được chứng minh là có hiệu quả để ứng dụng trong khu vực nông thôn. Việc đào tạo, chuyển giao công nghệ 3 cũng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp làng nghề và lao động trong làng nghề. Bên cạnh đó vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện hiện đại hóa trong sản xuất hàng hóa tại các làng nghề vùng nông thôn. - Báo cáo: “Khảo sát, học tập kinh nghiệm của Thái Lan và các địa phương trong nước về kinh nghiệm hỗ trợ ngành nghề, nghề thủ công và thương mại - dịch vụ truyền thống giai đoạn hậu WTO” [45] năm 2012 của Sở Công thương Đà Nẵng thuộc dự án “Tăng cường năng lực cho Trung tâm WTO của Đà Nẵng nhằm hỗ trợ cho quá trình hội nhập tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận”. Nội dung của báo cáo nêu rõ kinh nghiệm mà Đoàn đã tìm hiểu và học tập được là mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” (OTOP- One Tambon One Product). Mỗi làng tập trung sản xuất một sản phẩm duy nhất từ những nguyên liệu thô của chính địa phương họ. Họ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để phát triển sản phẩm. Chính phủ của Thái Lan hỗ trợ về chính sách, công nghệ và đóng vai trò là người quản lý giám sát kết nối các sản phẩm từ mỗi làng nghề đến thị trường trong nước và quốc tế thông qua hệ thống mạng lưới lưu giữ và Internet để hỗ trợ xúc tiến quá trình phát triển ở mỗi địa phương. Họ quan điểm không trợ cấp cho các địa phương, các làng nghề vì điều này không thể thúc đẩy sự tự phát triển của mỗi địa phương, làng nghề. Những quan điểm chính sách chính của chương trình này bao gồm các sản phẩm mang tiêu chuẩn quốc tế, có thể dễ dàng được nhận biết và có tiềm năng phân phối hiệu quả ở thị trường địa phương, quốc gia và quốc tế. Sản phẩm mang tính độc nhất, tức với tinh thần thừa kế những kinh nghiệm của người đi trước nên sản phẩm vẫn phải mang đậm nét văn hóa địa phương và là nét nổi bật ở địa phương đó, phát triển năng lực cho con người và cải tiến kỹ thuật thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ. Ngoài ra còn lồng ghép các chương trình trong hoạt động giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân đặc biệt là lớp trẻ về truyền thống và niềm tự hào về làng nghề. Đây chính là bước tiền đề để khôi phục được bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một dần trong các sản phẩm làng nghề. Đề tài “The case study: design intervention for commercial craft practive in Thailand” của King Mongkut’s University of Technology Thonburi [69]. Bài 4 viết nghiên cứu về sự bền vững của sản phẩm mà tồn tại được 2 giá trị vừa mang tính chất địa phương nhưng đồng thời vừa đáp ứng được tính thương mại. Đó là sự kết hợp giữa sinh viên chuyên ngành mỹ thuật với đội ngũ thợ thủ công của làng nghề. Đối với làng nghề, sinh viên có môi trường để thực tập, thõa mãn sức sáng tạo của họ còn đối với thợ thủ công họ truyền lại những nét đặc sắc truyền thống với mục đích thõa mãn đối đa thị hiếu người tiêu dùng và khách du lịch. Đề tài đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa thợ thiết kế và thợ thủ công, đó là với thợ thủ công, nguồn cảm hứng của họ phải được nhìn thấy, chạm vào, trải qua một sản phẩm trực tiếp chứ không chỉ trên mô hình. Còn với đội ngũ thiết kế, họ nên dành việc phác thảo cơ bản và tập trung vào các sản phẩm thực tế gắn với truyền thống của địa phương. 2.2. Nghiên cứu về phát triển làng nghề Sách: “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” của TS. Dương Bá Phượng năm 2001, nhà xuất bản Khoa học xã hội. Ông đã chỉ ra những vấn đề khó khăn, yếu kém hiện nay và vốn là yếu tố hàng đầu trong 7 yếu tố các tác giả đưa ra. Việc thiếu vốn đã dẫn đến hàng trăm doanh nghiệp làng nghề đứng trước nguy cơ bị phá sản, cầm chừng. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu theo nghị định 151 /2006 của Chính phủ rất khó khăn và hầu hết các đơn vị không vay được hoặc vay được ít như muối bỏ biển. Sự xuất hiện của tín dụng “đen” đã làm nhiều doanh nghiệp buộc phải vay khi đáo hạn để “đảo nợ”. Việc đưa ra kinh nghiệm của các nước như thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để cung ứng vốn cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm của làng nghề. Ví dụ như Trung Quốc thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thái Lan có Công ty bảo lãnh tín dụng công nghiệp nhỏ, Malaysia có Công ty bảo lãnh tín dụng, Philippin có Công ty tài chính và bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ…” [42]. Luận án: “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” của tác giả Bạch Thị Lan Anh, trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2011. Luận án chỉ ra việc chưa kết nối giữa làng nghề với các Trường mỹ thuật đã làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm thấp kém, chưa hấp dẫn. Vì thế 5 làng nghề cần có định hướng đào tạo họa sỹ thiết kế chính là đầu tư cho phát triển làng nghề bền vững. Trong các giải pháp tác giả đưa ra có chú trọng giải pháp phù hợp nhu cầu thị hiếu, có tiềm năng về thị trường trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Việc đào tạo nghề cần kết hợp với các Trường mỹ thuật để tạo sản phẩm có thiết kế sáng tạo, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây chính là điểm mới mà các làng nghề khi triển khai định hướng phát triển lâu dài cần quan tâm tới [1]. Luận án: “Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề thủ công nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Hữu Thắng, 2010 của Đại học Ngoại thương Hà Nội. Luận án đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian nghiên cứu, đồng thời đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề nhằm đẩy mạnh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu [52]. Cũng nghiên cứu về làng nghề có sản phẩm xuất khẩu, tác giả Trịnh Kim Liên đã chọn đề tài “Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020” làm luận án tiến sỹ năm 2013, trường Đại học kinh tế quốc dân. Tuy nhiên ở nghiên cứu này lại làm rõ các yếu tố nội hàm của làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu bao gồm 5 nhân tố cơ bản tác động trực tiếp đến sự phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội đó là vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường, cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách phát triển làng nghề, làng nghề xuất khẩu [38]. Luận án: “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Lê Xuân Tâm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2015. Luận án đã trình bày lý luận và thực tiễn phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và đề xuất một số giải pháp để phát triển làng nghề ở Bắc Ninh gắn với chương trình nông thôn mới đến năm 2020 [50]. Ở tỉnh Hà Tây cũ có luận án “Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây” của tác giả Đỗ Quang Dũng, Học viện Chính trị quốc 6 gia Hồ Chí Minh năm 2006 cũng phân tích, đánh giá thực trạng từ đó xác định rõ những mặt tích cực, hạn chế trong việc phát triển làng nghề ở Hà Tây cũ. Đề xuất những giải pháp phù hợp dưới góc độ quản lý nhà nước nhằm phát triển làng nghề ở Hà Tây cũ gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp [19]. 2.3. Nghiên cứu về giải pháp chính sách phát triển của làng nghề - Luận án “Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Tôn Thất Viên năm 2009, Học viện Tài chính [66]. Luận án đã nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận cơ bản về làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng và vai trò của các giải pháp tài chính đối với việc khôi phục và phát triên làng nghề. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm để phát triển làng nghề theo hướng chung và rút ra kinh nghiệm theo nội dung triển khai. Đây là điểm nổi bật mà luận án đã làm được so với những nghiên cứu khác. Luận án cũng đánh giá thưc trạng phát triển làng nghề ở Đà Nẵng tuy nhiên hướng chủ yếu là phát triển làng nghề chứ đưa ra được thực trạng khôi phục làng nghề. - Luận án “Quá trình hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ 1997- 2003: Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” của tác giả Nguyễn Như Chung. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các chính sách đối với sự phát triển làng nghề trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và phát triển kinh tế thị trường. Việc nghiên cứu làm rõ các chính sách của nhà nước và địa phương tác động đến sự phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh và rút ra bài học kinh nghiệm. Các chính sách chủ yếu mà tác giả đưa ra đó là chính sách về đất đai, chính sách về khuyến khích đầu tư, chính sách về thương mại, thị trường, chính sách về thuế, tín dụng, chính sách về khoa học công nghệ, chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chính sách về bảo vệ môi trường. Dựa trên đó đề xuất các quan điểm và giải pháp chủ yếu để hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh [12]. Luận án: “Chính sách nhà nước về phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hường, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2015. 7 Luận án cũng hệ thống các chính sách nhà nước, chú ý đến các điều kiện để có một hệ thống chính sách phát huy tác dụng tốt đối với sự phát triển của làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Tác giả tập trung chủ yếu vào các chính sách: chính sách quy hoạch làng nghề, sản phẩm làng nghề, chính sách đầu tư tín dụng [34]. Bên cạnh các chính sách đó thì chính sách thuế được tác giả nghiên cứu rất cụ thể trong luận án: “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của tác giả Phạm Xuân Hòa, năm 2015. Luận án chỉ tập trung về các chính sách thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa sản phẩm đến với thị trường một cách rộng rãi và hiệu quả nhất. Tuy nhiên bên cạnh những chính sách ưu tiên về thuế đối với một số mặt hàng nông sản thì doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn chịu nhiều hạn chế về thuế như tác giả nêu: Chi phí tuân thủ thuế về thời gian của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam được phản ánh qua thời gian kê khai, nộp thuế; thời gian chờ hoàn thuế, khiếu nại về thuế; thời gian phục vụ thanh tra, kiểm tra về thuế. Chi phí tuân thủ thuế bằng tiền phản ánh qua chi phí thuê tư vấn thuế bên ngoài, tiền lương trả cho kế toán thuế, chi phí bồi dưỡng kiến thức về thuế và các chi phí khác. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các quan điểm cụ thể của mình nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp mới thành lập; giảm thiểu các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng [26]. 2.4. Nghiên cứu về làng nghề ở Nghệ An Đề tài: “Nghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An”, 1998 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và Hội văn nghệ dân gian Nghệ An phối hợp nghiên cứu (PGS Ninh Viết Giao chủ biên). Đề tài đã phân tích, tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nghề thủ công và tình hình phát triển nghề, làng nghề thủ công truyền thống tỉnh Nghệ An, giới thiệu một số nghề ở một số địa phương, quy trình sản xuất, thực trạng một số nghề, sự phản ánh của văn học dân gian đối với nghề [24]. Báo cáo khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An” do 8 Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn thuộc Sở Khoa học công nghệ Nghệ An làm chủ đề tài năm 2012. Nghiên cứu này tập trung làm rõ cơ sở lý luận về làng nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, nghệ nhân và thợ giỏi, đồng thời cũng đánh giá thực trạng phát triển nghệ nhân và thợ giỏi tại Nghệ An. Kết quả đã xây dựng được tiêu chí phong tặng nghệ nhân, thợ giỏi ở Nghệ An. Để có chế độ đãi ngộ tốt đối với nghệ nhân của làng nghề, đòi hỏi các cơ quan quản lý cần có cơ chế về chính sách đãi ngộ cũng như giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Ở đây, đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp về tuyên truyền vận động, cơ chế chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh… Mối quan hệ giữa phát triển nghệ nhân và thợ giỏi cũng gắn với nhóm giải pháp tài chính để phát triển làng nghề [46]. Đề tài: “Báo cáo Hiện trạng môi trường năm 2013, chuyên đề hiện trạng môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An” năm 2013 do Sở Tài Nguyên và môi trường cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến môi trường các làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân gây ô nhiễm và tác động của chúng đến sức khỏe con người, đến kinh tế xã hội, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững trong lĩnh vực làng nghề chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An [47]. 2.5. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài luận án - Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra cơ sở lý luận về làng nghề, hệ thống các giải pháp để phát triển làng nghề nói riêng và nông nghiệp nông thôn nói chung. Các giải pháp xoay quanh các chính sách của nhà nước như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chế độ đãi ngộ nghệ nhân, marketing sản phẩm của làng nghề… - Đối với các nghiên cứu tại từng địa phương đã đưa ra được bức tranh tổng thể về sự phát triển làng nghề tại của một số địa bàn, khu vực trong cả nước. Ở đó, các tác giả nêu ra những thuận lợi và khó khăn để thực thi các chính sách phát triển làng nghề và đưa ra bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu trên. 9 Từ đó các tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để hạn chế các tồn tại đang gặp phải và phát triển các chính sách mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tại các làng nghề hiện nay. - Các giải pháp đưa ra có tính chất bao quát định hướng, có tác động đến làng nghề ở các khía cạnh khác nhau như con người, môi trường, thông tin,… Điểm hạn chế: - Khung nghiên cứu của các luận án, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến việc phát triển làng nghề theo hướng tổng hợp. - Tại mỗi vùng miền có những đặc trưng về con người, văn hóa, môi trường… riêng, có những lợi thế và bất lợi để phát triển làng nghề. Ở các công trình nghiên cứu cụ thể tại các tỉnh, tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển gắn với từng địa phương và nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở địa phương đó. Chính vì thế Nghệ An cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng để các cấp quản lý đưa ra các chính sách cụ thể. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu các giải pháp tài chính cụ thể để phát triển làng nghề tại Nghệ An. Việc nghiên cứu các nội dung định hướng về phát triển làng nghề của Đảng và Nhà nước ta, cũng như của Đảng bộ Tỉnh Nghệ An đã đặt mục tiêu để đưa ra các giải pháp mang tính ứng dụng khả thi, gần với điều kiện thực tiễn làng nghề ở Nghệ An. - Giải pháp tài chính là một trong những công cụ tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm của làng nghề. Trong giải pháp tài chính có nhiều nhân tố cụ thể như chính sách tín dụng, thuế, bảo hiểm, chi ngân sách, thu ngân sách… Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chưa chỉ rõ được tác động của các nhân tố đó đến phát triển làng nghề. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề, phát triển làng nghề, các nhân tố thúc đẩy làng nghề phát triển và cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đến các nhân tố đó. - Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đến việc phát triển làng nghề. 10 - Hoàn thiện các giải giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các giải pháp tài chính đến mục tiêu phát triển làng nghề. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của luận án là: “Làm thế nào để sử dụng các giải pháp tài chính hiệu quả trong việc phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An?” Để trả lời câu hỏi đó, trước hết cần làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Làng nghề là gì? Vai trò của làng nghề đối với nền kinh tế ra sao? - Phát triển làng nghề là gì? - Nhân tố nào thúc đẩy làng nghề phát triển? - Cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đến các nhân tố thúc đẩy như thế nào? - Hiệu quả của việc sử dụng các giải pháp tài chính đến các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề tại Nghệ An hiện nay ra sao? - Các giải pháp tài chính cần được thực thi như thế nào để phát triển làng nghề tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới? 5. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp tài chính chủ yếu tác động đến các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về nội dung Tập trung đánh giá cụ thể các giải pháp tài chính như chi ngân sách, thuế, tín dụng đến các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề. Các nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển làng nghề: + Nhân tố môi trường và cơ sở hạ tầng + Yếu tố sản xuất + Nhân tố thị trường 6.2. Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu trên 146 làng nghề được tỉnh Nghệ An công nhận. 11 6.3. Phạm vi về thời gian Luận án nghiên cứu các giải pháp tài chính trên địa bàn Nghệ An từ năm 2010 đến năm 2015, các giải pháp tài chính từ năm 2016 đến năm 2020. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau và sử dụng tài liệu như sau: - Số liệu thứ cấp: Tổ chức thu thập, tài liệu về thông tin, tư liệu số liệu liên quan từ các Bộ, UBND tỉnh Nghệ An, các cơ quan thuộc các ngành Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở lao động thương binh xã hội, Sở tài nguyên môi trường của tỉnh Nghệ An và tổng hợp số liệu từ Ngân hàng nhà nước chi nhánh Nghệ An, Liên minh hợp tác xã Nghệ An. - Số liệu sơ cấp: Để làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An một cách khoa học, luận án đã phỏng vấn người quản lý của 146 làng nghề trên địa bàn tỉnh để tham khảo các giải pháp tài chính luận án nghiên cứu được sử dụng tại các làng nghề mà các hộ trong địa bàn đã được tiếp cận. Đồng thời phỏng vấn một số người gắn bó với sự phát triển nghề truyền thống về những khó khăn mà họ đang gặp phải để hiểu kỹ hơn nguyện vọng và ý kiến cá nhân của họ. Nội dung điều tra phỏng vấn gồm: Các giải pháp tài chính tại các làng nghề đang được triển khai tại địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát và phỏng vấn, luận án xử lý số liệu theo chương trình SPSS. Kết quả xử lý số liệu dựa trên điều tra, khảo sát và phỏng vấn được sử dụng kết hợp với các số liệu tổng hợp từ các cơ quan phòng ban đã tổng hợp để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các chính sách phát triển phù hợp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quá trình nghiên cứu được cụ thể hóa cùng với các phương pháp nghiên cứu như sau: 12 Phương pháp nghiên Nội dung nghiên cứu cứu Phân tích, so sánh, tổng hợp Phân tích, tổng hợp Những kết quả đạt được Xây dựng nội dung kế thừa Tổng quan và bỏ ngỏ Các nhân tố ảnh hưởng Khung lý đến phát triển làng thuyết nghề nghiên cứu Phân tích, so sánh, tổng Bài học kinh Kinh nghiệm quốc tế hợp nghiệm cho phát triển LN Đánh giá thực trạng phát Khảo sát triển và các giải pháp tài Những hạn thực tế chính đối với phát triển chế và bất cập LN ở Nghệ An Phân tích tổng hợp Quan điểm, nội dung và sử dụng Giải pháp tài chính để phát triển LN Đề xuất quan điểm Hình 1: Các bước của quá trình nghiên cứu 8. Những đóng góp mới của luận án * Về lý luận: - Đưa ra quan điểm về làng nghề, phát triển làng nghề - Xây dựng khung nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy phát triển làng nghề và cơ chế tác động của các giải pháp tài chính đến các nhân tố đó. - Từ cơ sở lý luận đó nhằm đánh giá thực trạng ở tỉnh Nghệ An nói riêng và các địa phương khác trên cả nước nói chung về quá trình phát triển làng nghề.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan