Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh vĩnh long...

Tài liệu giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh vĩnh long

.PDF
77
439
63

Mô tả:

1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM TẠ MỤC LỤC ................................................................................................................. 1 DANH MỤC BIỂU BẢNG ...................................................................................... 4 DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 6 MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG .......................................... 16 1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ..................................... 16 1.1.1 Chuỗi cung ứng (SC - Supply chain) và Quản trị chuỗi cung ứng (SCM Supply chain management) ...................................................................................... 16 1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng (SC - Supply Chain) ........................................ 16 1.1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) .. .................................................................................................................................. 17 1.1.2 Vai trò của chuỗi cung ứng ............................................................................. 21 1.1.3 Đối tƣợng tham gia trong hoạt động chuỗi cung ứng .................................... 22 1.1.3.1 Các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng .......................................... 22 1.1.3.2 Các dòng luân chuyển trong hoạt động chuỗi cung ứng ............................. 24 1.1.4 Cấu trúc chuỗi cung ứng ................................................................................ 25 1.2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RAU SẠCH SẢN XUẤT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP ................................................................................................. 26 1.2.1 Khái niệm rau sạch .......................................................................................... 26 1.2.2 Quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap ..................................... 28 1.2.2.1 Chọn đất trồng .............................................................................................. 28 1.2.2.2 Nguồn nƣớc tƣới .......................................................................................... 28 1.2.2.3 Chọn giống ................................................................................................... 29 2 1.2.2.4 Phân bón ....................................................................................................... 29 1.2.2.5 Phòng trừ sâu bệnh ....................................................................................... 29 1.2.2.6 Thu hoạch và sơ chế ..................................................................................... 31 1.2.2.7 Vận chuyển, bảo quản .................................................................................. 31 1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG RAU SẠCH CỦA CÁC NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM ........................................................................................................................ 32 1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng rau sạch trên thế giới ....................... 32 1.3.1.1Mô hình chuỗi cung ứng Nakorn Pathom - Thái Lan ................................... 32 1.3.1.2 Chuỗi cung ứng rau của Ấn Độ ................................................................... 32 1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................... 33 1.3.2.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thành công của chuỗi cung ứng rau Thái Lan .................................................................................................................................. 33 1.3.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của chuỗi cung ứng rau Ấn Độ ....... 34 Tóm tắt chƣơng 1 ..................................................................................................... 35 Chƣơng 2: PHÂN TÍCH THỨC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU SẠCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG ........................................................................ 36 2.1 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... 36 2.1.1 Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 36 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................. 37 2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG . 37 2.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất rau ở tỉnh Vĩnh Long ....................................... 37 2.2.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long ............................... 40 2.2.2.1 Thực trạng sản xuất rau sạch tỉnh Vĩnh Long .............................................. 43 2.2.2.2 Thực trạng tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long ............................................... 44 2.2.2.3 Hệ thống kiểm tra chất lƣợng rau sạch ........................................................ 44 2.2.2.4 Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng về sản xuất rau sạch. ............................. 44 3 2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG ....................................................................................................................... 45 2.3.1 Đặc điểm chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long ....................................... 45 2.3.1.1 Chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long .................................................... 45 2.3.1.2 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi ................................................. 46 2.3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa của chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long ......................................................................................................... 55 2.3.2.1 Điểm mạnh, điểm yếu .................................................................................. 55 2.3.2.2 Cơ hội, đe dọa .............................................................................................. 57 Tóm tắt chƣơng 2 ..................................................................................................... 58 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG. ........................................................................ 59 3.1 PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG RAU SACH TỈNH VĨNH LONG ...................................................... 59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU SẠCH TỈNH VĨNH LONG ................................................................................................. 62 3.2.1 Giải pháp 1: Quy hoạch khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất rau sạch ...................................................................................................... 62 3.2.2 Giải pháp 2: Quy hoạch các cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ rau sạch ....... 63 3.2.3 Giải pháp 3: Hỗ trợ sản xuất ........................................................................... 63 3.2.4 Giải pháp 4: Đào tao nguồn nhân lực cao ....................................................... 64 3.2.5 Giải pháp 5: Đảm bảo đầu ra cho sản phẩm rau sạch ..................................... 65 3.3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................. 65 3.3.1 Đối với nông dân ............................................................................................. 65 3.3.2 Đối với chính quyền, cơ quan chức năng ........................................................ 65 Tóm tắt chƣơng 3 ..................................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 67 PHỤ LỤC 1: Bảng phỏng vấn nông hộ ................................................................... 69 PHỤ LỤC 2: Thống kê bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ ....................................... 76 4 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và 18 Logistics Bảng 1.2: Yêu cầu về chỉ tiêu nội chất của rau sạch 25 Bảng 2.1: Các vùng sản xuất rau sạch tập trung tỉnh Vĩnh Long 41 Bảng 2.2: Vùng thích nghi trồng rau màu tỉnh Vĩnh Long 43 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng rau tỉnh Vĩnh Long 45 (2005 - 2014) Bảng 2.4: Cơ cấu và chủng loại rau sạch niên vụ 2013 - 2014 50 Bảng 2.5: Khó khăn và hƣớng kiến nghị đối với ngƣời trồng rau 52 sạch Bảng 2.6: Khó khăn và hƣớng kiến nghị đối với nhà phân phối rau 55 sạch Bảng 2.7: 57 Bảng 2.8: Khó khăn và hƣớng kiến nghị đối với ngƣời tiêu dùng 58 Bảng 2.9: Điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng rau sạch 60 tỉnh Vĩnh Long Bảng 2.10: Cơ hội, đe dọa trong chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh 62 Long Bảng 3.1: Giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tĩnh Vĩnh Long 65 5 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1: Các đối tƣợng tham gia trong chuỗi cung ứng 20 Hình 1.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng 23 Hình 1.3: Quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap 27 Hình 1.4: Mô hình chuỗi cung ứng rau Nakorn Pathom - Thái Lan 35 Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long 39 Hình 2.2: Đặc điểm chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long 45 Hình 2.3: Nhà sản xuất (nông dân) và các mối quan hệ trực tiếp 50 Hình 2.4: Quy trình sau thu hoạch rau sạch 51 Hình 2.5: Nhà phân phối (thƣơng lái) và các mối quan hệ trực tiếp 54 Hình 2.6: Nhà phân phối (HTX) và các mối quan hệ trực tiếp 55 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt ATTP: An toàn thực phẩm BVTV: Bảo vệ thực vật ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long HTX: Hợp tác xã NCC: Nhà cung cấp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PTNT: Phát triển nông thôn TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm Tiếng anh ESCAP: Economic and Social Comission for Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Asia and the Pacific Á - Thái Bình Dƣơng GAP : Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt SC: Supply Chain Chuỗi cung ứng SCM: Supply Chain Management Quản trị chuỗi cung ứng SCOR: Supply Chain Operations Reference Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng 7 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hƣớng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020 đã đặt ra chỉ tiêu tăng diện tích gieo trồng rau màu của Tỉnh (trong đó chủ yếu là sản xuất rau sạch) năm 2013 từ 44.386 ha lên tới 63.050 ha vào năm 2020.1 Để đạt đƣợc chỉ tiêu của đề án này, Vĩnh Long cần phải đẩy mạnh tuyên truyền tập huấn hƣớng dẫn nông dân về kỹ thuật canh tác, về quy trình sản xuất rau sạch, sản xuất rau màu theo hƣớng GAP. Xây dựng mô hình trình diễn tại các vùng có điều kiện chuyển đổi để nông dân tham gia. Liên kết các công ty, doanh nghiệp trong việc tiêu thụ, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến rau, củ, quả tại khu vực Bắc Quốc lộ 1A (Bình Minh, Bình Tân). Bên cạnh đó, ƣớc tính mỗi năm, cả tỉnh có thể trồng đƣợc khoảng 8.000 10.000 ha rau sạch các loại nhƣ: hành, hẹ, bắp cải, khổ qua, dƣa leo, cà chua, đậu bắp, bầu, bí … Những năm qua, chƣơng trình rau sạch đã đƣợc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh triển khai thực hiện trên địa bàn Long Hồ, Tam Bình, Bình Minh, Tân Bình, TP. Vĩnh Long và đạt đƣợc nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ cho rau sạch vẫn còn là vấn đề nan giải đối với ngành quản lý, ngƣời sản xuất và các hợp tác xã (HTX). 1 Số liệu đƣợc lấy từ đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hƣớng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững “ giai đoạn 2014-2020. QĐ số: 928/KH-UBND. 8 Thật vậy, sự phát triển không bền vững của ngành có thể nhìn nhận qua việc thiếu quy hoạch, tầm nhìn chiến lƣợc, chƣa đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào (giống, phân bón…), chƣa có sự liên kết hợp tác giữa nhà sản xuất với nhà phân phối và ngƣời tiêu thụ, quy trình sản xuất chƣa đƣợc chuyên môn hóa cao, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu cho sản phẩm rau sạch… Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho sản phẩm rau sạch của tỉnh chỉ có thể tiêu thụ ở thị trƣờng nội địa, cũng nhƣ bị “đánh đồng” với rau sản xuất không theo tiêu chuẩn an toàn, điều này đã đem lại thiệt hại đáng kể cho ngƣời sản xuất, chủ yếu là hộ nông dân. Cũng chính vì lẽ đó, việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn nhƣng không mang lại hiệu quả kinh tế cao khiến cho việc mở rộng mô hình sản xuất khó triển khai và thực hiện đồng bộ trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, để khắc phục và vƣợt qua những rào cản đó, phía ngƣời sản xuất và nhà phân phối cần xây dựng mối quan hệ hợp tác, phát triển lâu dài; phía chính quyền, ban ngành liên quan cần có tầm nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về chuỗi cung ứng. Tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng để từ đó xây dựng mô hình chuỗi cung ứng bền vững, giảm thiểu rủi ro cho các đối tƣợng, tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi. Tóm lại, xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu để tìm hiểu thực trạng hoạt động trong sản xuất và tiêu thụ trong chuỗi cung ứng. Chính vì những lý do đã nêu, đề tài “Giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long” đƣợc chọn nghiên cứu với mong muốn làm rõ thêm thực tiễn và đóng góp thêm lý luận về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn Tỉnh, đồng thời với hy vọng kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo cho các bộ, ban ngành có liên quan. 2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Mục tiêu chung 9 Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu mô hình chuỗi cung ứng rau sạch và trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; - Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; - Đề xuất giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 2.2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng chuỗi cung ứng rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 03 năm gần đây nhƣ thế nào? - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong 03 năm gần đây nhƣ thế nào? - Giải pháp nào có thể thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch của tỉnh Vĩnh Long? 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 3.2 GIỚI HẠN PHẢM VI NGHIÊN CỨU 3.2.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung phân mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long, từ đó xác định thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau sạch để đƣa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. 3.2.2 Giới hạn vùng nghiên cứu Thông tin thu thập theo mẫu đƣợc chọn trên địa bàn 03 xã: Tân Bình, Phƣớc Hậu, Thuận An. Đây là 03 xã có diện tích sản xuất rau sạch theo quy mô lớn trong tỉnh. 10 3.2.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 02/2015 và dự kiến hoàn thành vào tháng 02/2016; Thông tin thu thập trực tiếp qua mẫu điều tra và phỏng vấn sâu chuyên gia dự kiến thực hiện từ tháng 06/2015 đến 08/2015. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc thực hiện chủ yếu bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, kết hợp trao đổi chuyên gia. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm với chủ hộ nông dân trồng rau sạch, chủ nhiệm của các HTX rau sạch tại địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh. Mục đích chính của thảo luận giúp tìm ra những nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long, chỉ ra thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh, đồng thời chĩ ra những thuận lợi, khó khăn còn tồn tại trong dây chuyền hoạt động của chuỗi cung ứng. Tiếp đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 5 - 7 chuyên gia trong ngành với mục đích là tìm ra giải pháp cụ thể hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng rau sạch trong ngắn hạn cũng nhƣ trong thời gian dài hạn. Ngoài ra, để dễ dàng cho việc so sánh và đánh giá nội dung cần nghiên cứu, tác giả đã lập biểu bảng, đồ thị thông qua các số liệu thống kê đƣợc thu thập từ số liệu có sẵn. Qua đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp suy diễn để giải thích đặc điểm chuỗi cung ứng rau sạch tại địa bàn nghiên cứu thông qua các hình, biểu bảng minh họa. Cụ thể, quá trình nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện nhƣ sau: 4.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin 4.1.1 Xác định kích cỡ mẫu nghiên cứu 11 Thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua mẫu điều tra, bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu chuyên gia. Kích cỡ mẫu N= 150 đƣợc chọn chủ yếu theo phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên nhằm phát hiện những sai sót của bảng câu hỏi và bƣớc đầu kiểm tra thang đo. 4.1.2 Thu thập dữ liệu - Số liệu thứ cấp: Thu thập đƣợc qua các báo cáo của Bộ Nông nghiệp - PTNT, công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan. - Số liệu sơ cấp: Thu đƣợc qua phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia vào hoạt động chuỗi cung ứng (hộ nông dân, cán bộ HTX, nhà phân phối, ngƣời tiêu dùng …) và phỏng vấn sâu chuyên gia. Cụ thể: + Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory rural assessment -PRA): để năm những thông tin chung về thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại địa phƣơng, những mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn... Đối tƣợng cung cấp những thông tin này là cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã, ấp của địa phƣơng. + Thu thập thông tin thứ cấp: để tìm hiểu và đánh giá đánh giá định hƣớng phát triển của địa phƣơng. Thông tin đƣợc thu thập dựa trên số liệu của cục thống kê, các báo cáo của sở nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn nghiên cứu thuộc tỉnh Vĩnh Long. + Đánh giá chuyên gia: đƣợc thực hiện dựa trên phỏng vấn các chuyên gia trong ngành rau sạch, các nhà khoa học của các trƣờng đại học, lãnh đạo các địa phƣơng và các ban ngành cấp tỉnh, huyện, xã có liên quan. Thông qua ý kiến của các chuyên gia giúp nắm đƣợc thực trạng, tình hình chung và qua đó đƣa ra các giải pháp phù hợp để xây dựng và phát triển ngành hàng. + Phỏng vấn trực tiếp: đƣợc thực hiện trong quá trình phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi, đối tƣợng phỏng vấn gồm các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng. Nhằm tìm hiểu, phân tích hoạt động nhƣ khó khăn, thuận lợi, sự kết nối giữa các nhân tố, hiệu quả hoạt động làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng, cũng nhƣ phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau sạch. 4.2 Phân tích dữ liệu 12 Số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc thống kê bằng Excel và trình bỳ dƣới dạng biểu bảng, hình để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Cụ thể: - Thu thập qua các báo cáo thƣờng niên của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Long, tạp chí khoa học, báo cáo tại các hội thảo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan, báo chí, internet … Qua đó tổng hợp, phân tích số liệu thống kê và phân tích bằng phƣơng pháp so sánh, kết hợp với các chỉ số từ các số liệu thứ cấp nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. - Những thuận lợi khó khăn liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ rau sạch của ngƣời dân đƣợc xác định nhờ vào những buổi thảo luận trực tiếp, qua bảng câu hỏi khảo sát. - Các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng đƣợc tổng hợp từ sự kết hợp phỏng vấn sâu, các chuyên gia, các tổ trƣởng quản lý, các cán hộ phụ trách của xã, huyện, doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. 5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - Phan Văn Kiệm (2013), “Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Hướng tiếp cận mới cho doanh nghiệp Việt Nam”. Việc giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng đang là bài toán đặt ra đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhìn ở góc độ tổng quát, đề tài tập trung phân tích các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng nhƣ: nguồn lực, quan hệ, vận hành nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động chuỗi cung ứng. Dựa trên nền tảng kết hợp giữa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng với thực trạng công tác quản trị rủi ro hiện nay, đề tài đã đƣa ra những giải pháp phù hợp cho việc hoàn thiện và phát triển mô hình chuỗi cung ứng bền vững. - Trần Thị Ba (2008), “Chuỗi cung ứng rau sạch Đồng bằng sông Cửu Long”. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lƣơng thực lớn nhất nƣớc, nổi tiếng về lúa, thủy sản và cây ăn trái nhiệt đới. Trong những năm gần đây, cùng với sự đa dạng hóa về hệ thống đất canh tác đang diễn ra ở cả nƣớc, ngƣời nông dân trồng lúa ĐBSCL đang dần chuyển đổi sang trồng một số loại cây rau 13 màu ngắn hạn nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất cho sản phẩm nông nghiệp và cải thiện đời sống kinh tế của hộ gia đình. Song thực trạng hiện nay, ngành sản xuất rau chỉ mới nhằm phục vụ chủ yếu cho thị trƣờng trong nƣớc vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nổi bật là do chƣa tạo đƣợc lòng tin với ngƣời tiêu dùng, quy trình sản xuất, cung cấp rau sạch đến tay ngƣời tiêu dùng chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ. Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT, để xác định cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu trong chuỗi cung ứng rau sạch hiện nay ở khu vực ĐBSCL. Từ đó, đƣa ra giải pháp và hƣớng đi phù hợp cho ngành sản xuất rau của khu vực. Xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm rau sạch, tạo nền tảng cho nghiên cứu này của tác giả. - Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ. Trường hợp nghiên cứu: vùng Đông Nam Bộ”. Xác định đƣợc sự phát triển không bền vững của ngành đồ gỗ do thiếu quy hoạch, tầm nhìn chiến lƣợc kém, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài, tính cạnh tranh chƣa cao, sự liên kết hợp tác và phân công sản xuất chƣa tốt thể hiện qua việc chƣa có sự chuyên môn hóa theo cụm, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng … Do đó, để khắc phục và vƣợt qua các rào cản đó, luận án tiến sĩ tập trung nghiên cứu về mức ảnh hƣởng của nhân tố sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ. Bằng việc thu thập số liệu từ phỏng vấn trực tiếp kết hợp sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng và phƣơng pháp phân tích nhân tố mới để giải thích vai trò quan trọng của sự hợp tác trong chuỗi cung ứng thông qua việc tìm ra các nhân tố tác động đến sự hợp tác. - Trần Thanh Tùng, Phạm Ngọc Thúy (2009), “Các yếu tố ảnh hưởng giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối”. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng lên giá trị mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối. Dữ liệu đƣợc khảo sát trên 152 cửa hàng và doanh nghiệp ngành sản phẩm điện máy gia dụng tại TPHCM. Đề tài này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa nhà cung cấp và nhà phân phối, tái khẳng định mức độ ảnh hƣởng của sự hợp tác đến hoạt động trong chuỗi cung ứng. 14 - Nguyễn Văn Thuận, Võ Thành Danh (2011), “Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại TP Cần Thơ”. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 100 ngƣời đang tiêu dùng rau sạch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tại địa bàn nghiên cứu thì rau sạch chủ yếu đƣợc cung cấp cho hệ thống siêu thị. Ngƣời tiêu dùng rau sạch chủ yếu là nhóm khách hàng có thu nhập tƣơng đối cao. Có 03 yếu tố chính ảnh hƣởng đến quyết định tiêu dùng rau sạch của ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu là: khoảng cách mua hàng, lòng tin khách hàng, tính sẵn có của sản phẩm. Từ đó, đề tài đƣa ra các giải pháp để phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại TP Cần Thơ. Cụ thể nhƣ, phát triển thêm điểm bán hàng, đa dạng hóa hệ thống phân phối, xây dựng thƣơng hiệu thông qua sự liên kết hợp tác giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối, tổ chức lại hình thức sản xuất theo tổ, nhóm, HTX. Nghiên cứu này góp phần nhấn mạnh việc hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng rau sạch thông qua việc chỉ ra rằng xu hƣớng tiêu dùng rau sạch ngày càng gia tăng, đây là cơ hội cho việc phát triển thị trƣờng sản xuất rau sạch nhƣng bên cạnh cơ hội là thách thức vì thiếu chuyên môn hóa trong quy trình quản lý sản xuất và cung cấp rau sạch đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Tóm lại, các công trình nghiên cứu có liên quan mặc dù có hƣớng tiếp cận khác nhau, cả định tính và định lƣợng nhƣng đều cùng một mục đích là xác định mô hình chuỗi cung ứng rau sạch và thực trạng sản xuất, tiêu thụ. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của từng công trình đã công bố thì hầu nhƣ chƣa xây dựng đƣợc một mô hình đầy đủ, cũng nhƣ phản ánh đúng thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau sạch hiện nay. Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ nghiên cứu về mô hình chuỗi cung ứng rau sạch, từ đó phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ để đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục biểu bảng, danh mục từ viết tắt, danh mục hình, phụ lục và tài liệu tham khảo; Luận văn đƣợc bố cục theo 03 chƣơng nhƣ sau: 15 - Chƣơng 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng. Chƣơng này trình bày cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, các nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng rau sạch và quy trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap; - Chƣơng 2: Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long. Chƣơng này sẽ đề cập về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau sạch, đặc điểm mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tỉnh Vĩnh Long,. Từ đó, phân tích điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn làm nền tảng xây dựng, kiến nghị giải pháp ở chƣơng tiếp theo. - Chƣơng 3: Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau sạch tỉnh Vĩnh Long. Chƣơng này đề xuất các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên thực trạng đƣợc chỉ ra từ chƣơng 2, từ đó đƣa ra các kiến nghị với các ban ngành, đối tƣợng có liên quan. 16 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG Chuỗi cung ứng là chuỗi tất cả các hoạt động liên quan đến vòng đời của sản phẩm từ lúc ra đời đến khi kết thúc, vì vậy một chuỗi cung ứng rập khuôn, bỏ qua tính đặc thù chắc chắn sẽ thất bại. Để xây dựng nền tảng cơ sở lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, trong chương 1 này, tác giả sẽ xem xét một cách ngắn gọn một số quan điểm của những nhà quản trị khác nhau về chuỗi cung ứng, quản trị chuỗi cung ứng và các khái niệm có liên quan. Bên cạnh đó, để hình dung rõ hơn về bức tranh tổng thể của chuỗi cung ứng, cuối chương sẽ trình bày những bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình chuỗi cung ứng tại một số nước trong khu vực. 1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1.1 Chuỗi cung ứng (SC - Supply chain) và Quản trị chuỗi cung ứng (SCM Supply chain management) Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng toàn cầu hiện nay, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng nhƣ khách hàng của những nhà cung cấp này. [22, tr.1] Điều này có nghĩa, doanh nghiệp phải dành sự quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển của nguyên vật liệu, cách thức đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm, và những yêu cầu của khách hàng… Không những vậy, sự phát triển của xã hội đã kéo theo những yêu cầu và sự kỳ vọng của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm/ dịch vụ ngày càng cao, điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát 17 đƣợc chi phí liên quan, và quan trọng hơn hết là tập trung xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. 1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng (SC - Supply Chain) Vào những năm cuối thập niên 50, với nghiên cứu tiên phong về dòng chảy của hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay ngƣời tiêu dùng và mối quan hệ giữa các thành viên tham gia, là ngƣời phát hiện ra hiện tƣợng “hiệu ứng cái roi da” (Bullwhip Effect), Jay Forrester2 và các cộng sự của mình xứng đáng đƣợc ghi nhận là những ngƣời đặt nền móng cho chuỗi cung ứng. Cho đến nay, chuỗi cung ứng không ngừng phát triển với nhiều khái niệm và hƣớng tiếp cận khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả trích dẫn một số khái niệm làm nền tảng củng cố cơ sở lý luận, bao gồm: - Theo Ganeshan và Harrison (1995), “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các nhà xưởng và những lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển những vật liệu này thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối những thành phẩm này đến khách hàng”. [15] - Theo Lambert, Stock và Ellram (1998), “Chuỗi cung ứng là sự kết hợp giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường”. [17, tr.13] - Theo Chopra và Moindl (2003), “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng…”. [11] - Theo GS Sourviron (2007), “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt động khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm, dịch vụ 2 Jay Forrester (1918) là nhà tiên phong trong các lĩnh vực kỹ thuật máy tính và hệ thống khoa học. Ông là giáo sƣ tại Sloan School of Management MIT. Năm 1961, ông và các cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu về dòng chảy của hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay ngƣời tiêu dùng và mối quan hệ giữa các thành viên tham gia, từ đây ông phát hiệu ra một hiện tƣợng đặc biệt, mà sau này đƣợc biết đến với tên gọi là “hiệu ứng cái roi da” (Bullwhip Effect) vào năm 1982. 18 trong tay người tiêu dùng cuối cùng. Việc sắp xếp năng lực của các thành viên trong chuỗi cung ứng ở phía trên hay phía dưới nhằm mục đích tạo ra giá trị lớn hơn cho người sử dụng, với chi phí thấp hơn cho toàn bộ chuỗi cung ứng”. Trên cơ sở nghiên cứu những khái niệm đƣợc trích dẫn, về cơ bản chuỗi cung ứng là chuỗi liên kết 05 dộng năng chính, đó là: sản xuất, hàng hóa lưu kho, địa điểm, vận tải và thông tin. Nó bao gồm các hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi từ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho đến sản xuất thành sản phẩm đƣợc phân phối đến tay khách hàng hay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, chuỗi cung ứng tạo ra giá trị cho khách hàng hay ngƣời tiêu dùng cuối cùng thông qua việc liên kết, kiểm soát các hoạt động và các mối quan hệ giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi. 1.1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (SCM - Supply Chain Management) Dựa trên cách tiếp cận nghiên cứu về chuỗi cung ứng đã đề cập, để hoạt động trong chuỗi diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết cho bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi. [6, tr.14] Theo Stoner và Robbins: “Quản trị là tiến trình bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con ngƣời và kiểm tra các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đó”. Quản trị (management) là những hoạt động không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp, tổ chức. Quản trị đƣợc thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động, mọi bộ phận của tổ chức, trong đó có hoạt động cung ứng. [3, tr.14] Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp các hoạt động từ tìm kiếm nguyên liệu thô, cấu thành nên sản phẩm/ dịch vụ đến việc sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay khách hàng/ người tiêu dùng cuối cùng. Trong đó các nhà quản trị không chỉ đảm nhiệm vai trò hoạch định, tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động diễn ra nhanh chóng, nhịp nhàng và liên tục, các nhà quản trị còn phải kiểm soát chặt chẽ dây chuyền chuỗi cung ứng, mối quan 19 hệ giữa các tác nhân tham gia chuỗi, đồng thời xây dựng chiến lƣợc cung ứng đầu ra cho sản phẩm/ dịch vụ. Quản trị chuỗi cung ứng là những thao tác nhằm tác động đến hoạt động của chuỗi cung ứng để đạt đƣợc kết quả mong muốn. Cụ thể hơn, các tác giả Mentzer, Dewitt, Smith và Zachia (2001) cho rằng: “Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp mang tính chiến lược, có hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống đồng thời đề ra sách lược phối hợp các chức năng này trong một công ty cụ thể cũng như liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng nhằm na6nh cao năng lực của từng công ty và toàn bộ chuỗi cung ứng trong dài hạn”.[3, tr.45] Nhƣ vậy, điều quan trọng trong bất kỳ giải pháp nào của quản trị chuỗi cung ứng chính là việc các doanh nghiệp cần xác định đƣợc năng lực doanh nghiệp và mối tƣơng quan giữa các bộ phận, tác nhân tham gia trong toàn bộ dây chuyển cung ứng, sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistics (hậu cần) [7, tr.5] Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP - Economic and Social Comission for Asia and the Pacific), logistics đƣợc chia làm 03 giai đoạn phát triển: - Giai đoạn 1: Phân phối (Logistics đầu ra). Đó là quản lí các hoạt động liên quan, đảm bảo quy trình phân phối sản phẩm/ dịch vụ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Bao gồm các hoạt động chính: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lí tồn kho, bao bì, đóng gói sản phẩm… - Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics. Để tăng hiệu quả quản lí hoạt động, và tiết kiệm chi phí. Từ đầu những năm 80, 90, Logistics đƣợc phát triển ở giai đoạn mới đƣợc gọi là hệ thống logistics, ở giai đoạn này các doanh nghiệp tập trung quản lí kết hợp cung ứng vật tƣ đầu vào và đảm bảo quy trình phân phối sản phẩm ở đầu ra. - Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng (SCM). Đây là khái niệm mang tính chiến lƣợc về quản trị chuỗi, quản trị các tác nhân tham gia trong chuỗi, các mối quan hệ giữa các tác nhân đó từ nhà cung cấp nguyên vật liệu thô (đầu vào) - đến ngƣời sản xuất - khách hàng hoặc ngƣời tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng và các bên liên quan (dịch vụ vận chuyển, kho bãi…) 20 Cụ thể hơn, mối quan hệ giữa quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và Logistics (hậu cần) đƣợc thể hiện qua bảng 1.1 dƣới đây: Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa quản trị chuỗi cung ứng (SCM) và Logistics HẬU CẦN (LOGISTICS) QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (SCM) Khái niệm - Logistics nhấn mạnh tính tối - Quản trị chuỗi cung ứng nói đến ƣu của quá trình. quá trình, đến các mối liên kết. - Liên quan đến các hoạt động - Liên quan đến các hoạt động xảy xảy ra trong phạm vi của một ra trong phạm vi bên trong và bên tổ chức riêng lẻ, một doanh ngoài tổ chức, doanh nghiệp. Đó Phạm vi nghiệp. là sự liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất và phân phối sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng. - Tối ƣu hóa dịch vụ khách - Giảm chi phí hoạt động, thông hàng, thông qua tối thiểu hóa qua việc quản trị dòng dịch Mục tiêu chi phí tồn kho, lập kế hoạch chuyển của nguyên vật liệu từ nhà vận chuyển… sản xuất đến thành phẩm tới tay khách hàng. - Tập trung vào các hoạt động - Tất cả các vấn đề của hậu cần, Chức năng chính: thu mua, phân phối, bảo nhƣng thêm vào các hoạt động quản. khác nhƣ: tiếp thị, phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan