Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết khiếu nại của tập thể hộ dân tại ngõ 124, đƣờng âu cơ, phƣờng tứ liên...

Tài liệu Giải quyết khiếu nại của tập thể hộ dân tại ngõ 124, đƣờng âu cơ, phƣờng tứ liên, quận tây hồ.

.PDF
16
1058
141

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƢỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015  TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA TẬP THỂ HỘ DÂN TẠI NGÕ 124, ĐƢỜNG ÂU CƠ, PHƢỜNG TỨ LIÊN, QUẬN TÂY HỒ Họ và tên học viên : Nguyễn Thị Thơm Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác : Phòng Đầu tư, Sở Tài chính Hà Nội Hà Nội, tháng 11 năm 2015 MỤC LỤC Trang I. Lời mở đầu 1 II. Nội dung 3 1. Mô tả tình huống 3 1.1. Hoàn cảnh ra đời 3 1.2. Diễn biến tình huống 2 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 4 2.1. Mục tiêu chung 4 2.2. Mục tiêu cụ thể của tình huống 4 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống 5 3.1. Phân tích nguyên nhân 5 3.2. Phân tích hậu quả 6 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình 7 huống 4.1. Căn cứ xây dựng phương án 7 4.2. Các phương án giải quyết của Sở Tài chính Hà Nội 10 5. Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn 12 III. Kết luận và kiến nghị 15 1. Bài học kinh nghiệm 15 2. Kiến nghị 15 PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản là một công cụ có tầm quan trọng đặc biệt, hết sức phức tạp và nhạy cảm, với khối lượng đầu tư lớn của các công trình trong thời gian vừa qua nếu không quản lý chặt chẽ sẽ gây thất thoát lãng phí cho Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này đồng thời dư luận xã hội có nhiều ý kiến cho rằng thất thoát trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản là căn bệnh trầm kha khá phổ biến. Trong những năm qua cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản đang ngày càng được hoàn thiện, bổ sung nhiều văn bản pháp lý có hiệu lực cao từ Luật, Nghị định tiến đến xây dựng hoàn thành Bộ Luật trên nguyên tắc phân công, phân cấp, phân quyền nhằm nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản . Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà thầu thực hiện chưa nghiêm túc để dẫn đến nhiều hậu quả hệ luỵ kéo theo. Thực tiễn cho thấy trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng cấp, đúng thẩm quyền và kịp thời không những đảm bảo được lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân mà còn góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội. Qua đó, góp phần vào việc ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí của công và các tệ nạn xã hội khác, xây dựng được khối đại đoàn kết trong nhân dân, tạo được niền tin của nhân dân đối với hệ thống bộ máy hành chính nhà nước. Mặt khác, thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Đồng thời, nhiều cấp, nhiều 1 ngành kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, những yếu kém trong công tác quản lý hành chính, kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách, pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống, xử lý nghiêm minh những người sai phạm hoặc tránh né trách nhiệm. Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại Lớp bồi dưỡng kiến thức chương trình chuyên viên, tôi mạnh dạn nghiên cứu chọn đề tài "Giải quyết tình huống khiếu nại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản" để thực hiện tiểu luận tốt nghiệp khóa học bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên. 2. Mục tiêu của tiểu luận Thông qua tình huống này, tôi vừa có cơ hội rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, thu thập thông tin, xử lý tình huống và áp dụng các cơ chế, chính sách pháp luật một cách chính xác và linh hoạt. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phỏng vấn. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận được thực hiện tại Sở Tài chính Hà Nội về nghiệp vụ quyết toán dự án hoàn thành năm 2015. 5. Bố cục của tiểu luận Tiểu luận được kết cấu thành ba phần: Phần I: Lời mở đầu Phần II: Nội dung Phần III: Kết luận và kiến nghị 2 PHẦN II NỘI DUNG 1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 1.1. Hoàn cảnh ra đời Nâng cấp, cải tạo các đường giao thông nội bộ là chủ trương của thành phố Hà Nội nhằm thực hiện hiện đại hóa giao thông, phục vụ nhân dân đi lại, thúc đẩy kinh tế. Thành phố thực hiện chế độ phân cấp quản lý các nhiệm vụ chi, có những nhiệm vụ chi thuộc Ủy ban nhân dân nhưng đã được Ủy ban nhân dân Thành phố ủy quyền cho UBND quận làm chủ đầu tư. 1.2. Diễn biến tình huống Ngõ 124, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ dài 500 m, có điểm đầu nối với đường Âu Cơ và điểm cuối dẫn ra bãi sông Hồng. Trụ sở Ủy ban nhân dân, công an phường, trường mầm non và tiểu học Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội nằm ở giữa ngõ 124. Vào giờ cao điểm, nơi này thường xuyên xảy ra ùn tắc. Đoạn đường qua đây xuống cấp trầm trọng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà và vũng nước đọng. Những năm gần đây ngõ 124 đã quá giới hạn khai thác, hạ tầng kém không phù hợp với phát triển đô thị và dân số. Ngày 09/12/2009, UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 11748/UBND-KH&ĐT đồng ý về chủ trương và giao UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, lập và thực hiện dự án xây dựng tuyến đường ngõ 124, Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ. Ngày 18 tháng 9 năm 2015, Sở Tài chính nhận được đơn thư của tập thể hộ dân tại ngõ 124, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Nội dung đơn thư như sau: “Chúng tôi đã có nhiều đơn khiếu nại gửi các cơ quan chức năng nhưng chưa được giải quyết. Dự án xây dựng tuyến đường ngõ 124, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, Tây Hồ đã được UBND Tây Hồ phê duyệt đầu tư với khái toán kinh phí 49,19 tỷ đồng tại Quyết định 698/QĐ3 UBND ngày 11/03/2009. Tại Quyết định 959/QĐ-UBND ngày 26/02/2010 do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt chủ trương, tổng mức đầu tư đã điều chỉnh lên 107, 814 tỷ đồng cho một con ngõ cụt dài 509 mét mà mục tiêu chỉ là cải tạo, nâng cấp đường ngõ. Sau đó, tại Quyết định 1254/QĐ-UBND Tây Hồ ngày 31/03/2010 phê duyệt điều chỉnh lên thành 109,439 tỷ đồng. Quyết định 1120/QĐ-UBND của UBND quận Tây Hồ ngày 05 tháng 04 năm 2011 phê duyệt dự án với kinh phí 136,034 tỷ đồng. Việc khái toán kinh phí đặt thấp 49,190 tỷ để xin dự án rồi đẩy lên thành một con số cao vọt và tại Đại hội Đảng bộ phường Tứ Liên ngày 22 tháng 5 năm 2015 đã báo cáo số vốn đầu tư cho con ngõ 124 sẽ là 202 tỷ đồng. Đây là một con số quá lớn cho một con ngõ cụt không có các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, thiên tai…” Ngày 11/12/2014, tập thể hộ dân Ngõ 124 đã đưa vấn đề lên truyền hình kênh An ninh nhân dân ANTV. Ngày 25/03/2015, báo Vnexpress cũng có nhiều bài viết về vấn đề này. Dự án này đã được đưa lên nhiều báo chí khác trong nước, gây ra xôn xao dư luận mà người dân gọi là “con ngõ cụt đắt nhất Thủ đô”. 2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 2.1. Mục tiêu chung - Giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra; - Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân; - Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. 2.2. Mục tiêu cụ thể của tình huống 4 Đây là vụ việc khiếu nại tố cáo phức tạp do một tập thể các hộ dân đang sống tại Khu điều dưỡng Bộ Công an và các hộ dân sống trên mặt ngõ 124 đường Âu Cơ, liên quan đến quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân Thành phố, UBND quận Tây Hồ và các sở, ban, ngành . Để trả lời được thoả đáng nội dung đơn thư, cần phải xem xét lại các vấn đề có liên quan, xác định rõ các hành vi vi phạm pháp luật nếu có, thông báo với công dân, thông tin đại chúng kết quả xác minh, kết luận và các biện pháp xử lý thích hợp. Vì vậy, cần phải xác định rõ: - Đối tượng cần giải quyết? - Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên theo đúng quy định của pháp luật? - Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụ việc hành chính trong bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, mang lại sự hài lòng cho người dân. 3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 3.1. Phân tích nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan: Do quá trình phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước tăng cường đầu tư cho các công trình giao thông phục vụ sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng… đã huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn mỗi năm. Do công tác quản lý ở một số đơn vị còn bị buông lỏng nên có nguy cơ thất thoát, lãng phí trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Như vậy, tất yếu sẽ phát sinh nhiều đơn thư của nhân dân khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước. Thủ tục hành chính rườm rà, khó hiểu. Việc tuyên truyền pháp luật ở cơ sở chưa tốt dẫn đến người dân chưa hiểu hết qui định của Nhà nước về xây dựng, trách nhiệm - nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, dẫn đến việc thực hiện các chính sách đó không phù hợp hay có đỗ trễ so với thực tế. Đặc biệt trong xây dựng cơ 5 bản, giải phóng mặt bằng. Giá đền bù, giải phóng mặt bằng của nhà nước rất thấp so với thị trường dẫn đến không thực hiện được giải phóng mặt bằng. Bộ máy quản lý của nhiều cơ quan đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức chưa chú trọng việc đề ra chuẩn mực trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nhất định. Vì thế, đội ngũ cán bộ, công chức ở một số cơ quan đơn vị còn yếu dẫn đến công tác tham mưu, quản lý nhà nước bị buông lỏng dẫn đến các công việc thực hiện chậm so với kế hoạch được giao. b) Nguyên nhân chủ quan: Cán bộ, công chức là người thực thi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế công tác không phải tất cả cán bộ, công chức đều hiểu và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, một cách đúng đắn, phù hợp với chức trách nhiệm vụ được giao. Trong nhiều tình huống hoặc do đưa đẩy, tránh né trách nhiệm hoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật đã làm cho vụ việc thêm phức tạp. Đó là một trong những nguyên nhân của tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài gây khó khăn không đáng có. 3.2. Phân tích hậu quả Do cách giải quyết của các cơ quan chức năng chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật nên đã dẫn đến hậu quả là: + Vụ khiếu nại đã có đơn thư kéo dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, thỏa đáng; + Vụ khiếu nại đã làm phức tạp thêm tình hình, gây mất niềm tin của nhân dân, mất uy tín của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức; + Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội; + Sự giảm sút về pháp chế xã hội chủ nghĩa; + Sự yếu kém trong dịch vụ công. 6 4. XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Đơn khiếu nại tố cáo và hồ sơ của tập thể hộ dân tại ngõ 124 tiếp tục được gửi đến Sở Tài chính Hà Nội, đồng thời được gửi đến các cơ quan khác như Thủ tướng Chính phủ và một số cơ quan báo chí... Các cơ quan này đã thực hiện thủ tục chuyển đơn về Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để xem xét giải quyết theo thẩm quyền. UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ban, ngành nghiên cứu và báo cáo. Trên cơ sở nội dung đơn thư, hồ sơ kèm theo và phiếu chuyển của các cơ quan, Sở Tài chính Hà Nội xem xét và chỉ đạo các phòng xử lý, giải quyết theo các phương án giải quyết đơn thư khiếu nại sau đây: 4.1. Căn cứ xây dựng phƣơng án - Căn cứ Quyết định số 55/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 17/12/2010 về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Tại khoản: “A. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ. II. Nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố 1. Chi đầu tư phát triển 1.1.6. Đầu tư lĩnh vực giao thông a. Đầu tư hệ thống đường cấp tỉnh, các đường đô thị trên địa bàn các quận nội thành và địa bàn thị trấn Cầu Diễn, Văn Điển (trừ các đường ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư); các công trình trên đường (gồm: cầu đường bộ, hầm đường bộ, cầu vượt, bến phà đường bộ và các công trình đường bộ khác trên tuyến). Đầu tư đường và hè đường các tuyến đường vành đai, các trục hướng 7 tâm, một số tuyến giao thông quan trọng (danh mục cụ thể các tuyến đường này do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định).” “B. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ. II- Nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện, thị xã 1. Chi đầu tư phát triển 1.1.5. Đầu tư lĩnh vực giao thông 1.1.5.1. Khối quận a) Đầu tư các đường ngõ phố, ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư. b) Đầu tư hè đường phố trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố đầu tư cả hè và đường).” - Căn cứ Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy sở Tài chính Hà Nội, tại mục: “B- NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 4. Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước: e) Quản lý vốn đầu tư phát triển: - Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư do thành phố quản lý.” - Căn cứ quy định của Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, “Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai 1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các quyền sau đây: a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại; 8 b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật này; c) Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại; d) Trưng cầu giám định; đ) Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết. 2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các nghĩa vụ sau đây: a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết; b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại; c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại; đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu. 3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” “Điều 19. Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương 1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. 2. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần 9 đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.” 4.2. Các phƣơng án giải quyết của Sở Tài chính Hà Nội a) Phương án 1: Sở Tài chính Hà Nội chuyển đơn khiếu nại tố cáo của tập thể Ngõ 124 lên UBND thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Căn cứ vào nội dung đơn thư khiếu nại tố cáo thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và có liên quan đến Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội chuyển đơn thư của tập thể ngõ 124 lên UBND thành phố Hà Nội và đề nghị UBND thành phố Hà Nội giải quyết và trả lời. Ưu điểm: Việc chuyển đơn thư về UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội đã hoàn thành việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Nhược điểm: Chưa giải quyết dứt điểm việc khiếu nại tố cáo của công dân, dẫn đến khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp. b) Phương án 2: Sở Tài chính giao cho phòng Đầu tư chủ trì, giải quyết đơn thư của tập thể ngõ 124. Ưu điểm: Phòng Đầu tư là phòng chuyên môn đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham gia ý kiến về dự án này nên am hiểu. Nhược điểm: Không đúng chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại của phòng Đầu tư nên không giải quyết thỏa đáng khiếu nại của người dân c) Phương án 3: Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội giao Thanh tra sở phối hợp với phòng Đầu tư xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại của thể hộ dân ngõ 124, Âu Cơ, báo cáo kết quả với Ban Giám đốc Sở và các hộ dân ở ngõ 124, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các cá nhân, cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật (nếu cá nhân, cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ 10 quan trung ương thì kiến nghị cơ quan trung ương biện pháp xử lý theo thẩm quyền) Thanh tra sở Tài chính Hà Nội phải làm việc với các cá nhân, cơ quan, đơn vị liên quan: UBND quận Tây Hồ, phòng Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hộ dân tại mặt ngõ 124, đường Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ... để xác minh các vấn đề liên quan đến: hồ sơ, tài liệu liên quan đến thiết kế dự án, tổng chi phí, dự toán, giá đất giải phóng mặt bằng, chỉ số giá đất… Trong quá trình làm việc, Thanh tra lập biên bản đối thoại, làm việc cùng với các tài liệu liên quan. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được và căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, Thanh tra sẽ báo cáo Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội kết luận và ban hành văn bản trả lời cho tập thể Ngõ 124, trong đó kết luận rõ từng nội dung khiếu nại và các biện pháp xử lý vi phạm (nếu có). Ưu điểm: Sở Tài chính Hà Nội chủ động giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, không để khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp. Đúng chức năng của thanh tra chuyên môn Sở Tài chính Hà Nội. Giải quyết thỏa đáng khiếu nại của người dân. Nhược điểm: Sở Tài chính Hà Nội phải chỉ đạo sát sao Thanh tra sở Tài chính xác minh, giải quyết các nội dung trong đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân. Kết luận: Qua phân tích các phương án giải quyết tình huống nêu trên, tôi chọn phương án 3, vì: Phương án 3 đáp ứng được nhiều mục tiêu xử lý tình huống nhất. Phương án 1 thực hiện được 3 mục tiêu, phương án 2 đáp ứng được 4 mục tiêu nhưng với phương án 3, chúng ta sẽ thực hiện được cả 6 mục tiêu. 11 Phương án 3 có tính khả thi trong thực tiễn vì sẽ giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, không để khiếu nại kéo dài, vượt cấp, các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) sẽ kịp thời được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Phương án 3 là phương án có lý có tình, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật và niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Tổ chức và cá nhân tham gia 1 Thanh tra sở Tài 25/09Thanh tra sở Tài chính chính Hà Nội, Hà Nội làm việc với 30/09/2015 UBND quận Tây UBND quận Tây Hồ (5 ngày) Hồ 2 Thanh tra sở Tài Thanh tra sở Tài chính 03/10chính Hà Nội, Hà Nội làm việc với 05/10/2015 phòng Đầu tư và Phòng Đầu tư, Sở Tài (2 ngày) các cá nhân liên chính Hà Nội quan 3 Thanh tra sở Tài chính Hà Nội làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội 04/1009/10/15 (5 ngày) Thanh tra sở Tài chính Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cá nhân liên quan 4 Thanh tra sở Tài Thanh tra sở Tài chính chính Hà Nội, Sở 12/10Hà Nội làm việc với Nông nghiệp và 20/10/2015 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông (9 ngày) Phát triển Nông thôn thôn và các cá nhân liên quan 5 Thanh tra sở Tài chính Thanh tra sở Tài 25/10Hà Nội làm việc với chính Hà Nội, tập 27/10/2015 tập thể hộ dân ngõ thể hộ dân ngõ (3 ngày) 124, Âu Cơ 124, Âu Cơ 6 Thanh tra báo cáo Sở 30/10/2015 Thanh 12 tra, Ban Kinh phí Ghi chú Tài chính Hà Nội 7 (1 ngày) Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Sở Tài chính Hà Nội Sở Tài chính Hà kết luận, trả lời tập thể 05/11/2015 Nội, tập thể ngõ ngõ 124 và thông báo (1 ngày) 124 và các cá nhân cho các cơ quan báo liên quan chí 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan