Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết tình huống về xử lý vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính của đơn vị s...

Tài liệu Giải quyết tình huống về xử lý vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp.

.PDF
28
8267
162

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG  TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LỚP BỒI DƢỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN TÊN ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Họ và tên : Đinh Xuân Toàn Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác : Sở Tài chính Hà Nội Hà Nội - 2015 TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG  TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LỚP BỒI DƢỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN TÊN ĐỀ TÀI GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VỀ XỬ LÝ VI PHẠM NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Họ và tên : Đinh Xuân Toàn Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác : Sở Tài chính Hà Nội Hà Nội - 2015 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 1 NỘI DUNG ...................................................................................................................... 4 I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG................................................................................ 4 1. Hoàn cảnh ra đời ................................................................................................... 4 2. Diễn biến tình huống ............................................................................................ 3 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ............................................................................... 8 1. Cơ sở lý luận và pháp lý ....................................................................................... 8 2. Phân tích tình huống ............................................................................................. 9 3. Nguyên nhân ......................................................................................................... 7 4. Hậu quả ............................................................................................................... 11 III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ..................................................................................... 10 1. Mục tiêu .............................................................................................................. 13 2. Đề xuất các phương án xử lý và chọn phương án tối ưu ................................... 13 IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN .................................... 14 V. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 19 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 24 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua, công cuộc cải cách toàn diện và triệt để Hệ thống kế toán Việt Nam, trong đó kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp đó được tiến hành một cách khẩn trương và mang lại nhiều thành công to lớn, có thể đánh giá một cách tổng quát là kể từ khi có Luật ngân sách Nhà nước đó làm thay đổi căn bản về bản chất trong quản lý tài chính công trong các đơn vị. Xuất phát từ quan điểm đổi mới và hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý tài chớnh đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, Bộ Tài Chính đó ban hành quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước. Hạch toán kế toán với tư cách là bộ phận cấu thành của công cụ quản lý tài chính, Hạch toán kế toán đã góp phần tích cực vào sự thành công của công cuộc đổi mới kinh tế, với chức năng tổ chức và cung cấp thông tin kinh tế tài chính tin cậy cho các quyết định về kinh tế, kế toán cũng cần và thực sự đổi mới, cần được cải cách. Đã gần 20 năm tính từ ngày Pháp lệnh kế toán và thống kê có hiệu lực, hệ thống kế toán hình thành những nguyên tắc kế toán, kinh tế thị trường từng bước tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho kế toán trong môi trường chung của thông lệ quốctế.Chuẩn mực kế toán và kiểm toán kế toán đã được nghiên cứu và vận dụng. Hệ thống kế toán chuẩn mực, kế toán Quốc gia đã bắt đầu được thiết lập, tạo môi trường tin cậy cho đầu tư và thương mại.Kế toán không chỉ cung cấp thông tin, cung cấp thước đo hiệu quả đầu tư,hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ hữu hiệu để kiểm kê, kiểm soát mọi nguồn lực Quốc gia của từng lĩnh vực kinh tế xã hội. Đó là những hành trang quan trọng và quý giá của kế toán Việt Nam khi bước vào kinh tế trí thức của khoa học thông tin,của thời kỳ kinh tế mở hội nhập và củng cố vị thế Việt Nam trên trường Quốc tế. 1 Kế toán đơn vị sự nghiệp là một bộ phận của hệ thống kế toán nhà nước, có chức năng tổ chức hệ thống thông tin toàn diện liên tục và có hệ thống về tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn,kinh phí, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước và các đơn vị sự nghiệp nói chung. Pháp lệnh kế toán tài chính, các Quyết định, các Thông tư,các Nghị Quyết, Nghị định về vấn đề tài chính kế toán cũng đã được ủy ban Nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tài chính kế toán và đặc biệt được sự hướng dẫn trực tiếp của Sở Tài chính Hà Giang vấn đề tài chính kế toán trong các cơ quan, ban ngành, công sở trên địa bàn toàn tỉnh đã nắm bắt kịp thời các chủ trương của Bộ Chính trị, của Chính Phủ đối với tài chính các cơ quan đơn vị. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, việc kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc còn bị gián đoạn không liên tục, đôi lúc còn không kịp thời còn có chỗ buông lỏng trong quản lý,dẫn tới trách nhiệm của một số cán bộ chưa cao,nên khi đi vào tổ chức thực hiện còn nhiều sai sót, trì trệ,dẫn đến thất thoát tiền của ngân sách nhà nước. Từ nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, trong khóa học Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên Khóa tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tôi đã chọn đề tài tiểu luận cuối khóa, xử lý tình huống : Xử lý vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính của Quỹ khuyến nông cụ thể là trong việc sử dụng nguồn vốn quỹ của đơn vị. Do kiến thức quản lý nhà nước thật rộng rãi và bao trùm nhiều lĩnh vực, và kinh nghiệm trải qua thực tế chưa nhiều, trình độ tiếp thu còn nhiều hạn chế nên bài viết tiểu luận này không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô giáo, để tôi có thêm kiến thức sâu rộng hơn về quản lý hành chính nhà nước, những vấn đề về quản lý tài chính, về pháp luật, pháp chế của nhànước. Đó là điều kiện cần thiết cho tôi trong công tác quản lý tài chính ở đơn vị. 2 Kính mong sự trao đổi, góp ý của thầy, cô giáo để tôi có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, nhằm làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về công tác quản lý ngân sách nhà nước. 3 NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời Quỹ Khuyến nông Thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 26/2002/QĐ-UB ngày 27/02/2002 của UBND Thành phố Hà Nội. Và hoạt động theo quyết định số 142/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 về việc ban hành “ Quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ khuyến nông Hà Nội”. Theo quy định tại quyết định số 142/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 về việc ban hành “ Quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ khuyến nông Hà Nội”: Điều 2. Tổ chức hoạt động Quỹ có tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội. Quỹ được sử dụng con dấu của Trung tâm Khuyến nông để giao dịch và sử dụng bộ máy kế toán của Trung tâm để quản lý tài chính Quỹ. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội là chủ tài khoản Quỹ. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động 1) Quỹ cho vay theo nguyên tắc bảo toàn vốn và không vì mục đích lợi nhuận; cho vay đúng đối tượng, đúng quy định của Quy chế này và tuân thủ chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Điều 4. Nguồn hình thành Quỹ 1) Nguồn vốn ngân sách Thành phố: Vốn ngân sách Thành phố cấp lần đầu để thành lập Quỹ. Hàng năm, ngân sách Thành phố thực hiện cấp bổ sung vốn Quỹ theo Quyết định của UBND Thành phố; 3) Nguồn vốn kết dư của Quỹ năm trước chuyển sang. 4) Nguồn trích từ phí quản lý Quỹ theo quy định. Điều 7. Quy trình và nội dung thẩm định dự án vay vốn 4 Việc thẩm định dự án vay vốn Quỹ được thực hiện qua 2 bước: thẩm định cấp cơ sở và thẩm định cấp Thành phố. 3. Đối với Dự án vay vốn có mức vay dưới 100 triệu đồng/dự án thì không qua bước thẩm định cấp Thành phố. Hội đồng thẩm định cấp Thành phố ủy quyền cho Giám đốc Trung tâm Khuyến nông ký hợp đồng vay vốn theo quy định và theo mức vốn vay đã được Hội đồng các cấp thẩm định; Định kỳ 6 tháng và 01 năm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông báo cáo Hội đồng thẩm định cấp Thành phố. 4. Thành phần Hội đồng thẩm định: a) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở gồm có các thành viên sau: Giám đốc Trung tâm Khuyến nông (Chủ trì); Trưởng các Phòng, ban có liên quan trong Trung tâm; Trạm trưởng các Trạm Khuyến nông liên quan. Ngày 30/03/2012 liên Sở Tài chính – Nông nghiệp nông thôn tiến hành kiểm tra quyết toán năm 2011 Quỹ khuyến nông theo quy định. Theo báo cáo quyết toán của đơn vị: I.Nguồn vốn Quỹ: 1.1Kinh phí năm trước chuyển sang: 1.2Kinh phí thực nhận trong năm: 1.3Kinh phí được sử dụng trong năm: 1.4 Dư nguồn vốn Quỹ 31/12/2012: - Nguồn cho vay: - Quỹ dự phòng: - Quỹ Khen thưởng: 2 Phí quản lý quỹ 2012 (0,5%): 5 -Thu phí quản lý quỹ: - Phân bổ cụ thể: + Chi hoạt động công tác quản lý quỹ(50%): + Trích dự phòng (25%): + Trích quỹ khen thưởng(5%): + Bổ sung nguồn vốn Quỹ(20%): Tuy nhiên, qua rà soát sổ sách kế toán và kiểm kê quỹ tiền mặt dự phòng và khen thưởng phát hiện; -Theo báo cáo quyết toán, nguồn vốn Quỹ cho vay đến 31/12/2012 là 99.184.072.662 đồng, dư nợ các hộ vay vốn đến 31/12/2012 là 99.858.700.000 đồng, chênh lệch 674.627.338 đồng. Nguyên nhân đơn vị sử dụng sử dụng quỹ dự phòng và khen thưởng nhàn rỗi chưa sử dụng để cho các hộ vay vốn. Ngày 25/12/2008, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số 116/2008/QĐ-UBND về việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước năm 2009 trên địa bàn Thành phố, theo đó: Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Y là 699.566 triệu đồng Thu ngân sách huyện được hưởng sau điều tiết là 237.795 triệu đồng. Số bổ sung cân đối từ ngân sách thành phố: 343.260 triệu đồng Tổng chi cân đối ngân sách huyện: 581.055 triệu đồng. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, trên cơ sở kế hoạch được giao, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Y, các cơ quan, ban ngành, các đơn vị đã tiến hành phối hợp triển khai công tác thu chi ngân sách. Đồng thời, giao dự toán cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng đơn vị, xã phường theo kế hoạch. 6 Tuy nhiên, nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2009 được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn. Kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đã xấu đi nhanh chóng và trở thành một trong những cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử, tác động lớn đến kinh tế cả nước nói chung và đến huyện Y nói riêng. Đến tháng 9/2009 hoạt động thu chi ngân sách huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá cả nông sản biến động có phần bất lợi cho người sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh của địa phương, tiềm ẩn các yếu tố bất ổn; tình trạng một số doanh nghiệp tư nhân vỡ nợ .. gây nhiều bất lợi cho công tác thu ngân sách. Thực hiện chính sách chung của Nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ bớt khó khăn, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chính sách miễn giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn, việc làm này đã tác động làm giảm thu phần nào ngân sách địa phương. Đồng thời, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp hai vụ đông xuân và vụ mùa làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, xảy ra tình trạng thiếu đói ở một số vùng, phải tập trung nhiều nguồn kinh phí để khắc phục và hỗ trợ. Đánh giá tổng quát hoạt động thu, chi NSNN 9 tháng đầu năm 2009 của huyện Y như sau Về thu NSNN: Tổng thu NSNN trên địa bàn tính đến tháng 9 năm 2009 ước đạt 348.462 triệu đồng, cả năm ước đạt 601.888 triệu đồng, đạt 95% dự toán giao. Trong đó, thu cân đối ngân sách huyện hưởng sau điều tiết tính đến tháng 9 ước đạt 142.677 triệu đồng (bằng 60% dự toán), cả năm ước đạt 214.016 triệu đồng (bằng 90% dự toán). Với kết quả đánh giá thu như trên, theo phân cấp quản lý NSNN hiện hành, thu cân đối ngân sách huyện dự kiến sẽ hụt so với dự toán (khoảng 23.779 triệu đồng). 7 Về thực hiện dự toán chi NSNN: Chi ước thực hiện cả năm đạt 582.655 triệu đồng đạt 100,2% dự toán giao, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi theo tiến độ và dự toán được duyệt. Số tăng chi ngoài dự toán chủ yếu là kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. 2. Diễn biến tình huống Ngày 5/10/2009, UBND huyện Y, có tờ trình gửi UBND Thành phố và Sở Tài chính về việc xin bổ sung cân đối do dự đoán mất cân đối thu chi ngân sách năm 2009, cụ thể như sau: Thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh ngân sách huyện được hưởng đến tháng 9/2009 ước chỉ đạt khoảng 60%. Trước tình hình thực tế trên địa bàn huyện, ước tính đến cuối năm sẽ hụt thu về thuế khoảng 23.779 triệu đồng. Về nhiệm vụ chi vẫn phải đảm bảo theo kế hoạch theo dự toán được giao và có phần phải tăng chi do trợ cấp khắc phục dịch bệnh ở một số địa bàn ước tính khoảng 1.600 triệu đồng. Để đảm bảo thực hiện kế hoạch thu chi được UBND Thành phố giao, đề nghị ngân sách Thành phố hỗ trợ, bổ sung cân đối cho ngân sách huyện 25.379 triệu đồng. Nhằm làm rõ hơn vấn đề, chúng ta đánh giá, phân tích nguyên nhân và hậu quả để có được định hướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lý cho thích hợp. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Cơ sở lý luận và pháp lý 8 - Luật Ngân sách Nhà nước 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 - Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; - Nghị định số 73/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; - Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. 2. Phân tích tình huống Làm việc cụ thể với Trưởng phòng Tài chính kế hoạch huyện Y, Chi cục trưởng chi cục thuế huyện Y, đại diện của UBND huyện Y, đồng thời qua nắm bắt tình hình thực tế tại địa bàn trước tình huống này, tôi thấy: Về dự toán giao đầu năm của UBND Thành phố: Số liệu giao dự toán thu chi ngân sách năm 2009 là đúng theo phân cấp quản lý ngân sách, đúng theo luật định và phù hợp với tình hình tại địa bàn huyện. Dự toán chi Ngân sách nhà nước tương đối sát, đồng thời việc chi hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh kéo dài ở một số vùng là thực sự cần thiết và cấp bách nhằm ổn định cuộc sống đồng bào, dân cư. Về tình hình thực hiện thu chi ngân sách: Xét về góc độ tập trung thu tại địa bàn huyện Y tôi thấy nguồn thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ yếu, trọng tâm, do thực hiện chính sách chung của Nhà nước về miễn, giãn, giảm thuế cho 9 doanh nghiệp khiến cho thu thuế của địa phương bị giảm, ước khoảng 13.613 triệu đồng. Mặt khác, công tác quản lý thu ngân sách còn một số tồn tại chủ yếu sau: việc xử lý nợ đọng thuế còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp tích cực trong phối hợp quản lý giữa cơ quan thuế và các cấp chính quyền nhất là nợ thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất, các khoản thu trong xử lý sắp xếp tài sản công là nhà đất; tình trạng buôn lậu, trốn thuế trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được kiểm soát chặt chẽ; việc chống thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế… còn yếu, công tác nuôi dưỡng nguồn thu ổn định chưa được triển khai hiệu quả, dẫn đến hụt thu so với dự toán được giao ước là 10.166 triệu đồng. Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân đối trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi. Trong thực hiện dự toán thu chi NSNN huyện Y đã có những biện pháp tiết kiệm chi, cắt giảm những khoản chi chưa thật cần thiết nhưng trên thực tế việc làm trên vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả. Về khía cạnh quản lý điều hành: Nếu chính quyền địa phương, các cấp, các ngành không có những giải pháp tích cực và tối ưu nhất thì sẽ có nguy cơ hụt thu (thu không đạt kế hoạch giao) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán thu - chi Ngân sách huyện, gây mất cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn và sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn. Nhưng nếu đề xuất giải quyết những khó khăn, thiếu hụt trên theo tờ trình của UBND huyện thì sẽ ảnh hưởng đến dự toán thu chi Ngân sách chung của cả thành phố. Hơn nữa, dự toán và thực hiện dự toán thu chi NSNN năm là nhiệm vụ, trách nhiệm của một cấp NSNN mà cụ thể ở đây là ngân sách huyện. Phân cấp quản lý ngân sách nhằm tạo thế chủ động và khuyến khích tính năng động của chính quyền địa phương, trong quá trình lập, chấp hành điều 10 hành quản lý thu chi ngân sách, UBND huyện phải chủ động thực hiện các giải pháp quản lý điều hành NSNN theo quy định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả, xử lý tốt các khoản nợ đọng thuế, các khoản chi không đúng mục đích, không đúng chế độ quy định. Nếu giải quyết theo đề nghị của UBND huyện sẽ không đảm bảo đúng nguyên tắc "lượng thu mà chi" dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ cấp của NSNN cấp trên và cũng là sự thiếu trách nhiệm trong điều hành thực hiện dự toán thu chi NSNN. Trước tình hình mất cân đối trong việc thực hiện thu chi như vậy, cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan lại không cùng nhau phối hợp, bàn bạc, để tìm ra giải pháp tốt nhằm bù đắp những thiếu hụt trên mà trông chờ, ỷ lại vào ngân sách cấp trên là hoàn toàn không đúng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý và điều hành NSNN. 3. Nguyên nhân a) Nguyên nhân khách quan Kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đã xấu đi nhanh chóng, gây nên cuộc suy thoái kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử, tác động lớn đến kinh tế cả nước nói chung và đến thành phố Hà Nội nói riêng. Việc thu ngân sách khó khăn, dẫn đến việc ngân sách Thành phố cấp thêm vốn cho Quỹ khuyến nông không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân tham gia sản xuất nông nghiệp. Trong khi quỹ dự phòng, quỹ thi đua khen thưởng nhàn rỗi tương đối lớn, tồn tại quỹ của đơn vị. b) Nguyên nhân chủ quan Trong quá trình quản lý, điều hành dự toán thu ngân sách, huyện chưa tập trung chỉ đạo các cơ quan có liên quan chủ động phối hợp, triển khai, đánh giá và dự báo tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, Từ đó tìm ra giải 11 pháp tối ưu nhất để quản lý thu, khai thác tốt mọi nguồn thu trên địa bàn, chống thất thu, trốn thuế, nợ đọng thuế, xử lý nghiêm túc, đúng luật định đối với hiện tượng trốn lậu thuế. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng hụt thu thuế trong 9 tháng đầu năm 2009. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân sau: - Chính quyền đại phương, các ngành chưa phối hợp rà soát lại nhiệm vụ chi, chưa tập trung xác định tốt mục tiêu và đối tượng ưu tiên cho từng khoản chi trọng điểm và cần thiết mà còn áp dụng hình thức rải đều, bình quân theo dự toán. Bởi chưa thực sự tiết kiệm trong chi NSNN nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. - Mục đích của việc phân cấp quản lý NSNN là tạo thế chủ động và khuyến khích tính năng động, sáng tạo của từng địa phương. Nhưng trong quá trình thực hiện, huyện còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào cấp trên và cũng là thiếu trách nhiệm trong điều hành và thực hiện dự toán thu chi NSNN. - Năng lực chuyên môn trong quản lý thu chi NSNN của các cán bộ huyện còn thấp. - Chưa tổ chức tuyên truyền, giải thích để mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, từ đó thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước đúng theo luật định, hoặc tổ chức, tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, thiếu tính thuyết phục. 4. Hậu quả - Trước mắt là ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn. - Chưa có giải pháp hỗ trợ về mặt kinh phí nhằm giải quyết khắc phục những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra ở một số vùng nhằm ổn định đời sống nhân dân. 12 - Quản lý điều hành thu – chi NSNN không đảm bảo an toàn, mất cân đối trong thu – chi NSNN làm ảnh hưởng xấu đến năng lực, uy tín của chính quyền địa phương, làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động quản lý, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, làm mất lòng tin của nhân dân vào các cấp chính quyền. Tuy nhiên, để đảm bảo được nhiệm vụ chi NSNN năm 2009, có thể huyện sẽ vi phạm đến các chủ trương, chính sách và biện pháp điều hành quản lý NSNN, lạm dụng các nguồn thu không được phân cấp cho huyện, thực hiện sai quy định về tỷ lệ điều tiết hoặc hạch toán sai tính chất, nội dung thu chi nhằm chiếm dụng NS thành phố, ngân sách trung ương mà huyện thu được trong năm. Hoặc huyện sử dụng nguồn thu không đúng mục đích theo chế độ quy định như thu về tiền sử dụng đất, cho thuê đất được sử dụng để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, song do hụt thu về thuế công thương nghiệp và dịch vụ nên huyện đã điều hành vào chi thường xuyên là hoàn toàn không đúng chế độ quy định, vi phạm luật NSNN. III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung -Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã nêu - Bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân. - Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh tế - xã hội và tính pháp lý. * Mục tiêu cụ thể của tình huống Đảm bảo cân đối thu – chi, khai thác hết nguồn thu trên địa bàn; quản lý nguồn chi có hiệu quả, đảm bảo thực hiện chi đúng, chi đủ, chi đúng định mức, 13 đúng chế độ quy định; thực hiện "thu đến đâu, chi đến đó, tích cực tăng thu, tiết kiệm chi theo chế độ quy định" bảo vệ lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, chính trị xã hội cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân, tránh tư tưởng ỷ lại vào NSNN cấp trên, góp phần đưa quản lý thu chi NSNN sớm đi vào ổn định. Chủ động thực hiện các chủ trương, chính sách hiện hành về quản lý tài chính, kế hoạch NSNN 2. Đề xuất các phƣơng án xử lý và chọn phƣơng án tối ƣu a) Phương án 1: Huyện chủ động giải quyết vấn đề mất cân đối thu chi của mình bằng việc tổ chức lại, chủ động thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước về tài chính, NSNN thực hiện ngay các biện pháp, giải pháp tăng nguồn thu, tăng cường công tác kiểm tra. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện luật thuế, tập trung khai thác nguồn thu. Thực hiện các biện pháp quản lý thu nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải nộp vào NSNN chống thất thu, nợ đọng thuế. Đặc biệt nghiêm khắc đối với các hiện tượng trốn lậu thuế, chống gian lận thương mại. Tổ chức tuyên truyền thuyết phục để nhân dân nhận thức đầy đủ về bản chất kinh tế của thuế cũng như quyền hạn của Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của công dân trong vấn đề thuế. Tổ chức thực hiện dứt điểm công tác quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán năm 2008, xử lý các khoản tồn đọng năm trước chuyển sang theo quyết toán thuế thực hiện tốt các luật thuế nhất là thuế GTGT – thuế TNDN... đôn đốc các đối tượng nộp thuế nộp này các khoản phải nộp vào NSNN. Ưu điểm: - Đây là phương án tích cực, nếu thực hiện đúng và thường xuyên thì hiệu quả sẽ rất tốt. 14 - Dần dần tạo sự cân đối trong thu chi NSNN năm 2009, khắc phục cơ chế xin cho. - Phát huy có hiệu quả việc phân cấp quản lý thu chi ngân sách theo đúng luật định. - Quá trình quản lý, điều hành dự toán thu chi Ngân sách có hiệu quả sẽ khai thác tốt các nguồn thu tương ứng phát sinh trên địa bàn để bố trí các nhiệm vụ chi trọng tâm của huyện, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định chính trị xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Nhược điểm: - Quá trình triển khai thực hiện phương án này đạt hiệu quả thấp thì vấn đề lớn đặt ra là tạo cân bằng trong cân đối thu chi ngân sách năm 2009 của huyện sẽ không thực hiện được, như vậy sẽ gây hậu quả xấu như đã phân tích ở trên, Theo tôi, phương án này sẽ không mang tính khả thi, do đó khó có thể được lựa chọn để giải quyết tình huống nêu trên vì nó mang tính nguyên lý mà việc vận dụng vào thực tế đòi hỏi phải có thời gian và phải triển khai một cách đồng bộ. b) Phương án 2: Thực hiện bổ sung từ Ngân sách thành phố cho ngân sách huyện là 25.379 triệu đồng như tờ trình của UBND huyện Y để đảm bảo cân bằng trong thu chi ngân sách huyện năm 2009 Ưu điểm: Đáp ứng kịp thời các khoản chi ngân sách nhà nước theo dự toán được duyệt. Đủ kinh phí hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra nhằm ổn định đời sống nhân dân lao động. Tạo ngay sự cân đối trong thu chi ngân sách huyện Nhược điểm: 15 Việc phân cấp quản lý thu chi ngân sách theo luật NSNN không được tuân thủ, không tạo được thế chủ động trong cân đối và không khai thác triệt để các nguồn thu Ngân sách phát sinh trên địa bàn thành phố. Không phát huy được hiệu quả và tinh thần trách nhiệm trong quá trình quản lý, điều hành dự toán thu chi ngân sách huyện, ảnh hưởng rất xấu dến tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhu cầu cần thiết của cộng đồng xã hội thụ hưởng chính đáng mà họ không được hưởng. Nhà nước đang từng bước tiến hành cải cách thủ tục hành chính, vận dụng đưa ra các giải pháp, biện pháp mới trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ nói riêng vào thực tế. Tổ chức quản lý ngày càng hoàn thiện hơn thì với tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cấp trên với cơ chế xin cho và sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành là không thể chấp nhận được. c) Phương án 3: kết hợp một cách hợp lý giữa phương án 1 và phương án 2, cụ thể như sau: - Huyện Y chủ động giải quyết tình trạng mất cân đối thu chi ngân sách của địa phương: Về thu ngân sách: Tổ chức thực hiện dứt điểm công tác quyết toán thuế và kiểm tra quyết toán năm 2008, xử lý dứt điểm các khoản tồn đọng các năm trước chuyển sang. Tập trung khai thác hết nguồn thu, có biện pháp chủ động sáng tạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc nhằm ổn định sản xuất, nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực của từng đối tượng để tính đúng, tính đủ số phát sinh theo đúng luật định. Thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế, thu không bỏ sót chống thất thu thuế, chống nợ đọng, chốn lậu thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng nhanh nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo quản lý và điều hành NSNN có hiệu quả. Về chi ngân sách: Thực hiện nguyên tắc: “lượng thu để chi” trong thời gian 3 tháng còn lại tập trung thu, tiết kiệm chi, hạn chế thấp nhất chi phát sinh 16 ngoài dự toán. Thu không đạt thì phải cắt giảm những khoản chi chưa thật cần thiết, phải có những biện pháp thực hiện triệt để pháp lệnh thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, hạn chế mua sắm, trang thiết bị đắt tiền trong cơ quan Hành chính sự nghiệp. Đặc biệt ngành Kho bạc nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN kể cả trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Với khoản chi khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, căn cứ Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, địa phương chủ động bố trí từ dự phòng ngân sách huyện để triển khai thực hiện. - Thành phố hỗ trợ huyện: Việc thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho các doanh nghiệp là chính sách chung của Nhà nước, do đó theo luật NSNN, Trung ương phải có trách nhiệm hỗ trợ địa phương. Sở Tài chính sẽ báo cáo UBND Thành phố, đề nghị Ngân sách Trung ương chi hỗ trợ cho Thành phố để bù giảm thu cân đối ngân sách địa phương. Trong trường hợp, các biện pháp trên đã thực hiện mà tình huống này vẫn chưa giải quyết được thì ngân sách thành phố sẽ giải quyết cho ngân sách huyện ứng trước phần thiếu hụt và sẽ khấu trừ vào số chi cân đối năm sau. Ưu điểm: Đây là phương án thực sự phù hợp và tích cực đối với tình huống trên, nó là sự kết hợp hài hòa giữa tính lý thuyết và thực tiễn, khắc phục một cách cơ bản rủi ro có thể xảy ra đồng thời sẽ phát huy được hiệu lực trong thời gian ngắn, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình quản lý, điều hành tài chính ngân sách của niên độ sắp đến. Tạo ra sự cân đối trong thu chi ngân sách năm 2009, khắc phục được cơ chế xin cho thường xảy ra trước đây. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan