Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia ...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2000

.PDF
111
900
112

Mô tả:

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I K H O A LU Ậ T PH Ạ M T H Ị N G Ọ C LAN G IẢ I Q U Y Ế T T R A N H C H Â P T À I S Ả N C Ủ A v ợ C H Ớ N G K H I L Y H Ô N T H E O L U Ậ T H Ô N N H Â N V À G IA Đ ÌN H V IỆ T N A M N Ă M 2000 CHUYÊN NGÀNH : LUẬT DÂN s ự MÃ SỐ L U Ậ• N V Ă N : 60 38 30 T H Ạ« C s ĩ L U Ậ• T H Ọ• C N g ư ờ i h ư ớ n g d ẫ n k h o a h ọ c : TS. N guyễn V ăn C ừ HÀ N Ộ I - 2008 L Ờ I C A M ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận văn Phạm Thị N gọc Lan M ỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẨU.....................................................................................................................1 1. T ính cấp thiết củ a việc n ghiên cứu đề t à i ........................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu................................... 2 3. Cơ cấu của luận văn...................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: MỘT số VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA vợ CHỔNG........................................................................................................................................... 4 1.1. Nội dung cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000......................................................................................................................4 1.1.1. K h ái n i ệ m ............................................................................................................................4 1.1.2. Chế độ tài sản của vợ chồng:................................................................................ 5 1.1.2.1. Quyền của vợ chồng đối với tàisản chung......................................................7 1.1.2.2. Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng............................................... 15 1.2. Lược sử phát triển chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam.... 19 1.2.1. C ổ luật Việt N am ................................................................................................ 19 1.2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945).... 22 1.2.3. Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam từ năm 1945 đến nay................................................................................................. 24 1.2.3.1. Chế độ tài sản của vợ chồng theo hệ thống pháp luật ở Miền Nam nước ta từ năm 1945 đến năm 1975.............................................................................24 1.2.3.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến n ay............................................................................... 26 CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC VÀ ĐƯỜNG L ố ĩ GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỔNG KHI LY HÔN................................................................................. 30 2. ỉ . Nguyên tắc chung khi giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn ... 30 2.2 Đường lối giải quyết một số trường hợp tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn....................................................................................................................................36 2.2.1. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi sống chung với gia đình mà ly hôn........................................................................................................................................ 36 2.2.2. Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn là động sản..........37 2.2.3. Giải quyết tranh chấp về nhà ở.......................................................................... 40 2.2.3.1. Đối với nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng....................................... 41 2 .2 3 .2 . Đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng....................... 43 2.2.3.3. Đối với nhà ở do vợ chồng thuê của Nhà nước hoặc của tư nhân..........46 2.2.3.4. Đối với nhà ở do cơ quan phân phối............................................................. 51 2.2.4. Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất.................................................51 2.2.4.1. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước g ia o ....................................... 53 2.2.4.2. Đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước cho thuê................................ 58 2.2.4.3. Đối với quyền sử dụng đất của vợ chồng được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế chung, nhân thế chấp trong thời kỳ hôn nhân............................. 62 2.2.4.4. Đối với quyền sử dụng đất của vợ chổng được Nhà nước công nhân . 62 2.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn....................... 64 2.3.1. Tinh hình chung.....................................................................................................64 2.3.2. Những vướng mắc, bất cập trong công tác giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly h ô n ...........................................................................................65 2.3.2.1. Một số nguyên nhân chủ yếu của những vướng mắc, bất cập............... 65 2 3 .2 .2 . Những vướng mắc bất cập thường gặp của Toà án trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly h ô n .................................................... 67 CHƯƠNG 3: MỘT s ố KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỔNG KHI LY HÔN............................................................................................88 3.1. Hoàn thiện pháp luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng................... 88 3.2. Kiến nghị trong việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật............................ 95 K ẾT LUẬN................................................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................103 DANH MỤC CÁC KÝ H IỆU VÀ C H Ữ V IẾT TẮ T 1. BLDS: Bộ luật dân sự 2. DLBK: Dân luật Bấc kỳ 3. DLTK: Dân luật Trung kỳ 4. DLGYNK: Dân luật giản yếu Nam kỳ 5. HĐTP: Hội đồng thẩm phán 6. HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình 7. HĐXX: Hội đồng xét xử 8. TAND: Toà án nhân dân 9. TANDTC: Toà án nhân dân tối cao 10. UBND: uỷ. ban nhân dân 1 l.VKSND: Viện kiểm sát nhân dân 12.VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao 13. XHCN: Xã hội chủ nghĩa PHẨN M Ở ĐẦU 1. T ính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vấn đề tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đến lợi ích của mỗi thành viên trong gia đình, của người có quyền và nghĩa vụ liên quan mà còn ảnh hưởng tới lợi ích xã hội. Do đó, các vấn đề phát sinh từ tài sản của vợ chồng rất phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Luật HN&GĐ năm 2000 và các vãn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã có những quy định tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp vể tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Song, những quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề này còn chưa đầy đủ, có những quy định mang tính nguyên tắc, khái quát, thiếu cụ thể: các văn bản hướng dẫn còn nhiều quy định chổng chéo nhau, chưa thống nhất, còn một số vấn đề chưa được quy định cụ thể như không quy định rõ thế nào là nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng, nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cùa gia đình, nhu cầu chung của gia đình; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ (chồng) trong thời kỳ hôn nhân được xác định như thế nào... Điều đó đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật HN&GĐ về vấn đề này một cách nhanh chóng, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn. Trong khi đó, trên thực tế, vấn đề tài sản của vợ chồng rất phức tạp và luôn biến động, tình hình tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn đang có xu hướng ngày càng tâng về số lượng cũng như gay gắt, quyết liệt, phức tạp về tính chất; cồng tác điều tra xác định tài sản của vợ chồng gặp nhiẻu trở ngại... Vì vậy, việc giải quyết các tranh'chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn là vấn đề mà các cấp Toà án gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Hơn nữa, trình độ đội ngũ Thẩm phán ở nước ta chưa đồng đẻu, có trường hợp Thẩm phán chưa nắm rõ nội dung, tinh thần điều luật, sự vận dụng áp dụng 1 pháp luật còn máy móc, cảm tính hay trong cùng một trường hợp mà mỗi cấp toà án có cách xử lý khác nhau... nên đã có những bản án, quyết định thiếu chính xác, khách quan, không công bằng nên xảy ra khiếu kiện kéo dài qua nhiều cấp xét xử trong nhiều năm. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn để này, tôi quyết định chọn đẻ tài “G iả i q u y ế t tra n h ch ấ p tà i sả n củ a v ợ ch ồ n g k h ỉ ly h ô n th eo L u ậ t H ôn nhản và gia đinh Việt Nam nám 2000” làm đề tài Luận vãn của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Với đề tài này, tôi mong muốn làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đặc biệt là xác định rõ các cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Luận văn được thực hiện với nhiệm vụ: + Nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó xác định rõ các căn cứ pháp lý giải quyếl tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn. + Làm sán g tỏ nội dung các n g u y ê n tắc cơ bản theo quy đinh của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, vì đó là những tư tưởng có tính chất chỉ đạo giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn đối với các cấp Toà án. + Tim hiểu nhữ ng vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi nghiên cứu các cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. Vì vậy, Luận văn chỉ nghiên cứu một phần hậu quả pháp lý của việc ly hôn, đó là vấn đề giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng khi ly 2 hôn. Còn các vấn đề tranh chấp giữa vợ chồng về cấp dưỡng, tranh chấp về quyền trực liếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn không đề cập trong Luận văn này. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử. Trên cơ sở đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luân văn này gồm: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh... 3. Cơ cấu của luận văn - Phần mở đầu - Chương 1: Mộl số vấn đề lý luận về chế độ tài sản của vợ chổng. - Chương 2: Nguyên tắc và đường lối giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn - Chương 3: Một số kiến nghị về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn - Kết luận 3 C hương 1 M Ộ T SỐ VẤN Đ Ề L Ý LU Ậ N V Ể C H Ê ĐỘ T À I SẢN C Ủ A v ợ CH Ổ N G 1.1. Nội dung cơ bản về chẻ độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000. 1.1.1. Khái niệm Trước hết, cần phải nhận thức rằng, chế độ tài sản của vợ chồng phát sinh từ một sự kiện đặc biệt: kết hôn, kết hôn được hiểu là liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dựa trên yếu tố tình cảm để từ đó hình thành nên một trong những quan hệ xã hội phổ biến nhất: quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chổng. Khi quan hệ hôn nhân được thiết lập sẽ tất yếu làm nảy sinh các nhu cầu về tình cảm và vật chất của các thành viên trong gia đình. Đó cũng chính là cơ sở đầu tiên hình thành các quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Cần phải có tài sản để duy trì tái tạo cuộc sống, đảm bảo cho gia đình thực hiện các chức năng vốn có của nó, đảm bảo được lợi ích của vợ chồng và các thành viên khác trong gia đình. Trên thế giới hiện nay, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng có thể được xác định theo sự thoả thuận của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp Luật. Khác với pháp luật của nhiều Nhà nước tư sản thừa nhận sự thoả thuận của vợ chồng về chế độ tài sản vợ chổng (chế độ hôn sản ước định), ở Việt Nam, chế độ tài sản của vợ chổng được xác định theo quy định của pháp luật (chế độ hôn sản pháp định). Theo pháp luật Việt Nam thì chế độ tài sản của vợ chồng được hiểu là một chế độ pháp lý bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật xác định căn cứ, nguồn gốc hình thành, chế độ pháp lý đối với tài sản chung, tài sản riêng và việc chia tài sản của vợ chồng. Việc pháp luật phải quy định chế độ tài sản của vợ chồng là hết sức cần thiết bởi nhiều lý do: 4 Thứ nhất, pháp luật có dự liệu như vậy thì vợ chổng mới biết được quyền và nghĩa vụ tài sản của mình trong suốt thời kỳ hôn nhân, từ đó mà có cách xử sự phù hợp. Ví dụ: Sử dụng tài sản chung để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình. Thứ hai, có quy định như vậy thì mới bảo đảm được quyền lợi của người thứ ba khi người này kí kết những hợp đồng liên quan tới tài sản của vợ chồng. Ví dụ: “Việc xác lập, thực hiện và chấm dírt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dììiỊỊỊ tài sản chung để dầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả tliuận ” (khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000). Theo quy định của pháp luật, người thứ ba tham gia giao dịch cần phải biết rằng trường hợp nào thì phải có sự thoả thuận đổng ý của cả hai vợ chồng kí kết để từ đó đảm bảo được quyền lợi của chính mình (tránh cho hợp đồng giao kết bị vô hiệu). Thứ ba, có quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng thì các c ơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp tài sản giữa vợ chồng với nhau và giữa vợ chồng vói người khác. Ví dụ: nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung haỷ riêng để từ đó xác định trách nhiêm sẽ dùng tài sản chung hay tài sản riêng để trả nợ; tranh chấp tài sản của vợ chồng khi chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn hay trong thời kỳ hôn nhân...... Thứ tư, có quy định của pháp luật về vấn đề này sẽ giúp Nhà nước kiểm soát và định hướng trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng cho phù hợp với các quy tắc đạo đức, hạn chế những mật trái mà nền kinh tế thị trường gây ra; Nhàm làm lành mạnh hoá các quan hệ HN&GĐ, tạo sự ổn định cho gia đình và xã hội. 1.1.2. C h ê đ ộ tà i s ả n c ủ a v ợ c h ồ n g : Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng của pháp luật HN&GĐ, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều luật gia và các nhà áp dụng pháp luật. Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội. Do đó, chế độ tài sản 5 của vợ chổng ớ mỗi quốc gia và trong cùng một đất nước ở các giai đoạn phát triển có thể là khác nhau. Xuất phát từ bản chất chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Đó cũng chính là mục đích cao đẹp của quan hệ hôn nhân. Để đạt được mục đích trên, trong quan hệ giữa vợ và chồng, bên cạnh đời sống tình cảm, thương yêu, gắn bó lẫn nhau, vợ chồng cần phải có tài sản, tiền bạc, sản nghiệp, hay nói cách khác, vợ chồng phải tạo dựng cơ sở kinh tế của gia đình, bảo đảm thoả mãn những yêu cầu về vật chất, tinh thần, nghĩa vụ châm sóc, nuôi dưỡng các con. Chính vì vậy, việc Nhà nước bằng pháp luật quy định về chế độ tài sản của vợ chồng là hết sức cần thiết. Thêm vào đó, do tính chất đặc biệt của quan hộ hôn nhân được xác lập, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung bảo đảm đời sống chung của gia đình; cần phải cỏ một chế độ pháp lý đặc biệt đối với tài sản chung của vợ chồng. Nhà lập pháp phai dự liệu về căn cứ, nguồn gốc, phạm vi những tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung; các trường hợp và nguyên tấc chia tài sản chung của vợ chồng. Đây chính là cơ sở pháp lý để vợ chồng thực hiện quyền của mình đối với tài sản chung, để Toà án giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền lợi chính đáng của những người khác trong thực tế. Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niộm về chế độ tài sản của vợ chồng như sau: Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng, cụ thể là các quy định về căn cứ xác lập tài sản chung và riêng của vợ, chồng; phạm vi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng. 6 Ị .ỉ .2.1. Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung * Căn cứ xác lập tủi sản chung: Một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của chế độ HN&GĐ được Nhà nước ta bảo hộ, đó là nguyên tắc vợ chồng bình đẳng. Nguyên tắc này chi phối toàn bộ quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân.[33, tr.53]. Nội dung nguyên tắc (dược quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000) một lần nữa tiếp tục khẳng định tư tưởng tiến bộ của Nhà nước ta trong việc quyết tâm xây dựng gia đình - những tế bào của xã hội trên nền tảng vững chắc, tự do và tiến bộ. Quyền bình đẳng của vợ chồng được xác lập trên mọi phương diện, trong đó có quyền bình đẳng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Theo quy định tại Điều 214 BLDS năm 2005 về sở hữu chung: “Sâ hữu chung lù sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sỏ hữii chung hợp nhất. Tải sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung”. Điều 217 BLDS năm 2005 quy định về sở hữu chung hợp nhất: Sờ hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà tyong đỏ phần quyền sở hữii của mỗi chủ sởhữii không được xác định đối với tcti sản chung. ...2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đôi với tài sản thuộc sở hữu chung Luật HN&GĐ nãm 2000 của Nhà nước ta quy định tài sản chung của vợ chổng thuộc tài sản chung hợp nhất là hoàn toàn có cơ sở, điều này xuất phát từ tính cộng đồng và mục đích đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập: vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung nhằm đảm bảo lợi ích, nhu cầu, đời sống chung của gia đình, nghĩa vụ chãm sóc lẫn nhau, chăm sóc và nuôi dưỡng các con... công sức trong việc tạo dựng khối tài sản chung 7 của vợ chồng luôn luôn có sự bao hàm công sức đóng góp của cả hai người, không thể phân biệt hay “tính đếm ” người này nhiều, người kia ít. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Căn cứ xác lập tài sản chung đó được quy định khá cụ thể tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000: ‘7 . Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập ìựrp pháp khúc của vợ chồng trong then kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoa thuận là tủi sản chung. 2. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hỏn là tài sản chung cùa vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng cố được trước khi kết liôn, dược thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng cố tlìoả thuận. Tài sà II cluing cửa vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.... 3. T ron q trườnạ hợp không cổ chứng c ứ chứng m inh tài sản m à v ợ chồng đan g cố tranh chấp là tài sàn riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung Như vậy, xét về lý thuyết, nhà làm luật đã dựa vào “thời kỳ hôn nhân” và nguồn gốc của các loại tài sản để dự liệu về vấn đề tài sản chung của vợ ch ồ n g . K h o ản 7 Đ iều 8 Luật HN&GĐ năm 2 0 0 0 đã giải thích: “Tliời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan ỉìệ vợ chồng tính từ ngày đăng kỵ kết hôn đến nẹày chấm dứt hôn nhân”. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn tức là ngày UBND xã, phường, thị trấn - nơi thường trú của vợ hoặc chổng công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn, đồng thời cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai vợ chồng. Quan hệ hôn nhân chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết, hoặc vợ chồng ly hôn (từ khi phán quyết ly hôn của toà án có hiệu lực pháp luật). Các tài sản mà vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt mà không phụ thuộc vào khả năng trực 8 tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên. Quy định này không chỉ có trong Luật HN&GĐ Việt Nam mà hệ thống pháp luật HN&GĐ nhiều nước trôn thế giới, khi lựa chọn chế độ cộng đổng tạo sản pháp định đều có những quy định như vậy. Ví dụ: Điều 27 Luật HN&GĐ và giám hộ của Cộng h o à nhân d ân H u n g -g a-ry q u y định: “ T ừ sau khi kết h ôn , v ợ chồng chung sống với nhau theo chế độ lài sản chung trong suốt thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, được coi lc) sà hữu chung không phân chia tất cả những gì mà cả hai ngưèri hoặc một trong hai người có được trong thời kỳ hôn nhân, trừ những tài sản thuộc sở hữu riêng cá nhân của mỗi ngư - Xem thêm -