Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải quyết tranh chấp trên biển đông theo cách phi tài phán...

Tài liệu Giải quyết tranh chấp trên biển đông theo cách phi tài phán

.PDF
117
542
95

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẢI YẾN GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG THEO PH¦¥NG THøC PHI TµI PH¸N LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HẢI YẾN GI¶I QUYÕT TRANH CHÊP TR£N BIÓN §¤NG THEO PH¦¥NG THøC PHI TµI PH¸N Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 08 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hải Yến MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN ........................... 6 1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển............................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế, tranh chấp quốc tế trên biển ........... 6 1.1.2. Các tranh chấp quốc tế trên biển .......................................................... 7 1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển................... 9 1.2.1. Điều ước quốc tế .................................................................................. 9 1.2.2. Tập quán quốc tế ................................................................................ 11 1.2.3. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế ..................................... 14 1.2.4. Quan điểm, học thuyết của các chuyên gia, các nhà luật học nổi tiếng ...... 14 1.2.5. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế ................................................... 15 1.3. Nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển ................ 16 1.3.1. Nguyên tắc của luật quốc tế nói chung .............................................. 16 1.3.2. Các nguyên tắc đặc thù của Luật biển ................................................ 17 1.4. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp trên biển............................................................................................. 24 1.4.1. Phương thức tài phán.......................................................................... 24 1.4.2. Phương thức phi tài phán ................................................................... 28 Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................ 31 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN QUỐC TẾ ÁP DỤNG PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN .......................................................... 32 2.1. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thƣơng lƣợng, đàm phán ...................................... 33 2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán.............................................................. 33 2.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua thương lượng, đàm phán ................................................................................. 38 2.2. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế ................................... 41 2.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế ................................................................. 42 2.2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải quốc tế .......................................................................................... 50 2.3. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua tổ chức quốc tế ....................................................... 51 2.3.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua tổ chức quốc tế............................................................................. 51 2.3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua các tổ chức quốc tế ................................................................................................ 57 2.4. Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển thông qua ngoại giao công chúng ........................................... 65 2.4.1. Quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao công chúng ................................................................. 65 2.4.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển thông qua ngoại giao công chúng ......................................................................................... 69 Kết luận Chƣơng 2 ........................................................................................ 72 Chƣơng 3: MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN .................................... 73 3.1. Tổng quan tình hình tranh chấp trên biển Đông .......................... 73 3.1.1. Tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa .................................................. 75 3.1.2. Tranh chấp các vùng biển chồ ng lấ n................................................... 77 3.1.3. Tranh chấ p về viê ̣c thực hiê ̣n các quyề n và nghia vu ̣ theo luâ ̣t ̃ biể n quố c tế ........................................................................................ 78 3.1.4. Tranh chấ p liên quan đế n yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quố c......................................................................................... 79 3.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông ......................................................................... 79 3.2.1. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua thương lượng, đàm phán ................................... 81 3.2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua môi giới, trung gian, hòa giải, thành lập các Ủy ban điều tra, Ủy ban hòa giải ........................................... 85 3.2.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua tổ chức quốc tế ......................................... 87 3.2.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua ngoại giao công chúng ...................................... 95 Kết luận Chƣơng 3 ...................................................................................... 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 104 DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Bảng 2.1: Các Hiệp định (Điều ước) phân định trên biển Trang 38 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Biển Đông là vùng biển có vị trí quan trọng, ý nghĩa chiến lược trong chính sách phát triển của các quốc gia ven biển. Chính vì vậy, Biển Đông luôn là tâm điểm của những cuộc tranh chấp chủ quyền cũng là nơi chứng kiến nhiều cuộc đối đầu nóng bỏng nhất giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực. Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp ở khu vực Biển Đông với một loạt các nước gồm Phi-lip-pin, Việt Nam, Brunei, Ma-lai-xi-a và vùng lãnh thổ Đài Loan. Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sau khi công khai đã vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của không những các nước liên quan đến Biển Đông như Việt Nam, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin mà còn từ các nước đứng ngoài tranh chấp chủ quyền nhưng có lợi ích thương mại, hàng hải đối với Biển Đông như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… Trong bối cảnh Trung Quốc, một nước lớn đang trỗi dậy mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán trong việc đòi chủ quyền và một nước Mỹ đang suy yếu tương đối, muốn duy trì vai trò chủ đạo tại khu vực này, thì vấn đề tranh chấp biển Đông lại càng trở nên phức tạp, có nguy cơ thổi bùng xung đột địa chính trị. Hơn thế nữa, thời gian gần đây, việc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông cùng với việc gia tăng tần suất sử dụng các biện pháp để hỗ trợ cho mục tiêu xác lập chủ quyền của Trung Quốc như: gây sức ép đến một số công ty đa quốc gia đang hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam và Phi-líp-pin, tiến hành nhiều cuộc tập trận với quy mô lớn trên biển Đông, thực hiện lệnh cấm bắt cá hàng năm và quấy nhiễu ngư dân các nước hoạt động hợp pháp trên vùng biển của mình, hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và gần đây là những hành động “ráo riết” cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa... 1 Việc nghiên cứu, xác định một phương thức, đặc biệt là phương thức phi tài phán giúp các quốc gia tìm kiếm một giải pháp khả quan trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông đang là vấn đề hết sức cấp thiết, bởi: Thứ nhất, để giải quyết các tranh chấp trên biển hay bất kỳ tranh chấp nào khác thì vấn đề tiên quyết là việc lựa chọn giải pháp. Việc giải quyết tranh chấp trên biển bằng phương thức phi tài phán đã và đang là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận và được tuyệt đại đa số các nước trên thế giới ủng hộ. Ở hoàn cảnh hiện nay, các nước khu vực Biển Đông đều có lợi ích từ vùng biển này nên trong quá trình giải quyết tranh chấp thông qua phương thức phi tài phán sẽ khiến lợi ích giữa các bên được cân đối để có thể đem đến một sự công bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình. Thứ hai, việc sử dụng các phương thức phi tài phán trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, giúp các bên hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà không bị cuốn vào quá trình tố tụng kéo dài. Thứ ba, trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển chưa được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp phi tài phán để giải quyết là một trong những hướng đi đúng đắn giúp các bên tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế từ đó có thể xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian củng cố thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương. Nhận thấy tầm quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, Học viên mạnh dạn lựa chọn: “Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn hướng tới khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng phương thức phi tài phán qua đó chỉ ra khả năng áp dụng cơ chế này cho các quốc gia Đông Nam Á nói chung 2 và Việt Nam nói riêng. Với những mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn đặt ra những vấn đề sau cần giải quyết đó là: phân tích, nghiên cứu từng biện pháp cụ thể trong phương thức phi tài phán và thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán, qua đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp biển, đảo hiện nay. Do tính chất phức tạp trong việc tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán, đồng thời trong thực tế gặp không ít khó khăn bởi cách xử sự của các bên tham gia tranh chấp, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các phương thức giải quyết phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật quốc tế nói chung và luật Biển nói riêng. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu sâu. Dưới góc độ của một luận văn, học viên tập trung xem xét phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán. Trên cơ sở đó tìm ra những phương hướng và kinh nghiệm cho Việt Nam áp dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội… của một quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển quốc gia trên trường quốc tế. Tổng quan tài liệu: Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về các vấn đề pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật về biển đảo nói riêng. Trong đó các công trình này có đề cập đến các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương thức phi tài phán. Có thể kể tới các bài viết, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu luật quốc tế nói chung và về luật Biển nói riêng như GS.TSKH. Đào Trí Úc, PGS.TS Nguyễn Bá Diến, PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, PGS.TS. Đoàn Năng, PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao, TS. Đặng Đình Quý… Một số Giáo trình Luật Quốc tế 3 của Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Ngoại giao… đã có những chương riêng về biện pháp giải quyết tranh chấp. Về tài liệu nước ngoài, Học viên đã tham khảo và nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản trong phương thức phi tài phán trên thế giới của một số luật gia nước ngoài. Trong đó, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu quốc tế như: Robert Beckman, Beckman and Leonardo Bernard Trung tâm Luật Quốc tế - Đại học Quốc gia Xinh-ga-po, Christian Le Miere nghiên cứu viên cao cấp về hải quân và an ninh hàng hải - Học viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Boutros Ghali, Yobert K.Shampande, Oppenheim, S.K.Kapoor, Nagendra Singh, M.Bedjaoui, Louis Henkin, Edmandjan os manezyk, Danicl Partan,… nghiên cứu về luật quốc tế và biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung ở các Trường Đại học của Pháp, Anh, Mỹ,…, Tuy vậy, sự phân tích, đánh giá lý luận thực tiễn và kết luận về biện pháp giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán chưa được tập trung. Ở đề tài của mình, học viên sẽ tiếp thu, tổng hợp lại những kết quả được đúc rút, đồng thời tiếp tục tìm hiểu và phát triển những nội dung chưa được nghiên cứu, nghiên cứu đã cũ hoặc nghiên cứu chưa sâu nhằm làm rõ hơn những ưu việt mà phương thức này mang lại. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Do tính chất đa dạng và phức tạp của vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán nên học viên không có điều kiện xem xét, phân tích tất cả các khía cạnh, nội dung, các giải pháp, hoạt động ngoại giao tại nơi xảy ra tranh chấp cũng như không thể nghiên cứu được hết các vụ tranh chấp biển đảo từ trước tới nay. Từ việc xác định lý do, giới hạn và phạm vi nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung nghiên cứu những phương thức phi tài phán trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Cụ thể, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: 4 Khái niệm “tranh chấp quốc tế”, “tranh chấp quốc tế trên biển”; Cơ sở pháp lý quốc tế chung để giải quyết tranh chấp; Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp; Quy định và thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, học viên vận dụng một số phương pháp nghiên cứu đó là các phương pháp nghiên cứu phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê… với những kiến thức đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ theo phương thức phi tài phán từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông. Do khả năng còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô và các bạn. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển theo phương thức phi tài phán. Chương 2: Quy định và thực tiễn quốc tế áp dụng phương thức phi tài phán trong giải quyết tranh chấp trên biển. Chương 3: Một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán. Mặc dù học viên đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do kiến thức có hạn nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót. Học viên xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN THEO PHƢƠNG THỨC PHI TÀI PHÁN 1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trên biển 1.1.1. Khái niệm về tranh chấp quốc tế, tranh chấp quốc tế trên biển Tranh chấp là hiện tượng thường xuyên, phổ biến trong đời sống xã hội nói chung và đời sống quốc tế nói riêng. Trong phán quyết ngày 30/8/1924 giải quyết tranh chấp giữa Hi Lạp và Vương Quốc Anh về vụ chuyển nhượng Mavromatis Palestine, Tòa án thường trực công lý quốc tế xác định tranh chấp: là bất đồng một vấn đề của luật pháp hoặc của thực tiễn, hay là một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc về lợi ích của hai chủ thể [68]. Theo từ điển Black‟s Law thì “Tranh chấp là một cuộc xung đột hay tranh cãi, đặc biệt một trong những xung đột hay tranh chấp đó có thể trở thành một vụ kiện cụ thể” [69, pp.540]. Trong thực tế “tranh chấp quốc tế” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà cả các trạng thái, tình thế xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu là các quốc gia. Theo nghĩa hẹp thì tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể của luật quốc tế được biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tượng tranh chấp nhất định. Ở đây, chủ thể của một tranh chấp mang tính chất quốc tế thể hiện ở việc các bên tham gia tranh chấp là những quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc tế. Việc giải quyết tranh chấp này phải dựa trên pháp luật quốc tế, theo một cơ chế hay bởi một cơ quan tài phán có tính chất quốc tế. Trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, 6 thuật ngữ giải quyết tranh chấp được đề cập đến ở khá nhiều điều khoản. Theo Điều 279 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: “các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình…” thì có thể hiểu tranh chấp quốc tế trên biển là tranh chấp, mâu thuẫn xung đột giữa các quốc gia về những vấn đề liên quan tới việc giải thích hay áp dụng Công ước, cụ thể hơn, đó là sự mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các quốc gia liên quan tới vấn đề phân định chế độ pháp lý các vùng biển - đảo, việc phân chia, sử dụng và khai thác biển cả và đại dương cũng như các nguồn tài nguyên của chúng. Đồng thời Công ước cũng dành riêng phần XV, bao gồm 21 điều quy định cụ thể về nguyên tắc, biện pháp, thiết chế, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp. Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về giải quyết tranh chấp nhưng các quy định tại Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cho thấy Công ước tuân thủ nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp của luật quốc tế. Vì vậy, có thể hiểu việc giải quyết tranh chấp trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 bao gồm tổng thể các nguyên tắc, cách thức, thủ tục, phương tiện và thiết chế pháp lý, có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, được thiết lập để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giải quyết xung đột, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình giải thích, áp dụng các quy định của Công ước này. 1.1.2. Các tranh chấp quốc tế trên biển Tính tới thời điểm hiện tại, có nhiều tranh chấp quốc tế trên biển tuy nhiên tranh chấp phức tạp và kéo dài thường rơi vào những loại tranh chấp sau: Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền trên biển Chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi 7 phương diện như: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Lãnh thổ quốc gia bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng lòng đất, vùng trời. Theo Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vùng nước nội thủy và vùng nước lãnh hải thuộc lãnh thổ quốc gia. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển là tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thường được tạo nên bởi một hoặc một số quốc gia đã lợi dụng cơ hội và sử dụng vũ lực để chiếm đóng một phần hay toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Thứ hai là tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán Quyền chủ là quyền xuất phát từ chủ quyền, ở các vùng biển đặc thù như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, các quốc gia không có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ mà chỉ có các quyền liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán. Quyền chủ quyền thường thể hiện ở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quyền tài phán là quyền liên quan đến thẩm quyền tác động đến con người, tài sản, tổ chức - quyền quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các chủ thể trong một khu vực lãnh thổ hoặc vùng biển nhất định. Theo Điều 56 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì quyền tài phán được chia theo lĩnh vực hoạt động như: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị công trình; nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Các tranh chấp biển về chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển nảy sinh khi có sự bất đồng về cách giải thích và áp dụng các quy định của luật biển quốc tế, đặc biệt là các quy định trong Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tại vùng tiếp giáp mà thực chất là một phần của vùng đặc quyền kinh tế, theo Điều 8 33 Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982: các quốc gia ven biển có một số thẩm quyền về thuế, vệ sinh dịch tễ và nhập cư. Còn ở vùng thềm lục địa, các quốc gia ven biển có một số quyền chủ quyền độc quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình (Điều 77 Công ước). Đây là đặc quyền mà các nước không được thực hiện nếu không có sự chấp nhận một cách rõ ràng của quốc gia ven biển. Hiện nay, trên thế giới còn khoảng 416 tranh chấp về ranh giới biển, thềm lục địa cần được hoạch định, trong đó khu vực Đông Nam Á có khoảng 15 tranh chấp [45]. 1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển 1.2.1. Điều ước quốc tế Theo Điều 2 Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc hai trong nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì [22, tr. 224]. Khoản 1 Điều 2 Luật Ký kết, gia nhập Điều ước quốc tế của Việt Nam quy định: Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác [22, tr. 246]. 9 Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế (có thể là Điều ước đa phương hoặc song phương), do các quốc gia và chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là quy phạm điều ước. Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý Quốc tế đã ghi nhận điều ước quốc tế là nguồn áp dụng đầu tiên để giải quyết các tranh chấp và đây là một nguồn cơ bản của luật quốc tế. Cơ sở lý luận của việc áp dụng các điều ước quốc tế (điều ước quốc tế đa phương và song phương) trong chứng minh chủ quyền quốc gia đối với biển, đảo chính là xuất phát từ những quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và xuất phát từ bản chất, đặc trưng cơ bản của Điều ước quốc tế. Có thể kể đến những điều ước quốc tế làm cở sở giải quyết tranh chấp trên biển Đông theo phương thức phi tài phán như: Một là, Công ước về Luật Biển năm 1982 được coi là Hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương; khi liên quan đến các tranh chấp có thể nảy sinh giữa các thành viên, đòi hỏi các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc. Hai là, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002 (DOC). Ở tuyên bố này các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật Biển 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh 10 chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực. Ngoài ra các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình; tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định; trên cơ sở Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông giữa các nước ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Các nước liên quan khẳng định tiếp tục đàm phán để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực. Có thể nói, Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002,… là những căn cứ pháp lý quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông hiện nay. 1.2.2. Tập quán quốc tế Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công lý của Liên hợp quốc đã ghi nhận: “Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật” được Tòa án Công lý áp dụng để giải quyết những tranh chấp được chuyển đến Tòa phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tiễn quan hệ giữa các chủ thể quốc tế trong lĩnh vực biển và trong vấn đề biên giới lãnh thổ đã dần hình thành những tập quán chung được thừa nhận đó là: 1.2.2.1. Tập quán “đất thống trị biển” Đây là một trong những tập quán quốc tế quan trọng mang tính nền tảng của hệ thống Luật Biển quốc tế hiện đại và là một tập quán điển hình trong luật biển quốc tế nói chung và pháp luật về việc giải quyết tranh chấp 11 trên biển. Tập quán này cho phép các quốc gia ven biển mở rộng chủ quyền của mình hướng ra biển, tuy nhiên các quốc gia không thể lợi dụng nguyên tắc “đất thống trị biển” để mở rộng thẩm quyền của mình ra biển hoặc đơn phương yêu sách những vùng biển rộng lớn hơn nếu không phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế. Chính vì ưu điểm trên, tập quán “đất thống trị biển” được áp dụng nhiều trong lĩnh thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, xác lập chủ quyền đối với biển đảo, trở thành cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền trên biển của mình, đồng thời, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ phát sinh trên biển. 1.2.2.2. Tập quán Uti possidetis Uti possidetis là một thuật ngữ Latin được sử dụng khá phổ biến, với ý nghĩa là “bạn đang sở hữu thì bạn tiếp tục sở hữu” [17, tr. 70]. Theo pháp luật quốc tế, Uti possidetis còn được gọi là nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng nghĩa là một quốc gia có chủ quyền mới thành lập phải có đường biên giới giống như trước khi nó giành được độc lập. Nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng đã được chấp nhận rộng rãi và áp dụng khá phổ biến trong các hiệp ước giữa các quốc gia nhất là sau khi kết thúc chiến tranh và phân định lại biên giới với mục đích ngăn cản các quốc gia mới giành độc lập tìm cách sửa đổi các đường biên giới từ thời kỳ thuộc địa cũ bằng vũ lực [32, tr. 125]. Mặc dù tập quán này chưa chính thức được pháp điển hóa vào Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhưng nó vẫn được áp dụng phổ biến và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc phân định biển theo pháp luật quốc tế ví dụ như: Bản Tuyên bố của các quốc gia và dân tộc về việc giành độc lập ngày 14/12/1960 đã đề cập tới Uti possidetis; ngoài ra, luật pháp quốc tế cũng đã công nhận Uti possidetis qua phán quyết trong vụ tranh chấp giữa Nicaragua và Honduras [73]. 12 1.2.2.3. Tập quán Estoppel Estoppel được hình thành và sử dụng phổ biến từ lâu trong lịch sử pháp lý quốc tế. Estoppel là một học thuyết về sự nhất quán trong ứng xử và hành động. Theo đó, một quốc gia không được bác bỏ một thực tế đã được chính quốc gia này thừa nhận trước đó. Mục tiêu chính của tập quán này là không cho phép một quốc gia được hưởng lợi hoặc gây thiệt hại cho một quốc gia khác thông qua cách ứng xử không nhất quán của mình. Estoppel có thể được suy diễn từ một thái độ, những lời tuyên bố của một quốc gia nhằm chấp nhận một tình trạng nào đó; thái độ hoặc lời tuyên bố không những phải được thực hiện một cách rõ ràng và liên tục, mà còn phải khiến cho một hoặc nhiều quốc gia khác dựa vào đó mà thay đổi hoạt động và phải chịu thiệt hại. Các luật gia đều cho rằng, ngầm công nhận trong một tình huống nhất định sẽ dẫn đến estoppel. Nếu quốc gia đã biết rõ về một sự việc cụ thể song vẫn giữ im lặng thì việc im lặng đó phải được giải thích là sự đồng ý, chấp nhận và sẽ không đưa đòi hỏi ngược lại. Các luật gia cũng khá thống nhất trong quan điểm gắn việc ngầm công nhận với estoppel khi giải quyết tranh chấp lãnh thổ và cho rằng trong tranh chấp lãnh thổ, việc ngầm công nhận sẽ đồng nghĩa với estoppel nếu: các bên tranh chấp lãnh thổ đều đưa ra các yêu sách trái ngược nhau; các bên đều biết rõ các yêu sách của nhau; một bên giữ im lặng hoặc không có ý kiến hay hành động gì trước yêu sách của đối phương và như vậy bị mất đi quyền của mình [14]. Các dạng estoppel có thể là đơn phương chấp nhận một tình huống, khẳng định một sự kiện hoặc không phản ứng (tức im lặng) khi một quyền bị xâm phạm mặc dù ý thức được đầy đủ về quyền của mình [41]. Đây cũng chính là một trong các tập quán mang tính chất nền tảng góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển, hoàn thiện của pháp luật quốc tế nói chung, luật biển quốc tế nói riêng. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan