Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Giáo án dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn hóa học lớp 9 tiết 16 phân bón h...

Tài liệu Giáo án dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn hóa học lớp 9 tiết 16 phân bón hóa học

.DOC
8
4288
82

Mô tả:

GIÁO ÁN DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC LỚP 9 Bài dự thi: Tiết 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC Người thực hiện: Lưu Thị Hạnh Giáo viên môn hóa học trường THCS Quang Sơn Ngày soạn: 31/12/2012 Các môn học tích hợp trong bài: Hóa, sinh học, công nghệ, toán, mĩ thuật, địa lí. Thời gian bài giảng: 45 phút I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Với môn hóa học: Xác định tên, thành phần hóa học và ứng dụng của 1 số phân bón hóa học thông dụng. - Với môn sinh học: Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học. - Với môn công nghệ: Cách nhận biết phân đạm, lân, kali. Đặc điểm và cách bảo quản 1 số loại phân hóa học. - Với môn toán: Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón. - Với môn mĩ thuật: Đặc điểm hình dạng, bao bì của 1 số loại phân bón hóa học thu hút người sử dụng. - Với môn địa lí: Đặc điểm 1 số loại đất trồng phù hợp với từng loại phân bón. 2. Kĩ năng: - Môn hóa học: Hình thành kĩ năng hoạt động nhóm, quan sát, liên hệ thực tế, nhận biết 1 số loại phân bón hóa học thông dụng. - Môn sinh học, công nghệ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế. Hình thành kĩ năng liên hệ giữa các môn học, nhận biết phân đạm, lân, kali. - Môn mĩ thuật: Nhận biết phân bón hóa học qua đặc điểm về màu sắc, hình dạng, thấy được sự phù hợp của những đặc điểm đó với tính chất của từng loại phân. - Môn địa lí: Kĩ năng phân loại đất trồng, nhận biết đặc điểm của đất phù hợp với từng loại phân bón. - Môn toán: Rèn kĩ năng tính toán( tính hàm lượng các NTHH có trong 1 số phân bón. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. - Hình thành ý thức chăm sóc thực vật, bón đủ phân để cây sinh trưởng, phát triển tốt. 1 II. Đồ dùng dạy học: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Mẫu 1 số loại phân bón hóa học. Tranh, ảnh mô tả hiệu quả của việc bón phân hóa học, 1 số cơ sở sản xuất phân bón hóa học. - Máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Chuẩn bị theo nhóm: Mẫu 1 số phân bón( Đạm, lân, kali, NPK…) - Ôn lại kiến thức phần quang hợp( sinh 6), tác dụng của phân bón( công nghệ 7), cách tính phần trăm( môn toán), đặc điểm đất trồng khu vực vùng núi phía Bắc(Địa lí tỉnh Thái Nguyên), xem trước mẫu 1 số bao bì đựng phân bón hóa học trên thị trường. III. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan,phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. IV.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) - Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) - GV kiểm tra ý thức chuẩn bị mẫu vật của HS. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: (1 phút) Cây trồng nếu không được bón phân, chăm sóc tốt thì năng suất sẽ thấp. Vậy tại sao muốn nâng cao năng suất cây trồng, ta cần phải bón phân hóa học? Phân bón có tác dụng như thế nào với cây trồng? Hiện nay, có những loại phân bón hóa học nào được sử dụng nhiều? Ta vào bài mới: Tiết 16: Phân bón hóa học Thời Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung gian - Yêu cầu HS tự đọc ở nhà. I. Những nhu cầu của cây trồng: (giảm tải) Tích hợp môn sinh: 1 (?)Dựa vào kiến thức môn -Cây đồng hóa được C,H,O phút sinh học lớp 6, cho biết cây từ CO2 và H2O. Các xanh có thể đồng hóa được nguyên tố hóa học khác những nguyên tố hóa học cây hấp thụ trực tiếp từ đất nào? Vì sao cần phải bón nên đất bị nghèo dần chất phân cho cây? dinh dưỡng, do vậy cần phải bón phân cho cây. (?) Phân bón hóa học là gì? 2 7 phút Hoạt động nhóm: (?)Quan sát những hình ảnh sau về 1 số loại phân bón hóa học thường dùng? Đó là loại phân nào? (?) Xác định nguyên tố hóa học có trong mỗi loại phân bón đó? Phân loại chúng dựa theo số lượng các NTHH có trong từng loại? (?) Phân bón hóa học là gì? - HĐ nhóm, trả lời câu hỏi. II. Những phân bón hóa học thường gặp: - Yêu cầu: sắp xếp được 3 nhóm phân bón: phân bón đơn( đạm, lân, kali), phân bón kép(NPK), phân vi lượng. - Khái niệm phân bón hóa học. - các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung. -Cho HS ghi khái niệm. (?) Thế nào là phân bón đơn? - Là phân chỉ chứa 1 nguyên tố dinh dưỡng chính. - tích hợp môn sinh: (?) Vận dụng kiến thức môn sinh học, giải thích tại sao khí Nitơ chiếm 78 % thể tích khí quyển mà ta vẫn phải bón đạm cho cây? Nitơ có vai trò như thế nào đối với cây trồng? -Giới thiệu 3 loại đạm. - Cây không hấp thụ trực tiếp Nitơ mà hấp thụ dưới dạng các muối Nitơrat tan được trong nước. - Nitơ kích thích cây tăng trưởng mạnh 15 phút - ghi bài - Phân bón hóa học là những chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng 1. Phân bón đơn: Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N) , lân (P), Kali (K). a/ Phân đạm: (N) - Urê: CO(NH2) -Amoni nitrat: NH4NO3 - Amoni sunfat: 3 - Tích hợp môn toán: (?) Dựa vào kiến thức môn toán, hãy tính xem hàm lượng N có trong 3 loại đạm trên? (?) Hiện nay, loại đạm nào được sử dụng nhiều nhất? - Chiếu đáp án. - Tích hợp môn công nghệ: (?) Dựa vào kiến thức môn công nghệ 7, cho biết phân đạm có đặc điểm như thế nào? Cách bảo quản ra sao? - Tích hợp môn mĩ thuật: (?) Các loại phân đạm trên thị trường thường có đặc điểm về màu săc, hình dạng và mẫu bao bì như thế nào? - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Chọn đáp án đúng: Khi cấy lúa, thời điểm nào sau đây bón phân đạm mang lại hiệu quả cao nhất: A. Giai đoạn làm đất chuẩn bị cấy B. Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh C. Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông D. Giai đoạn lúa chín - Chiếu hình ảnh 2 nhà máy sản xuất phân đạm. (NH4)2SO4 - tính hàm lượng Nito có trong 3 loại đạm - đối chiếu đáp án - vận dụng kiến thức trả lời kết hợp với quan sát mẫu vật của nhóm. - Bao màu trắng, ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng, liều lượng, cách sử dụng, bảo quản-> Rất thuận tiện cho người sử dụng. Hạt nhỏ để dễ hòa tan trong nước. - đáp án đúng: B - tích hợp môn sinh: (?)Dựa vào kiến thức môn Trả lời cá nhân: sinh học, cho biết nguyên tố P - Photpho (P) kích thích sự có vai trò như thế nào với phát triển bộ rễ thực vật? -Yêu cầu HS trả lời nhanh b/ Phân lân: (P) 4 câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng: Khi cấy lúa, thời điểm nào sau đây bón phân lân mang lại hiệu quả cao nhất: A. Giai đoạn làm đất chuẩn bị cấy B. Giai đoạn lúa bắt đầu mọc, đẻ nhánh C. Giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông D. Giai đoạn lúa chín GV gọi 1-3 em trả lời. - Chiếu hình ảnh mẫu phân lân. Yêu cầu HS: Tích hợp môn công nghệ: (?) Dựa vào kiến thức môn công nghệ 7, cho biết phân lân có đặc điểm gì? Có những loại phân lân nào?(Trả lời bằng cách hoàn thiện bảng theo nhóm) - Chiếu đáp án và yêu cầu các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhau. - Tích hợp môn địa lí: (?) Theo em, địa hình đất như khu vực xã Quang Sơn chúng ta thì nên sử dụng loại phân lân nào? Vì sao? - HS trả lời. Đáp án đúng: A - HĐ nhóm. Hoàn thành bảng. Kết hợp với quan sát mẫu vật đã mang tới. - Đối chiếu, báo cáo. -(Như nội dung trong bảng nhóm) - Vận dụng kiến thức trong bài, trả lời: - Vì khu vực xã Quang Sơn là đất vùng núi đá vôi, đất chua bạc màu. Cho nên cần sử dụng supe photphat vì loại phân này thích hợp cho nhiều loại đất, dễ tan trong nước. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Trả lời cá nhân: (?)Hiện nay, loại phân lân nào + Kể tên 1 số loại phân lân trên thị trường được sử dụng trên thị trường. nhiều? (?) Phân lân được sản xuất ở + Cơ sở sản xuất phân lân: đâu? Nhà máy hóa chất Lâm Thao... 5 (?) Nếu thiếu phân lân sẽ gây tác hại gì với cây trồng? - GV chiếu hình ảnh 1 số loại phân lân trên thị trường, 1 số cơ sở sản xuất phân lân. Hình ảnh mô tả triệu chứng nếu thiếu lân. - tích hợp môn sinh: (?)Nguyên tố Kali có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cây trồng? - Chiếu hình ảnh về tác dụng của phân Kali đối với cây trồng. -Đặt câu hỏi: (?) Bón Kali cho giai đoạn nào trong quá trình phát triển của cây trồng sẽ mang lại hiệu quả? (?) Có những loại phân Kali nào? Đặc điểm chung của phân Kali? - Đặt câu hỏi: (?)Bón tro bếp cho cây trồng làm cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống rét, chịu hạn. Hãy giải thích ? - Tích hợp môn công nghệ: (?)Dựa vào kiến thức môn công nghệ 7, hãy nêu cách nhận biết 3 loại phân bón đơn trên? 5 phút - Đặt câu hỏi: (?) Thế nào là phân bón kép? Tạo ra phân bón kép theo phương pháp nào? + Tác hại nếu thiếu lân c/ Phân kali (K): - Kali kích thích cây ra hoa , làm hạt, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống bệnh. - Trả lời: giai đoạn cây trồng ra hoa, kết hạt, tạo quả. - Chỉ ra 2 loại phân kali Có 2 loại: KCl và K2SO4 , đều dễ tan trong nước - Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3 - Dựa vào kiến thức cũ, trả lời. Kết hợp với quan sát mẫu các loại phân mang tới lớp. -HS dựa vào thông tin trong sgk, trả lời: - Phân bón kép là phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. - Có 2 cách tạo ra phân bón kép: 2. Phân bón kép - Phân bón kép là phân có chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, 6 + Hỗn hợp những phân bón K. đơn trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp cho từng loại cây trồng. + Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học. (?) Hiện nay, loại phân bón - HS kể tên 1số phân kép nào được sử dụng nhiều bón(NPK, 3màu....) trên thị trường? Chúng có ưu thế như thế nào? Chiếu hình ảnh 1 số phân bón kép được sử dụng. 5 phút - Đặt câu hỏi: (?)Phân vi lượng cung cấp cho cây trồng những nguyên tố dinh dưỡng nào? Có tác dụng gì với cây trồng? Tích hợp môn công nghệ, sinh: (?) Từ những hiểu biết về môn công nghệ, sinh học hãy cho biết nếu bón quá nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến hậu quả gì? - Cho HS đọc ghi nhớ. - Trả lời: Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn , …dưới dạng hợp chất. Chúng kích thích cây trồng phát triển mạnh. 3. Phân bón vi lượng: Phân vi lượng có chứa một lượng nhỏ các nguyên tố hóa học như: B , Zn , Mn ,…dưới dạng hợp chất. Chúng kích thích cây trồng phát triển mạnh. - Nạn ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, cây trồng năng suất thấp... *ghi nhớ :(SGK) 7 Loại phân Photphat tự nhiên Bảng hoạt động nhóm: Công thức hóa học Ca3(PO4)2 Supe photphat Ca(H2PO4)2 Đặc điểm Không tan trong nước, tan chậm trong đất chua. Tan được trong nước 4. Củng cố: (7 phút) - Chiếu sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức của bài. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Bài tập: Có những loại phân bón hóa học sau: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3. a. Hãy cho biết tên của những phân bón nói trên. b. Hãy sắp xếp những phân bón này thành 2 nhóm phân bón đơn và phân bón kép. c. Trộn những phân bón nào với nhau ta được phân bón kép NPK. - GV phân chia HS làm theo nhóm vào giấy A3, mỗi nhóm trả lời 1 ý. Sau đó, các nhóm cử đại diện của nhóm mình treo kết quả lên bảng và trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2 phút) - Học lại kiến thức bài hôm nay, hoàn thiện các bài tập còn lại trong SGK và sách bài tập. - Ôn tập lại tính chất hóa học của các hợp chất: oxit, axit, bazơ, muối để chuẩn bị cho bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: - Nên tạo thêm 1 số hình ảnh, video về thực tế sử dụng phân bón hóa học ở địa phương và hậu quả gây nên ở thực vật, nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng phân chưa hợp lí. - Kiến thức gần gũi với thực tế. Đa số HS hiểu bài. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan