Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Giáo án tích hợp liên môn môi trường và sự phát triển bền vững (địa lí 10 – ban ...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn môi trường và sự phát triển bền vững (địa lí 10 – ban cơ bản)

.DOCX
79
1635
117

Mô tả:

 Môi trường và sự phát triển bền vững THÔNG TIN GIÁO VIÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Địa chỉ : 178 Đường Xuân Đỉnh – Phường Xuân Đỉnh - Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội Điện thoại : 04.38387717, 0438361107 Email: [email protected] HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ LỆ PHƯƠNG NGÀY SINH: 19 – 5 – 1980 MÔN: Địa Lí ĐIỆN THOẠI: 0915421980 Email: [email protected] Trường THPT Xuân Đỉnh 1  Môi trường và sự phát triển bền vững MỤC LỤC 1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:......................................................................1 2. MỤC TIÊU: Sau dự án, học sinh cần biết:...........................................1 2.1 Về kiến thức:.......................................................................................1 2.1.1 Môn: Địa lí...................................................................................1 2.1.2 Môn: Công nghệ..........................................................................1 2.1.3 Môn: Giáo dục công dân.............................................................1 2.1.4 Kiến thức liên môn đạt được thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp:............................................................................................2 2.2 Về kĩ năng:..........................................................................................2 2.2.1 Các kỹ năng chung.......................................................................2 2.2.2 Các kỹ năng bộ môn....................................................................2 2.2.3 Kĩ năng liên môn đạt được thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp:................................................................................................3 2.3 Về thái độ:...........................................................................................3 2.4 Định hướng năng lực được hình thành..............................................4 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ....................................4 3.1 Thuận lợi:............................................................................................4 3.2 Khó khăn:............................................................................................4 4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC...................................................................5 4.1 Đối với thực tiễn dạy học:..................................................................5 4.2 Đối với thực tiễn xã hội......................................................................6 5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU.......................................................7 5.1. Chuẩn bị của giáo viên......................................................................7 5.1.1 Thiết bị dạy học...........................................................................7 5.1.2 Đồ dùng dạy học..........................................................................7 5.1.3 Học liệu........................................................................................7 5.2 Chuẩn bị của học sinh.........................................................................8 5.3 Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học dự án.............................8 5.3.1 Trong việc dạy:............................................................................8 Trường THPT Xuân Đỉnh 2  Môi trường và sự phát triển bền vững 5.3.2 Trong việc học:............................................................................9 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC...................9 6.1 Chuẩn bị..............................................................................................9 6.1.1 Giáo viên:.....................................................................................9 6.1.2 Học sinh:....................................................................................10 6 .2 Hoạt động học tập............................................................................10 Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ........................10 Hoạt động 2: TRIỂN KHAI DỰ ÁN..................................................13 Hoạt động 3: KẾT THÚC DỰ ÁN.....................................................14 6. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP................................28 6.1 Bảng mô tả các chuẩn được đánh giá...............................................28 6.2 Cách thức kiểm tra đánh giá.............................................................30 6.3 Nội dung và kết quả kiểm tra đánh giá.............................................30 7. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH..................................................35 8. PHỤ LỤC............................................................................................37 PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra nhu cầu cá nhân.........................................37 PHỤ LỤC 2: Hợp đồng học tập.............................................................39 PHỤ LỤC 3: Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.....................44 PHỤ LỤC 4: Biên bản làm việc nhóm...................................................45 PHỤ LỤC 5: Nhật ký cá nhân................................................................47 PHỤ LỤC 6: Phiếu định hướng hoạt động nhóm..................................49 PHỤ LỤC 7: Phiếu đánh giá báo cáo.....................................................51 PHỤ LỤC 8: Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng.......53 PHỤ LỤC 9: Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm................54 PHỤ LỤC 10: Phiếu ghi nhận thông tin.................................................55 PHỤ LỤC 11: Một số hình ảnh minh họa hoạt động dạy và học..........60 PHỤ LỤC 12: Báo cáo nhóm 2..............................................................65 PHỤ LỤC 13: Báo cáo nhóm 5..............................................................68 PHỤ LỤC 14: một số thông tin về Rio 20+ và biến đổi khí hậu............69 PHỤ LỤC 15..........................................................................................77 Trường THPT Xuân Đỉnh 3  Môi trường và sự phát triển bền vững 1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC: Chủ đề dạy học tích hợp liên môn MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ĐỊA LÍ 10 – BAN CƠ BẢN) 2. MỤC TIÊU: Sau dự án, học sinh cầần biếết: 2.1 Vềề kiềến thức: 2.1.1 Môn: Địa lí - Hiểu và trình bày được các khái niệm môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. - Trình bày được một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu và ở các nhóm nước.  Bài học cần đạt: Bài 41 MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN; bài 42 MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, SGK Địa lí 10 (ban cơ bản) 2.1.2 Môn: Công nghệ - Hiểu được độ phì của đất và các biện pháp làm tăng độ phì của đất - Biết được các ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. - Đưa ra được các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật.  Địa chỉ nội dung tích hợp:  Bài 7. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG (mục III: Độ phì nhiêu của đất). Trang 23  Bài 19. ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG trang 58 SGK Công nghệ 10 – ban cơ bản. 2.1.3 Môn: Giáo dục công dân - Hiểu được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như ô nhiễm môi trường... - Thấy được trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia giải quyết những vấn đề của nhân loại như ô nhiễm môi trường.  Địa chỉ nội dung tích hợp: Trường THPT Xuân Đỉnh 1  Môi trường và sự phát triển bền vững  Bài 15 CÔNG DÂN VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI (Mục 1: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường) SGK giáo dục công dân 10 ban cơ bản trang 103 2.1.4 Kiến thức liên môn đạt được thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp: Hiểu được kiến thức liên môn Địa lí – Công nghệ và giáo dục công dân. Giải thích được một cách chặt chẽ, khoa học nguyên nhân gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, thủng tầng ozon và biến đổi khí hậu toàn cầu. Trên cơ sở đó thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. 2.2 Vềề kĩ năng: 2.2.1 Các kỹ năng chung - Viết, trình bày báo cáo. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng làm việc nhóm - Rèn luyện khả năng tư duy - Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập một cách tích cực và hiệu quả. - Kỹ năng liên hệ thực tế 2.2.2 Các kỹ năng bộ môn * Địa lí: - Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường - Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương - Thu thập, phân tích các thông tin, xử lý số liệu liên quan đến các nguồn tài nguyên, môi trường, ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững và sử dụng tiết kiệm tài nguyên trong sinh hoạt và sản xuất. - Xác định được các loại tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt. - Nhận thức được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon. - Rèn kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm, phân tích tổng hợp tài liệu để báo cáo về vấn đề môi trường theo chủ đề. * Công nghệ: Trường THPT Xuân Đỉnh 2  Môi trường và sự phát triển bền vững - Vận dụng vào thực tế để đề ra các giải pháp làm tăng độ phì của đất, cải tạo đất và hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học * GDCD: - Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. 2.2.3 Kĩ năng liên môn đạt được thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp: - Học sinh có được cái nhìn tổng thể, logic và biện chứng để giải thích được hiện tượng ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và sự phát triển kinh tế của các nhóm nước. - Thông qua đó học sinh có thể vận dụng sự hiểu biết giữa liên môn Địa lí – Công nghệ và Giáo dục công dân để làm hạn chế sự ô nhiễm môi trường và ứng phó được với những thay đổi của môi trường tự nhiên do tác động bởi các hoạt động kinh tế của con người. 2.3 Vềề thái độ: - Tích cực ủng hộ những chủ trương của Đảng, nhà nước trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. - Tích cực tham gia các hoạt động góp phần giải giải quyết vấn đề môi trường do trường và địa phương tổ chức. - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên. - Tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân tại địa phương mình sinh sống. - Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.  Thái độ giáo dục thông qua việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn Địa lí – Công nghệ và giáo dục công dân: - Giáo dục cho học sinh ý thức tham gia một cách tích cực các hoạt động góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường tại trường, lớp và địa phương mình sinh sống. - Giúp các em hình thành thói quen sử dụng một cách tiết kiệm tài nguyên: nước, điện, đổ rác đúng nơi quy định… đồng thời hạn chế sử dụng các chất gây ô nhiễm và phá hủy tầng ozon. Trên cơ sở đó giúp các em thay đổi các hành vi, Trường THPT Xuân Đỉnh 3  Môi trường và sự phát triển bền vững nhất là những hành vi có liên quan trực tiếp đến môi trường sống của con người. 2.4 Định hướng năng lực được hình thành - Góp phần hình thành phẩm chất có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước và môi trường tự nhiên. - Năng lực sử dụng số liệu thống kê - Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự học : giúp học sinh chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tìm hiểu và tiếp nhận tri thức. 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ - Số lượng: 80 học sinh - Số lớp : (10A1, 10A2) - Khối lớp : 10 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH THEO HỌC DỰ ÁN 3.1 Thuận lợi: - Đa số học sinh đã được tiếp cận với nội dung giáo dục môi trường ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các môn học ở THCS nên các em không bị bỡ ngỡ với những yêu cầu mà dự án đặt ra. - Nhiều em có trình độ tin học tương đối tốt, thường xuyên cập nhật các thông tin về vấn đề môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là mạng internet. - Đa số các em nhiệt tình, tích cực khi được phân công, giao nhiệm vụ. Có hứng thú khi được tham gia học tập. 3.2 Khó khăn: - Là học sinh đầu cấp, các em đến từ nhiều trường THCS trên địa bàn các quận Bắc từ Liêm, Nam Từ Liêm, Tây Hồ do vậy chất lượng và khả năng nhận thức không đồng đều. - Đa số các em chưa từng được tham gia các tiết học tích hợp kiến thức liên môn trước đó. Trường THPT Xuân Đỉnh 4  Môi trường và sự phát triển bền vững - Khả năng làm việc nhóm và hợp tác trong giải quyết vấn đề còn nhiều hạn chế. - Kỹ năng thuyết trình vấn đề chưa tốt - Một số học sinh còn chưa tích cực trong các hoạt động nhận thức, có nhiều em còn thụ động trong quá trình học tập. 4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC 4.1 Đốếi với thực tiềễn dạy học: Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình dạy học. Đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Dạy học vận dụng kiến thức liên môn sẽ làm cho giờ học trở nên sinh động hơn vì không chỉ có giáo viên trình bày mà học sinh cũng phải tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy được tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học này giúp cho học sinh hệ thống hoá được kiến thức, kĩ năng về môi trường và sự phát triển bền vững ở các môn học khác nhau, giúp định hướng hình thành các năng lực cho học sinh. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh thói quen trong tư duy, lập luận khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Qua thực tế chuẩn bị và giảng dạy dự án tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức giữa các môn học để giải quyết một vấn đề nào đó là hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi giáo viên bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để có được cái nhìn tổng quát dưới nhiều khía cạnh để giúp học sinh có thể giải quyết được các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Nhờ đó mà giờ học trở lên sinh động và hấp dẫn hơn. Việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn cũng giúp cho học sinh hiểu vấn đề và tình huống một cách sâu sắc. Trên cơ sở đó sẽ giúp các em phát triển khả năng tư duy, sự sáng tạo trong học tập cũng như khả năng ứng dụng vào thực tiễn qua đó góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Trường THPT Xuân Đỉnh 5  Môi trường và sự phát triển bền vững Qua bài học tích hợp liên môn học sinh hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn học, từ đó xác định cần phải phân bố thời gian hợp lí cho việc tìm hiểu, học đều tất cả các môn không phân biệt môn “chính”, môn “phụ” để có sự hiểu biết đồng bộ tất cả các môn học. Có kỹ năng sống, thích ứng với thiên nhiên, giảm nhẹ những thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. 4.2 Đốếi với thực tiềễn xã hội Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế, con người đã tác động đến chính môi trường sống của mình và làm cho nó bị suy thoái và ô nhiễm. Phần lớn các vấn đề môi trường là do tác động không hợp lý của con người lên môi trường trong các hoạt động kinh tế, do sự chạy đua vũ trang, chiến tranh và xung đột quân sự... Vì vậy, trong khi đưa ra các giải pháp về môi trường, cần phải tìm thấy căn nguyên của các vấn đề này có tính chất kinh tế xã hội. Chính vì vậy, vấn đề môi trường không tách rời với vấn đề phát triển. Vấn đề này, vừa có tính toàn cầu, vừa có tính khu vực và vừa có những nét riêng của từng nước, từng khối nước... Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng môi trường lành mạnh và sự phát triển, sự hưng thịnh của xã hội loài người hoàn toàn có thể cùng tồn tại. Đây chính là thông điệp của sự phát triển bền vững. Giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết vấn đề môi trường và phát triển bền vững, vì nó tác động đến từng thành viên trong xã hội, làm thay đổi từ kiến thức, ý thức đến hành vi của họ trong mọi hoạt động. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, tôi đã chọn đề tài “Môi trường và sự phát triển bền vững” cho dự án dạy học liên môn của mình để giúp các em biết vận dụng các kiến thức của các môn học khác nhau ở trường phổ thông để nhận biết được các tác nhân gây ô nhiếm môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon. Để từ đó các em có thể đề ra các hướng giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ hiện tượng biến đổi khí hậu và suy giảm tầng ozon. Trường THPT Xuân Đỉnh 6  Môi trường và sự phát triển bền vững Từ việc nhận thức đúng đắn được vấn đề sẽ làm cho các em có những hành động cụ thể, góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ tốt môi trường sống tại địa phương mình như: - Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện, nước - Vứt rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh chung tại lớp học, trường học, nơi ở và các nơi công cộng. - Tích cực tham gia tổng vệ sinh trường lớp, nơi ở, đường làng, ngõ xóm, tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. - Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Hạn chế sử dụng các chất gây ô nhiễm như CFC,... có trong các loại bình xịt, hay thiết bị làm lạnh. - Tích cực tuyên truyền và vận động mọi người sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái chế. Không sử dụng các chất hóa học độc hại trong sản xuất nông nghiệp..... 5. THIẾẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 5.1. Chuẩn bị của giáo viền 5.1.1 Thiếết bị dạy học - Máy tính, máy chiếu, máy chiếu hắt, bút laze, máy in. - Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động khai thác tài nguyên, chặt phá rừng, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, các nguồn gây ô nhiễm tại các nhóm nước phát triển và đang phát triển... 5.1.2 Đôầ dùng dạy học Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được. 5.1.3 Học liệu - Sách giáo khoa Địa lí 10 (ban cơ bản) - Sách giáo khoa Công nghệ 10 (ban cơ bản) - Sách giáo khoa giáo dục công dân 10 (ban cơ bản) - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn Địa lí, Công nghệ, Giáo dục công dân. - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông các môn Địa lí, công nghệ và GDCD. Trường THPT Xuân Đỉnh 7  Môi trường và sự phát triển bền vững - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Địa lí. - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT các môn Địa lí, Công nghệ và GDCD. - Một số sách tham khảo môn Địa lí, công nghệ và GDCD có liên quan đến kiến thức của bài học. Một số thông tin về biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon trên thế giới, hậu quả và tác động của nó tới Việt Nam. Một số thông tin về Hội Nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeiro, Brazil. 5.2 Chuẩn bị của học sinh - Máy tính có kết nối internet - Sách giáo khoa Địa lí 10 (ban cơ bản) - Sách giáo khoa Công nghệ 10 (ban cơ bản) - Sách giáo khoa giáo dục công dân 10 (ban cơ bản) - Giấy A0, bút màu, giấy màu, compa, thước kẻ.... 5.3 Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học dự án 5.3.1 Trong việc dạy: - Máy tính có kết nối Internet: Sưu tầm tài liệu, soạn giáo án, bài giảng - Máy chiếu: Trình chiếu bài giảng - Máy chiếu vật thể: Kiểm tra phần làm ra nháp và các phiếu học tập của học sinh. - Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt các đầu mục và công thức cần thiết) để học sinh tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết vào vở.  Chuẩn bị một số hình ảnh trên Powerpoint: + Môn Địa lí: Các hình ảnh về môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo, các loại tài nguyên khoáng sản, đất, không khí, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất…, hình ảnh mô phỏng hiện tượng hiệu ứng nhà kính, phân bố bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất. Hình ảnh điều tra thực trạng môi trường tại địa phương của mình sinh sống: làng nghề bánh kẹo cổ truyền Xuân Đỉnh, Thụy Phương, Đông Ngạc, Cổ Nhuế + Môn công nghệ: Hình ảnh về các biện pháp cải tạo đất, phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật và những tác động của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường. Trường THPT Xuân Đỉnh 8  Môi trường và sự phát triển bền vững + Môn Giáo dục công dân: Các hình ảnh về ô nhiễm môi trường và môi trường bị suy thoái, các biện pháp mà các em học sinh đã thực hiện nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường  Chuẩn bị một số đoạn video, clip: + Môn Địa lí: Video “Những vấn đề cấp bách hiện nay”. Clip về bài phát biểu của em SeverSuzuki (12 tuổi) đến từ Canada đại diện tổ chức ECO tổ chức trẻ em vì môi trường tại hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio đe Jannero vào tháng 6/1992. Video hãy xem con người đang làm gì với môi trường. + Công nghệ: Clip về hiện trạng sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật - 5.3.2 Trong việc học: Máy tính kết nối Internet: Học sinh sưu tầm tài liệu, thiết kế sản phẩm, đánh máy báo cáo của nhóm mình. Máy chiếu: Để học sinh trình bày các sản phẩm của nhóm mình trước cả lớp và cô giáo. Lớp được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm có 8 học sinh. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các bạn, HS trong nhóm trao đổi thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Các nhóm chuẩn bị trước (tìm hiểu ở nhà) và nộp báo cáo và các sản phẩm đúng hạn. 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾẾN TRÌNH DẠY HỌC 6.1 Chuẩn bị 6.1.1 Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu overhead, projector, loa, phòng thao giảng - Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh - Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh - Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm - Các phiếu đánh giá phiếu hỏi: Trước khi bắt đầu dự án + Phiếu điều tra người học + Nhật ký cá nhân + Hợp đồng học tập - Trong khi thực hiện dự án: + Phiếu học tập định hướng + Biên bản làm việc nhóm + Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động nhóm, + Phiếu đánh giá cá nhân trong hoạt động định hướng + Phiếu đánh giá báo cáo - Kết thúc dự án: Trường THPT Xuân Đỉnh 9  Môi trường và sự phát triển bền vững + Phiếu ghi nhận thông tin + Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng + Nhật ký cá nhân + Báo cáo tổng kết 6.1.2 Học sinh: - Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học, clip, tranh ảnh minh họa họa về ô nhiễm môi trường - Bút dạ, giấy A0, bút màu, giấy màu... - Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế 6 .2 Hoạt động học tập Dự án được thực hiện trong 4 tuần (4 tiết) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TUẦN 1: Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ 1. Mục tiêu: - Thành lập được các nhóm theo sở thích - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm 2. Thời gian: tuần 1 – tiết 1 Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh: là một chuyên gia về môi trường, có nhiệm vụ đi tìm hiểu về thực trạng môi trường của thế giới và Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất để giải quyết những vấn đề trên. GV cho HS xem các clip: Các vấn đề cấp bách trên trái đất hiện nay, hãy xem con người đã làm gì với môi trường. Yêu cầu học sinh nhận xét GV nhận xét và vào dự án: 2 Clip chúng ta vừa xem cho thấy con người ngay từ khi mới xuất hiện cho đến nay đã tác động và làm cho môi trường thay đổi mạnh mẽ. Chính con người là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi Trường THPT Xuân Đỉnh 10  Môi trường và sự phát triển bền vững trường, suy giảm đa dạng sinh học và làm giảm chất lượng cuộc sống của chính mình. Vậy chúng ta phải làm thế nào để hạn chế được những tác động tiêu cực do chính mình gây ra với môi trường sống và làm thế nào để sự phát triển của ngày hôm nay không làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của các thế hệ mai sau, hay nói cách khác là làm thế nào để phát triển bền vững? Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các chủ đề của dự án. Chủ đề 1: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Chủ đề 2: Ô nhiễm môi trường, vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu Chủ đề 3: Ô nhiễm môi trường ở nhóm nước phát triển Chủ đề 4: Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển. Chủ đề 5: Phát triển bền vững - Bước 1: Phát phiếu thăm dò sở - HS điền phiếu số 1 thích nhóm (Phụ lục I). - Bước 2: Công bố kết quả sắp xếp - Các nhóm bàn bạc bầu nhóm nhóm theo sở thích. trưởng, thư kí Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên powerpoint và trang web. Tham gia tìm kiếm thông tin Theo trình độ trong SGK, trên mạng interrnet Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông học sinh tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được. Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm Theo năng lực các thông tin trên mạng sử dụng CNTT Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng của học sinh khác: Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint… - Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm. Nhóm Trường THPT Xuân Đỉnh Nội dung nhiệm vụ Điều chỉnh 11  Môi trường và sự phát triển bền vững nhiệm vụ I - Tìm hiểu về Môi trường (Khái niệm, các loại môi trường, chức năng, vai trò của môi trường trong sự phát triển của xã hội loài người. Phân biệt được môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo). - Tìm hiểu về Tài nguyên thiên hiên (Khái niệm, phân loại, kể tên các loại tài nguyên theo khả năng hao kiệt) - Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường (khái niệm, biểu biện, nguyên nhân hậu quả và các biện pháp khắc phục) II - Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường ở địa phương em sinh sống. - Trách nhiệm của học sinh trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. - Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển. III - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Biện pháp mà các nước thuộc nhóm phát triển đã thực hiện nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm - Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển. - Nguyên nhân và biện pháp khắc phục IV - Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với các biện pháp nhằm hạn chế biến đổi khí hậu (trong nông nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp). V - Tìm hiểu về phát triển bền vững (Khái niệm, cơ sở, Trường THPT Xuân Đỉnh 12  Môi trường và sự phát triển bền vững phương hướng, mục tiêu). - Môi trường và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã làm gì để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Bước 4: Phát phiếu học tập định hướng (Phụ lục 6) và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ - Nghiên cứu phiếu học tập định hướng - Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu - Bước 5: Kí hợp đồng học tập (Phụ lục - Kí kết hợp đồng học tập 2) http://www.mediafire.com/watch/r1vjl6klr0rlkrv/01_KHOI_DONG.avi TUẦN 2 Hoạt động 2: TRIỂN KHAI DỰ ÁN 1. Mục tiêu: - Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công. - Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm. - Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,…Kĩ năng viết báo cáo và trình bày vấn đề. 2. Thời gian: Tuần 2 - GV giúp đỡ, định hướng cho học - Các nhóm HS phân công nhiệm sinh và các nhóm trong quá trình làm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt việc. nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Đặt lịch giải đáp thắc mắc cho HS. - Viết nhật kí và biên bản làm Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu. việc nhóm. - Viết báo cáo, sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được. Trường THPT Xuân Đỉnh 13  Môi trường và sự phát triển bền vững - Chuẩn bị tổ chức báo cáo kết quả làm việc thông qua thuyết trình, thảo luận. http://www.mediafire.com/watch/ykjc0c99oqih2yh/02_THAO_LUAN _NHOM.avi TUẦN 3 Hoạt động 3: KẾT THÚC DỰ ÁN 1. Mục tiêu: - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận - Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. - Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết. - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. 2.Thời gian: Tuần 3- tiết 3,4 3. Thành phần tham dự: - Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn - GVBM Địa lí, Hóa học, công nghệ, giáo dục công dân và GVCN lớp tham gia dự án - Học sinh lớp 10A1, A2 4. Nhiệm vụ của học sinh - Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công. - Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác. - Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác. 5. Nhiệm vụ của giáo viên Trường THPT Xuân Đỉnh 14  Môi trường và sự phát triển bền vững - Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận - Quan sát, đánh giá - Hỗ trợ, cố vấn. - Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm - Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Bước 1: GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm. - Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận: Chúng ta đang sống trong môi trường tự nhiên, tác động vào tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Những tác động ấy đã làm cho môi trường tự nhiên thay đổi. Do vậy chúng ta cần phải có những hiểu biết về môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có những tác động hợp lí, để sự phát triển của hôm nay không phải là trở ngại cho sự phát triển của các thế hệ tương lai. * Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công Nhóm 1: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận Sản phẩm: Poster) - Đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình http://www.mediafire.com/watch/xhoaipdvbdpaluc/03_NHOM_1.avi - HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin. Sau khi nhóm 1 thuyết trình xong, Gv yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - HS nhóm 1 ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 1 + Nội dung + Hình thức + Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn GV nhấn mạnh môi trường sống của con người là sự kết hợp của 3 loại môi trường (Cho học sinh xem các hình ảnh minh họa về các loại môi Trường THPT Xuân Đỉnh 15  Môi trường và sự phát triển bền vững trường) GV yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp: GV cho học sinh xem một số hình ảnh minh họa cho các loại tài nguyên thiên nhiên và yêu cầu học sinh Hãy chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng Trường THPT Xuân Đỉnh 16  Môi trường và sự phát triển bền vững Trả lời: Từ khi biết trồng trọt, đất trở thành tài nguyên quan trọng; khi công nghiệp ra đời, khoáng sản trở thành tài nguyên quan trọng. Điều này cho thấy con người đang thực sự khai thác tự nhiên theo chiều sâu. Do vậy con người cần phải giữ gìn cả những gì của tự nhiên mà hôm nay chúng ta chưa sử dụng được (VD: Giữ cho tuyết ở vùng cực Nam cực và Bắc cực không bị ô nhiễm, làm kho nước ngọt dự trữ cho tương lai). - Đất trồng là loại tài nguyên có khả năng khôi phục được. + Độ phì của đất là gì? + Yếu tố nào quyết định độ phì nhiêu của đất? Muốn làm tăng độ phì của đất phải áp dụng những biện pháp kỹ thuật nào? HS trả lời GV nhận xét và chốt kiến thức: - Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng, không chứa Trường THPT Xuân Đỉnh 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan