Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Giáo án tích hợp liên môn vật lý 10 bài 26 thế năng tiết 43 thế năng trọng trườn...

Tài liệu Giáo án tích hợp liên môn vật lý 10 bài 26 thế năng tiết 43 thế năng trọng trường

.DOC
18
7446
66

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI GIÁO ÁN VẬT LÝ 10 BÀI 26: THẾ NĂNG TIẾT :43 THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG TỔ: VẬT LÍ - KTCN NGƯỜI THỰC HIỆN: KIỀU VĂN THỰC LÊ THỊ MAI THANH ĐIỆN THOẠI: 0979.871.926 EMAIL: [email protected] 1 A.MỞ ĐẦU Như Luật giáo dục (2005) đã nêu : "Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc". Việc có nhiều môn học đã được đưa vào nhà trường phổ thông hiện nay là thể hiện quá trình thực hiện mục t5iêu giáo dục toàn diện. Các môn học đó phải liên kết với nhau để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên. Mặt khác, hiện nay các tri thức khoa học và kinh nghiệm xã hội của loài người phát triển như vũ bão. Trong khi, quỹ thời gian cũng như số năm học để HS ngồi trên ghế nhà trường là có hạn, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù những tri thức này là rất cần thiết. Chẳng hạn, ngày nay người ta nhận thấy cần thiết phải trang bị nhiều kĩ năng sống cho HS (các kiến thức và kĩ năng về an toàn giao thông, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng hiệu quả, về định hướng về nghề nghiệp,...) trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhà trường. Vì vậy, dạy học tích hợp là giải pháp quan trọng. Bên cạnh đó việc tích hợp các nội dung tri thức phù hợp, có ý nghĩa và gần với cuộc sống hàng ngày vào môn học còn góp phần phát triển hứng thú học tập cho học sinh. Làm cho học sinh thấu hiểu ý nghĩa của các kiến thức cần tiếp thu, từ đó tạo sự xúc cảm nhận thức, cũng sẽ làm cho học sinh nhẹ nhàng vượt qua các khó khăn về nhận thức và việc học tập khi đó mới trở thành niềm vui và hứng thú của học sinh. ®ây cũng là các tiêu chí mà chúng tôi muốn đạt được khi soạn giáo án này. 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - DHTH: Dạy học tích hợp - SGK : Sách giáo khoa - THPT: Trung học phổ thong - SBT : Sách bài tập - GV: Giáo viên - VD : Ví dụ - HS: Học sinh - GD : Giáo dục - CH : Câu hỏi - TL: Trả lời - YCHS : Yêu cầu học sinh - NX : Nhận xét B. GIÁO ÁN 3 BÀI 26 THẾ NĂNG Tiết 43: THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG (Sách Vật Lý 10 cơ bản) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều. Viết được biểu thức trọng lực của một vật: đó , trong là gia tốc của một vật chuyển động tự do trong trọng trường đều. - Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường (hay thế năng hấp dẫn). Định nghĩa được khái niệm mốc thế năng. - Viết được hệ thức giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực. - Biết vận dụng kiến thức của các môn học Toán, Sinh, Địa, Giáo dục Công dân để giải thích các hiện tượng liên quan đến thế năng của vật 2. Kỹ năng - Rèn luyện cách suy luận cho HS. - Phân biệt được các dạng năng lượng động năng và thế năng. - Biết cách chọn mốc thế năng phù hợp trong quá trình giài các bài toán liên quan đến thế năng. - Giải thích được các hiện tượng vật lý có liên quan. - Học sinh có thể giải được các bài tập đơn giản về thế năng, thế năng trọng trường. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. 3. Thái độ - Phát huy tích cực, khắc chế tiêu cực... - Giáo dục ý thức, lòng yêu nước và truyền thống cách mạng của dân tộc. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống. 4 - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. Các kiến thức , kỹ năng , thái độ : được lồng ghép được đưa vào trong và sau bài học. Nội dung của bài tập trung các chủ đề liên quan đến những kiến thức, trải nghiệm thực tế . Chú trọng việc quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, cuộc sống hàng ngày để học sinh có thể kết nối các chủ đề khác nhau và tích hợp các ý niệm , ý tường một cách khoa học. Cách tiếp cận tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các kiến thức của các môn học có liên quan xoay quanh một chủ đề là bảo vệ môi trường sống. II. ĐỐI TƯỢNG Học sinh khối 10 ban Cơ Bản A trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Các ví dụ thực tế để minh hoạ. Máy chiếu. video, hình ảnh .. - Vật có thế năng có thể sinh công. - Phiếu học tập : Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: - Chuẩn bị câu hỏi và bài tập 2. Học sinh : Ôn lại những kiến thức sau : - Khái niệm thế năng đã học ở lớp 8 THCS - Các khái niệm về trọng lực và trọng trường. - Biểu thức tính công của một lực. - Chuẩn bị tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành, dụng cụ học tập: SGK, SBT - Chia lớp thành 3 nhóm Học sinh: + Nhóm 1: Chuẩn bị tài liệu hình ảnh và thuyết trình với chủ đề: Con người đã biết lợi dụng độ cao, địa hình để sản xuất hay chống giặc ngoại xâm. + Nhóm 2 : Tìm hiểu nguyên lý làm việc của nhà máy thuỷ điện. + Nhóm 3: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự ô nhiễm môi trường , thiên tai lũ lụt, sự xói mòn đất ở nước ta. IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở, ổn định học sinh . 5 Ngày, lớp dạy Tên HS vắng 10B7 10B8 Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : 1. Nêu định nghĩa và công thức tính động năng? 2. Viết biểu thức tính công của một lực. Hoạt động2 : Gợi mở- Dẫn nhập Cho học sinh quan sát một số hình ảnh: - Búa máy ép cọc bê tông ở công trường. - Đập nước ở nhà máy thuỷ điện. - Một hòn đá đang ở độ cao h so với mặt đất khi thả xuống hòn đá có thể làm lún mặt đất. Điều này chứng tỏ khi một vật có một độ cao nào đó thì có mang năng lượng. Vậy năng lượng này tồn tại dưới dạng nào? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào? Biểu thức tính ra sao? Dạng năng lượng nói trong ba thí dụ trên được gọi là thế năng . Để tìm hiểu sâu hơn về tính chất hay độ lớn của thế năng sau đây chúng ta đi vào bài học. Hoạt động 3 : Nội dung chính của bài học (Tìm hiểu khái niệm trọng trường ,thế năng trọng trường và mối Liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản I. Thế năng trọng trường. YC HS nêu đặc điểm của trọng lực? HS trình bày đặc điểm của trọng lực. Giới thiệu khái niệm trọng trường và trọng trường đều. 1. Trọng trường. Ghi nhận khái niệm trọng trường và Xung quanh Trái Đất tồn trọng trường đều. tại trọng trường. Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện trọng lực tác dụng lên vật khối lượng m đặt tại một vị trí bất kì trong 6 khoảng không trọng trường. Trả lời C1. Yêu cầu hs trả lời C1. GV: YC HS làm việc theo nhóm (Mỗi nhóm HS làm thí nghiệm: gồm 2 bàn) : Lấy 2 viên bi nhỏ (đã được Nhóm 1: chuẩn bị từ trước): Nhóm 1,3: Đặt quả (1) trên miếng đất lặn, thả viên bi (2) rơi từ vị trí B cao hơn vị trí A một đoạn h cho chạm vào viên bi (1). Nhóm 2,4: Đặt viên bi (1) ở chân mặt phẳng nghiêng, thả viên bi (2) từ đỉnh mặt phẳng nghiêng. YC HS làm thí nghiệm và tìm hiểu nguyên nhân nào làm cho viên bi (1) chuyển động? gian có Trong một khoảng không gian không rộng nếu gia tốc trọng trường Error! Objects cannot be created from editing field codes.tại mọi điểm có phương song song, cùng chiều, cùng độ lớn thì ta nói trong khoảng không gian đó trọng trường là đều. 2. Thế năng trọng trường. 7 Nhóm 2: Nhận xét câu trả lời của một số nhóm và giới thiệu dẫn dắt HS vào phần đầu tiên. GV: Thay đổi độ cao của viên bi (2). Yêu cầu HS nhận xét về khả năng sinh công của - Trả lời câu hỏi chúng ở những dộ cao h khác nhau so với Chứng tỏ viên bi (2) đã sinh công làm mặt đất. cho viên bi (1) chuyển động. Vậy: Viên bi (2) đã có một năng lượng nhất định. - Trả lời câu hỏi: Viên bi (2) ở vị trí càng GV Giới thiệu: Dạng năng lượng này được cao thì khả năng sinh công càng lớn => gọi là thế năng trọng trường (Thế năng hấp Có năng lượng càng lớn. dẫn) - Giới thiệu khái niệm thế năng trọng trường. Thế năng trọng trường VD: Một số hình ảnh trong thực tế. - Ghi nhận khái niệm thế năng trọng của một vật là dạng năng trường. lượng tương tác giữa Trái Đất và vật. Nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. HS nhận xét: Búa máy sinh công khi đóng cọc bê tông; Nước chảy từ trên cao 8 xuống cũng có khả năng sinh công. -Yêu cầu học sinh tính công của trọng lực khi vật có khối lượng m rơi từ độ cao h xuống mặt đất. Chọn trục tọa độ Oz có phương thẳng đứng, Chiều (+) hướng lên trên. Gốc tọa độ O tại mặt đất. Khi đó: h = z * Tính công của trọng lực. - Các nhóm học sinh trao đổi và trình bày cách tính: A = P.z = m.g.z - Học sinh ghi kết quả và biểu thức tính thế năng trọng trường Wt  mgz Khi một vật có khối lượng m đặt ở vị trí có độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định bằng biểu thức: Wt = mgz Thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? TL: Từ biểu thức tính thế năng trọng trường Wt  mgz . thế năng của một vật phụ thuộc vào g, z Trong trường hợp trọng trường đều, thế năng trọng trường của một vật phụ thuộc vào TL: Trong trường hợp trọng trường đều, những yếu tố nào? thế năng phụ thuộc vào độ cao z vì trong trọng trường đều gia tốc g không đổi. - Giới thiệu mốc thế năng: Chọn mốc thế năng tại vị trí nào thì thế năng của vật đặt tại đó bằng 0. - Ghi nhận mốc thế năng. Vị trí mà thế năng bằng không được gọi là gốc thế năng (Mốc thế năng) 9 Thế năng của vật ở mặt đất bằng bao nhiêu nếu chọn mặt đất làm gốc thế năng ? TL: Khi Vật ở mặt đất Z = 0 => WtO = 0 Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì công thức tính thế năng trọng trường của một vật có khối lượng m đặt tại độ cao z là : Wt = mgz Yêu cầu hs trả lời C3 Trả lời câu C3 So sánh thế năng tại A, B và O ở Hình 26.3. Chọn gốc thế năng tại O. Wt o  0 Nếu chọn gốc thế năng tại 0 (độ cao = 0) thì tại điểm nào có: Wt A > 0 thế năng = 0, Wt B < 0 thế năng > 0 thế năng < 0? CH: Thế năng của vật có thể có giá trị (+), (-) hoặc bằng 0. Vậy thế năng của vật còn TL: Thế năng của vật còn phụ thuộc vào Việc chọn gốc thế năng phụ thuộc vào yếu tố nào? gốc thế năng. của vật ở những vị trí khác nhau thì giá trị của thế năng cũng khác nhau. * Chú ý. Khi tính độ cao z ta chọn chiều dương hướng lên phía trên. Chú ý: + Thế năng của hệ VậtTrái đất bằng thế năng của vật. + Thế năng trọng trường là trường hợp riêng của thế 10 năng hấp dẫn - Nêu câu hỏi: Tìm đơn vị của thế năng? - Trả lời câu hỏi: Wt  mgz => [ wt ] = kg. m/s2.m -------------------------------------------------- - Nhận xét câu trả lời của bạn. Vận dụng: ---------------------------------------------- + Đơn vị của thế năng trong hệ SI: Jun (J) 1 J = 1 kg.m2/s2 ------------------------------- VD1. Một người đứng trên cầu ném một hòn đá có khối lượng 50 g lên cao theo phương thẳng đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6m ( tính từ điểm ném) thì dừng và rơi trở xuống mặt nước thấp hơn điểm ném 2 m. Lấy g = 10m/s2 Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao nhất nếu chọn: a) b) Điểm ném vật làm mốc. Mặt nước làm mốc. HS: Làm bài tập. Chọn trục tọa độ Oz hướng thẳng đứng GV: Gọi một HS lên bảng và yêu cầu các HS từ dưới lên còn lại làm vào vở. a) Điểm ném làm mốc: Vị trí cao nhất có tọa độ : h = 6 m Wt = mgh = 2,94 (J) b) Mặt nước làm mốc: Vị trí cao nhất có tọa độ : NX: Khi một vật có khối lượng m đặt ở vị h’ = h + 2 = 6 + 2 = 8 m 11 trí có độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của Trái đất thì vật có thế năng trọng trường (Nghĩa là vật có khả năng sinh công). YC HS tìm hiểu các ứng dụng trong thực tế đời sống sinh hoạt hàng ngày? YC nhóm 1 trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình (đã giao về nhà trong buổi học trước). Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. Wt’ = mgh’ = 3,92 (J) NX: Con người đã biết lợi dụng độ cao, địa hình để sản xuất. Phần trình bày của nhóm 1 (Bấm phím Ctrl + click vào dòng trên để link đến phần trình bày của nhóm 1) Giới thiệu hình ảnh sau: -------------------------------- ------------------------------------------------- Vì sao khi đạp xe lên dốc thì tốn sức hơn khi xuống dốc? Mục 3: Liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực (giảm tải) GV chỉ thông báo công thức liên hệ. YC HS về nhà đọc SGK tìm hiểu cách chứng minh công thức và các đặc điểm của công HS ghi nhận công thức, 3. Liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực. - Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M (vị trí đầu) đến vị trí N (vị trí cuối) thì công của trọng lực có giá trị bằng 12 của trọng lực. hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N, tức là bằng độ giảm (hoặc tăng) thế năng của vật. AP  Wt2  Wt1  mgz 2  mgz1 NX: - Khi vật giảm độ cao. Trọng lực sinh công dương - Khi vật tăng độ cao trọng lực sinh công âm - Công của trọng lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối. Giới thiệu với HS một số hình ảnh: YC HS liên hệ với bài học? HS: Khi đưa vật lên cao thì trọng lực sinh công âm (công cản). 13 Nên để kéo những cỗ pháo rất nặng lên cao các chiến sĩ phải tốn những công rất lớn. Với dịa hình hiểm trở, đường đi khó khăn mà lại phải đảm bảo tính bí mật trong chiến đấu cho thấy sự khó khăn vất vả cũng như ý trí quật cường của bộ đội ta trong những ngày chiến tranh ác liệt… Giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng và lòng yêu nước ngàn đời của dân tộc. Nhận xét: Từ lâu con người đã biết lợi dụng độ cao, địa hình trong sản xuất và sinh hoạt từ những dụng cụ thô sơ: ở miền núi lợi dụng sức nước để đưa nước lên cao, làm cối giã gạo… (không cần dùng máy bơm, máy xay sát gây tiếng ồn, chất thải xăng, dầu…) cho đên những máy móc hiện đại như: máy đóng cọc... Chúng ta còn biết lợi dụng thế năng của nước để làm quay tuốc bin trong nhà máy thuỷ điện để sản xuất điện. Yêu cầu nhóm 2 trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình về nguyên tắc hoạt động của nhà máy thủy điện? Các nhóm khác lắng nghe và đóng góp ý Phần trình bày của nhóm 2(Bấm phím Ctrl kiến. + click vào dòng trên để link đến phần trình bày của nhóm 2) GD;Giá trị sống,ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, bảo vệ môi trường sống Tuy nhiên cũng do các vật ở trên cao có 14 thế năng (có khả năng sinh công) nên bên cạnh các ứng dụng thì nó cũng gây ra một số các tác hại khó lường: Thác nước, nước chảy từ trên cao thì sinh công (Thế năng) làm xói mòn đất, có thể gây ra thiên tai lũ lụt (mưa lớn, nước trên núi chảy xuống) YC HS tìm hiểu các tác hại và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các tác hại do lũ lụt gây ra? Yêu cầu nhóm 3 trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình, Các nhóm khác lắng nghe và Phần trình bày của nhóm 3:(Bấm phím Ctrl + click vào dòng trên để link đến phần trình bày của đóng góp ý kiến. nhóm 3) GV NX: Trong cuộc sống, chúng ta đang cố gắng dùng kiến thức khoa học để biến những gì sẵn có trong thiên nhiên thành lợi thế, thành tài nguyên và nguồn lực để phát triển kinh tế, phát triển đất nước phục vụ cho chính chúng ta. Nhưng nếu làm không tốt hoặc không có nền tảng khoa học thì những lợi thế đó có thể sẽ quay trở lại làm ảnh hưởng không tốt tới môi trường sống của chính chúng ta. Chúng ta cần biết sử dụng các kiến thức vật lý để áp dụng vào trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, sử dụng đặc trưng địa hình để tạo ra nguồn năng lượng xanh, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý để bảo vệ môi trường sống Để hạn chế xói mòn đất cũng như hạn chế lũ lụt mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường như: Sử dụng nguồn năng lượng sạch; Trồng cây xanh, bảo vệ rừng chống hiệu ứng nhà kính; Sử dụng các dạng năng lượng xanh; Tiết kiệm điện, tiếp kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên; Tuyên truyền trồng cây phủ kín đồi trọc, đất trống, làm ruộng bậc thang, khai thác vùng đất dốc một cách có khoa học. Ổn định cuộc sống đồng bào dân tộc, định canh định cư. Không đốt nương làm rẫy, không sống cuộc sống du canh du cư... Hoạt động 4: củng cố Nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài. Thế năng trọng trường (thế năng hấp dẫn) của vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật ứng với một vị trí xác định của vật trong trọng trường. Biểu thức thế năng trọng trường tại một vị trí có độ cao z: Wt = mgz, nếu chọn mốc thế năng là mặt đất. 15 Hiểu thêm về giá trị truyền thống lịch sử cách mạng, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đất nước. Hoạt động 5: Dặn dò và giao bài về nhà; 1. Làm bài tập 2,3,5,6 SGK trang 140 2. Các bài tập. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 2.1.Một vật nằm yên có thể có: A. Thế năng B. Vận tốc C. Động năng D. Động lượng Câu 2.2.Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng? A. Wt = mgh B. W mg(z2 – z1) C. W = P.h D. W = mgh/2 Câu 2. 3. Thế nă ng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường) A. Vị trí vật. C. Vận tốc vật. B. Khối lượng vật. D. Độ cao. Câu 2 .4. Trong quá trình xây dựng nhà máy thủy điện người ta ngăn dòng nước trên sông với mục đích ? A.Tích trữ năng lượng cho dòng nước dưới dạng thế năng. B. Tích trữ năng lượng cho dòng nước dưới dạng động năng. C. Tạo ra khối lượng nước lớn. D. Ngăn không cho dòng nước chảy vào nhà máy. Câu 2.5. Thế năng hấp dẫn là đại lượng: A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. C. Véc tơ có cùng hướng với véc tơ trọng lực . D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. BÀI TẬP TỰ LUẬN Bài 2.1 Thả một vật rơi tự do có khối lượng 500g từ độ cao 45 m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật tại giây thứ hai so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2 Bài 2.2 Một khẩu pháo có khối lượng 4000kg, lấy g = 10 m/s2. a/ Tính thế năng của khẩu pháo tại A trên sườn đồi cách mặt đất 35m và tại đáy vực cách mặt đất 25m với gốc thế năng tại mặt đất. b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy vực, hãy tính lại kết quả câu trên. c/ Tính công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy vực sâu lên độ cao 35m so với mặt đất. Nhận xét kết quả thu được. Bài 2:3 Một vật có khối lượng 3 kg được đặt ở vị trí trong trọng trường và có thế năng tại đó W t1 = 500J. Thả vật rơi tự do đến mặt đất có thế năng Wt1 = -900J. a/ Hỏi vật đã rơi từ độ cao nào so với mặt đất. 16 b/ Xác định vị trí ứng với mức không của thế năng đã chọn. c/ Tìm vận tốc của vật khi vật qua vị trí này. Bài 2:4.Người ta dùng một búa máy khối lượng M để đóng một cái cọc khối lượng m vào đất. Mỗi lần đóng cọc xuống sâu được một đoạn s. a/Xác định lực cản trung bình của đất biết búa rơi từ độ cao h xuống đầu cọc. b/Tính phần năng lượng để làm vật nóng lên và biến dạng. Cho biết lực cản không khí và búa khi nó rơi là F. Áp dụng: M=100kg, m=30kg ; s=5cm, h=2m ; F1=700N. 3. Tìm hiểu thêm. - Thác nước cao nhất thế giới ở đâu? - Ngọn núi cao nhất thế giới? - Nhà máy thủy điện Sơn La, Nhà máy thủy điện Hòa bình. (Thác Thiên thần (Angel Falls) ở Venezuela, chảy từ độ cao 979 m.) ( Núi Everest ở Nepal cao gần 9 km trên mực nước biển.). 4. Đọc và tìm hiểu trước về Thế Năng đàn hồi IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY 17 ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan