Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hành vi sùng bái phật giáo của học sinh trung học phổ thông người khmer tỉnh trà...

Tài liệu Hành vi sùng bái phật giáo của học sinh trung học phổ thông người khmer tỉnh trà vinh

.PDF
93
729
132

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ TƢỜNG VY HÀNH VI SÙNG BÁI PHẬT GIÁO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: HUỲNH VĂN CHẨN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Hệ thống số liệu và kết quả nghiên cứu trong toàn bộ luận án là trung thực, khách quan và chưa có bất kỳ một công trình nào công bố. Tác giả luận văn Lê Thị Tường Vy LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Tiến sĩ Huỳnh Văn Chẩn đã dành sự quan tâm sâu sắc, tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và động viên tôi hoàn thành luận văn này. - Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Giáo sƣ Tiến sĩ Vũ Dũng, Phó giáo sƣ Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Lan, những người Thầy, người Cô đầu tiên tôi được học tri thức chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ. Quý Thầy Cô đã tận tình, truyền đạt tri thức, giúp cho tôi tiếp cận với cách tư duy mới, tạo nền tảng vững chắc cho tôi trong quá trình học tập và suốt thời gian nghiên cứu. - Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng đào tạo – quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã tạo những điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập. - Các bạn cùng lớp thạc sĩ khóa 2015 – 2017 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn - Gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã luôn cùng tôi chia sẻ những khó khăn và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Xin chân thành cám ơn ! Bến Tre, ngày 23 tháng 02 năm 2017 Học viên Lê Thị Tƣờng Vy MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................10 1.1. Lý luận về hành vi ..............................................................................................10 1.2. Lý luận về hành vi sùng bái ...............................................................................17 1.3. Lý luận về hành vi sùng bái Phật giáo ...............................................................20 1.4. Một số đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông người Khmer .........24 1.5. Phật giáo trong đời sống của người Khmer .......................................................27 1.6. Hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer ...31 1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh...............................................................36 Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................40 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................40 2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................41 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HÀNH VI SÙNG BÁI PHẬT GIÁO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH ....................................................................46 3.1. Thực trạng hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh ......................................................................................46 3.1.1. Thực trạng chung về hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh .....................................................................52 3.1.2. Thực trạng hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua các mặt biểu hiện .........................................................................57 3.2. Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer ....................................................................62 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer .....................................................................................68 3.4. Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình về hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer .............................................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................77 1. Kết luận .................................................................................................................77 2. Kiến nghị ...............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông ĐTB: Điểm trung bình ĐLC: Độ lệch chuẩn DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh ..........................................46 Bảng 3.2: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua động cơ ...........................................47 Bảng 3.3: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua động cơ (so sánh qua biến số khu vực) .......................................................................................................49 Bảng 3.4: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua động cơ (so sánh qua biến số giới tính) .......................................................................................................49 Bảng 3.5: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua nhận thức..........................................53 Bảng 3.6: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua nhận thức (so sánh qua biến số khu vực) ................................................................................................54 Bảng 3.7: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua nhận thức (so sánh qua biến số giới tính) ................................................................................................56 Bảng 3.8: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua thái độ ..............................................58 Bảng 3.9: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua thái độ (so sánh qua biến số giới tính) .......................................................................................................58 Bảng 3.10: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua thái độ (so sánh qua biến số khu vực) .......................................................................................................61 Bảng 3.11: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua hành động.........................................63 Bảng 3.12: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua hành động (so sánh qua biến số giới tính......................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.13: Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua hành động (so sánh qua biến số khu vực) .......................................................................................................66 Bảng 3.14: Hệ số tương quan Pearson giữa các mặt biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer ...................69 Bảng 3.15: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer ...................70 Bảng 3.1: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là quá trình thống nhất và đoàn kết giữa 54 dân tộc anh em, giữa các tôn giáo bản địa và các tôn giáo du nhập từ bên ngoài. Đặc biệt, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ giai đoạn người Việt Cổ tại vùng kinh đô Lụy Châu – Bắc Ninh ngày nay. Ở miền Nam, Phật giáo tiểu thừa đã được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I và sau đó ảnh hưởng sâu đậm trong cộng đồng dân tộc người Khmer Nam Bộ. Với đồng bào người Khmer, chùa là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nơi thực hiện những nghi lễ cầu cúng, những lễ hội truyền thống của cộng đồng dân tộc người Khmer. Đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của dân tộc Khmer chịu ảnh hưởng mạnh từ Phật giáo từ cách ăn mặc, nếp nghĩ đến lối sống của dân tộc Khmer, từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi đều gắn liền với nhà chùa và Phật giáo tiểu thừa Theo phong tục tập quán, cộng đồng dân tộc Khmer sẽ cho con cháu vào chùa tu để học đạo lý làm người, rèn luyện đạo hạnh với thời gian do từng gia đình lựa chọn. Những người có thời gian xuất gia tại chùa càng lâu thì càng được tôn kính.Vì thế hầu hết thanh niên dân tộc Khmer đều chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng và niềm tin vào Phật giáo tiểu thừa. Ngày nay, học sinh người Khmer đã được vào học tại trường dân tộc nội trú nhưng sự sùng bái Phật giáo tiểu thừa trong suy nghĩ và hành động của các em vẫn luôn tồn tại bên cạnh những tri thức khoa học hiện đại Trà Vinh là một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, đang trong giai đoạn phát triển và có điều kiện về kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng tương đối thấp.Trà Vinh có đông người dân tộc Khmer sinh sống. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng dân tộc người Khmer. Sau nhiều lần sáp nhập và tách khỏi tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh vẫn giữ được những nét riêng về truyền thống văn hóa và sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc Khmer, đặc biệt là hệ thống chùa mang tính đặc thù Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý dân tộc, trong đó có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng. Tuy nhiên công trình nghiên cứu về tính sùng bái Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có tác giả nghiên cứu. Đặc biệt là hành vi sùng bái 1 Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có tác giả đo lường, nhằm phát huy những tính tích cực và hạn chế những tiêu cực trong tư tưởng của học sinh Khmer. Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh” 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu về dân tộc Khmer 2.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài V.I.Kodơlôp, G.V.Selepôp trong tác phẩm “Tính cách dân tộc và những vấn đề nghiên cứu nó” (1973), cho rằng tính cách dân tộc không phải đơn giản là tổng số những nét tính cách của cá nhân. Các yếu tố về giới tính, tuổi và những đặc điểm thiên nhiên mà con người sống trong đó chi phối sự hình thành, phát triển các nét tính cách dân tộc. Khi xác định “tính cách dân tộc” phải coi trọng tính độc đáo của hoàn cảnh địa lí; phải tính đến những đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách dân tộc như: địa vị xã hội, sự giáo dục đào tạo, đặc điểm thành phần tôn giáo, đặc điểm sinh hoạt văn hóa, nhịp điệu của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và khoa học... [17, tr 11] Trường Đại học Keo (Keo University Press, 2008) – Nhật Bản cho ấn hành cuốn “Người Khmer ở Nam Việt Nam – xã hội và văn hóa” có nhiều tác giả Việt Nam và Nhật Bản tham gia như Ohashi Hisatoshi và Mikami Naomitsu (Chủ biên), Phan An, Phan Thị Yến Tuyết.. Đã có những bài nghiên cứu sâu về người Khmer, về đời sống, văn hóa tín ngưỡng, biểu hiện lối sống của người Khmer ở Nam Bộ 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Phan An trong bài viết “ Vài khía cạnh dân tộc học về người Khmer ở Việt Nam và người Khmer Campuchia” (1980) đã chỉ ra các mối quan hệ, những tương đồng và dị biệt về tính cách của người Khmer ở Việt Nam và người Khmer ở Campuchia. Tác giả Nguyễn Đăng Duy trong tác phẩm “Văn hoá tâm linh Nam Bộ” (1977) đã nghiên cứu văn hoá tâm linh của người Khmer vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, trong đó có bàn về lòng báo hiếu của người Khmer: “Khi hỏa thiêu, mời nhà sư chăm lửa tượng trưng. Khi đang thiêu xác, các sư sãi tiếp tục cầu kinh, 2 nguyện cho linh hồn người chết siêu thoát. Đồng thời diễn ra lễ con hoặc cháu trai người quá cố cạo trọc đầu, mặc áo tu hành, lên chùa tu báo hiếu ”; “Ở người Khmer lẽ sống là rất quan trọng. Lẽ sống mong được làm tăng, một trong tam bảo nhà Phật. Sống đắp núi phước, cống hiến nhiều cho sư sãi, cho chùa để chết được mát mẻ dưới bóng Phật là lý tưởng thiêng liêng nhất” [41, tr 162] Viện Văn Hóa, bộ phận thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, trong cuốn sách “Tìm Hiểu Vốn Văn Hóa Dân Tộc Khmer Nam Bộ” (1988), đã nhìn nhận lối sống văn hóa tâm linh người Khmer bị chi phối bởi thế giới quan Phật giáo “Người Khmer với tư duy phong phú, đa dạng, xuất phát từ thực tế lao động trên cảnh quan đồng bằng và từ thế giới quan Phật giáo tiểu thừa, đã hình thành trong dân gian những truyền thuyết, truyện cổ tích sử liệu (Sastra) nhằm ca ngợi mối tình đoàn kết Kinh – Khmer”. [41, tr 66].Các tác giả cũng cho thấy chính Phật giáo tiểu thừa đã ảnh hưởng đến tính cách của người Khmer trong lối sống hằng ngày: “Một cách sâu sắc. Đạo phật tiểu thừa ở đây đã dân tộc hóa và trở thành một đặc điểm của tính cách Khmer khác xa với đạo phật chính thống ở Ấn Độ. Đạo phật đã chi phối đời sống của người Khmer một cách trầm trọng. Ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa của người Khmer, ngoài chức năng tôn giáo, còn gồm cả chức năng giáo dục, chức năng giao lưu văn hóa, phong tục mà đồng bào Khmer đã “ký gởi” cả tâm hồn, tài sản và cả công sức của mình vào đó”. [41, tr 72] Bên cạnh đó các tác giả còn phân tích rõ sự sùng kính Phật giáo thông qua các lễ hội, thể hiện một tinh thần Phật giáo của người dân Khmer: “Ngày lễ tín đồ đi chùa lạy Phật để tỏ lòng kính Phật, trọng tăng, góp phần nuôi sống tăng bằng cách mang cơm và thức ăn đến chung đậu để mời sư sãi. Trước khi ăn các sư sãi tụng kinh làm lễ tạ ơn những người đã làm ra vật thực và cũng để đưa vật thực đến những linh hồn thiếu đói, sau khi ăn, các nhà sư lại tụng chúc phúc cho thí chủ”. [41, tr 105] Tác giả Huỳnh Văn Chẩn (2014), trong luận án “Tính cách người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã chỉ ra những đặc điểm tính cách nổi bật của dân tộc Khmer là tính báo hiếu, tính tôn sùng Phật giáo và tính cộng đồng. Các đặc điểm tính cách hòa quyện vào nhau, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau. Về tính báo hiếu, “ Người Khmer nhận thức khá rõ về giá trị của lòng hiếu nghĩa đối với ông bà 3 cha mẹ”. Về tính tôn sùng Phật giáo, “Họ xem Phật giáo là chính giáo, luôn tin tưởng tuyệt đối vào Phật giáo và luôn kỳ vọng sống bên Phật, chết về với Phật”. Về tính cộng đồng được thể hiện qua sự đồng lòng cùng nhau vượt qua thiên tai và khí hậu khắc nghiệt. Ngoài ra tác giả cũng đã chỉ ra “hai yếu tố ảnh hưởng đến tính cách của người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long đó là: dư luận xã hội và cách thức tổ chức hoạt động của cộng đồng, trong đó, dư luận xã hội có tác động mạnh hơn”[4] Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến trong nghiên cứu “Tính cách của học sinh Trung học Phổ thông dân tôc nội trú Khmer tỉnh Trà Vinh” đã phân tích về tính cách của học sinh trung học Phổ thông dân tộc Khmer có “niềm tin đối với tín ngưỡng Phật giáo cao, rất coi trọng giá trị thiêng liêng của ngôi chùa, sự kính trọng và tin tưởng các vị sư, thường xuyên đi chùa, lễ Phật và tin vào phần phước của mỗi người [44] 2.2. Tình hình nghiên cứu về hành vi 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc đã có công trình “Hành vi và hoạt động”, khẳng định phương pháp tiếp cận hoạt động – nhân cách, định hướng cho nghiên cứu tâm lý học lý luận và ứng dụng ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận về hành vi của mỗi trường phái tâm lý học còn nhiều điều khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận, do đó việc định hướng nghiên cứu từng loại hành vi cụ thể của con người có sự khác nhau, hệ thống cách thức điều khiển, thích ứng hành vi cũng sẽ khác nhau Trong lĩnh vực tâm lý học ứng dụng, các hành vi được xem xét là những biểu hiện bên ngoài chịu sự tác động từ những động cơ bên trong với những công trình nghiên cứu về hành vi tổ chức, hành vi tiêu dùng, hành vi khách hàng, hành vi tài chính, hành vi tội phạm, hành vi tình dục. Đặc biệt gần đây các tác giả Việt Nam đã có nhiều quan tâm đến hành vi tiêu dùng và hành vi khách hàng Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nga đã viết trong quyển “Hành vi con người và môi trường xã hội”, tác giả chú trọng những nội dung về hành vi của con người chịu sự tác động của môi trường: - Hành vi ngôn ngữ ( hành vi giao tiếp) bao gồm: 4 + Hành vi tạo lời: là sự lựa chọn từ ngữ, cấu trúc và phát âm theo một cách nhất định. + Hành vi tại lời: là hành động được thực hiện ngay trong lời nói bằng việc sử dụng ngôn ngữ . Thường có các động từ ngữ vị tương ứng để gọi tên. Ví dụ: hỏi, mời, chào, khuyên, ra lệnh, khẳng định. + Hành vi mượn lời: tác động xa hơn đến tâm lý, hành vi, thái độ tình cảm nảy sinh của người nói đến người nghe (ý tại ngôn ngoại). -Hành vi phi ngôn ngữ: là biểu hiện qua cử chỉ, nụ cười, ánh mắt - Hành vi bản năng: là hành vi bẩm sinh, di truyền, cơ sở sinh lý của loại hành vi này là phản xạ không điều kiện. Hành vi bản năng nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh lý của cơ thể. Loại hành vi này có cả động vật và người. Việc loài chim làm tổ, mớm mồi cho con…là hành vi bản năng sinh tồn. - Hành vi tình dục: Cơ sở sinh học của hành vi tình dục chính là sự hoạt động của hooc - môn và các dạng thức bẩm sinh khác. + Hành vi tình dục sinh học ở nam giới : Khi nam giới trưởng thành về khả năng tình dục, thì tuyến yên nằm ở não kích thích tinh hoàn (testes) tiết androgen ( hooc-môn nam) vào trong máu. Các androgen này làm tăng và thôi thúc tình dục nam giới + Hành vi tình dục sinh học ở nữ giới: Hành vi tình dục nữ giới có một số cơ sở sinh học phức tạp hơn. Khi phụ nữ trưởng thành về sinh dục, thì tuyến yên kích thích buồng trứng (Ovaries) để tiết ra estrogen (hooc-môn nữ). Tuy nhiên không giống như androgen ở nam, tốc độ tiết ra estrogen tăng và giảm theo chu kỳ. Mức estrogen cao nhất là trong giai đoạn trứng rụng (Ovolation), đó là thời gian trứng sẵn sàng thụ tinh. - Hành vi thủ dâm: Một trải nghiệm đầu tiên và phổ biến nhất đối với hầu hết mọi người thủ dâm. - Hành vi tình dục khác giới: Mấy thập kỷ gần đây đã có nhiều thay đổi về thái độ của xã hội với hành vi tình dục trước hôn nhân, cũng như việc có nhiều biện pháp tránh thai được đưa ra. Những thay đổi về thái độ và công nghệ này đã dẫn đến những thay đổi ở thực tế tình dục. Trong một nghiên cứu, một nhà nghiên cứu đã phỏng vấn những người có gia đình và phát hiện ra rằng, trong số đó có tới 95% 5 nam và 81% nữ tuổi dưới 25 đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân - Hành vi tình dục đồng giới: Các nguyên nhân của hành vi này cho đến nay vẫn còn bàn cãi. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể là do một sự thiếu cân bằng về hooc-môn gây ra tuy nhiên, cũng có thể là sự căng thẳng và lo lắng về đời sống tình dục đồng giới là nguyên nhân gây ra sự sụt giảm hóc-môn đó không có sự khác biệt đáng kể nào ở mức hóc-môn giữa những người quan hệ tình dục đồng giới với những người quan hệ tình dục khác giới. - Hành vi cưỡng dâm: Hành vi cưỡng dâm là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự quan hệ tình dục cưỡng bức, nhưng các thuật ngữ gần đây đã chỉ rõ hơn về hành vi này, chẳng hạn như “tấn công tình dục” và “cưỡng đoạt tình dục” được sử dụng để nhấn mạnh bản chất tội ác của hành vi này. Ngoài ra trong tâm lý học dân số đề cập đến một loại hành vi đặc biệt đó là hành vi sinh đẻ. Bản chất xã hội của vấn đề sinh đẻ là một trong những vấn đề của sự ước chế xã hội đối với hành vi. Ý nghĩa chế ước đối với vấn đề sinh đẻ là ở chỗ: sự tái sản xuất dân số được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định. Chủ thể và khách thể của hành vi sinh đẻ là con người một thực thể có ý thức, ý chí và những đặc điểm tâm lý nhất định, sống trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Việc nghiên cứu về hành vi của con người đã được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên việc nghiên cứu về hành vi sùng bái Phật giáo vẫn chưa được tiến hành nghiên cứu trong nước.[25, tr 13] 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Hành vi con người đã được một số nhà tâm lý học đề cập đến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của tâm lý học. Kurt Lewin (1943), người sáng lập ra môn tâm lý học xã hội đã phát triển lý thuyết này, ông thừa nhận rằng con người bị ảnh hưởng bởi môi trường tâm lý của họ. Môi trường tâm lý này bao gồm cả những ảnh hưởng của môi trường vật lý và môi trường xã hội gây áp lực đối với hành vi của con người. Henry Murray (1938), một trong những nhà tâm lý học nhân cách đã lập luận, hai khía cạnh của môi trường ảnh hưởng tới hành vi của con người là: Các đặc điểm vật lý thực tế của môi trường và sự diễn dịch của cá nhân về môi trường. Ngoài ra, Egon Brunswick (1943), ông quan tâm đến việc làm thế nào để nhận thức được môi trường, ông cho rằng, chúng ta thường không nhận thấy ảnh hưởng của 6 môi trường đến nhận thức của chúng ta. Roger Barker và Herbert Wright (1955) cho rằng, hành vi của chúng ta bị tác động bởi hoàn cảnh xuất hiện hành vi đó. Hành vi của chúng ta phải bao hàm cả những khía cạnh xã hội và vật lý. Ví dụ, một người sẽ có hành vi khác khi ở trong phòng thi so với ở một buổi liên hoan, bởi vì các bối cảnh này khác nhau về khía cạnh tâm lý, vật lý cũng như xã hội.[25, tr 48-49] Tuy đã có nhiều nghiên cứu về hành vi nhưng nghiên cứu về hành vi sùng bái hiện nay rất ít. Tiến sĩ Triết học John Maltby đã tiến hành nghiên cứu thái độ và hành vi sùng bái người nổi tiếng bằng thuyết của ông Eysenckian, đây được xem là một hành vi lệch chuẩn trong mối quan hệ xã hội, có chứa đựng các yếu tố gây nghiện và có khả năng có di chứng lâm sàng. Theo thuyết này, tác giả đưa ra được những thái độ và hành vi ngày càng cực đoan liên quan đến hành vi sùng bái người nổi tiếng. Tác giả đưa ra lý do của hành vi sùng bái người nổi tiếng: vì mục đích giải trí, thể hiện được những đặc điểm hướng ngoại của người sùng bái. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra thì hiện tượng sùng bái không được phổ biến. Sau khi tiến hành kiểm định mức độ tương quan thì cho thấy rằng nhân cách có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của các hành vi sùng bái. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận và thực trạng hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh có hành vi sùng bái Phật giáo phù hợp, tích cực. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này của học sinh phổ thông người Khmer. - Khảo sát và phân tích thực trạng mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh và các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng này. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh có hành vi sùng bái Phật giáo phù hợp, tích cực. 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh Trung học Phổ thông người Khmer tại 02 trường Trung học Phổ thông dân tộc người Khmer tỉnh Trà Vinh. Khách thể điều tra: 119 học sinh ở trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh; 100 học sinh ở trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Trung học phổ thông huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp luận nghiên cứu 5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi 5.2.3. Phương pháp quan sát 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 5.2.5. Phương pháp chuyên gia 5.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 5.2.7. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer. Trong đó gồm có: các khái niệm (hành vi, Phật giáo, hành vi sùng bái Phật giáo); các biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer qua các khía cạnh: động cơ, nhận thức, thái độ, hành động; Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sùng bái Phật giáo ở học sinh được nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung thêm một số vấn đề lí luận về hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer vào tâm lý học tôn giáo, tâm lý học dân tộc ở nước ta hiện nay. 8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đã chỉ ra được thực trạng mức độ biểu hiện hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh qua các khía cạnh động cơ, nhận thức, thái độ, hành động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi này ở các em đạt mức độ trung bình. Trong 3 mặt biểu hiện thì mặt nhận thức được biểu hiện rõ nét hơn mặt thái độ và hành động. Luận văn cũng đã chỉ ra được các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, học sinh THPT và người Khmer trong việc điều chỉnh các hành vi sùng bái Phật giáo phù hợp với văn hoá truyền thống, chuẩn mực xã hội hiện tại. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận về hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer Chƣơng 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng hành vi sùng bái Phật giáo của học sinh trung học phổ thông người Khmer tỉnh Trà Vinh 9 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SÙNG BÁI PHẬT GIÁO CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƢỜI KHMER 1.1. Lý luận về hành vi 1.1.1. Khái niệm về hành vi 1.1.1.1. Hành vi theo quan điểm của nhà tâm lý học hành vi Việc ra đời của tâm lý học hành vi là một trong những bước tiến rất lớn của ngành tâm lý học trên thế giới vào khoảng thế kỉ XX. Thông qua tiếp cận hành vi đã phần nào khắc phục được tính chủ quan trong nghiên cứu tâm lý nội quan ở giai đoạn đó. Tâm lý học hành vi ra đời là một cuộc cách mạng làm thay đổi hệ thống quan niệm về tâm lý học. Theo đó, đối tượng của tâm lý học là hành vi chứ không phải ý thức. Thuyết hành vi cổ điển Một trong những nhà tâm lý học hành vi kiệt xuất là J.B.J.Watson, E.Boring đã từng nói “Khi J.Watson quẹt sáng đầu diêm, một tiếng nổ bùng ra và thuyết hành vi xuất hiện”. Những luận điểm của ông là nền tảng lý luận của hệ thống tâm lý học này. Ông cho rằng Tâm lý học là dự báo và điều khiển hành vi, nghiên cứu các kích thích tạo ra phản ứng của cả người và động vật chứ không phải đi tìm ra sự khác nhau giữa chúng. Hành vi của con người là tất cả các lời nói và cử chỉ diễn ra trong suốt cuộc đời của họ, được hình thành trong quá trình trải nghiệm cuộc sống hoặc là bẩm sinh từ lúc sinh ra đã có và thực hiện cho đến lúc chết đi. Ông qui hành vi về cặp đôi “Kích thích – Phản ứng” ( S - R), khi có một kích thích S thì sẽ đem đến một phản ứng R, từ đó nếu có một phản ứng R thì sẽ dễ dàng xác định được kích thích R. Watson phân loại phản ứng – hành vi dựa trên hai tiêu chí: phản ứng ra bên ngoài và phản ứng tiềm ẩn bên trong. - Phản ứng bên ngoài có thể quan sát được như chơi đùa, ăn uống. Ngoài ra, phản ứng bên ngoài nhìn thấy và di truyền là những bản năng và cảm xúc của con người, như vui, buồn, sợ hãi, la khóc 10 - Phản ứng tiềm ẩn bên trong trải qua sự học hỏi như là suy nghĩ giải quyết các tình huống có vấn đề. Phản ứng tiềm ẩn bên trong và di truyền như sự tiết dịch hay các xung động thần kinh ở các cơ quan bên trong cơ thể. Từ học thuyết hành vi của Watson, thông qua việc phân tích tập hợp các cặp đôi “Kích thích – Phản ứng” và chia chúng thành các yếu tố cấu thành, có thể tìm ra những quy luật nhất định của hành vi. [26, tr 171] Thuyết hành vi mới Thuyết hành vi mới là các lý thuyết khắc phục các nguyên tắc máy móc của thuyết hành vi cổ điển “Kích thích – phản ứng”. Trong số các thuyết hành vi mới có sự ảnh hưởng là thuyết hành vi nhận thức của E.C.Tolman và thuyết hành vi diễn dịch giả thuyết của K.Hull. E.C.Tolman (1886-1959) là một trong những người đầu tiên kế tục Thuyết hành vi J.Watson. Khi bắt đầu nghiên cứu Tâm lý học, ông nghi ngờ lợi ích khoa học của phương pháp nội quan, ông cảm thấy không thỏa mãn với Thuyết hành vi J.Watson và bắt đầu soạn thảo cách tiếp cận riêng của mình. Theo ông, hành vi là động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính: tính hướng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh. E.C.Tolman gọi Thuyết hành vi của mình là “Thuyết hành vi phân tử lượng”. Thuật ngữ này được chọn nhằm đối lập quan điểm về hành vi như là một quá trình mang tính chỉnh thế đối với thuyết hành vi phân tử, lý giải hành vi như là tập hợp các hành động vận động tách rời nhau. Như vậy, đối với E.C.Tolman hành vi là tổng thể các phản ứng, mà trong đó không tách khỏi các phản ứng riêng lẻ. Hành vi tổng thể này liên quan trực tiếp đến các biến số trung gian. Vậy nên, hành vi không chỉ đơn giản là các phản ứng sinh học, bản năng di truyền của cơ thể mà còn là sự trải nghiệm cùng với các yếu tố vật lý, sinh học và toàn bộ các yếu tố tâm lý của bản thân. Ông cho rằng, mọi hành vi đều “Bốc mùi mục đích”, có nghĩa là khi hành vi được thực hiện, sẽ luôn mang lại cho khách thể một lợi ích. Công thức của thuyết hành vi mới của E.C.Tolman là S – O – R hay S – r – s – R. [2 , tr. 106]. K. Hull ( 1884 – 1952) đưa ra các phương pháp diễn dịch – toán học vào tâm 11 lý học hành vi, hệ thống của Hull là hệ thống bao gồm một loạt định đề và hệ quả. Cũng như Tolman, Hull cũng đưa vào các yếu tố trung gian trong sơ đồ S-R truyền thống, ông dùng thao tác để giải thích hành vi; mặt khác, dùng nguyên lý cung phản xạ với tư cách là nguyên lý làm việc của não bộ làm nguyên lý giải thích kinh nghiệm tự tạo trong học tập và kinh nghiệm này nằm trong cơ thể, nằm trong hành vi. Hệ thống của Hull bao gồm những luận điểm cơ bản sau: - Hệ thống vẫn giữ nguyên truyền thống của thuyết hành vi cổ điển, nó gạt bỏ thuyết sức sống, thuyết mục đích luận và tất cả các loại lý giải tự biên. - Đối tượng vẫn là hành vi, các hiện tượng lớn của hành vi được hiểu là hành vi của một nhóm tế bào thần kinh cơ hay mấu thần kinh, còn kết quả của tính tích cực chung thì nảy sinh khi trả lời các kích thích lớn tác động vào. Từ đây xuất hiện công thức S-O-R (O là cơ thể). Trong hệ thống của ông, kỹ xảo là yếu tố trung gian giữa kích thích và phản ứng. Kỹ xảo là những tồn tại như là những điều kiện không nhìn thấy trong hệ thống thần kinh tựa như các điện tử, proton… trong thế giới vật lý. Vì không nhìn thấy nên các biến số ấy được coi là các kiến tạo logic tương ứng với các thao tác do cơ thể tạo ra trong các điều kiện. Kỹ xảo làm nhẹ gánh cho tư duy, tức là đưa việc giải thích hành vi ra khỏi các kích thích bên ngoài. Theo ông, hệ thần kinh có vai trò quyết định trong đời sống cơ thể, nó giữ cho cơ thể thống nhất giữa mối liên hệ qua lại với môi trường. Nhưng thuyết của Hull cũng có nhiều điều cần phải nói, trước nhất con người trong thuyết của Hull đã bị sinh vật hóa hoàn toàn; ta không thể xác định mối liên hệ một chiều thật rành mạch giữa tác động bên ngoài và phản ứng bên trong cơ thể.Tác động bên ngoài chỉ được thực hiện thông qua các điều kiện bên trong. Trong học thuyết của Hull, con người hoàn toàn không có chỗ đứng, hành vi con người chỉ là hành vi xã hội, tức là chức năng của một cơ chế tự vệ hay “một máy liên hợp vật lý”. [28, tr 120] Tâm lý học hành vi ra đời là một trong những sự cố gắng lớn của ngành tâm lý học trên thế giới. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi của con người chứ không 12 phải ý thức. Do đó, các học thuyết về hành vi dường như chối bỏ ý thức bên trong con người. Quan niệm một cách máy móc về hành vi của con người, đó là có kích thích thì sẽ nảy sinh phản ứng. Watson cho rằng sự khác biệt giữa con người và động vật chỉ là các giai đoạn phát triển của cơ thể, đến Skinner thì hành vi cũng chỉ là các cử động bên ngoài, không liên quan đến ý thức bên trong. Nếu chỉ xem xét ở khía cạnh tâm lý học hành vi thì con người là vô thức, hoạt động như máy móc. 1.1.1.2. Hành vi theo quan điểm Tâm lý học Macxit Các ý định tìm hiểu một cách khoa học bản chất của hành vi đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng chỉ với sự ra đời thuyết phản xạ của Paplov và thuyết hành vi mới đạt được những thành tựu đáng kể. Tâm lí học Macxit, nghiên cứu tâm lí con người trên cơ sở nghiên cứu hành vi hoạt động của con người tuy ít nhiều mang yếu tố bẩm sinh nhưng chủ yếu chịu sự chi phối từ xã hội thông qua ngôn ngữ và các hệ thống tín hiệu ý nghĩa khác. Hình thức tiêu biểu nhất của hành vi người là lao động và giao tiếp. Sự độc đáo của hành vi cá nhân phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ tương hỗ trong nhóm, thái độ của cá nhân đối với những chuẩn mực, định hướng giá trị và vị thế xã hội mà người đó đảm nhiệm. Sau khi tìm hiểu bản chất của hành vi, các nhà tâm lí học đi sâu vào việc tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người. Trong lịch sử phát triển, Tâm lí học đã chứng kiến hai cách lí giải hoàn toàn khác nhau. Thứ nhất là cách giải thích của trường phái xem hoàn cảnh xã hội là cái quyết định hành vi con người, đây là xu hướng nghiên cứu Tâm lí học xã hội. Trường phái thứ hai cho rằng, hành vi con người do chủ thể hành vi, tức yếu tố con người với những đặc điểm nhân cách nhất định quyết định. Nhưng cả hai trường phái trên chỉ lí giải hành vi con người phiến diện. Từ đó nảy sinh một cách nhìn khác về vấn đề tìm hiểu nguyên nhân hay yếu tố quyết định hành vi con người, đó là những quan điểm của các thuyết tương tác cổ điển. Luận điểm cơ bản của các lí thuyết này cho rằng, hành vi con người ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa yếu tố con người và yếu tố hoàn cảnh. Quan điểm Triết học Mác - Lênin cho rằng, mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối quan hệ biện chứng, trong đó như Mác đã nhận định: trong chừng 13 mực con người tác động lên hoàn cảnh bao nhiêu thì nó cũng chịu tác động lại của hoàn cảnh bấy nhiêu. Như vậy mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh là mối quan hệ tương tác tương hỗ, mà ở đó con người vừa là chủ thể tác động vừa chịu tác động của hoàn cảnh, môi trường sống. Nhưng con người không phải thích nghi một cách thụ động mà là một chủ thể tích cực của hành động, tác động có ý thức nhằm cải tạo hoàn cảnh xung quanh và điều chỉnh chính bản thân mình trong cuộc sống. Hoàn cảnh là yếu tố tạo nên hành vi con người. Từ năm 1926, L.X. Vygotskij đã xác định ý đồ chung trong việc cải tổ Tâm lí học trên cơ sở chủ nghĩa Mác là xây dựng “một khoa học về hành vi của con người xã hội” chứ không phải “hành vi của cơ thể con người”. Theo L.X. Vygotskij, Tâm lí học phải nghiên cứu cả hành vi người với tư cách là "cái con người làm ra” và ý thức người; ý thức người cũng là một cái thực tại như hành vi. Ông đã dành vị trí trung tâm trong bài báo cương lĩnh của mình nhằm khẳng định Tâm lí học với tư cách là một khoa học cụ thể phải hướng vào nghiên cứu ý thức và hành vi của con người như một tồn tại lịch sử, xã hội, lao động, có ý thức, chứ không phải là “cái túi đựng đầy đủ phản xạ”. Ông nhấn mạnh, chỉ có thể giải quyết vấn đề ý thức là hiện tượng, chỉ có con người mới có trong sự phân tích các dạng hành vi phân biệt hành vi người và hành vi động vật. Trong đó, hoạt động lao động là dạng chủ đạo trong các dạng hành vi người. [28, tr. 6] 1.1.1.3. Khái niệm về hành vi của các nhà tâm lý học Việt Nam Theo Nguyễn Như Ý: Hành vi là cách ứng xử được biểu hiện bằng cử chỉ, hành động cụ thể [46, tr 316]. Theo định nghĩa này hành vi là cách mà con người đáp ứng những tác động từ bên ngoài. Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: Hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định [31, tr 407] Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan