Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ sinh thái khởi nghiệp tại việt nam thực trạng và bài học kinh nghiệm từ một s...

Tài liệu Hệ sinh thái khởi nghiệp tại việt nam thực trạng và bài học kinh nghiệm từ một số nước đông nam á

.DOCX
87
1
119

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Khóa : 54 Người hướng dẫn : ThS. Trần Thị Kiều Minh Hà Nội, tháng 5 năm 2019 MỤC LỤC BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1.. .LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP.......................................................................................................6 1.1. Tìm hiểu chung về khởi nghiệp kinh doanh....................................................6 1.1.1. Định nghĩa khởi nghiệp kinh doanh................................................................6 1.1.2. Các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh..................................................6 1.1.3. Các loại hình khởi nghiệp kinh doanh............................................................8 1.1.4. Các rủi ro trong khởi nghiệp kinh doanh......................................................11 1.2. Tìm hiểu chung về hệ sinh thái khởi nghiệp.................................................13 1.2.1. Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp..............................................................13 1.2.2. Đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp.........................................................14 1.2.3. Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp.............................................................16 1.2.4. Các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp.............................................16 1.2.5. Các yếu tố thúc đẩy hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp.......................20 1.2.6. Định hướng trong xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp............................22 CHƯƠNG 2.........THỰC TRẠNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM....................................................................................................................... 24 2.1. Môi trường khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.......................................24 2.1.1. Tổng quan chung về môi trường khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.......24 2.1.2. Đánh giá chi tiết các yếu tố trong môi trường khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam..............................................................................................................27 2.2. Thái độ đối với khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.................................40 2.2.1. Nhận thức cơ hội khởi nghiệp.......................................................................40 2.2.2. Nhận thức về khả năng kinh doanh...............................................................42 2.2.3. Thái độ của xã hội về kinh doanh và doanh nhân.........................................43 2.3. Thực trạng hoạt động khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam......................44 2.3.1. Tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh.......................................................................44 2.3.2. Động cơ khởi nghiệp kinh doanh..................................................................45 2.3.3. Lĩnh vực khởi nghiệp kinh doanh.................................................................46 2.3.4. Từ bỏ kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp.............................................50 CHƯƠNG 3........KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI TẠI MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM....................................................................................................................... 55 3.1. Thực trạng thúc đẩy khởi nghiệp và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại một số nước Đông Nam Á...............................................................................55 3.1.1. Indonesia......................................................................................................55 3.1.2. Malaysia.......................................................................................................56 3.1.3. Thái Lan.......................................................................................................59 3.1.4. Singapore......................................................................................................61 3.2. Đề xuất phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam...........................65 3.2.1. Mục tiêu trong thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và xây dựng hệ sinh thái tại Việt Nam......................................................................................................65 3.2.2. Một số đề xuất..............................................................................................67 KẾT LUẬN............................................................................................................71 PHỤ LỤC............................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................76 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ Danh mục bảng Bảng 1.1. Các rủi ro khởi nghiệp.............................................................................13 Bảng 1.2. Thành phần của các yếu tố trụ cột trong hệ sinh thái khởi nghiệp...........19 Bảng 2.3.Đánh giá các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam...........25 Bảng 2.4. Các sự kiện về khởi nghiệp đưcc tổ chức tại các không gian làm việc chung....................................................................................................................... 31 Bảng 5. Đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và một số nước Đông Nam Á (2017)..........................................................................................................56 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1. Đánh giá các chỉ số trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam......27 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nhận thức cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam (2013 - 2017).........40 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhận thức cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam, các nước Châu Á và các nước phát triển dựa trên nguồn lực năm 2017...................................................41 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nhận thức khả năng kinh doanh tại Việt Nam so với các nước trên thế giới năm 2017.............................................................................................42 Biểu đồ 2.5. Nhận thức của xã hội về doanh nhân tại Việt Nam và một số nước ASEAN 2017...........................................................................................................43 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và một số nước trên thế giới (2007)...............................................................................................................45 Biểu đồ 2.7. Động cơ khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam và một số nước trên thế giới (2017)...............................................................................................................46 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ phân bổ hoạt động khởi nghiệp kinh doanh theo lĩnh vực..........47 Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ phân bổ khởi nghiệp kinh doanh theo ngành nghề (2017)..........48 Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ khởi nghiệp trong doanh nghiệp tại Việt Nam và các nước Châu Á (2017)..................................................................................................................50 Biểu đồ 2.11. Tỉ lệ từ bỏ kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp...........................51 Biểu đồ 2.12. Tỉ lệ từ bỏ kinh doanh trong giai đoạn khởi nghiệp tại Việt Nam và một số nước trên thế giới (2017).............................................................................52 Biểu đồ 2.13. Lí do từ bỏ kinh doanh tại Việt Nam 2017........................................53 Danh mục hình vẽ Hình 1.1. Vòng tuần hoàn thuận lci trong thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp khu vực. 7 Hình 1.2. Phân loại các loại hình khởi nghiệp...........................................................9 Hình 1.3. Các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp........................................17 Hình 2.4. Các không gian làm việc chung tại Việt Nam..........................................30 Hình 2.5. Các vườn ươm, nhà hỗ trc khởi nghiệp...................................................33 Hình 2.6. Các nhà đầu tư, quỹ đầu tư tại Việt Nam.................................................34 Hình 2.7. Các chương trình Chính phủ và hcp tác Chính phủ trong hỗ trc, thúc đẩy khởi nghiệp..............................................................................................................38 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang là xu hướng phát triển kinh tế và xã hội toàn cầu trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Từ nhiều thập kỷ trước, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã xác định vai trò quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, từ đó có các biện pháp để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh, với ưu tiên dành cho các hoạt động đầu tư – kinh doanh có yếu tố sáng tạo, sử dụng công nghệ, có hiệu quả kinh tế cao. Khởi nghiệp sáng tạo thay đổi giá trị của xã hội và mang đến tư duy mới, phù hcp với sự phát triển của xã hội tri thức dựa trên kiến thức và sáng tạo. Về lâu dài, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ là đầu tàu của nền kinh tế, tạo ra phần lớn công ăn việc làm mới và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên sự đổi mới, ứng dụng nền tảng khoa học kỹ thuật công nghệ mới là đại diện cốt lõi của nền kinh tế. Tại Việt Nam, 2016 đưcc chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp”, điều này cho thấy vấn đề khởi nghiệp đang đươc nhà nước và xã hội dành sự quan tâm đặc biệt. Cùng với thành tựu của các doanh nghiệp truyền thống trong hơn 30 năm tiến hành đổi mới, tuy còn non trẻ nhưng sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã góp phần đáng kể vào những thành tựu phát triển chung của đất nước. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình pháy triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực tiễn phát triển của nhiều nước trên thế giới hiện nay đã cho thấy vai trò to lớn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với sự phát triển của nền kinh tế. Khởi nghiệp đã và đang trở thành vấn đề đưcc quan tâm và tranh luận của cả giới doanh nhân và cả giới nghiên cứu, trong đó có Việt Nam. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cho phép khai thác tốt hơn nguồn lao động, nguồn vốn, công nghệ và thị trường. Hệ sinh thái khởi nghiệp chính là tập hcp các thành tố tạo nên môi trường cho khởi nghiệp phát triển. Hệ sinh thái khởi nghiệp là một khuôn khổ khái niệm đưcc thiết kế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp nhỏ. Các hệ sinh 1 thái khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt đưcc các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là năm 2018, đưcc Chính phủ và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định mặc dù việc phát triển cộng đồng start-up, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng các cơ quan của Nhà nước, đặc biệt Chính phủ đã rất quan tâm và mong muốn thúc đẩy cộng đồng này phát triển. Có thể thấy, trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đã có đầy đủ các thành phần cho sự phát triển, với các doanh nghiệp khởi nghiệp chất lưcng tốt, quỹ đầu tư mạo hiểm có uy tín, các cá nhân, tổ chức hỗ trc khởi nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp với số lưcng và chất lưcng không ngừng tăng lên. Tính đến năm 2016 Việt Nam có 800 DNKNST và năm 2017 đã tăng lên 3.000 với khoảng 60 quỹ đầu tư hỗ trc. Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp, hiện ở Việt Nam, số lưcng quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như các nhà đầu tư cá nhân đều có sự tăng trưởng cao. Với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm, 24 cơ sở ươm tạo và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã ươm mầm và nuôi dưỡng những startup thành công như Lozi hay Wisepass. Tuy nhiên, trên thực tế hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự phát huy đưcc tiềm năng vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu do các chủ thể hỗ trc khởi nghiê ̣p vẫnn đang hoạt đô ̣ng rời rạc mà chưa có sự gắn kết, thiếu các cơ chế để huy động và phát triển các tiềm năng của hệ sinh thái, xuất phát từ việc những thành phần của hệ sinh thái (vườn ươm, công ty khởi nghiệp, chính phủ .v.v.) chưa thiết lập nhiều quan hệ hcp tác, các nguồn tài nguyên vẫnn chưa đưcc tập hcp để tối đa hóa lci ích cho tất cả các bên tham gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt chưa tạo dựng đưcc lòng tin nơi các doanh nghiệp lớn (Tony Wheeler, Giám đốc điều hành Startup Vietnam Foundation). Để có đưcc một hệ sinh thái khởi nghiệp vững mạnh đòi hỏi sự cộng tác của nhiều thành tố, bao gồm doanh nhân, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chính phủ và những nhà đầu tư mạo hiểm. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam còn tương đối non trẻ trong quá trình phát triển, cần hỏi từ kinh nghiệm ở các nước trên thế giới đặc biệt là các hệ sinh thái của các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á với cùng các điều kiện phát triển. Vì lí do này, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Hệ sinh thái 2 khởi nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và bài học kinh nghiệm từ một số nước Đông Nam Á” làm chủ đề cho bài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Các doanh nghiệp khởi nghiệp xuất hiện từ những năm 2012 – 2013, tuy nhiên phải đến năm 2016 – năm đưcc đánh giá là “Quốc gia khởi nghiệp” – thì làn sóng khởi nghiệp mới nở rộ mạnh mẽ. Việc xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, mang lại một môi trường cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển mới dần đưcc chú trọng hơn. Các tài liệu nghiên cứu về hệ sinh thái khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trước bài luận văn này đã đưa ra đưcc các đánh giá và đề xuất về từng lĩnh vực trong nghiên cứu phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đó là: - Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hcp với tổ chứ Global Entrepreneurship Monitor (GEM) thực hiện. Trong báo cáo này, các chỉ số đánh giá về tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam, chỉ số về tình hình thực tế của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đưcc đo lường và đánh giá tương quan với các nước trong khu vực ASEAN, các nước châu Á và các nước trên thế giới cùng tham gia nghiên cứu về chỉ số khởi nghiệp của GEM. Đồng thời trong báo cáo này, các đánh giá về chỉ số của từng yếu tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam cũng đưcc đưa ra, mang lại đánh giá chính xác dựa trên số liệu về môi trường kinh doanh Việt Nam đối với khởi nghiệp. Từ đó, ở phần cuối của báo cáo, các đề xuất đưcc đưa ra đối với Chính phủ, Giáo dục và các tổ chức hỗ trc khởi nghiệp trong việc cải thiện hệ sinh thái nói chung, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. - ấn bản “Việt Nam: Đất lành cho khởi nghiệp” của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trong ấn bản này, VCCI đưa ra các số liệu tổng quan về doanh nhân khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp và lĩnh vực khởi nghiệp tại Việt Nam trong năm 2016 – năm mà làn sóng khởi nghiệp trở nên mạnh mẽ với mức độ gia tăng các dự 3 án khởi nghiệp lớn. Bài viết cũng mô tả một cách ngắn gọn quan điểm và mong muốn của những cá nhân tham gia khởi nghiệp về những yếu tố cần thiết để thực sự đưa Việt Nam trở thành miền đất lành cho khởi nghiệp. - Tổng quan XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CHÍNH PHỦ do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn. Trong bài tổng quan, các lý thuyết về định nghĩa, đặc điểm, vai trò và thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đưcc đưa ra chi tiết, cùng với đó, các nghiên cứu về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới cũng đưcc đưa ra. Bài tổng quan chọn đối tưcng nghiên cứu là chính sách, vì thế nội dung của bài nghiên cứu tổng quan này tập trung vào phân tích vai trò của Chính sách chính phủ đối với các công ty khởi nghiệp, với việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Từ đó, các định hướng phát triển, cải thiện chính xác đưcc đưa ra và lí giải chi tiết. - Nghiên cứu “Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chính sách hỗ trc phát triển: Đánh giá tại bốn địa phương Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”. Bằng phương pháp phân tích nội dung, nghiên cứu này khảo sát và đưa ra những đánh giá về mức độ phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, và hiện trạng các chính sách hỗ trc phát triển hệ sinh thái tại bốn thành phố lớn Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho các chính quyền thành phố. Và cùng với đó là rất nhiều những bài viết, bài bảo nhỏ trên các trang báo, các cộng đồng khởi nghiệp. Hàng năm, những thay đổi, những bước tiến phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam luôn đưcc cập nhật liên tục. Với bài luận văn này, tác giả tổng hcp các kết quả nghiên cứu đáng giá về hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam trước đó, đồng thời các phân tích về các yếu tố thành phần khác đưcc tổng hcp bên cạnh những nghiên cứu đánh giá về yếu tố Chính sách Chính phủ từ các nghiên cứu trước đó. 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 Đưa ra đưcc các đánh giá về thực trạng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam, từ bài học kinh nghiệm của các Quốc gia Đông Nam Á, đưa ra những đề xuất trong phát triển hệ sinh thái. Các nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan đưcc lý thuyết về khởi nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp, đưa ra đưcc giải thích chính xác về khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp, các thành phần của một hệ sinh thái khởi nghiệp và các tác nhân có ảnh hưởng đến hệ sinh thái. - Phân tích thực trạng hệ sinh thái tại Việt Nam đưa ra đưcc cái nhìn tổng quan nhất về đối tưcng nghiên cứu, từ đó có những đánh giá chính xác nhất. - Nghiên cứu các hệ sinh thái của một số nước Đông Nam Á đó là Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore dựa trên những thành tựu đạt đưcc trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp nhờ từ việc cải thiện các yếu tố như Chính sách, Tài chính và Giáo dục. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tưcng nghiên cứu tổng thể ở đây là hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam. Các đối tưcng nghiên cứu nhỏ là các yếu tố thành phần và tác động lên hệ sinh thái khởi nghiệp: doanh nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức hỗ trc khởi nghiệp, Chính sách chính phủ liên quan đến khởi nghiệp, các yếu tố môi trường (thị trường, quỹ tài chính, giáo dục, định kiến xã hội,..). 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu đưcc sử dụng bao gồm: - Phương pháp tổng hcp - Phương pháp phân tích và bình luận - Phương pháp so sánh 5 6 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP 1.1. 1.1.1. Tìm hiểu chung về khởi nghiệp kinh doanh Định nghĩa khởi nghiệp kinh doanh Khởi nghiệp kinh doanh hiểu đơn giản là việc bắt đầu tự tạo lập một công việc kinh doanh mới. Ở góc độ doanh nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của các nhận giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình. Hay nói cách khác, khởi nghiệp kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sc rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ. Ở góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới, Wortman định nghĩa, “khởi nghiệp kinh doanh là việc một các nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu”, hoặc “khởi nghiệp kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh”. Giữa khởi nghiệp kinh doanh theo góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi nghiệp kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên nhà kinh doanh khởi nghiệp vẫnn có thể làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi nghiệp kinh doanh đều đề cập tới một việc: tạo dựng một công việc kinh doanh mới. 1.1.2. Các yếu tố thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh Khi xem xét các yếu tố cấn thiết để thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh trong một khu vực, các nghiên cứu nhấn mạnh đến sự cần thiết về một chu trình tuần hoàn thuận lci trong phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp. Vòng tròn tuần hoàn này liên quan đến việc xây dựng các doanh nghiệp thành công, họ đưcc coi là những mẫnu 7 hình tiêu biểu và sử dụng để thu hút những người muốn đến để học theo các mẫnu hình đó. Hình 1.1. Vòng tuần hoàn thuận lợi trong thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp khu vực Các tổ chức thành công Ý tưởng hoàn hoản Chịu đựng và chấp nhận thất bại Mẫu hình tiêu biểu Duy trì tinh thần khởi nghiệp Địa vị vai trò mong muốn Thu hút các nguồn lực tới hạn Thu hút nhân tài Nguồn: Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Theo Giáo sư Sankara Venkataraman, Viện quản trị kinh doanh, Trường đại học Virginia, có 7 yếu tố phản ánh các điều kiện cần có để tạo nên một hệ tuần hoàn thuận lci, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh.  Cần có các điểm trọng tâm có khả năng đưa ra các ý tưởng mới lạ. Ở đây cần có các trung tâm như các trường đại học, vườm ươm, trung tâm Nghiên cứu, Phát triển để kích thích và thúc đẩy sáng tạo 8  Cần thiết phải có các mẫnu hình tiêu biểu thích hcp, nên dùng các nhà khởi nghiệp hay các công ty thành công để làm những hình mẫnu tiêu biểu để thu hút vốn mạo hiểm, tài năng kinh doanh mới và khuyến khích những người khác  Cần thiết có các diễn đàn khỏi nghiệp không chính thức. Các diễn đàn có ghể giúp tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng nguồn vốn xã hội, không cần đến các trao đổi chính thức đưcc luật pháp thừa nhận.  Cần hình thành các ý tưởng mang đặc trưng khu vực: các công nghệ và mô hình kinh doanh hình thành cần phù hcp với khu vực và có thể phát triển một cách hữu cơ bên trong nền tảng công nghiệp địa phương.  Cần thiết có các mạng lưới an toàn: tinh thần khởi nghiệp liên quan đến việc chấp nhận rủi ro và nhiều dự án mạo hiểm sẽ thất bại. Việc có các mạng lưới an toàn như khả năng chịu rủi ro và thất bại, các biện pháp thuế và luật phá sản, và một hệ thống hỗ trc phúc lci xã hội không có tính các trừng phát đối với các doanh nhân không thành công.  Cần thiết có các cổng dẫnn tới các thị trường lớn: Bất kỳ một dự án mạo hiểm nào khi đã đạt mức tăng trưởng cao hơn mức trung bình sẽ đều cần có khả năng tiếp cận đến các thị trường lớn quốc gia và quốc tế.  Cần có sự lãnh đạo điều hành: Một yếu tố quan trọng trong sự thành công của bất kỳ một dự án kinh doanh mạo hiểm nào đó là chất lưcng lãnh đạo. Đội ngũ quản lý điều hành với các kỹ năng, nỗ lực và quyết tâm để làm cho doanh nghiệp phát triển và thành công trong các môi trường thách thức có ý nghĩa rất quan trọng 1.1.3. Các loại hình khởi nghiệp kinh doanh Khởi nghiệp kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc điểm, mục đích, phạm vi khác nhau. Có thể phân biệt các dạng khởi nghiệp khác nhau theo các tiêu chí khác nhau. 9 Hình 1.2. Phân loại các loại hình khởi nghiệp Theo mục đích khởi nghiệp Theo phạm vi kinh doanh sau khởi nghiệp Theo tnh chấốt của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh Theo nguốồn gốốc khởi nghiệp Lợi nhuận Phạm vi quốốc tếố Sản phẩm, dịch vụ mới Thành lập doanh nghiệp mới độc lập Phi lợi nhuận Phạm vi nội địa sản phẩm, dịch vụ đã có trến thị trường Khởi nghiệp trong doanh nghiệp Cả nội địa và quốốc tếố 1.1.3.1. Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi nghiệp Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi nghiệp, có thể phân biệt khởi nghiệp theo hai loại: doanh nghiệp hoạt động vì kế sinh nhai (khởi nghiệp thiếu kiến thức nghề nghiệp) và doanh nghiệp khởi nghiệp trên cơ sở tận dụng cơ hội thị trường (khởi nghiệp có kiến thức nghề nghiệp). Khởi nghiệp theo kế sinh nhai thường gắn liền với việc cá nhân bị bắt buộc phải khởi nghiệp do yếu tố môi trường hoàn cảnh như thất nghiệp, mất việc, khó khăn trong cuộc sống gia đình,... Khởi nghiệp trong hoàn cảnh này không phải để nắm bắt cơ hội làm giàu do thị trường mang lại mà là phương thức để duy trì nguồn thu nhập, duy trì cuộc sống. Doanh nghiệp do những nhà khởi nghiệp này tạo lập về cơ bản có thể cung cấp cho chủ doanh nghiệp thu nhập tương tự với thu nhập khi làm một công việc thông thường. Do không khởi nghiệp trên cơ sở kiến thức, tính toán cẩn thận nên những doanh nghiệp khởi nghiệp thuộc loại này tạo ra các sản phẩm thông thường đơn giản, đã có mặt trên thị trường và không có sự cải tiến. Các công ty khởi nghiệp dựa trên những cơ sở kiến thức nghề nghiệp thường sẽ có ưu điểm hơn khi đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách sáng tạo và tận dụng nguồn lực sẵn có. Mục tiêu của các doanh nghiệp này là nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lci nhuận. Những người tạo lập 10 doanh nghiệp loại này là những người có kiến thức, họ coi kinh doanh là một nghề và họ có sẵn chủ đích, thận trọng cân nhắc khi tiến hành khởi nghiệp. 1.1.3.2. Theo mục đích khởi nghiệp Có thể phân biệt khởi nghiệp theo hai loại với mục đích của người tạo lập doanh nghiệp khác nhau: tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích lci nhuận (kiếm tiền) và thành lập doanh nghiệp không vì mục đích lci nhuận (xã hội). Về khởi nghiệp tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lci nhuận, chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm lci nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi nghiệp kinh doanh thường bắt nguồn từ sự hấp dẫnn về tiền bạc. Với khởi nghiệp không vì mục tiêu lci nhuận, mục tiêu khởi nghiệp của chủ doanh nghiệp không vì lci nhuận mà vì xã hội. Những nhà khởi nghiệp loại hình này phát triển kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ nhưng không vì lci ích cá nhân mà nhằm mục đích nhân đạo. Khác với doanh nhân kinh doanh, doanh nhân xã hội không có mục đích lci nhuận mà họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho hoạt động mang tính nhân đạo. Như thế, doanh nghiệp xã hội tối đa hóa lci ích xã hội bằng con đường kinh doanh. 1.1.3.4. Theo phạm vi kinh doanh sau khởi nghiệp Khởi nghiệp kinh doanh ở phạm vi quốc tế nếu chủ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khởi nghiệp tạo lập doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài. Việc khởi nghiệp kinh doanh quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp có phát hiện và nắm bắt cơ hội kinh doanh trên các thị trường nước ngoài hay không. Khởi nghiệp phạm vi quốc tế có thể đem lại lci ích lớn nếu nền kinh tế nước ngoài có độ tăng trưởng cao, hệ thống pháp luật phù hcp và doanh nghiệp có năng lực đặc biệt mà các đối thủ bản đại không có. Tuy doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rào cản liên quan tới pháp luật, ngôn ngữ, môi trường kinh doanh và công nghệ. 11 Với khởi nghiệp kinh doanh phạm vi nội đia, doanh nghiệp mới thành lập thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tại thị trường trong nước. Ngoài ra còn có khởi nghiệp kinh doanh phạm vi thị trường cả trong nước và quốc tế. Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới cho phép và đòi hỏi doanh nhân có tư duy không phân biệt thị trường trong hay ngoài nước. 1.1.3.5. Theo tính chất sản phẩm, dịch vụ kinh doanh Với phân chia loại hình theo tính chất sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, mô hình khởi nghiệp sẽ có hai loại. Thứ nhất, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh là hoàn toàn mới. Với loại hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ hoàn toàn mới chưa hề có trước đó. Thứ hai là sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đã có trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường. 1.1.3.6. Nguồn gốc của doanh nghiệp khởi nghiệp Theo phân loại nguồn gốc, mô hình khởi nghiệp sẽ có hai loại. Thứ nhất là khởi nghiệp bằng cách tạo doanh nghiệp mới độc lập. Doanh nghiệp mới đưcc tạo dựng bởi một hoặc nhiều cá nhân độc lâp, không bị kiểm soát hoặc tài trc bởi các doanh nghiệp đang hoạt động khác. Như vậy, doanh nghiệp độc lập thuộc sở hữu của cá nhân các sáng lập viên và các nhà đầu tư. Thứ hai là khởi nghiệp trong doanh nghiệp. Theo cách này, một doanh nghiệp mới sẽ đưcc tạo lập từ việc khai thác các cơ hội phát sinh từ doanh nghiệp hiện đang hoạt động. Nguyên nhân hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp này bao gồm từ việc ý tưởng mới đưcc hình thành trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp hiện tại không khai thác hiệu quả một nguồn lực nào đó. Hoạt động khởi nghiệp trong doanh nghiệp đưcc hỗ trc và sở hữu bởi các công ty hiện đang hoạt động, nó đòi hỏi các doanh nghiệp đang hoạt động có môi trường, văn hóa và cơ chế khuyến khích việc nhân vien theo đuổi các ý tưởng cơ hội kinh doanh. 12 1.1.4. Các rủi ro trong khởi nghiệp kinh doanh Các nhà khởi nghiệp khi bắt đầu kinh doanh sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và tìm cách vưct qua chúng. Rủi ro trong kinh doanh bắt nguồn từ sự không chắc chắn về hậu quả ở tương lai trong những quyết định đưcc đưa ra ở hiện tại. Các quyết định kinh doanh nên đưcc đưa ra từ những đành giá, dự đoán về kết quả và khả năng sai biệt. Năm 1989, Barbara Jean Bird, tác giả cuốn sách Entrepreneurial Behaviour, đã chỉ ra các loại rủi ro kinh doanh xảy đến với các nhà khởi nghiệp bao gồm: rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội, rủi ro nghề nghiệp, rủi ro sức khỏe. Đến năm 2004, Scott Harrington và Gregory Niehaus, tác giả cuốn Quản trị và Bảo hiểm rủi ro ( Risk Management and Insurance) đưa ra thêm ý kiến rằng có nhiều loại rủi ro có thể đưcc cân nhắc trong việc đưa ra quyết định kinh doanh: rủi ro về giá, rủi ra tín dụng và rủi ro thuần túy (rủi ro do vận chuyển hay bị trộm cướp,..). Rủi ro liên quan tiền tệ có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện của những tổn thất lớn, dẫnn đến mức sống thấp hơn. Các nhà khởi nghiệp tiềm năng nên đưcc phân tích kỹ các rủi ro, bởi vì hậu quả tài chính và việc thất bại có thể gây hậu quả xấu, do đó quyết định phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của các nhà khởi nghiệp về các rủi ro liên quan. Raghavan, R.S. trong cuốn Risk Management in SMEs (2005) cũng đề cập rằng việc hình thành một thực thể kinh doanh liên quan đến các rủi ro sinh ra bởi việc thiếu chuyên môn và sự phó thác trách nhiệm lên một, hai thành viên chủ chốt trong việc đưa ra quyết định trong vận hành và quản lý kinh doanh. Ngoài ra, rủi ro của việc cấu trúc tài chính bị giảm gây ra bởi việc một tác nhân kinh tế hạn chế khả năng và nỗ lực huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tăng vốn và nguồn vay của mình, dẫnn đến rủi ro về việc không theo kịp đưcc tiến bộ công nghệ bằng cách tối ưu hóa nguồn lực có sự sẵn có tài chính thấp và cấu trúc tài chính kém. Thêm vào đó, mức độ cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp lâu năm trên thị trường, doanh nghiệp lớn gây ra sự cạnh tranh khốc liệt và việc kinh doanh lci nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn kém sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các nhân tố trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cho vay và ứng trước từ các ngân hàng đưcc coi là nguồn tài trc chính bên ngoài trong việc hỗ trc sự phát triển của ngành công nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần nhận thức đưcc các quan điểm mạo hiểm. Các 13 ngân hàng cũng cần thực hiện một cuộc điều tra và phân tích chi tiết về hoạt động kinh doanh của người đi vay vì họ đã có sự bảo vệ và điều đó sẽ đưcc phản ánh trên giá trị tín dụng. Tổ chức cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có khả năng chi trả cho các hoạt động kinh doanh xã hội, tiếp cận tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ thông qua việc hoàn trả cơ cấu khuyến khích, đơn giản hóa quản trị, v.v. Ngoài ra, nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi chi phí giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo nhân lực có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và gia tăng năng suất. Bảng 1.1. Các rủi ro khởi nghiệp Các nhà nhận định Bird (1989) Harrington Niehaus (2004) và Raghavan (2005) Thiếu chuyên môn Nguồn quỹ hạn chế Rủi ro kinh tế Sự cạnh tranh lớn Quan hệ xã Các rủi đưcc đưa ra ro hội Rủi ro về giá Rủi ro nghề Rủi ro tín dụng nghiệp Rủi ro thuần túy Rủi ro về sức khỏe Sức thu hút vốn kém Sự phát triển của công nghệ Giáo dục và đào tạo Chính sách tín dụng Tính đảm bảo đối với các khoản vay Nguồn: Nino Veskovic, Aspect of Entrepreneurial Risk 1.2. 1.2.1. Tìm hiểu chung về hệ sinh thái khởi nghiệp Khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp Hệ sinh thái khởi nghiệp là một khái niệm đang dần phổ biến trong những năm gần đây. Giống như các hệ sinh thái sinh học, một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm các yếu tố khác nhau, không chỉ là các cá nhân, nhóm, tạo thành một cộng đồng bằng cách tương tác với nhau, mà còn là những yếu tố môi trường mang tính quyết định có ảnh hưởng đến cách các tác nhân này hoạt động và kết nối với nhau; trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đó có thể là luật pháp, các chính sách hay chuẩn mực văn hóa. 14 Tổ chức Hcp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra một cách định nghĩa trong đó hệ sinh thái khởi nghiệp đưcc mô tả như sau: “Hệ sinh thái khởi nghiệp là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương.” Tại Việt Nam, Theo Cục thông tin Khoa học và công nghệ Quốc gia, Hệ sinh thái khởi nghiệp đưcc định nghĩa: “là một tập hợp các tác nhân kinh doanh (tiềm năng và hiện tại) liên kết với nhau, các tổ chức kinh doanh (như các công ty, các nhà đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, các ngân hàng), các định chế (trường đại học, các cơ quan thuộc khu vực nhà nước, các thực thể tài chính) và các quá trình kinh doanh (như tỷ lệ thành lập doanh nghiệp, số các công ty tăng trưởng cao, mức độ “khởi nghiệp bom tấn”, số các doanh nhân khởi nghiệp liên tục, mức độ tâm lý bán tháo trong công ty và mức độ tham vọng kinh doanh, tất cả hợp nhất chính thức và không chính thức để kết nối, dàn xếp và chi phối các hoạt động trong môi trường doanh nghiệp địa phương”. Như vậy, từ hai cách định nghĩa trên, ta có thể thấy hệ sinh thái khởi nghiệp chỉ một cộng đồng bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lci thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh. Các thực thể cộng sinh ấy bao gồm các cá nhân, nhóm các nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các chủ thể hỗ trc doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. 1.2.2. Đặc điểm của hệ sinh thái khởi nghiệp 1.2.2.1. Hệ sinh thái khởi nghiệp mang tính địa phương. Các hệ sinh thái khởi nghiệp là những nơi có sức hấp dẫnn về văn hóa hay các thuộc tính tự nhiên tạo ra các cơ hội cho các hoạt động kinh doanh. Các thuộc tính này thường thiên về những lĩnh vực mà tại đó cường độ trí thức trong lĩnh vực đó ở mức độ cao, sử dụng những số lưcng nguồn nhân lực có trí thức cấp bậc đại học trở 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan