Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội phụ nữ tỉnh hải dương...

Tài liệu Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội phụ nữ tỉnh hải dương

.PDF
107
795
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------- LÊ THỊ HOAN HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------------------------- LÊ THỊ HOAN HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC THAO XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ TS. NGUYỄN NGỌC THAO PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn thạc sĩ này. Đặc biệt học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Nguyễn Ngọc Thao người đã tận tình chỉ bảo , hướng dẫn học viên trong suố t quá trình thực hiê ̣n nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình Học viên xin cảm ơn các cơ quan, đơn vị liên quan đã giúp đỡ phối hợp trong quá trình nghiên cứu luận văn. Học viên xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2015 Tác giả Lê Thị Hoan MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ ............................................................................... ii LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH .................................................................................................5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ...........................5 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiến về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng .........................................................................................8 1.2.1. Kinh tế hộ gia đình ............................................................................................8 1.2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ gia đình ........................................................................8 1.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình .................................................................10 1.2.1.3. Vai trò của kinh tế hộ gia đình .....................................................................12 1.2.1.4. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ gia đình ...........................................13 1.2.1.5. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ...............................14 1.2.2. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh.............................................................................................................................16 1.2.2.1. Hội Liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh .....................................................................16 1.2.2.2. Quan điểm về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh ........................................................................................................17 1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh .........................................................................................19 1.2.2.4. Nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh .......................................................................................................................21 1.2.2.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh ................................................................................................26 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................40 2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin ...........................................................40 2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................32 2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn .............................................................32 2.2.2. Các bƣớc nghiên cứu.......................................................................................33 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG .................................34 3.1. Tình hình kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng...............................42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hải Dƣơng........................................42 3.1.2. Tổng quan về Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng......................................44 3.1.3. Tình hình kinh tế hộ gia đình do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Hải Dƣơng............49 3.2. Phân tích thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triên kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.....................................................................................50 3.2.1. Tổ chức các phong trào, cuộc vận động và mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo..................................................................................................51 3.2.2. Vận động, hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.............................62 3.2.3. Thực trạng hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật.....................................70 3.2.4. Thực trạng dạy nghề, giới thiệu việc làm .......................................................64 3.3. Đánh giá hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng........................................................................................................77 3.3.1. Đánh giá theo tiêu chí....................................................................................77 3.3.2. Đánh giá theo nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng .............................................................................73 3.5.2.1. Điểm mạnh trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng .....................................................................................73 3.5.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng .........................................74 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HẢI DƢƠNG ..........................................................................................78 4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng..............................................................................86 4.2. Giải pháp nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng.....................................................................................87 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế...................................................................................87 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng..........................................................................................................................90 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật ...........83 4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện hỗ trợ về dạy nghề, giới thiệu việc làm ..............87 4.2.5. Nhóm giải pháp khác ......................................................................................88 4.3. Kiến nghị ............................................................................................................91 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và UBND tỉnh Hải Dƣơng ...................................919 4.3.2. Kiến nghị với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ............................................100 KẾT LUẬN ...............................................................................................................93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................95 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT LHPN : Liên hiệp Phụ nữ ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCH : Ban chấp hành NHNN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn GDP : Tổng sản phẩm quốc nội XHCN : Xã hội chủ nghĩa NN-LN-TS : Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản CN-XD : Công nghiệp - Xây dựng CVĐ : Cuộc vận động NHCSXH : Ngân hàng Chính sách Xã hội TYM : Quỹ tình thƣơng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn i DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ Bảng 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ của Hội LHPN phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2014 .........................................................................................................38 Bảng 3.2. Thống kê phụ nữ tham gia vào Hội LHPN phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng ...................................................................................................................................39 Bảng 3.3. Tình hình hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng phân theo ngành nghề giai đoạn 2012-2014 ..................................................................................................41 Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 ...................................................................................................................................41 Bảng 3.5. Kết quả phong trào Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ 2012-2014 ...................................................................................................................................45 Bảng 3.6. Tổng kết phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 ..................................................................................................46 Bảng 3.7. Kết quả thực hiện xây dựng mô hình hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .....................................................................................50 Bảng 3.8. Tổng hợp mô hình liên kết sản xuất của phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .................................................................................................................50 Bảng 3.9. Kết quả hỗ trợ tín dụng cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .......................................................................59 Bảng 3.10. Kết quả hỗ trợ phụ nữ về chuyển giao khoa học kỹ thuật của Hội LHPN tỉnh từ 2012-2014 ......................................................................................................62 Bảng 3.11. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 ...............65 Bảng 3.12. Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình có phụ nữ nhận đƣợc sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 .....................................................70 ii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu luận văn .......................................................32 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức Hội LHPN phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng..................................36 Hình 3.2. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về các phong trào, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế do Hội phát động, tổ chức năm 2014 ...............51 Hình 3.3. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ tín dụng của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014.......................................................60 Hình 3.4. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014 .................................63 Hình 3.5. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ về dạy nghề, giới thiệu việc làm của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014 .......................69 Hình 3.6. Tốc độ tăng trƣởng số hộ gia đình làm kinh tế có phụ nữ là thành viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014 ............................................................70 Hình 3.7. Số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra trong giai đoạn 2011-2014 ...................................................................................................................................72 Hình 3.8. Đánh giá về sự cải thiện mức sống của ngƣời dân....................................72 iii LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung cần rất nhiều yếu tố tác động khác nhau nhƣ: lao động, vốn, kỹ thuật, vốn... Để kinh tế, xã hội ngày càng phát triển không thể không kể đến vai trò của kinh tế hộ gia đình, các nhân tố ảnh hƣởng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc nói chung và phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng. Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc đã ghi nhận những cống hiến to lớn của các tầng lớp phụ nữ Viê ̣t Nam . Họ luôn xứng đáng với tám chữ vàng đƣợc Bác Hồ trao tặng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ tổ quốc và xứng đáng với tám chữ “Anh hùng , sáng tạo, trung hậu , đảm đang” trong thời kỳ đổi mới . Họ luôn nêu cao tinh thần yêu nƣớc , đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của bản thân trong lao động , sản xuất, rèn luyện, học tập; đã đạt nhiều thành tích trên các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,… góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dƣ̣ng và phát triể n đất nƣớc . Trong lĩnh vực phát triển kinh tế Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam trong đó Hội LHPN Hải Dƣơng, những năm qua có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực nhƣ: tín chấp cho phụ nữ vay vốn, thành lập các tổ, nhóm tín dụng - tiết kiệm, góp vốn cho vay luân chuyển; tiếp tục thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế; dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Các hoạt động trên của Hội hàng năm đã giúp cho hàng ngàn gia đình phụ nữ thoát nghèo, vƣơn lên ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế hiện nay còn rất nhiều gia đình phụ nữ còn thiếu vốn, chƣa tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn hoặc thiếu kiến thức, kinh 1 nghiệm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ còn cao… Theo số liệu thống kê 1 đến 2011 toàn tỉnh Hải Dƣơng có 453.000 nữ trong đó có 286.600 phụ nữ trong độ tuổi lao động (18 - 55 tuổi) và theo khảo sát của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng, tính đến tháng 12 năm 2014 toàn tỉnh 30.955 hộ nghèo, trong đó có 23.767 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu sức lao động. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống, nâng cao vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ trong gia đình cũng nhƣ ngoài xã hội, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng thu hút hội viên đến và gắn bó với tổ chức Hội, góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đồng thời góp phần xây dựng hệ thông chính trị Việt Nam vững mạnh. Qua quá trình công tác và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ. Vì vậy, nghiên cứu về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu cần thiết, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa về vấn đề này, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình theo xu hƣớng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhƣ mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra. Chính vì những lý do đó, học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương” làm đối tƣợng nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình . Câu hỏi đặt ra là:: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình nhƣ thế nào? giải pháp nhằm nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh? 1 Niên giám thống kê 2011, Hải Dƣơng 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng trên địa bàn tỉnh. Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đó, đề tài xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Hệ thống hoá khung lý thuyết cho nghiên cứu về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; - Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng; - Đề xuất định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: nghiên cứu hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng tiếp cận nội dung hoạt động hỗ trợ. - Về không gian: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng. - Về thời gian: Số liệu đƣợc thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 20112014; các giải pháp đƣợc đề xuất cho những năm tiếp theo. 4. Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn hoàn thành sẽ giúp cho Ban thƣờng vụ Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đánh giá một cách khách quan toàn diện khoa học thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng hiện nay. 3 - Đƣa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh. Chương 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng. Chương 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ PHỤ NỮ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. Trong số đó, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau: - Các tác phẩm: “Phụ nữ nông thôn với việc phát triển ngành nghề phi NN”, năm 1998; Việc làm - đời sống của phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, năm 1999 của tác giả Lê Thi. Các nghiên cứu này khẳng định vai trò của phụ nữ nông thôn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. - Tác phẩm: “Vai trò của ngƣời phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Hoàng Bá Thịnh, đã phân tích vai trò ngƣời phụ nữ nông thôn trong Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của phụ nữ đối với chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Bên ca ̣nh đó, có nhiều luận án, luâ ̣n văn nghiên cƣ́u về vai trò của phụ nữ: - Luận án tiến sĩ: “Vai trò của Phu ̣ nƣ̃ trong phát triể n cô ̣ng đồ ng trên điạ bàn tỉnh Hà Tây” , của tác giả Trần Thị Xuân Lan đã nghiên cứu thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng ở các lĩnh vực kinh tế , chính trị, văn hóa , chăm sóc sức khỏe; phân tić h các yế u tố ảnh hƣởng và xu hƣớng biế n đổ i vai trò của phu ̣ nƣ̃ trong phát triể n cô ̣ng đồ ng. - Luâ ̣n văn thạc sĩ: “Vai trò của Phu ̣ nƣ̃ Êđê trong phát triể n kinh tế hô ̣ huyê ̣n Krông Ana, Đăk Lăk”, của tác giả Bùi Thị Hiền đã nghiên cứu về thực trạng vai trò của phụ nữ Êđê trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Krông Ana , Đăk Lăk, phân tić h các yế u tố ảnh hƣởng đế n vai trò của phu ̣ nƣ̃ Êđê và đƣa 5 ra mô ̣t số giải pháp chủ yếu để tạo điều kiện phụ nữ Êđê phát huy vai trò của họ trong phát triển kinh tế hô ̣. - Tình hình nghiên cứu kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam: Từ khi có Chỉ thị 100/CT - TW (1981) của Ban Bí thƣ Trung ƣơng, đặc biệt là từ sau Nghị quyết số 10 - NQ/TW của Bộ Chính trị (1988), hộ nông dân đƣợc xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, có đầy đủ tƣ cách pháp nhân và quyền bình đẳng nhƣ mọi chủ thể kinh tế khác thì mô hình kinh tế hộ mới đƣợc chú ý, từng bƣớc đƣợc khởi sắc và phát triển. Nghị quyết 10 đã nêu lên những chủ trƣơng, giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hộ, đó là: Giao khoán ruộng đất đến hộ và nhóm hộ xã viên ổn định lâu dài, khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế cá thể và tƣ nhân trong nông nghiệp. Thực hiện đƣờng lối đổi mới, Đảng ta đã đề ra một số chủ trƣơng, chính sách lớn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nghị quyết số 06/NQ/TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rõ “…Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lƣợng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lƣợng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ” Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã khẳng định “…Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”. Nghị quyết đã đề ra các biện pháp về kinh tế và tổ chức nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ ở nƣớc ta trong những năm tới. Thành tựu nổi bật phát triển kinh tế hộ và kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của những năm đổi mới vừa qua là đã giải quyết vững chắc vấn đề lƣơng thực, đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, đƣa Việt Nam từ nƣớc thiếu lƣơng thực triền miên 6 thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn của thế giới kể từ năm 1988, theo hƣớng năm sau cao hơn năm trƣớc. Trong những năm đổi mới vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân. Nhìn chung, các công trình đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân nhƣ: - Tác phẩm: “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam” của tác giả Chu Văn Vũ và tập thể tác giả Viện Kinh tế học đã đánh giá thực trạng kinh tế hộ trên các vùng sinh thái, xu hƣớng phát triển và những giải pháp để đẩy mạnh kinh tế nông hộ. - Nghiên cứu về “Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới” và “Kinh tế trang trại vùng đồi núi của tác giả Trần Đức đã hệ thống hoá lý luận về phát triển kinh tế trang trại gia đình và vận dụng vào vùng đồi núi nƣớc ta. - Cuốn sách “Kinh tế hộ nông dân” của tác giả Đào Thế Tuấn làm rõ lý luận và thực tiễn kinh tế hộ nông dân và dự báo mô hình phát triển kinh tế hộ nông dân. - Cuốn sách “Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng” của tác giả Vũ Thị Ngọc Trân đã phân tích thực trạng về phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Cuốn sách “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Hƣơng (chủ biên) đã hệ thống hóa và làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại, phân tích khái quát quá trình lịch sử phát triển của kinh tế trang trại ở nƣớc ta hiện nay, xác định khả năng và các điều kiện phát triển các loại hình kinh tế trang trại, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta. Trong những năm gần đây, một số luận án tiến sĩ kinh tế đã đi sâu nghiên cứu làm rõ từng khía cạnh của kinh tế hộ nông dân. Các kết quả nghiên cứu trên đã góp phần bổ sung và từng bƣớc hoàn thiện kiến thức nghiên cứu mới cả lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hộ ở nƣớc ta và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cho thấy: Các công trình nghiên cứu chủ yếu về kinh tế nông hộ, vai trò của phụ nữ nông thôn 7 trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng, vai trò của phụ nữ E đê trong phát triển kinh tế hộ. Đến nay, ở tỉnh Hải Dƣơng chƣa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh. Do vậy, luận văn tập trung những vấn đề lý luận cơ bản và có tính đặc thù về: Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh trong là rất cần thiết. * Những bài học rút ra từ lý luận và thực tiễn Kinh tế hộ ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nhƣng trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra sâu rộng nhƣ hiện nay, bên cạnh những cơ hội, phát triển kinh tế hộ phải đối mặt với không ít những thách thức nhƣ: lao động thiếu việc làm, đất đai manh mún, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, sản xuất hàng hoá chƣa phát triển, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật… Từ thực tiễn và xu hƣớng phát triển kinh tế hộ một số nƣớc cho thấy, bộ phận kinh tế hộ chuyển sang trang trại sản xuất hàng hóa ngày một tăng, số trang trại có thu nhập từ thuần nông giảm và số trang trại có thu nhập từ phi nông nghiệp tăng (ở Đài Loan có 90% trang trại kiêm ngành nghề, ở Pháp 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Từ lý luận và thực tiễn cho thấy, để kinh tế hộ phát triển, bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong đó có chính sách vốn, thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách có hiệu quả, một cách tối ƣu nhƣ chuyển đổi cơ cấu, nâng cao năng suất và hiệu quả của cây trồng, vật nuôi, tạo việc làm cho lao động nữ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. 1.2. Cơ sở lý luận về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh 1.2.1. Kinh tế hộ gia đình 1.2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Kể từ khi đƣợc thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ (năm 1988), sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu. 8 Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững đƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng, có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc Kể từ khi Bộ chính trị Ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển giao đất đai và các tƣ liệu sản xuất khác cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nông dân đã trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình đƣợc tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, đƣợc toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tƣ kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Nhƣ vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững và vƣơn lên làm giàu chính đáng. Nói đến sự tồn tại của các hộ sản xuất trong nền kinh tế trƣớc hết ta cần thấy rằng, hộ sản xuất không chỉ có ở nƣớc ta mà còn có ở tất cảc các nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp trên thế gới. Hộ sản xuất đã tồn tại qua nhiều phƣơng thức và vẫn đang tiếp tục phát triển. Do đó có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế hộ sản xuất, có nhiều khái niệm về kinh tế hộ. Tuy nhiên, các khái niệm đều xem “hộ” là một cơ sở kinh tế có các tƣ liệu sản xuất thuộc sở hữu gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhƣng chủ yếu đƣợc đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trƣờng có xu hƣớng hoạt động với mức độ hoàn hảo không cao. Mặt khác, về mặt pháp lý, kinh tế hộ đƣợc thể hiện dƣới hình thức hộ cá thể (hay hộ kinh doanh cá thể). Cơ sở pháp lý của loại hình hộ cá thể đƣợc thiết lập chính thức ở Nghị định 27-HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 09/3/1998. Tên gọi “Hộ kinh doanh cá thể” đƣợc ghi nhận tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 9 03/12/2000 và Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004. Hiện nay, theo Nghị định số 36/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ, hộ kinh doanh đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động, tiền vốn và tƣ liệu sản xuất đƣợc coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển. Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện đƣợc các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn nhƣ hộ nông nghiệp, hộ nông - lâm - ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thƣơng nghiệp, ngƣ nghiệp. Nhƣ vậy, có thể khái quát khái niệm về kinh tế hộ gia đình nhƣ sau: Kinh tế hộ gia đình là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường. Kinh tế nông hộ gia đình đƣợc hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tƣ hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế - xã hội. 1.2.1.2. Đặc điểm của kinh tế hộ gia đình Nhìn chung kinh tế hộ gia đình có những đặc điểm cơ bản sau: - Thứ nhất, kinh tế hộ gia đình là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng nhƣ huyết thống. Về 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan