Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn thành phố hà nộ...

Tài liệu Hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn thành phố hà nội

.PDF
102
364
84

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ PHƯƠNG THẢO HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH Hà Nội, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, tháng 03 năm 2017 Tác giả Đinh Thị Phương Thảo LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Hồ Việt Hạnh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội - Học viện Khoa học Xã hội đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn về sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Trung tâm giáo dục – Lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các anh chị cai nghiện thành công trên địa bàn thành phố Hà Nội, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Luận văn không tránh khỏi những sai sót, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn! Hà Nội, tháng 03 năm 2017 Tác giả Đinh Thị Phương Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 Chương 1 ............................................................................................................................ 13 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY ............................................................................................................ 13 1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................................................ 13 1.2. Nguyên tắc hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy ............................................. 19 1.3. Cơ chế, vai trò của chính quyền, gia đình, bạn bè, người sau cai nghiện trong quản lý và hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện.............................................................................................. 19 1.4. Chính sách hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Việt Nam ............................. 25 Chương 2 ............................................................................................................................ 28 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................. 28 2.1. Khái quát chung về tình hình nghiện ma túy và công tác cai nghiện tại thành phố Hà Nội. .... 28 2.2. Các yếu tố tác động đến hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ............................... 38 2.3. Thực trạng hỗ trợ dạy nghề và việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy ......................... 43 2.4 Thực trạng vay vốn hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy ................................. 55 2.5. Đánh giá chung ......................................................................................................................... 61 Chương 3 ............................................................................................................................ 65 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ........................................................................................... 65 3.1. Một số yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đào tạo nghề, vay vốn cho người sau cai nghiện ma túy............................................................................................................................................... 65 3.2. Một số giải pháp hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Hà Nội ........................ 66 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 80 PHỤ LỤC............................................................................................................................ 84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Viết đầy đủ Viết tắt : Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc NNMT : Người nghiện ma túy NSCNMT : Người sau cai nghiện ma túy THNCĐ : Tái hòa nhập cộng đồng PWID : Người tiêm chích ma túy UNODC TNMT TNXH ATS XHCN Tệ nạn ma túy : Tệ nạn xã hội : Người sử dụng nhóm chất kích thích : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tuổi của người sau cai nghiện ma túy ................................................................ 31 Bảng 2.2: Sự chênh lệch về giới tính của người sau cai nghiện ma túy .............................. 32 Bảng 2.3: Tình trạng hôn nhân của người sau cai nghiện ma túy........................................ 33 Bảng 2.4: Trình độ học vấn của người sau cai nghiện ma túy............................................. 34 Bảng 2.5: Gia đình của người sau cai nghiện ma túy .......................................................... 35 Bảng 2.6: Nghề nghiệp của người sau cai nghiện ma túy trước khi sử dụng ma túy .......... 36 Bảng 2.7: Bảng thể hiện chất lượng cuộc sống của người sau cai nghiện ma túy ............... 38 Bảng 2.8: Biểu hiện tình trạng sức khỏe của người sau cai nghiện ma túy ......................... 39 Bảng 2.9: Nhận thức của người sau cai nghiện ma túy về mức độ cần thiết của việc làm . 40 Bảng 2.10: Công việc hiện tại của người sau cai nghiện ma túy ......................................... 46 Bảng 2.11: Mức độ ổn định của công việc hiện tại ............................................................. 47 Bảng 2.12: Nguồn sống chủ yếu của người sau cai nghiện ma túy ..................................... 50 Bảng 2.13: Những công việc phù hợp với người sau cai nghiện ma túy ............................. 51 Bảng 2.14: Những hỗ trợ mong muốn của người sau cai nghiện ma túy ............................ 52 Bảng 2.15: Những khó khăn gặp phải trong khi tìm việc làm ............................................. 58 Biểu đồ 2.1: Bình quân thu nhập của người sau cai nghiện ma túy..................................... 36 Biểu đồ 2.2: Thu nhập hàng tháng từ công việc hiện tại ..................................................... 48 Biểu đồ 2.3: Các nguồn vay vốn cho người sau cai nghiện ma túy .................................... 55 Biểu đồ 2.4: Mục đích vay vốn của người sau cai nghiện ma túy ....................................... 57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo báo cáo tình hình ma túy Toàn cầu năm 2015 của Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), tỉ lệ người sử dụng ma túy trên toàn thế giới vẫn không có nhiều xáo trộn. Ước tính có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng hơn 5% dân số toàn thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã từng sử dụng ma túy trái phép trong năm 2015. Số người có vấn đề về sử dụng ma túy chiếm khoảng 27 triệu người, gần một nửa trong số họ là người tiêm chích ma túy (PWID). Có khoảng 1,65 triệu người tiêm chích ma túy đang phải sống chung với HIV trong năm 2015. Nam giới sử dụng cần sa, cocain và anphetamin nhiều gấp ba lần nữ giới, trong khi nữ giới có xu hướng lạm dụng thuốc giảm đau có chứa opiods và thuốc an thần. Theo số liệu báo cáo của Bộ Công an tại buổi làm việc của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế về thực hiện công tác phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm 8 tháng đầu năm 2015 cả nước hiện có 202.604 người nghiện, tăng 2.470 người so với cuối năm 2014 (200.134 người). Ngoài nghiện thuốc phiện, heroin, xu hướng nghiện ma túy tổng hợp đang tăng nhanh, đặc biệt là người sử dụng nhóm chất kích thích dạng Amphetamine (ATS) đặc biệt là Methamphetamine (ma túy đá), Cocaine, Cần sa, Cỏ Mỹ, Lá khát, Kẹo cười, Trà sữa... và các chất hướng thần khác. Người sử dụng bị ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, có nguy cơ gia tăng tội phạm gây mất trật tự, an ninh và an toàn xã hội, điển hình như: Thành phố Hồ Chí Minh số người sử dụng ma túy tổng hợp chiếm trên 48%, Đà Nẵng 85%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%. Phần lớn người sử dụng ma túy tổng hợp gặp phải vấn đề về sức 1 khỏe tâm thần, hoang tưởng trong đó nhiều trường hợp đã có hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Đến hết tháng 7/2015, các cơ sở cai nghiện ma túy trong cả nước đang quản lý, điều trị, cai nghiện cho 24.123 người. Trong đó: cơ sở công lập 18.893 người (12.258 người cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện 3.301 người, quản lý sau cai tại cơ sở là 3.334 người); các cơ sở cai nghiện tư nhân là 5.230 người; cai nghiện tại gia đình, cai nghiện và quản lý sau cai tại cộng đồng là 25.397 người. Trong đó, cai nghiện tại cộng đồng là 5.513 người, quản lý sau cai tại cộng đồng là 19.884 người. Hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi là một trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm giúp đối tượng trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Trên thực tế, giải quyết việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Hàng năm, số đối tượng được tạo việc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số đối tượng được chữa trị, phục hồi. Nhìn chung tình hình việc làm của các đối tượng sau cai là không thuận lợi, chỉ có 20% đối tượng có việc làm ổn định, 32,5% có việc làm nhưng không ổn định. Các đối tượng ở thành phố, thị xã có việc làm ổn định cao hơn các đối tượng ở nông thôn. Đa số người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi không có việc làm nên khả năng tái nghiện rất cao. Từ thực tế giải quyết, hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi là một việc làm hết sức là cấp thiết. Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu đề tài: “Hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn thành phố Hà Nội”. Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức nỗ lực chung tay nhằm giúp đỡ đối tượng trở về cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tệ nạn ma túy. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nghiên cứu ngoài nước Hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy đối với tài liệu nước ngoài tôi chưa bắt gặp. Do đó những nghiên cứu dưới đây là tiền đề trong việc hỗ trợ người sau cai nghiên ma túy, phòng, chống tái nghiện: Cách tiếp cận phân tâm học: Cách tiếp cận này rất được thịnh hành ở Pháp. Theo thuyết này thì việc dùng ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối nhiễu trong quá trình phát triển. O.F.Kernberg (1975) cho rằng khi xung đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này sẽ tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và các ức chế khác ở việc dùng ma túy. Cách tiếp cận nhận thức xã hội: Trong cách tiếp cận này mà A.Bandura là một đại diện thì theo ông nhận thức về khả năng của mình là khái niệm trung tâm của sự điều chỉnh hành vi của bản thân. Khái niệm “ cái tôi hiệu quả” (Self – efficacy) do ông đưa ra được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực nghiện. Theo ông “cái tôi hiệu quả” là khả năng thực sự có thể làm một việc gì đó, là sự đánh giá của con người về khả năng của mình trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau. Cách tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức: Một trong những chuyên gia hàng đầu khác trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nhận thức ở Mỹ là Callahan R.J. Ông có cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện. Ông cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm. 2.2 Nghiên cứu trong nước Có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy như: “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma túy, người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn Văn Minh (2001) làm chủ nhiệm 3 đây là đề tài cấp Bộ 2001. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc làm, đời sống người nghiện ma túy, người bán dâm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều khả năng tái nghiện của người nghiện ma túy sau cai là do không có việc làm, mặc dù nghị lực của đối tượng là yếu tố quyết định, sự quan tâm của gia đình là yếu tố quan trọng giúp đối tượng từ bỏ tệ nạn xã hội. Do vậy, các đề xuất của tác giả hướng tới hoàn thiện hệ thống các giải pháp tạo việc làm cho đối tượng nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phạm, tái nghiện. Đề tài “Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy trong chương trình ba năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2004 - 2005) do Viện nghiên cứu xã hội thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp thực tiễn để đáp ứng nhiệm vụ quản lý và dạy nghề cho người sau cai nghiện ma túy thuộc Đề án “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy” do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết 16/2003 - QH11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Đề tài được thực hiện đã giải quyết được vấn đề giúp những người nghiện sau khi kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai nghiện được phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là được học văn hóa, học nghề. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được triển khai, áp dụng trong thực tiễn, giúp hàng ngàn người từng bước tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững. Để đạt được thành công trên, một trong những giải pháp tác giả nêu ra trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện ma túy là cần phải có sự tham gia quản lý của công an khu vực, chính quyền xã phường, thị trấn và các đoàn thể, ban điều hành khu phố. Tác giả Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập khá cụ thể 4 các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các nội dung, phương pháp để hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Về thực tiễn, luận án đã hệ thống hoá được các loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá được thực trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục thanh niên sau cai ở thành phố Hồ Chí Minh và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện tại cộng đồng. Đã đề xuất được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện làm cơ quan đầu mối cho hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng; đề xuất đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây dựng nội dung chương trình giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi thanh niên sau cai nghiện ở cộng đồng. Nguyễn Thị Lợi với đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay” (năm 2008) đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ tạo việc làm cho những người sau cai nghiện ma túy ở nước ta là việc làm cơ bản, cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện, phục hồi, góp phần làm giảm tỷ lệ tái nghiện và phòng chống các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, việc làm cho người sau cai nghiện ma túy là vấn đề lớn, cần phải có những giải pháp đồng bộ có hiệu quả, thiết thực không chỉ là trách nhiệm của ngành lao động mà là của toàn xã hội. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại trung tâm lao động xã hội, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận người sau cai nghiện ma túy sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho những người nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng. 5 Tác giả Phan Thị Mai Hương (2005) với nghiên cứu “Thanh niên nghiện ma túy nhân cách và hoàn cảnh xã hội” là một cách tiếp cận mới về thanh niên nghiện ma tuý - từ góc độ của tâm lý học. Tác giả đã phân tích, hệ thống hoá những lý luận về đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội và sự ảnh hưởng của chúng trong việc nghiên cứu hành vi của người nghiện ma tuý, cũng như quan điểm về việc giải quyết chúng trong thực tiễn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số đặc điểm nhân cách và hoàn cảnh xã hội nổi trội của thanh niên nghiện ma tuý, mối quan hệ giữa các đặc điểm với hành vi nghiện. Trong đó, vai trò gia đình được tác giả tìm hiểu ở khía cạnh môi trường gia đình gắn với vị thế kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến đặc điểm nhân cách và mức độ nghiện của thanh niên nghiện ma túy, cách quản lý của cha mẹ với con. Trên cơ sở đó, việc ngăn ngừa hành vi nghiện ma tuý và việc cai nghiện ma tuý ở thanh niên cần phải kết hợp giữa tri thức và biện pháp của tâm lý học. Kết quả nghiên cứu đã định hướng về hướng giáo dục và ứng xử thích hợp với người nghiện ma tuý cũng như góp phần ngăn ngừa việc lạm dụng ma tuý ở thanh thiếu niên. Như vậy, các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài họ đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà cả về tinh thần. Do đó, các tài liệu chưa đề cập được hết việc giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn mà vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên cứu đề tài Hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn Hà Nội sẽ góp phần bổ sung thêm những nghiên cứu đã có trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện nói chung và toàn xã hội nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 6 Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng việc làm của người sau cai nghiện ma túy thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhân viên xã hội trong việc hỗ trợ, giúp đỡ hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trong bối cảnh thực tiễn tại Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài; - Điều tra, khảo sát, đánh giá, nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của người sau cai nghiện ma túy ở địa bàn điều tra, khảo sát; - Phân tích lý luận về hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện; - Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ việc làm đối với người sau cai nghiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các nội dung hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào vấn đề hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội - Phạm vi khách thể: Người sau cai nghiện ma túy - Phạm vi về không gian, thời gian: từ năm 2013 đến năm 2015 tại thành phố Hà Nội 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Nghiên cứu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng để phân tích và đánh giá các hoạt động hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại thành phố Hà Nội. 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước về cai nghiện và quản lý sau cai nghiện, tài liệu nhằm xác định các phạm vi điều tiết đối với các mối quan hệ giữa người sau cai nghiện và các đối tượng khác trong xã hội nhằm tạo ra/phân bổ/phát huy mọi nguồn lực trong công tác hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện. Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và sửa đổi bổ sung năm 2008. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi sử dụng ma tuý trái phép không phải là tội phạm mà là hành vi vi phạm pháp luật về mặt hành chính và được xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Việc áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa bệnh, đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (gọi tắt là cơ sở cai nghiện) đối với người nghiện ma túy được tiến hành bằng các thủ tục hành chính được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1995, sửa đổi bổ sung năm 2002, 2007, 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về công tác cai nghiện như Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú và trung tâm quản lý sau cai; Nghị định số 94/2010/NĐ- CP ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; Nghị định số 61/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐCP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh 8 xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh. Các văn bản hướng dẫn, thi hành: Triển khai thực hiện các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định trên, các Bộ, ngành chức năng liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác cai nhiện ma túy theo thẩm quyền như: Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma tuý gốc opiat. Theo đó, việc tiếp nhận người vào cai nghiện phải có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiện và hội chứng cai nhằm xác định tình trạng nghiện và sự lệ thuộc vào các chất gây nghiện dạng thuốc phiện; Các văn bản hướng dẫn thi hành (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, Nghị định số 61/2011/NĐCP), Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT/BLĐTBXH-BCA quy định các thủ tục pháp lý trong tiến hành việc áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa bệnh; Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về hướng dẫn quy trình cai nghiện, cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện... Đặc biệt, nhằm triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1001/2011/QĐ-TTg ngày 27/6/2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Quyết định số 19/QĐ-LĐTBXH ngày 09/01/2012 Phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012-2015” và Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn, 9 giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Thông tư liên tịch số 30/1999/TTLT/BLĐTBXH- BYT ngày 20/12/1999 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn quản lý các hoạt động y tế ở các cơ sở chữa bệnh thuộc Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tư số 12/2004/TT-BLĐTBXH ngày 02/11/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức công tác dạy nghề tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Thông tư liên tịch số 56/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 5/7/2005 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ trợ cấp cho người không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh; Thông tư liên tịch số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 09/11/2005 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền quan đường tình dục tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLTBLĐTBXH-BGD&ĐT-BYT ngày 18/01/2006 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế hướng dẫn công tác dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách cho người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy; Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 01/10/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma túy, người bán dâm; Thông tư liên tịch số 121/2010/TTLT-BTCBLĐTBXH ngày 12/8/2010 của Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn hỗ trợ đối với người sau cai nghiện ma túy... 5.2.2. Phương pháp khảo sát, phỏng vấn Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi Nhằm thu thập thông tin về nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện qua bảng hỏi 10 Tình hình việc làm và nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy ở Hà Nội như thế nào? Những đặc điểm về nhân khẩu- xã hội của người sau cai có tác động như thế nào đến mong muốn tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy? Gia đình và cộng đồng có vai trò như thế nào trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm của người sau cai nghiện ma túy? Các bảng hỏi được kiểm tra (phỏng vấn thử) trước khi thực hiện các phỏng vấn chính thức với tổng số mẫu đã chọn Phương pháp phỏng vấn sâu Đối tượng được lựa chọn để trả lời phỏng vấn sâu bao gồm: + Người sau cai nghiện ma túy: 12 trường hợp. + Cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội và cán bộ lãnh đạo quản lý tại Trung tâm: 06 trường hợp. + Gia đình, bạn bè, hàng xóm của người sau cai nghiện ma túy: 8 trường hợp. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung 09 cuộc thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện với người sau cai nghiện, gia đình người nghiện. Mỗi thảo luận nhóm sẽ có từ 10 – 13 người, diễn ra từ 90 – 120 phút bao gồm: 03 cuộc với người sau cai nghiện; 03 cuộc với người thân, bạn bè và hàng xóm của người sau cai nghiện; 02 cuộc với lãnh đạo xã/phường và thôn/tổ dân phố có người sau cai nghiện. 01 cuộc với cán bộ làm việc tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội số II. Những người tham gia thảo luận nhóm thuộc trình độ học vấn và nghề nghiệp khác nhau. 5.2.3. Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên. Vì luận văn tập trung phân tích vấn đề hỗ tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Hà Nội nên tác giả đã tách số liệu về người sau cai nghiện tại địa bàn thành phố Hà Nội để phân tích 5.2.4. Phương pháp thống kê toán học 11 Phương pháp nhằm thống kê, ghi chép và xử lý các số liệu thực đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu đưa ra những kết quả cụ thể và chi tiết liên quan tới đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Đề tài đóng góp cho việc nâng cao lý luận về thực hành công tác xã hội ở Việt Nam, cụ thể trong các lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện, phù hợp với điều kiện và tình hình ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng chống ma túy, làm giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nói chung. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những gợi ý cho nhân viên xã hội trong tiến trình làm việc với người sau cai nghiện ma túy sau này. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các biểu, bảng, luận văn gồm 3 chương sau đây - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy - Chương 2: Thực trạng việc làm của người sau cai nghiện tại thành phố Hà Nội - Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác hỗ trợ tạo việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn thành phố Hà Nội 12 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm về ma túy Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về “ma túy” (drugs) hay “chất ma túy” (narcotic drugs). Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là Công ước 1961) không đưa ra khái niệm “chất ma túy” mà thay vào đó áp dụng phương pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát. Kỹ thuật lập pháp này được sử dụng trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các điều ước quốc tế về kiểm soát ma túy trước đó, đặc biệt là Công ước về hạn chế việc sản xuất, phân phối chất ma túy năm 1931 (gọi tắt là Công ước 1931). Trong quá trình dự thảo Công ước 1931, một nhóm các chuyên gia quốc tế được yêu cầu đề xuất khái niệm “chất ma túy” để sử dụng trong Công ước. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các chuyên gia đã kết luận rằng không thể đưa ra một khái niệm chung về “chất ma túy” mà chỉ có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau để mô tả các chất được Công ước 1931 kiểm soát bởi vì Công ước này điều chỉnh nhiều loại chất với những thuộc tính khoa học khác nhau. Chính vì vậy, để tránh những khó khăn mà các nhà chuyên môn đã nêu, các nhà làm luật đã lựa chọn phương pháp liệt kê để chỉ rõ các chất bị kiểm soát. Kế thừa kinh nghiệm của Công ước 1931 và một số điều ước quốc tế khác về kiểm soát ma túy, Công ước 1961 áp dụng phương pháp liệt kê để xác định các chất ma túy mà công ước điều chỉnh. Theo Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và sửa đổi bổ sung năm 2008, ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Luật Phòng, 13 chống ma túy năm 2000 đánh dấu một bước tiến rõ nét trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống ma túy nói chung và khái niệm “chất ma túy” nói riêng. 1.1.2. Khái niệm về nghiện ma túy Trong cuốn “ Từ điển tiếng Việt” [20] thuật ngữ “nghiện” được hiểu là “ham thích đến mức thành mắc thói quen, khó bỏ”. Với định nghĩa này nghiện có thể được gắn với việc ham thích dùng một loại vật nào đó. Đồng thời nó cũng được gán cho việc ham thích một loại hoạt động nào đó. Cách hiểu này về nghiện đã đồng nhất nghiện và thói quen, thậm chí trong một chừng mực nhất định thói quen còn được hiểu là mức độ cao hơn của nghiện. Nghiện ma túy từ góc độ y học được “Tổ chức Y tế thế giới”[35] định nghĩa là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính do sử dụng lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng hợp nào đó. Sự nhiễm độc này được thể hiện ở sự tăng dần liều dùng và sự lệ thuộc về tâm sinh lý của người dùng vào tác dụng của chất độc đó. Từ quan điểm xã hội học thì nghiện ma túy là “tệ nạn xã hội tổn hại đến sức khỏe, nhân cách, ảnh hưởng xấu đến dời sống sinh hoạt và trật tự an toàn xã hội”[21]. Trong “ Từ điển Tâm lý học” [6], nghiện ma túy được định nghĩa là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính của cơ thể, có hại cho cá nhân và cho xã hội do dùng nhiều lần một lượng chất độc tự nhiên và tổng hợp. Người nghiện ma túy có những đặc điểm như: Bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại ma túy, sự lệ thuộc của cơ thể vào chất gây nghiện. Khi cá nhân ngừng sử dụng sẽ gây đau đớn, vật vã. Người nghiện ma túy có khuynh hướng tăng dần liều lượng hoặc đổi dạng ma túy mạnh hơn. Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến những đặc điểm sinh lý của hiện tượng nghiện ma túy. Theo chúng tôi, nghiện ma túy phải đề cập đến ba vấn đề lớn của hiện tượng này. Đó là sử dụng ma túy thường xuyên, sự phụ thuộc cả thể xác và tinh thần vào ma túy và sự mất khả năng kiểm soát của người nghiện ma túy. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan