Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam

.PDF
185
598
148

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN CÔNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển Mã số : 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Nguyễn Xuân Thắng 2. TS. Tô Thị Ánh Dương HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Tiến Công MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ...................................................................................................................7 1.1. Công trình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................7 1.2. Công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ..................................................................16 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ...................................24 2.1. Những hiểu biết cơ bản về Ngân hàng Trung ƣơng ..........................................24 2.2. Một số vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ƣơng ..........27 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện chính sách tiền tệ và những bài học đối với Việt Nam ...................................................................................................................49 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM ...............66 3.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .......................66 3.2. Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam .........................................................74 Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ....................................109 4.1. Quan điểm của Hội nghị Trung ƣơng về Hội nhập Quốc tế ............................109 4.2. Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng ...........................................................110 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế .............................................................................................................113 4.4. Điều kiện để thực hiện các giải pháp ...............................................................133 KẾT LUẬN .............................................................................................................144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................147 PHỤ LỤC ................................................................................................................156 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt ADB AEC AFTA ASEAN APEC BQLNH BNM BOJ BOK CIP CNY CPI CSTT CSTK CSTC CQGS DNNN DNTN EU EXP EIU Fed FTA FII FX GAP GDP GSO IMF IMP IRP KBNN NH NHNN NHTƢ NHTM Tiếng Anh Asian Development Bank ASEAN Economic Community ASEAN Free Trade Area Association of Southeast Asian Nations Asia-Pacific Economic Cooperation Bank Negara Malaysia Bank of Japan Bank of Korea Convered Interest Parity China Renminbi Consumer Price Index Monetary policy Fiscal policy Financial Policy European Union Export Economist Intelligence Unit Federal Reserve System Free Trade Agreement Foreign Indirect Investment Foreign Exchange Gross Domestic Product General Statistics Office International Monetary Fund Import Interest Rate Parity State Treasury Tiếng Việt Ngân hàng Phát triển Châu Á Cộng đồng Kinh tế Asean Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng Bình quân liên ngân hàng Ngân hàng Trung ƣơng Malaysia Ngân hàng Trung ƣơng Nhật Bản Ngân hàng Trung ƣơng Hàn Quốc Ngang bằng lãi suất có bảo hiểm Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc Chỉ số giá tiêu dùng Chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa Chính sách tài chính Cơ quan giám sát Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp tƣ nhân Liên minh châu Âu Xuất khẩu Tổ chức nghiên cứu kinh tế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Hiệp định Thƣơng mại Tự do Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài Tỷ giá hối đoái Chênh lệch Tổng sản phẩm quốc nội Tổng cục Thống kê Quỹ Tiền tệ quốc tế Nhập khẩu Ngang giá lãi suất Kho bạc Nhà nƣớc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Ngân hàng Trung ƣơng Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP NICs MB M2 MFSOC LNH LPMT OECD OMO PBoC QE REER TCTD TTM TPP TNHH TD TSKT UIP VN WB WTO Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Newly Industrialized Countries Các nƣớc mới công nghiệp hóa Money Base Tiền cơ bản (cơ sở tiền tệ) Cung tiền Monetary Financial Stability Hội đồng giám sát ổn định tài chính Oversight Council tiền tệ Interbank Liên ngân hàng Inflation Targeting Lạm phát mục tiêu Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Cooperation and Development tế Open market operations Hoạt động thị trƣờng mở People's Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Quantitative Easing Nới lỏng định lƣợng Real Effective Exchange Rate Tỷ giá hối đoái hữu hiệu Credit Institutions Tổ chức tín dụng Open Market Operations Thị trƣờng mở Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Agreement Dƣơng Trách nhiệm hữu hạn Tín dụng Tiến sỹ Kinh tế Unconvered Interest Parity Ngang bằng lãi suất không có bảo hiểm Việt Nam World Bank Ngân hàng Thế giới World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hệ thống mục tiêu của Chính sách tiền tệ ................................................30 Bảng 2.2. Khuôn khổ chính sách tiền tệ của các quốc gia Châu Á ..........................51 Bảng 2.3. CSTT lạm phát mục tiêu ở New Zealand, và Canada ..............................59 Bảng 3.1. Số lƣợng các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990-2015 .........................71 Bảng 3.2. Quy mô tổng tài sản, dƣ nợ và huy động trong hệ thống ngân hàng so với GDP ...........................................................................................................................71 Bảng 3.2. Tỷ lệ lạm phát, tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng kinh tế: mục tiêu và thực hiện, 2000-2015.................................................................................................75 Bảng PL.01. Tỷ lệ sở hữu của Tổ chức nƣớc ngoài với ngân hàng trong nƣớc .....156 Bảng PL.02. Văn bản quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng ...........................................................................157 Bảng PL.03. Số liệu cung tiền ở Việt Nam, 2000-2015 .........................................158 Bảng PL.04. Những văn bản quy định tỷ giá BQLNH và biên độ dao động tỷ giá ..158 Bảng PL.05. Tổng hợp văn bản quy định lãi suất giai đoạn 2011-2012 .................159 Bảng PL.06. Tỷ giá hữu hiệu (REER) và xuất khẩu ròng trên GDP 2000-2015 ...160 Bảng PL.07. Dự trữ ngoại hối (bao gồm cả vàng) hàng quý từ 2000-2015 ..........161 Bảng PL.08. Kết quả đấu thầu vàng (từ 28/3/2013-31/12/2013) ...........................162 Bảng PL.09. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ............................164 Bảng PL.10. Chức năng của NHTƢ của một số quốc gia trong khối ASEAN và trên thế giới .....................................................................................................................167 Bảng PL.11. Hệ thống mục tiêu chính sách tiền tệ của một số nƣớc......................168 Bảng PL.12. Kết quả phát hành tín phiếu và OMO của NHNN, 2000-2015..........169 Bảng PL.13. Diễn biến lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản, 2001-2015 .................170 Bảng PL.14. Kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngân hàng, 2011-2015 ...............171 Bảng PL.15. Khung chính sách tiền tệ của nhóm ASEAN- 5 ................................172 Bảng PL.16. Kết quả tính tƣơng quan của chỉ số vĩ mô, 2000-2015 ......................177 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các kênh truyền tải chính sách tiền tệ.......................................................35 Hình 2.2. Quá trình ảnh hƣớng của CSTT và CSTC đối với GDP và mức giá ........40 Hình 2.3. Tỷ lệ lạm phát và mục tiêu lạm phát của NewZealand .............................58 Hình 2.4. Tỷ lệ lạm phát và mục tiêu lạm phát của Canada .....................................58 Hình 2.5. Quan hệ giữa mức độ độc lập của NHTƢ với chính trị và vấn đề lạm phát- thất nghiệp ........................................................................................................63 Hình 3.1. Tăng trƣởng GDP thực tế của Việt Nam, 1990-2015 (ĐVT: %/năm) ......66 Hình 3.2. Tỷ lệ tăng trƣởng GDP thực tế của một số nƣớc (ĐVT:%/năm) ..............68 Hình 3.3. Cán cân thƣơng mại khu vực trong nƣớc và khu vực FDI........................68 Hình 3.4. Mức tăng cung tiền: Mục tiêu và thực hiện, giai đoạn 2000 -2015 ..........77 Hình 3.5. Mức tăng trƣởng cung tiền của Việt Nam, 2001-2015 .............................79 Hình 3.6. Tốc độ tăng cung tiền, lạm phát và tăng trƣởng kinh tế (%/năm) ............80 Hình 3.7. Tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng huy động vốn của Việt Nam, 20002015 ...........................................................................................................................86 Hình 3.8. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay .....................................89 Hình 3.9. Diễn biến tỷ giá VND/USD, giai đoạn 2008-2015 ...................................90 Hình 3.10. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ...............................................................91 Hình 3.11. Chênh lệch giữa giá vàng trong nƣớc với giá vàng thế giới ...................94 Hình 3.12. Diễn biến đấu thầu vàng, tháng 3/2013-12/2013 ....................................96 Hình 3.13. Diễn biến chỉ số USD giai đoạn 2000-2015 ...........................................98 Hình 3.14. Tỷ giá thực và xuất khẩu ròng trên GDP, 2000-2015 .............................99 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Chính sách tiền tệ (CSTT) luôn là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà hoạch định chính sách mà của toàn xã hội. Do ảnh hƣởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, CSTT đƣợc ví nhƣ ―linh hồn‖ cho sự ổn định kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thông qua dòng chu chuyển vốn tới nền kinh tế. CSTT là những định hƣớng của Nhà nƣớc về phát hành và quản lý tiền tệ, quản lý ngoại hối và quản lý việc kinh doanh tiền tệ nhằm góp phần đạt đƣợc những mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trƣờng, chính sách tài chính quốc gia nói chung cũng nhƣ các chính sách tài khóa và tiền tệ nói riêng đƣợc coi là những công cụ chủ yếu của Chính phủ để tác động tới hoạt động kinh tế nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô: thúc đẩy tăng trƣởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế, công bằng xã hội và cải thiện cán cân thanh toán. Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trƣởng ổn định là mục tiêu của bất kỳ chính sách kinh tế vĩ mô nào, đó là nền tảng cho mọi sự ổn định, vì một nền kinh tế tăng trƣởng ổn định sẽ đảm bảo các chính sách xã hội đƣợc thỏa mãn, là căn cứ ổn định tiền tệ trong nƣớc và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trƣờng quốc tế. Do đó, những chính sách vĩ mô này phải đƣợc phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm hƣớng tới mục tiêu cụ thể trong từng thời kỳ. Đối với CSTT, Ngân hàng Trung ƣơng (NHTƢ) thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lƣợng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh tế quốc gia, trƣớc hết là ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt, trên cơ sở đó góp phần tăng trƣởng kinh tế và công ăn việc làm. Nền kinh tế khó có thể tăng trƣởng và phát triển ổn định nếu CSTT không phát huy đƣợc hiệu quả trong việc ổn định sức mua của tiền tệ và ổn định giá cả. Để chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả trƣớc hết chính sách tiền tệ cần: (i) Xác định rõ mục tiêu ƣu tiên trong từng giai đoạn phát triển; (ii) Hoạt động độc lập gắn với một NHTƢ hiện đại. Ngoài ra Nhà nƣớc cần tạo môi trƣờng pháp lý, thể chế cho việc vận hành chính 1 sách đƣợc tốt hơn. Trong thời gian qua, CSTT ở Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả nhất định. CSTT từng bƣớc đổi mới trong việc xác định mục tiêu, quản lý, vận hành cơ chế cung ứng tiền, điều tiết tiền tệ thông qua việc lựa chọn sử dụng đồng bộ các công cụ CSTT. Mục tiêu điều hành CSTT hƣớng vào việc ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo môi trƣờng ổn định để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo an toàn hệ thống. NHTƢ đã chuyển dần từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp để nâng cao hiệu quả của CSTT, các công cụ CSTT đã đƣợc thiết lập và đang dần hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. CSTT đã tạo ra hiệu ứng tích cực trong quá trình tái cơ cấu phân bổ dòng vốn vào khu vực kinh tế thực, khu vực ngành nghề cần ƣu tiên cũng nhƣ khu vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng1, qua những giai đoạn khác nhau thì độ phức tạp của các định chế tài chính ngày càng tăng. Với sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trƣờng, các giao dịch kinh tế, tiền tệ ngày càng trở nên phức tạp hơn, dòng vốn biến động hơn trong quá trình thực hiện lộ trình tự do hóa tài khoản vốn với các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn chính sách trở nên khó khăn và dƣ địa bị thu hẹp hơn, do phải đảm bảo sự thận trọng cần thiết để không làm bùng phát lạm phát, gia tăng nợ nần, và đủ khả năng chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài. Trƣớc những thách thức này, CSTT cần phải có những thay đổi để thích ứng tốt hơn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô trong nƣớc, góp phần tăng trƣởng kinh tế bền vững, tạo dựng niềm tin với dân chúng và các nhà đầu tƣ quốc tế. Đây là những mục tiêu chính sách quan trọng của Việt Nam nói riêng và tại hầu hết các quốc gia trên thế giới nói chung. Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về CSTT, dƣới các góc độ khác nhau, tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu CSTT một 1 Việt Nam đã tham gia hàng loạt các Hiệp định, cụ thể: AFTA vào ngày 15/12/1995; ASEAN ngày 28/7/1995; APEC: 15/11/1998; Việt Nam- Hoa Kỳ vào năm 2000; WTO tháng 01/2007, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 31/12/2015…và Việt Nam tiếp tục chủ động Hội nhập kinh tế quốc tế, khởi động đàm phán nhiều FTA song phƣơng và đa phƣơng mới nhƣ FTA với Hàn Quốc, FTA với EU… 2 cách toàn diện, hệ thống trong bối cảnh hội nhập mới. Xuất phát từ vấn đề trên, việc nghiên cứu luận án ―Hoàn thiện chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam‖ là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để đƣa ra giải pháp hoàn thiện CSTT ở Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững nền kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện CSTT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trƣởng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT và NHTƢ nhƣ: khái niệm CSTT và NHTƢ; vị trí, chức năng của NHTƢ; hệ thống mục tiêu của CSTT; các công cụ của CSTT; các kênh truyền tải CSTT; điều kiện thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả; nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả CSTT; những thách thức của CSTT trong bối cảnh hội nhập; CSTT trong nền kinh tế mở; phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong bối cảnh hội nhập. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc lựa chọn khuôn khổ CSTT; kinh nghiệm sử dụng công cụ CSTT; kinh nghiệm về quản lý dòng vốn và tiền tệ; mô hình NHTƢ và tính độc lập của NHTƢ từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng CSTT của Việt Nam trong giai đoạn 20002015, những mặt đƣợc, chƣa đƣợc của CSTT Việt Nam trong giai đoạn này. - Làm rõ những thuận lợi và khó khăn của CSTT ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Đƣa ra các giải pháp và điều kiện để thực hiện các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện CSTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trƣởng bền vững. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung - Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT và một số vấn đề cơ bản về NHTƢ; - Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng CSTT của Việt Nam trong đó sẽ tập trung vào một số nội dung chính của CSTT nhƣ: Hệ thống mục tiêu của CSTT, sử dụng công cụ CSTT để điều tiết lƣợng tiền cung ứng, chính sách tín dụng và quản lý ngoại hối với tƣ cách là kênh truyền dẫn của CSTT. Luận án không đi chi tiết vào từng công cụ riêng lẻ của CSTT; - Luận án nghiên cứu lãi suất VND và tỷ giá VND/USD khi luận án đề cập tới chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá. - Do vấn đề hội nhập rất rộng nên luận án chỉ đi sâu phân tích những thách thức của CSTT. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian - Nghiên cứu CSTT của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua (từ năm 20002015), tập trung vào giai đoạn hội nhập sâu từ năm 2007 đến 2015. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện CSTT trong ngắn hạn và trung hạn đến năm 2020, giải pháp dài hạn đến 2025, tầm nhìn 2035. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phƣơng pháp luận Luận án dựa vào chính sách của Nhà nƣớc về Hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án coi trọng lý thuyết kinh tế hiện đại liên quan trực tiếp đến phát triển và hội nhập nhƣ: lý thuyết bộ ba bất khả thi; lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), ngang giá lãi suất có bảo hiểm (CIP) và không có bảo hiểm (UIP); Chủ thuyết về thị trƣờng tài chính bị đè nén hay ―Áp chế tài chính -financial repression‖. Từ đó, luận án để đƣa 4 ra những giải pháp hoàn thiện CSTT trong bối cảnh hội nhập. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc mục tiêu và hƣớng nghiên cứu kể trên, luận án sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và PEST (chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và công nghệ) để hệ thống hóa những vấn đề về lý thuyết NHTƢ và CSTT, cũng nhƣ thực trạng hoạch định CSTT, làm rõ mối quan hệ nguyên nhân-kết quả và những bất cập trong điều hành CSTT trong bối cảnh thể chế kinh tế thị trƣờng đang chuyển đổi và hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam giai đoạn 2000-2015. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng hàm hồi quy tƣơng quan (correll) trong excell để tính toán sự tƣơng quan giữa các biến số vĩ mô với nhau nhƣ: tăng trƣởng, lạm phát, tín dụng, cung tiền, biến động tỷ giá và biến động xuất khẩu, nhập khẩu. Trong đó, phƣơng pháp PEST là phƣơng pháp quan trọng đƣợc sử dụng xuyên suốt luận án, để tác giả xây dựng tầm nhìn chính sách trong tƣơng lai. Cụ thể một số điểm chính mô phỏng đƣợc áp dụng phân tích PEST: - Chính trị (Political) Kinh tế (Economic) Chính trị chi phối làm NHTƢ - - Thể chế kinh tế thị trƣờng Việt Nam đang không độc lập hay mức độ độc lập đƣợc hình thành, trình độ phát triển còn thấp, thấp. - đồng thời gắn chặt với hội nhập. Có nhiều cơ quan tham gia vào - - CSTT và hoạt động ngân hàng đóng vai trò hoạch định, giám sát thị trƣờng. ngày càng quan trọng với ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế. - Văn hóa xã hội (Socio-Cultural) Văn hóa thích dùng tiền mặt. - Môi trường công nghệ thông tin (Technological environment) - Tự do hóa công nghệ thông tin. - Sính ngoại, đô la hóa cao. - - Rủi ro giám sát thủ công. - Chi tiêu mang tính thời vụ. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CSTT và NHTƢ - Đúc rút kinh nghiệm quốc tế trong việc lựa chọn khuôn khổ CSTT; sử dụng 5 các công cụ CSTT; kinh nghiệm về quản lý dòng vốn và tiền tệ; đánh giá tổng quan mô hình NHTƢ hiện đại. - Đánh giá thực trạng CSTT của Việt Nam giai đoạn 2000-2015, làm rõ thực trạng CSTT giai đoạn mới hội nhập và hội nhập sâu rộng hơn. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSTT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhƣ việc xây dựng môi trƣờng pháp lý, thể chế (chuyển đổi mô hình NHNN sang NHTƢ hiện đại; thành lập Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính Tiền tệ); giải pháp liên quan đến kênh truyền tài cũng nhƣ công cụ của CSTT. Đề xuất điều kiện để thực hiện giải pháp cho CSTT trong bối cảnh hội nhập nhƣ: tăng cƣờng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của NHNN Việt Nam để CSTT vận hành độc lập và có hiệu quả hơn; xây dựng đƣờng cong lãi suất chuẩn trên thị trƣờng liên ngân hàng; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa CSTT với chính sách tài khóa; tăng cƣờng chức năng giám sát của NHNN. - Luận án sử dụng hàm hồi quy tƣơng quan (correll) trong excell để đánh giá sự tƣơng quan giữa các biến số vĩ mô với nhau nhƣ: tăng trƣởng, lạm phát, tín dụng, cung tiền, biến động tỷ giá và biến động xuất khẩu, nhập khẩu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện CSTT của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững nền kinh tế. Ngoài ra, Luận án sẽ là nguồn tƣ liệu khoa học hữu ích để tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục bảng, hình, phụ lục, phần nội dung của luận án đƣợc chia làm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về chính sách tiền tệ Chƣơng 3: Thực trạng chính sách tiền tệ của Việt Nam Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1.1. Công trình nghiên cứu trong nƣớc Có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của CSTT ở các khía cạnh khác nhau, trong các điều kiện cụ thể khác nhau nhƣ: (i) Các vấn đề lý thuyết cơ bản của CSTT; (ii) Vai trò của NHTƢ và CSTT; (iii) Hiệu quả sử dụng các công cụ CSTT và điều hành CSTT; (iv) Vấn đề phối hợp CSTT với các chính sách vĩ mô khác; (v) Lạm phát mục tiêu,… Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ (Dƣơng Thu Hƣơng, 2005); Mối liên hệ giữa cán cân thanh toán và điều hành cung tiền tại NHNN (Nguyễn Đồng Tiến, 2000); Mối liên hệ giữa các tài khoản vĩ mô và việc xây dựng và điều hành CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2004); Điều hành CSTT trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn (Nguyễn Ngọc Bảo, 2008); Đề xuất giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của NHTƯ để trở thành một NHTƯ hiện đại (Vũ Thế Vậc, 2006). Một số công trình nghiên cứu về việc sử dụng và hoàn thiện các công cụ CSTT, cơ chế truyền tải tác động của CSTT (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005; Trần Thị Lộc, 2002). Sau đây là tổng quan công trình nghiên cứu theo nội dung của vấn đề nghiên cứu: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đề cập đến lý luận về chính sách tiền tệ Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở trong nƣớc đề cập tới các nội dung liên quan đến lý luận của CSTT nhƣ: khái niệm CSTT; hệ thống mục tiêu của CSTT; các công cụ CSTT; cơ chế truyền tải CSTT;…Trong đó chủ yếu là các Luận án tiến sỹ nhƣ: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Hiền (2015), ―Hoàn thiện các điều kiện để thực hiện CSTT theo khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam‖; Nguyễn Phúc Cảnh (2016), ―Truyền dẫn CSTT và kênh cho vay tại Việt Nam‖; Phan Nữ Thanh Thủy (2007), ― Hoàn Thiện CSTT Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế‖; Tô Ánh Dƣơng (2012), ―Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với CSTT của Việt Nam‖;… 7 Đa số các tác giả đều đƣa ra khái niệm về CSTT, và đồng nhất cho rằng: CSTT đƣợc coi là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng do NHTƢ thực hiện. CSTT là việc thực hiện tổng thể các biện pháp, sử dụng các công cụ của NHTƢ nhằm góp phần đạt đƣợc các mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô, thông qua việc chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lƣợng tiền. NHTƢ có thể thực thi CSTT nới lỏng hay CSTT thắt chặt, căn cứ vào thực tiễn của nền kinh tế. CSTT nới lỏng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tƣ, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm. CSTT thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm hạn chế đầu tƣ, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Hệ thống mục tiêu của CSTT bao gồm mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động. Đối với một NHTƢ hiện đại, CSTT thƣờng bao gồm các mục tiêu sau: Lạm phát thấp và ổn định, tăng trƣởng kinh tế ổn định, tạo công ăn việc làm, và ổn định hệ thống tài chính. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm các nƣớc trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ - Nghiên cứu của Zhang Jikang and Liang Yuanyuan (2004): ―Những vấn đề tái cấu trúc và thể chế của thị trường ngoại hội ở Trung Quốc và gợi ý cho chính sách tỷ giá hối đoái mới”, phân tích về những vấn đề về thể chế và cơ cấu thị trƣờng ngoại hối của Trung Quốc và hàm ý đối với chính sách tỷ giá mới. Nghiên cứu này đã phân tích quá trình phát triển tỷ giá hối đoái dựa vào các mốc cải cách chính sách ngoại hối của Trung Quốc. - Nguyễn Ngọc Bảo (2008): Trong bài viết ―nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Chi Lê và các nền kinh tế Đông Á‖ cho rằng trong bối cảnh tự do hóa các giao dịch vốn đi kèm với tự do hóa hoạt động thƣơng mại quốc tế, các nƣớc cần đặc biệt chú trọng đến việc phối hợp giữa CSTT với chính sách quản lý nợ nƣớc ngoài và chính sách tỷ giá. - Tác giả Ngô Vi Trọng và Nguyễn Phạm Thị Nhân (2013): Trong bài viết 8 ―Kinh nghiệm điều hành lãi suất cơ bản chính thức tại Úc‖ nghiên cứu kinh nghiệm điều hành lãi suất tại Úc, lấy lãi suất cơ bản là nền tảng trong điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo cho công tác điều hành lãi suất cơ bản của Việt Nam. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thực trạng CSTT và sử dụng các công cụ CSTT qua các giai đoạn của NHNN ở Việt Nam - Nguyễn Xuân Trình và cộng sự (2010), trong Đề tài KX.01.08/06-10 ―Phát triển thị trường tài chính Việt Nam đến năm 2020” đã đánh giá một cách tƣơng đối sâu các vấn đề phát triển của từng thị trƣờng cấu thành trong tổng thể hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp chính sách và lộ trình phát triển thị trƣờng tài chính, đồng thời chỉ rõ vai trò cải tổ NHNN sang hƣớng NHTƢ hiện đại để thực hiện CSTT độc lập phù hợp với xu hƣớng tự do hóa tài chính. Đóng góp nổi bật của đề tài là đánh giá một cách tổng thể các rủi ro tài chính, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (thông qua 3 nguồn thông tin là: (1) đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới -WEF (Báo cáo phát triển tài chính 2008-2009); (2) khảo sát chuyên sâu các định chế tài chính, nhà đầu tƣ đang hoạt động ở Việt Nam; và (3) kế thừa các kết quả nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế. - Trong nghiên cứu của Trần Thọ Đạt; Nguyễn Việt Hùng và Hà Quỳnh Hoa (2013), ―Chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 và khuyến nghị giải pháp điều hành đến năm 2015” đã rút ra những điểm mới trong Luật NHNN sửa đổi năm 2010. Theo các tác giả CSTT mà NHNN điều hành từ năm 2011-2013 là CSTT linh hoạt thông qua việc sử dụng cả các công cụ mang tính thị trƣờng và các công cụ mang tính quản lý trực tiếp, cùng với các chính sách kinh tế khác góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Để đƣa ra định hƣớng cho CSTT Việt Nam đến năm 2015, nhóm tác giả đã thực hiện ƣớc lƣợng hàm cầu tiền cho Việt Nam bằng mô hình toán thống kê và khuyến nghị NHNN chọn mục tiêu hoạt động vẫn là khối lƣợng tiền và thực hiện dự báo tốc độ tăng cung ứng tiền tệ đến 9 năm 2015 nhằm đạt đƣợc mục tiêu kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đã đặt ra. - Tác giả Tô Kim Ngọc (2013): Trong bài viết ―Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Việt Nam từ năm 2011 đến nay”, đã chỉ rõ cần thực hiện phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp để tạo môi trƣờng vận hành CSTT tốt hơn; kết hợp các công cụ một cách linh hoạt nhằm khai thác tối đa cả cơ chế điều hành trực tiếp và cơ chế điều hành gián tiếp. Tình trạng vàng hóa, đô la hóa sẽ làm suy yếu CSTT, nên Chính phủ cần phải có chính sách quyết liệt giảm tình trạng này. Theo đuổi chính sách đa mục tiêu cũng cần linh hoạt. - Công trình nghiên cứu của Nguyễn Đồng Tiến (2002): ―Điều kiện, giải pháp tiến tới tự do hoá lãi suất ở Việt Nam‖, đã nêu bật vai trò, các nhân tố ảnh hƣởng, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN giai đoạn từ 1992-2005; bên cạnh đó chỉ ra tính tất yếu của tự do hoá lãi suất trong nền kinh tế thị trƣờng và để tiến tới tự do hóa lãi suất NHTƢ phải tƣơng đối độc lập trong việc hoạch định và điều hành CSTT, có cơ chế giám sát và can thiệp hiệu quả. Đề tài cũng sử đã sử dụng mô hình hồi quy đánh giá tác động của lãi suất, tín dụng và cung tiền đến lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Kết quả cho thấy các mục tiêu trung gian nhƣ lãi suất, tín dụng, M2 đều có ý nghĩa trong việc giải thích các biến động của lạm phát và GDP trong các ngành kinh tế. Tỷ giá có quan hệ ý nghĩa rất ít với tăng trƣởng GDP của các ngành và không có ý nghĩa trong việc giải thích biến động của lạm phát. Lãi suất tăng sẽ kìm hãm tăng trƣởng GDP, trong khi tăng trƣởng M2 và tăng trƣởng tín dụng có tác động khuyến khích tăng trƣởng nhƣng lại đẩy lạm phát lên cao. - Vũ Đình Ánh (2013), trong bài viết ―Chính sách tiền tệ linh hoạt hai năm qua‖. cho rằng tính hiệu quả, sự tƣơng tác giữa chính sách lãi suất, tỷ giá với chính sách quản lý dự trữ ngoại hối, cùng với cam kết của NHNN sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định của giá trị đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác và điều này đã quyết định thành công trong những năm gần đây. - Luận án TSKT của Nguyễn Phúc Cảnh (2016), ―Truyền dẫn CSTT và kênh cho vay tại Việt Nam”, nghiên cứu này xem xét sự tồn tại của kênh lãi suất, kênh tỷ giá, kênh giá tài sản và kênh cho vay trong truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt 10 Nam, và các yếu tố tác động đến kênh cho vay cũng nhƣ ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến kênh truyền dẫn này. Luận án này sử dụng mô hình VAR, SVAR, GMM để kiểm tra sự tồn tại của các kênh truyền dẫn CSTT tại Việt Nam. Với kết quả thực nghiệm, luận án có những hàm ý chính sách quan trọng cho nhà hoạch định chính sách Việt Nam nhƣ phát triển thị trƣờng nợ và vốn, kiểm soát các hoạt động có tính rủi ro của hệ thống ngân hàng và áp dụng các CSTT phi truyền thống nhƣ chính sách lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của luận án là đồng nhất và không có sự phân biệt các kênh truyền dẫn giai đoạn mới hội nhập và hội nhập sâu. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu viết về chính sách tiền tệ và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. - Nguyễn Ngọc Bảo (2008) trong nghiên cứu “Điều hành CSTT trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn” đã sử dụng phƣơng pháp định tính để hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về điều hành CSTT trong điều kiện tự do hoá chu chuyển vốn; Nêu kinh nghiệm điều hành CSTT của một số nƣớc trong quá trình tự do hoá tài khoản vốn; Đánh giá thực trạng điều hành CSTT, những thuận lợi và khó khăn trƣớc bối cảnh tự do hoá các giao dịch vốn. Từ đó tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và điều hành CSTT trong tiến trình tự do hoá các giao dịch vốn thời gian tới. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trƣớc khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra. - Đỗ Thị Thủy (2013) trong bài viết “Gia nhập WTO và các tác động tới công tác quản lý, điều hành hoạt động của NHTM‖ đã chỉ ra thực trạng các NHTM Việt Nam trƣớc và sau khi hội nhập WTO, việc gia nhập WTO đã tác động đến các NHTM nhƣ thế nào, và yêu cầu đặt ra với công tác quản lý, điều hành NHTM. - Nguyễn Thị Nhung & Phan Diên Vỹ (2013) trong bài viết ― Giải mã tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay‖, đã đề cập đến những bất cập trong hoạt động kinh doanh của NHTM thời gian qua phản ánh sự lộ diện những rủi ro mang tính hệ thống, là hệ quả của những vấn đề liên quan tới tầm nhìn chiến lƣợc, và năng lực quản trị điều hành, vì vậy phải kiên quyết thực hiện đề án tái cấu trúc hệ 11 thống ngân hàng. Bài viết nêu những khuyến nghị nhằm hỗ trợ, thúc đẩy quả trình tái cấu trúc với mong muốn lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả. - Nghiên cứu của Bùi Minh Thanh (2008) về ―Tác động của việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đối với lĩnh vực tài chính- tiền tệ‖, các tiêu chí quốc tế để đánh giá an ninh kinh tế, tài chính tiền tệ, các tiêu chí sử dụng chƣa đƣợc áp dụng đầy đủ. Hơn nữa, các đánh giá về tác động đối với tài chính tiền tệ khó có thể kiểm chứng đầy đủ do thời điểm nghiên cứu chỉ trong giai đoạn khủng hoảng Đông Á (1997- 1998), và khi các cam kết có ảnh hƣởng nhất tới an ninh tài chính chƣa có hiệu lực đầy đủ (Việt Nam mở cửa cho các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài vào năm 2009). - Hà Huy Tuấn (2013) trong bài viết ―Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam hậu WTO cần những bước đi cẩn trọng bền vững‖, đã chỉ rõ hệ thống Ngân hàng Việt Nam sau khi tham gia WTO đƣợc gì và mất gì thể hiện trên một số mặt nhƣ: (i) tăng trƣởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, (ii) thị phần của ngân hàng liên doanh và ngân hàng nƣớc ngoài qua các giai đoạn từ 2009 đến 2013, (iii) các thƣơng vụ đầu tƣ cổ phiếu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngân hàng trong nƣớc từ khi Việt Nam tham gia WTO đến năm 2013. - Lan Ngọc (2013) trong bài viết ―Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phục vụ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định vĩ mô‖, phân tích việc NHNN linh hoạt trong kiểm soát lƣợng tiền cung ứng qua thị trƣờng mở, phát hành tín phiếu NHNN để duy trì thanh khoản hợp lý, vừa đảm bảo ổn định thị trƣờng tiền tệ, vừa hỗ trợ tỷ giá và ổn định thị trƣờng ngoại hối. - Nguyễn Đức Long và Lê Quang Phong (2012), bài “nguyên tắc Taylor trong điều kiện chính sách tiền tệ”, đã đƣa ra tổng quan sự ra đời của nguyên tắc Taylor, và quan điểm của những quốc gia đã vận dụng nguyên tắc Taylor nhƣ thế nào trong điều hành CSTT nhƣ: ECB, BoE và Fed, nhất là sự vận dụng quy tắc Taylor của Fed dƣới 3 thời Chủ tịch: Bums, Volker và Greenspan. Bài viết cũng chỉ ra ƣu điểm của quy tắc Taylor là đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán và điểm hạn 12 chế của quy tắc Taylor là không tính tới và đƣa vào mô hình các diễn biến bất thƣờng các điều kiện kinh tế vĩ mô khác ngoài tăng trƣởng, lạm phát có thể tác động đến lãi suất. - Vũ Văn Thực (2013) trong bài viết ―Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam‖, đã chỉ ra việc tái cơ cấu ngân hàng trong thời gian gần đây, và tính cấp thiết phải tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để lành mạnh hóa hệ thống cũng nhƣ để ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả hơn, việc tái cơ cấu NHTM là trọng tâm trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung. - A. Ahuja, N. Duma, và Hà Nga (2013) trong bài viết “Hướng tới một khung CSTT vững chắc hơn ở Việt Nam” đã đánh giá sơ bộ về những nội dung CSTT của Việt Nam và cần thiết phải hƣớng tới khung CSTT mong muốn cho Việt Nam. - Standard & Poors (2014) trong bài viết ―Triển vọng ngân hàng Việt Nam 2014: Những cải cách quan trọng cho sự phục hồi bền vững” chỉ ra rằng vấn đề ngân hàng Việt Nam đang gặp phải hiện nay là chất lƣợng tài sản, lợi nhuận giảm sút và nợ xấu xu hƣớng ngày càng tăng. Theo đó, để phục hồi nền kinh tế và để nền kinh tế ổn định trong dài hạn, Chính phủ cần phải tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm trƣớc hết là tái cơ cấu ngân hàng nhằm tránh đổ vỡ hệ thống khi hội nhập sâu rộng vào toàn cầu. - Lê Thị Tuấn Nghĩa (2004) trong luận án “Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ ở Việt Nam”, tác giả nghiên cứu chính sách tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Tỷ giá đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ là một phần quan trọng của CSTT. - Trần Huy Hoàng, Liễu Thu Trúc và Nguyễn Hữu Huân (2014), trong bài viết ―Điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2011-2020‖ đã đánh giá toàn diện thực trạng điều hành CSTT của NHNN qua từng giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp với kiểm định và đo lƣờng mức độ truyền dẫn của CSTT nhằm nhận diện công cụ điều tiết quan trọng, từ đó đề xuất giải pháp giúp phát huy tối đa hiệu quả kênh truyền tải của CSTT Việt Nam. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan