Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng ch...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh nam định

.PDF
157
585
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------------- NGUYỄN THỊ MINH PHƢƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp Mã số: Chuyên ngành thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG LIÊN XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương Liên. Các số liệu, bảng biểu, hình ảnh, những kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất cứ hình thức nào. Mọi tham khảo trong luận văn đều đƣợc trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thị Minh Phương LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hƣơng Liên, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Với sự tận tình hƣớng dẫn, cung cấp những tài liệu, luôn động viên giúp tôi vƣợt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn quý thầy, cô giảng dạy chƣơng trình cao học "Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp” đã truyền dạy những kiến thức quý báu, hữu ích giúp tôi thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ban giám đốc, trƣởng phó phòng Kiểm soát nội bộ, trƣởng phó phòng Kế hoạch nghiệp vụ ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định, các giám đốc, phó giám đốc, tổ trƣởng tín dụng phòng giao dịch các huyện thuộc tỉnh Nam Định về những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp … đã hỗ trợ tôi trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ I DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... II DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................ III PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ......5 1.1. Tổng quan nghiên cứu:.........................................................................................5 1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM: ................................5 1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng ngân hàng: .7 1.2. Cơ sở lý luận: .......................................................................................................8 1.2.1. Lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ: ..........................................................8 1.2.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM: ...................................................19 1.2.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng : ............................26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................37 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin: ........................................................................37 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: ....................................................37 2.1.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp: .....................................................38 2.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin: .........................................................39 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH NAM ĐỊNH.....................................41 3.1. Khái quát về Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định: ...............................................41 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VBSP: ...........................................41 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của VBSP:..........................................................................43 3.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định: ........................49 3.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định: ..........................................................................................................................57 3.2.1. Môi trƣờng kiểm soát: ................................................................................57 3.2.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro: .....................................................................66 3.2.3. Hoạt động kiểm soát: ..................................................................................67 3.2.4. Thông tin và truyền thông: .........................................................................68 3.2.5. Hệ thống giám sát: ......................................................................................70 3.3. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH tỉnh Nam Định: ..........................................................................................................73 3.3.1. Kết quả đạt đƣợc: ........................................................................................73 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân: ............................................................................79 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CSXH TỈNH NAM ĐỊNH ............................................93 4.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Nam Định. .................................................................................................................93 4.1.1. Tạo môi trƣờng kiểm soát tốt .....................................................................93 4.1.2. Xây dựng hệ thống nhận diện, đánh giá rủi ro hiệu quả .............................96 4.1.3. Tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động kiểm soát ..........................................97 4.1.4. Đầu tƣ mở rộng hệ thống thông tin và truyền thông ..................................99 4.1.5. Cải tiến hoạt động kiểm toán nội bộ .........................................................100 4.2. Đề xuất, kiến nghị ............................................................................................101 4.2.1. Đối với chính phủ, các cơ quan, ban ngành ..............................................101 4.2.2. Đối với hệ thống Ngân hàng .....................................................................106 KẾT LUẬN ............................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................112 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BGĐ Ban (tổng) giám đốc 3 BXĐGN 4 CBTD Cán bộ tín dụng 5 GDV Giao dịch viên 6 GQVL Giải quyết việc làm 7 HĐQT Hội đồng quản trị 8 HĐT 9 KSNB 10 NS&VSMTNT Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn 11 QTCN&PTDN Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp 12 TSĐB Tài sản đảm bảo 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn 15 TCCT-XH Tổ chức chính trị, xã hội 16 XKLĐ Ban xóa đói giảm nghèo Hội đoàn thể Kiểm soát nội bộ Xuất khẩu lao động i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Biểu Nội dung 1 Bảng 3.1 Kết quả cho vay theo chƣơng trình tín dụng 53 2 Bảng 3.2 Dƣ nợ quá hạn theo từng chƣơng trình tín dụng 55 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả phỏng vấn ban giám đốc và cán bộ kiểm toán Tổng hợp kết quả khảo sát quy trình cho vay, rủi ro tín dụng Tổng hợp kết quả khảo sát quy trình cho vay, thu nợ, ủy thác ii Trang 136 144 146 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Quy trình cho vay ủy thác 31 2 Hình 3.1 Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội 49 3 Hình 3.2 Tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh Nam Định 51 4 Hình 3.3 Cơ cấu nguồn vốn NHCSXH tỉnh Nam Định 51 5 Hình 3.4 6 Hình 3.5 7 Hình 3.6 Tổng dƣ nợ cho vay qua các năm của NHCSXH Nam Định Cơ cấu dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng chính sách năm 2014 Cơ cấu nợ quá hạn và nợ khoanh iii 52 54 56 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Về tính cấp thiết của đề tài: Trong danh mục tài sản của các ngân hàng, chiếm tỉ trọng lớn vẫn là hoạt động tín dụng, hoạt động này đƣợc coi nhƣ thƣớc đo tăng trƣởng, thƣớc đo sức khỏe của Ngân hàng. Tuy nhiên chất lƣợng tín dụng ở đại đa số các ngân hàng lại chƣa cao, tỉ lệ nợ xấu ngân hàng gia tăng nhanh, tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Hầu hết các TCTD hiện đang hoạt động kém an toàn, kém lành mạnh và nguy cơ đổ vỡ hệ thống sẽ hiện hữu nếu bối cảnh kinh tế vĩ mô diễn biến xấu. Những yếu kém hiện nay của một bộ phận các TCTD nếu không đƣợc xử lý kịp thời có thể tác động bất lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính quốc gia. Bên cạnh đó mức độ tin cậy của các số liệu trên báo cáo tín dụng khó tính đƣợc gây khó khăn cho việc ra quyết định quản trị, điều hành của ban lãnh đạo, tham mƣu của các cấp. Để hoạt động kinh doanh đƣợc an toàn và có hiệu quả thì phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng, đặc biệt phải xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ hữu hiệu nhằm giảm thiểu và kiểm soát rủi ro. Hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu: Ngăn ngừa, phát hiện kịp thời và chỉnh sửa nghiêm túc những tồn tại, thiếu sót trong quá trình hoạt động; Bảo đảm tuân thủ pháp luật Nhà nƣớc và các quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả; Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Hiện nay hệ thống KSNB ở nhiều ngân hàng mới dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ, mang nặng tính hậu kiểm, chƣa chú trọng vào việc kiểm tra đánh giá rủi ro nhằm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn để có thể cảnh báo kịp thời về các khoản tín dụng có vấn đề hay những điểm yếu trong quy trình nghiệp vụ tín dụng để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, khắc phục sớm. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống KSNB tại các ngân hàng là yêu cầu cần thiết và cấp bách nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. Đối với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) nghiệp vụ tín dụng mang tính đặc thù cao, chủ yếu phối hợp với các TCCT-XH cho vay bằng tín 1 chấp, kí kết hợp đồng ủy nhiệm, ủy thác một số khâu trong quá trình vay vốn thì việc kiểm soát nghiệp vụ tín dụng để giảm thiểu rủi ro, phát huy hiệu quả, bảo toàn đồng vốn cực kỳ khó khăn và cần thiết. Xuất phát từ thực tế nói trên và với những kiến thức đƣợc học, đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định” đƣợc chọn nghiên cứu cho bản luận văn. Câu hỏi nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu: (1) Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng là gì ? (2) Điểm mạnh và hạn chế trong kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định là gì ? (3) Giải pháp nào nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Mục đích nghiên cứu của luận văn: Phân tích thực trạng KSNB nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định, từ đó đƣa ra đặc điểm, đánh giá điểm mạnh, hạn chế trong KSNB nghiệp vụ tín dụng. Phân tích nguyên nhân gây nên các hạn chế trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện, cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định.  Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống ngân hàng nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định (đánh giá điểm mạnh, yếu, nguyên nhân). 2 - Qua nhận thức lý luận và tổng kết thực tiễn, đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định. - Phạm vi nghiên cứu: + Về địa điểm: Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định. + Về không gian: Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng. + Về thời gian: 03 năm ( 2012, 2013, 2014). Trong đó năm 2013 là dấu mốc quan trọng của hệ thống NHCSXH. Đây là thời điểm VBSP đi đƣợc chặng đƣờng 10 năm kể từ khi thành lập và thực hiện chuyển đổi thành công sang phần mềm corebanking mới (với tên gọi Intellect) đánh dấu bƣớc tiến hiện đại hóa. Thời gian nghiên cứu trong 3 năm này thể hiện đƣợc các thay đổi, chuyển biến tích cực trong VBSP. 4. Đóng góp của luận văn: Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan đến hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng và rất ít đề tài nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH, luận văn tiếp tục bổ sung một số vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu hoặc nghiên cứu chƣa đầy đủ về KSNB nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng CSXH. Luận văn dùng thƣớc đo là chuẩn mực COSO để đánh giá, phân tích thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định. Từ đó đƣa ra các nguyên nhân rồi vận dụng các nguyên tắc của Basle đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng CSXH tỉnh Nam Định. Để phù hợp với tiêu chuẩn, luật pháp Việt Nam luận văn nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện Thông tƣ số 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011 trong hệ thống KSNB nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng 3 CSXH tỉnh Nam Định và dựa vào đó đƣa ra giải pháp thiết thực. Tóm lại, đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện HTKSNB đối với nghiệp vụ tín dụng tại NHCSXH Tỉnh Nam Định” đã tìm đƣợc biện pháp hữu hiệu có tính khả thi cao, áp dụng thực tiễn giúp kiểm soát tốt hơn nghiệp vụ tín dụng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng tín dụng, thực hiện ngày càng tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ của NHCSXH mà Đảng và Nhà nƣớc giao phó. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn đƣợc chia thành 04 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận về kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3. Thực trạng kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định. Chƣơng 4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu: 1.1.1. Các nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ NHTM: Có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nhƣ: - Năm 2014 Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Nhi và Thạc sĩ Lê Thị Thanh Huyền trên tạp chí ngân hàng số 14 ra vào tháng 7/2014 đã đƣa ra bài viết “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM Việt Nam theo mô hình COSO”. Bài viết này căn cứ vào các chuẩn mực của hệ thống kiểm soát nội bộ theo mô hình của COSO để phân tích thực trạng những yếu kém về KSNB của các NHTM Việt Nam theo 5 cấu phần chính: Môi trƣờng kiểm soát, nhận diện và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát. Căn cứ vào đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trên 5 cấu phần. - Tháng 3/2015 thạc sĩ Ngô Thái Phƣợng và thạc sĩ Lê Thị Thanh Ngân đƣa ra bài viết “ Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basle” trên tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 5(422). Bài viết đã đƣa ra 13 nguyên tắc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng chia thành 5 nhóm yếu tố tƣơng đồng với 5 cấu phần của chuẩn mực COSO, căn cứ vào đó đƣa ra công cụ mẫu để thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. - Bài báo khoa học của TS. Nguyễn Huy Hùng - năm 2014 với tiêu đề “hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng Ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay” trong Tạp chí Ngân hàng. Bài báo đi sâu phân tích đánh giá hệ thống KSNB chung của hệ thống ngân hàng trong hoạt động cho vay và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của nhà quản lý ngân hàng. 5 - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số định kỳ tháng 7 (268), năm 2014 tác giả Phan Ngọc Hà với bài viết “Kiểm soát nội bộ về kế toán của ngân hàng – Những vấn đề pháp lý cần hoàn thiện” đã chỉ ra những lỗi thƣờng gặp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Đà Nẵng (SCB Đà Nẵng) về hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính; kiểm soát kế toán lƣu động; kế toán tiền vay... Qua đó, tác giả đƣa ra các biện pháp pháp lý để hạn chế rủi ro trong hoạt động kế toán và nhấn mạnh từ thực tiễn hoạt động kiểm soát nội bộ của SCB Đà Nẵng, có thể rút ra một số kinh nghiệm để hoàn thiện các biện pháp pháp lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kế toán của ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, để các biện pháp pháp lý mang tính thiết thực, cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chất lƣợng cao, hoạt động tốt, đáp ứng yêu cầu tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro mất mát tài sản và cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy. - Bài báo khoa học của PGS.TS Lƣơng Thị Hồng Ngân (2013) “Xây dựng KTNB ngân hàng trong thời kỳ hội nhập” trong Báo Kiểm toán nhà nƣớc đề cập đến phƣơng thức, kết cấu xây dựng bộ máy kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng. - Bài viết: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam theo hƣớng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế” của thạc sĩ Lê Quốc Nghị - trong tạp chí ngân hàng số 12 năm 2005 trang 16,17,18 - Đồ án tiến sỹ của Phạm Thu Thủy (2012) “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hoạt động của hệ thống KSNB nói chung và của bộ phận kiểm toán nội bộ nói riêng tại các NHTM ở Việt Nam” đề cập thực trạng, những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hoạt động kiểm toán nội bộ nói chung và của bộ phận kiểm toán nói riêng. 6 1.1.2. Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng ngân hàng:  Về nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ tín dụng NHTM cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ: - Bài báo khoa học của TS Nguyễn Huy Hùng (2014) “hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng Ngân hàng trong bối cảnh kinh tế hiện nay” tại Báo tạp chí Ngân hàng. Bài báo đi sâu phân tích đánh giá hệ thống KSNB chung của hệ thống ngân hàng trong hoạt động cho vay và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra của nhà quản lý ngân hàng. - Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2007 của Phan Thụy Thanh Thảo, Trƣờng đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM tỉnh Bình Dƣơng”. Luận văn cũng nêu lên các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992, lấy đó làm cơ sở phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Luận văn đƣa 13 nguyên tắc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng theo tiêu chuẩn Basle và vận dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng theo Basle để khắc phục các nguyên nhân dẫn đển rủi ro tín dụng trong NHTM Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ nhƣng vẫn đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của COSO, pháp luật Việt Nam. Luận văn khá chi tiết và đầy đủ với số liệu điều tra cụ thể về 5 cấu phần của KSNB ngân hàng, KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng và các giải pháp hoàn thiện tƣơng đối sát thực. - Luận văn thạc sĩ của Cao Hƣơng Giang (2013) “Đánh giá hệ thống KSNB trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế” đề tài đã đi sâu phân tích đánh giá hệ thống kiểm soát trong cho vay tiêu dùng tín chấp đó là một trong nhiều hình thức cho vay, và cũng là hình thức cho ít có yếu tố phức tạp hơn các hình thức cho vay khác nhƣ cho vay có tài sản bảo đảm,.... 7 - Ngoài ra còn có: luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh năm 2011 của Nguyễn Thị Bích Ngọc, trƣờng Đại học Đà Nẵng với đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Đà Nẵng”; Đoàn Văn Phú với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quân Đội”, năm 2010; Nguyễn Hoài Nam đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM”, năm 2006…  Ngân hàng chính sách xã hội đến nay đã trải qua 12 năm hình thành và phát triển. NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, là một hình thức ngân hàng hoàn toàn mới so với trong nƣớc và thế giới. Chính vì vậy các bƣớc để hoàn thiện hệ thống NHCSXH gần nhƣ là sơ khai. Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHCSXH cũng đang trong quá trình hoàn thiện và cần nhiều thay đổi. Tính đến nay, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu chính thức về đề tài hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng chính sách xã hội. Các nghiên cứu đa phần dựa vào chuẩn mực COSO để phân tích các bộ phận của KSNB rồi vận dụng các nguyên tắc của Basle đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB. Kế thừa những lý luận này kết hợp với việc phân tích các đặc thù của NHCSXH, luận văn tiến hành nghiên cứu HTKSNB hoạt động tín dụng NHCSXH tỉnh Nam Định để đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống này. 1.2. Cơ sở lý luận: 1.2.1. Lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ: 1.2.1.1. Khái niệm, bản chất hệ thống kiểm soát nội bộ:  Khái niệm: Từ đầu thế kỷ 20 đã bắt đầu xuất hiện khái niệm về KSNB với ý nghĩa hết sức đơn giản là các biện pháp bảo vệ tiền không bị biển thủ, sau đó đƣợc mở rộng ra việc ghi chép kế toán chính xác, nâng cao hiệu quả hoạt động, tuân thủ chính sách của nhà quản lý. Tiếp đó mỗi quốc gia, mỗi hiệp hội, tổ chức lại đƣa ra các khái niệm về KSNB riêng: 8  Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) thì : “Hệ thống kiểm soát nội bộ là kế hoạch của đơn vị và toàn bộ các phƣơng pháp, các bƣớc công việc mà các nhà quản lý doanh nghiệp tuân theo. Hệ thống Kiểm soát nội bộ trợ giúp cho các nhà quản lý đạt đƣợc mục tiêu một cách chắc chắn theo trình tự và kinh doanh có hiệu quả kể cả việc tôn trọng các quy chế quản lý; giữ an toàn tài sản, ngăn chặn, phát hiện sai phạm và gian lận; ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, lập báo cáo tài chính kịp thời, đáng tin cậy”.  Văn bản hƣớng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 đƣợc Hội đồng Liên hiệp các nhà kế toán Malaysia (MACPA) và Viện kế toán Malaysia (MIA) đƣa ra nhƣ sau : “Hệ thống kiểm soát nội bộ là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục tiêu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trong trật tự và có hiệu quả bao gồm: tuyệt đối tuân theo đƣờng lối của Ban quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, toàn hiện số liệu hạch toán, xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thông tin tài chính. Phạm vi của hệ thống kiểm soát nội bộ còn vƣợt ra ngoài những vấn đề có liên quan trực tiếp với chức năng của hệ thống kế toán. Mọi nguyên lý riêng của hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc xem nhƣ hoạt động của hệ thống và đƣợc hiểu là Kiểm soát nội bộ”.  Viện kiểm toán độc lập Hoa Kỳ (AICPA) định nghĩa kiểm soát nội bộ nhƣ sau : “Kiểm soát nội bộ bao gồm kế hoạch của tổ chức và tất cả các phƣơng pháp phối hợp và đo lƣờng đƣợc thừa nhận trong doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài sản có của họ, kiểm tra sự phù hợp và độ tin cậy của dữ liệu kế toán, tăng cƣờng tính hiệu quả của hoạt động và khuyến khích việc thực hiện các chính sách quản lý lâu dài”.  COSO (Committee of Sponsoring Organization: là một ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận trong báo cáo tài chính - Treadway Commission. Ủy ban này bao gồm đại diện của hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA), Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI), Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội kế toán viên quản trị 9 (IMA)) năm 1992, đƣa ra báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, cung cấp hệ thống lý luận đầy đủ nhất về KSNB trở thành chuẩn mực đƣợc công nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Theo COSO, Kiểm soát nội bộ là một quy trình chịu ảnh hƣởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, đƣợc thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau: - Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động - Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính - Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành Trong đó: + Kiểm soát nội bộ là một quá trình, bởi: Hệ thống kiểm soát nội bộ không chỉ là một thủ tục hay một chính sách đƣợc thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà đƣợc vận hành liên tục ở tất cả mọi cấp độ trong doanh nghiệp. + Kiểm soát nội bộ đƣợc thiết kế và vận hành bởi con ngƣời: Vì Kiểm soát nội bộ không chỉ là những chính sách, thủ tục, biểu mẫu đơn điệu, độc lập,… mà phải bao gồm cả yếu tố con ngƣời – Hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên của tổ chức. Chính con ngƣời định ra mục tiêu kiểm soát và thiết lập nên cơ chế kiểm soát và vận hành chúng. HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp nhằm hỗ trợ cho quy trình KSNB hiệu quả, giám sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục. Tất cả các thành viên của tổ chức đều tham gia vào quy trình này. + Không thể yêu cầu tuyệt đối thực hiện đƣợc các mục tiêu đối với Kiểm soát nội bộ mà chỉ có thể yêu cầu cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện mục tiêu. Nguyên nhân bởi luôn có khả năng tồn tại những yếu kém xuất phát từ sai lầm của con ngƣời khi vận hành hệ thống kiểm soát, dẫn đến việc không thực hiện đƣợc mục tiêu. Việc kiểm soát nội bộ có thể làm là ngăn chặn và phát hiện sai phạm nhƣng không thể đảm bảo chắc chắn sẽ không xảy ra sai phạm nữa. Bên cạnh đó, quyết định của kiểm soát nội bộ còn tùy thuộc vào nguyên tắc cơ bản: sự đánh đổi 10 lợi ích-chi phí, chi phí kiểm soát không đƣợc vƣợt quá lợi ích mong đợi từ quá trình kiểm soát. Vì vậy, kiểm soát nội bộ chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không đảm bảo tuyệt đối là các mục tiêu sẽ đƣợc thực hiện.  Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ:  Từ những khái niệm nêu trên về hệ thống kiểm soát nội bộ có thể rút ra: hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục đƣợc thiết lập nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của các hoạt động.  Theo đó hệ thống kiểm soát nội bộ trong một doanh nghiệp sẽ bao gồm hai phần: Phần thứ nhất là các cơ chế kiểm soát nội bộ bao gồm toàn bộ các cơ chế nghiệp vụ; các quy trình; các quy chế nghiệp vụ cộng với một cơ cấu tổ chức (sắp xếp, phân công phân nhiệm phân cấp, ủy quyền v.v...) nhằm làm cho hoạt động của doanh nghiệp đƣợc hiệu quả, an toàn. Phần thứ hai của hệ thống kiểm soát nội bộ chính là cán bộ kiểm tra giám sát chuyên trách, trong đó có kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo cho việc vận hành các cơ chế kiểm soát nội bộ nói trên đƣợc thực hiện nghiêm, có hiệu quả.  Đồng thời hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ gắn liền với mọi bộ phận, mọi quy trình nghiệp vụ và mọi nhân viên trong doanh nghiệp ít nhiều sẽ tham gia vào việc kiểm soát nội bộ và kiểm soát lẫn nhau (chứ không đơn thuần là chỉ có cấp trên kiểm soát cấp dƣới). 1.2.1.2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ: Báo cáo COSO (1992) đƣa ra 5 cấu phần chính quyết định tính hiệu quả của hệ thống KSNB:  Môi trƣờng kiểm soát:  Môi trƣờng kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của KSNB. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan