Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
208
868
75

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày… tháng … năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thu Thủy ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Phạm Quang và TS. Trần Hải Long đã tận tình hướng dẫn Tác giả trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới các Thầy, Cô Khoa Kế toán – Học Viện Tài Chính đã giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu của các nhà quản lý, bộ phận kế toán, phòng nhân sự, phòng kế hoạch… tại các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong quá trình Tác giả khảo sát, thu thập tài liệu, phiếu điều tra. Cuối cùng, Tác giả bày tỏ sự cảm ơn tới Ban lãnh đạo Khoa Kế toán – Kiểm toán trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, những người thân trong gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................. 1 2. Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 10 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 11 5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 12 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12 7. Những đóng góp của luận án .......................................................................... 19 8. Kết cấu của luận án......................................................................................... 20 Chương 1 ............................................................................................................ 22 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................................... 22 1.1 BẢN CHẤT, QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ...................................... 22 1.1.1 Bản chất hệ thống thông tin kế toán .......................................................... 22 1.1.2 Quá trình phát triển hệ thống thông tin kế toán......................................... 25 1.1.3 Các mô hình hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp .................... 29 1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ......................................................... 35 1.2.1 Quan điểm về các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp ..... 35 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp ..... 38 1.3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THEO QUY TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN ........ 42 1.3.1 Hệ thống thu nhận thông tin kế toán ......................................................... 42 1.3.2 Hệ thống xử lý thông tin kế toán ............................................................... 50 1.3.3 Hệ thống cung cấp thông tin kế toán ......................................................... 65 Chương 2 ............................................................................................................ 78 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................................................... 78 iv 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................................... 78 2.1.1 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh xây lắp ở Việt Nam ............... 78 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và tổ chức quản lý sản xuất trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .. 82 2.1.3 Thực trạng nhu cầu thông tin và đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................. 94 2.2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................................................................... 97 2.2.1 Thực trạng áp dụng mô hình hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................... 97 2.2.2 Thực trạng hệ thống thu nhận thông tin kế toán...................................... 100 2.2.3 Thực trạng hệ thống xử lý thông tin kế toán ........................................... 107 2.2.4 Thực trạng hệ thống cung cấp thông tin kế toán ..................................... 124 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................... 134 2.3.1 Những kết quả đạt được .......................................................................... 134 2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục ................................................................... 136 2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong hệ thống thông tin kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................... 140 Chương 3 .......................................................................................................... 144 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ....................................................................................... 144 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC KINH DOANH XÂY LẮP Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 144 3.2 YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM................................... 146 v 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...................................................... 149 3.3.1 Kiến nghị áp dụng mô hình ERP trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................................................................................... 149 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thu nhận thông tin kế toán ..................................... 152 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống xử lý thông tin kế toán ........................................... 158 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin kế toán ..................................... 184 3.4 CÁC ĐIỀU KIỆN CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................................................. 196 3.4.1 Đối với Nhà nước .................................................................................... 196 3.4.2 Đối với các doanh nghiệp xây lắp ........................................................... 197 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là khoa học máy tính, sự phát triển của kế toán cũng theo xu hướng sâu và rộng có quan hệ chặt chẽ với chức năng quản lý với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Kế toán trở thành một công cụ quản lý hữu ích cho nền kinh tế. Từ đó, thông tin kế toán ngày càng trở nên quan trọng đối với nhà quản lý, ảnh hưởng lớn đến các quyết định của đối tượng quan tâm như nhà quản lý, nhà đầu tư, chủ nợ… Thực tế đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và chứng minh về sự ảnh hưởng của thông tin kế toán trong việc ra các quyết định quan trọng liên quan đến doanh nghiệp (DN) đặc biệt là đối với nhà đầu tư, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của thông tin kế toán và hệ thống thông tin (HTTT) kế toán doanh nghiệp. Mặc dù tại Việt Nam, Nhà nước đã xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ về kế toán như Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực, chế độ kế toán để hướng dẫn thực hiện cho các DN. Tuy nhiên, tại các DN nói chung, các công ty cổ phần (CTCP) xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng trong quá trình thực hiện vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như: vận dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, trình độ đội ngũ làm kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong kế toán còn hạn chế, doanh nghiệp với tư duy không muốn công khai, minh bạch thông tin kế toán… Do đó, thông tin kế toán do HTTT kế toán của các DN cung cấp chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Vậy, vấn đề hoàn thiện HTTT kế toán trong các DN là một trong những vấn đề cần thiết. Việc nghiên cứu lý luận về HTTT kế toán trong doanh nghiệp, đánh giá thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện là vấn đề thời sự và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề 2 tài: “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán phát triển gắn liền với HTTT kế toán trong các DN và có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề về mô hình HTTT kế toán, xây dựng, thiết kế HTTT kế toán trong các loại hình DN cụ thể, trên các khía cạnh KTTC, KTQT hoặc kết hợp KTTC và KTQT có liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm như sau: Về mô hình hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Trong hoạt động xây dựng HTTT kế toán, việc lựa chọn một mô hình HTTT kế toán phù hợp với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tác giả Jame A. Hall (2011) chỉ ra rằng, theo mức độ ứng dụng CNTT của DN, các mô hình HTTT kế toán bao gồm: mô hình thủ công, mô hình Flat – file, mô hình cơ sở dữ liệu (Database), mô hình REA, mô hình ERP. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra đặc điểm của từng mô hình đó. Các nghiên cứu cụ thể về từng mô hình HTTT kế toán được rất nhiều tác giả nghiên cứu tiếp đó trên những khía cạnh khác nhau chủ yếu tập trung vào những mô hình HTTT kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT. Tác giả Ron Perter (2009) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra, khi sử dụng kế toán máy, tập tin phẳng đơn giản là tập tin có chứa dữ liệu để cung cấp cho người sử dụng dựa trên logic trong nội dung của tập tin. Một thực hiện tiên tiến hơn của kỹ thuật này cung cấp một khuôn mẫu có đề cập đến các biến môi trường và chứa các thành phần tùy chỉnh để các tin nhắn có thể được thiết kế đặc biệt cho người nhận. Cùng quan điểm đó, nhóm tác giả Leonard và cộng sự (2012) cho rằng, một cách phổ biến để truyền dữ liệu giữa các hệ thống là để xuất khẩu các nguồn dữ liệu vào một tập tin phẳng và sau đó nhập nội dung của tập tin này vào cơ sở dữ liệu đích, các tập tin phẳng có đủ hình dạng, kích thước và nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên các tác giả đều cho rằng, mô hình Flat – file có khá nhiều hạn chế trong lưu trữ dữ liệu do quá cồng 3 kềnh, mất dung lượng khá lớn trên hệ thống máy tính. Cùng sự phát triển của khoa học máy tính, các mô hình HTTT kế toán cũng được phát triển để phục vụ hỗ trợ cho hoạt động của kế toán và dựa chủ yếu trên cơ sở mô hình Database. Dữ liệu được quản lý tập trung ở từng bộ phận nghiệp vụ trong DN, các dữ liệu tồn tại trong các file vật lý (Jame A.Hall, 2011). Nghiên cứu về CSDL kế toán đã có thêm những nghiên cứu mới, chi tiết hơn về việc ứng dụng mô hình REA trong xây dựng HTTT kế toán, mức độ tiếp cận dữ liệu để trình bày báo cáo kế toán thông qua ngôn ngữ XBRL. Tác giả Geerts & Mc Cathy (1997) và Mayrhofer, Huemer (2012) đều khẳng định, các tài nguyên – thực thể - đối tượng được chấp nhận trong xây dựng HTTT kế toán. Theo Geerts & Mc Cathy (1997), triển khai sử dụng mô hình REA trong thiết kế các đối tượng kinh doanh là một chiến lược để phát triển khả năng tái sử dụng và tăng khả năng tương tác giữa các đối tượng. Trong nghiên cứu, các tác giả đã thảo luận về sự phù hợp của việc phân tích hướng đối tượng và thiết kế kỹ thuật, nhiệm vụ của mô hình REA trong DN. Cùng nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Mifuel Angel Sicila và cộng sự (2010) thực hiện phân tích sơ bộ việc ứng dụng mô hình REA trong các DN với dịch vụ tên miền, các công thức theo cách của Geerts & Mc Cathy. Sau đó, tác giả Mayrhofer & Huemer (2012), chỉ ra nguồn lực – thực thể - đối tượng trước đây chỉ được nghiên cứu với các sự kiện đã xảy ra, còn nhóm tác giả này nghiên cứu mở rộng với các sự kiện trong tương lai được lên kế hoạch bởi các cam kết của DN. Đó là cơ sở vững chắc để xây dựng mô hình dữ liệu HTTT kế toán. Thực tế cho thấy, mô hình REA nhận được tương đối ít sự chú ý trong lĩnh vực tin học kinh doanh và khoa học máy tính. Sonnenberg và cộng sự (2012) chỉ ra, nguyên nhân của vấn đề là do: đôi khi không rõ ràng trong việc xác định mối quan hệ giữa các khái niệm cốt lõi; bỏ lỡ một ngôn ngữ chính xác để mô tả mô hình; không đi kèm với một ký hiệu đồ họa. Từ đó, những nghiên cứu về một mô hình HTTT kế toán tổng thể khắc phục mọi hạn chế của những mô hình trên được đề cập và nghiên cứu nhiều hơn, đó là mô hình hoạch định chiến lược DN (ERP). 4 Tác giả Robey và cộng sự (2002) khẳng định: hệ thống ERP được tích hợp hệ thống đa chức năng có chứa các module phần mềm lựa chọn nhằm giải quyết một loạt các hoạt động, nghiệp vụ trong công ty, chẳng hạn như kế toán và tài chính, nguồn nhân lực, sản xuất, bán hàng và phân phối. Cùng quan điểm, tác giả Benjamin Bae, Paul Ashcroft (2004) cung cấp một cách nhìn khái quát về hệ thống hoạch định nguồn lực trong DN. Hệ thống này là gói các phần mềm sử dụng công nghệ CSDL quan hệ để tích hợp các bộ phận khác nhau của HTTT trong tổ chức. Hệ thống cung cấp nhiều phần riêng biệt nhưng trong một hệ tổng hợp mà có thể được cài đặt thành một khối trong bất kỳ một tổ chức nào. Năm 2008, tác giả Chang và cộng sự đã chỉ ra rằng từ phía DN, hệ thống ERP thường là HTTT lớn nhất và có sự đòi hỏi khắt khe nhất khi thực hiện. Thông thường, việc thực hiện hệ thống ERP đòi hỏi đầu tư CNTT lớn nhất, tác động đến số lượng lớn các cá nhân và khá phức tạp. Từ phía cá nhân người dùng, tác giả Sein và cộng sự (1999) khẳng định ERP đòi hỏi một tập hợp rộng lớn hơn của các HTTT và kiến thức kinh doanh, theo tác giả Kang và Santhanam (2003) chỉ ra sự thay đổi định nghĩa về vai trò công việc, làm gia tăng sự phụ thuộc, Butler và Gray (2006) đã chứng minh là giảm sự hài lòng về công việc. Một số tác giả như: Scott and Vessey (2000); Stephanou (2000); Murray and Coffin (2001); Somers and Nelson (2001); Hong and Kim (2002); Somers and Nelson (2003); Finney and Corbett (2007) nghiên cứu về các yếu tố cốt lõi dẫn đến thành công khi triển khai hệ thống ERP tại các đơn vị, tổ chức: hỗ trợ quản lý, cam kết tổ chức cho toàn hệ thống, và sự phù hợp giữa các hệ thống ERP và tổ chức… Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về các thủ tục quan trọng để ứng dụng thành công ERP trong các DN như nghiên cứu của Mehmet Sahin và cộng sự (2010). Về hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp Một số công trình nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa quản trị doanh nghiệp với HTTT kế toán, cơ sở hình thành HTTT kế toán như tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004), Trần Thị Nhung (2016), Lê Thị Hồng (2016), các tác giả cho rằng HTTT kế toán quản trị là một hệ thống con lớn trong HTTT kế toán 5 hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị DN, đóng vai trò lớn trong việc tạo một kênh thông tin hữu ích đối với nhà quản trị trong môi trường sản xuất kinh doanh ngày càng có nhiều biến đổi. Ngoài ra, các tác giả Jonas Gerdin (2005), Lee, Michael and Cobia, Spencer R. (2013) cũng chỉ ra rằng HTTT quản trị góp phần làm gia tăng hiệu quả, năng lực sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác như luận án của các tác giả Hồ Mỹ Hạnh (2014), Lê Thị Hồng (2016), tập trung nghiên cứu đi sâu về tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí – một nội dung lớn trong HTTT kế toán quản trị. Các luận án cũng chứng minh được mục tiêu, chiến lược của DN và nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí từ phía nhà quản trị doanh nghiệp là nhân tố quan trọng nhất trong việc thiết lập hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong DN. Về thiết kế, xây dựng HTTT kế toán quản trị trong các DN cụ thể, tác giả Nguyễn Thanh Quý (2004) đã dựa vào mục tiêu của HTTT kế toán quản trị phục vụ cho các chức năng như: lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị để xây dựng HTTT kế toán quản trị cho các DN kinh doanh bưu chính viễn thông; Tác giả Jonas Gerdin (2005) đã nghiên cứu thiết kế HTTT quản lý phù hợp trong doanh nghiệp sản xuất. Mô hình mà tác giả nghiên cứu đã được thử nghiệm bằng các phương tiện của dữ liệu thực nghiệm thu được từ bảng câu hỏi gửi đến 160 nhà quản lý sản xuất. Đề tài nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng của bộ máy quản lý và sự phụ thuộc của các phòng ban đến thiết kế hệ thống KTQT; Cũng về vấn đề này, tác giả Trần Thị Nhung (2016) trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập và khẳng định vấn đề về tính ứng dụng của KTQT trong các lĩnh vực đều có đặc trưng khác nhau và nghiên cứu sâu về ứng dụng KTQT trong các DN chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó hoàn thiện HTTT kế toán quản trị theo tiến trình và chức năng cung cấp thông tin. Trong đó, theo tác giả phân tích, HTTT kế toán quản trị của doanh nghiệp bao gồm các phân hệ: thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, cung cấp thông tin, lưu trữ dữ liệu. 6 Các công trình nghiên cứu nói trên là cơ sở để tác giả kế thừa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về HTTT kế toán quản trị - một hệ thống con lớn trong HTTT kế toán doanh nghiệp, để từ đó nghiên cứu thực trạng về vấn đề này trong các DN khảo sát. Về hệ thống thông tin kế toán tài chính trong doanh nghiệp HTTT kế toán tài chính được tác giả Tác giả C.D Elena và cộng sự (2005) nghiên cứu và chỉ ra kế toán như một hệ thống thông tin và hỗ trợ cho quá trình ra các quyết định liên quan. Trong điều kiện ứng dụng CNTT, cùng quan điểm với nhóm tác giả này, tác giả Vũ Bá Anh (2015) cũng khẳng định hệ thống KTTC là hạt nhân của hệ thống tin học của bất kỳ tổ chức nào. Việc xây dựng HTTT kế toán cũng có nhiều quan điểm khác nhau, theo các tác giả Marshall B, Rommey , Pauljohn Steinbart (1998); J.L Boockholdt (1999), Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011), tác giả Thiều Thị Tâm và cộng sự (2014) dựa vào quy trình xử lý thông tin, HTTT kế toán đều thuộc loại hệ thống mở, có mục đích, sử dụng chu trình IPO (đầu vào – xử lý – đầu ra). Cũng với thiết kế HTTT kế toán tài chính trong điều kiện ứng dụng CNTT, tác giả Vũ Bá Anh (2015) trong luận án tiến sĩ kinh tế của mình đã dựa vào cấu trúc của HTTT để tiếp cận bao gồm các yếu tố: con người, dữ liệu, thủ tục, phần cứng, phần mềm. Tác giả C.D Elena và cộng sự (2005), chỉ ra HTTT kế toán tài chính bao gồm nhiều phân hệ: kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán tiền, kế toán tài sản cố định… Chúng có mối liên hệ với nhau trong hệ thống và làm tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu suất kinh doanh của DN. Ngoài ra, một số tác giả như Trần Thị Thu Hà (2010), Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Hữu Anh Thư (2015) lại tổ chức HTTT kế toán tài chính dựa theo các chu trình hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: chu trình doanh thu, chu trình chi phí, chu trình chuyển đổi, chu trình tài chính... Cho dù các tác giả đi theo hướng nào để giải quyết vấn đề và xây dựng HTTT kế toán, hệ thống kế toán tài chính vẫn đều phải tuân thủ và đảm bảo những nguyên tắc kế toán nhất định và mỗi hướng đều có những ưu và nhược điểm nhất định. 7 HTTT kế toán được nghiên cứu của các tác giả trên với phạm vi là HTTT kế toán tài chính, tác giả không nghiên cứu HTTT kế toán quản trị và cũng không đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong DN. Mà hiện nay HTTT kế toán trong DN cung cấp thông tin phục vụ rất nhiều mục đích khác nhau trong đó có thông tin KTTC và thông tin KTQT và nó có mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống thông tin khác. Về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Bên cạnh những nghiên cứu liên quan đến HTTT kế toán quản trị, HTTT kế toán tài chính là hai nội dung trong HTTT kế toán của DN, một số tác giả nghiên cứu xây dựng, thiết kế, tổ chức HTTT kế toán với nội dung trên cả hai khía cạnh KTTC và KTQT trong các loại hình doanh nghiệp cụ thể. Tác giả Paliu - Popa Lucia (2013) với “Kế toán, một thành phần thiết yếu của hệ thống thông tin” đã nghiên cứu và chỉ ra kế toán là một thành phần quan trọng trong HTTT, chỉ ra vai trò của HTTT kế toán với các quyết định kinh tế, sự cần thiết phải tổ chức HTTT kế toán theo quan điểm chia thành hai phần chính là kế toán tài chính (KTTC) và kế toán quản trị (KTQT), từ đó chỉ ra rằng mục đích của HTTT kế toán là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Ở trong nước, tác giả Hoàng Văn Ninh (2010), trong luận án tiến sĩ kinh tế của mình, đứng trên quan điểm tổ chức HTTT kế toán, tác giả đi sâu vào việc tổ chức HTTT kế toán bao gồm ba khâu: thu thập thông tin kế toán; xử lý, sử dụng thông tin kế toán và phân tích, cung cấp thông tin kế toán chủ yếu phục vụ công tác quản lý. Từ đó tác giả vận dụng vào thực tế qua khảo sát thực trạng tại các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam để đánh giá, đề xuất các giải pháp hoàn thiện từng nội dung trong các khâu của công tác kế toán đã được xác định. Tác giả Ths. Nguyễn Phương Thảo (2014) với bài báo “Xây dựng hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính, đã khảo sát 15 doanh nghiệp SXKD có niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà nội để đánh giá thực trạng tổ chức HTTT kế toán của các đơn vị này. Từ đó, tác giả đã đề xuất được các giải pháp để khắc phục những hạn chế trong tổ chức HTTT kế toán trong các DN. Tuy nhiên, do công trình mới dừng lại ở một bài báo khoa 8 học, nên tác giả chưa chỉ ra được sự khác biệt về đặc điểm, tính chất thông tin công bố của DN niêm yết và DN không niêm yết. Hơn nữa, tác giả mới chỉ ra thực trạng tổ chức HTTT kế toán của DN ở khâu tổ chức hệ thống báo cáo KTQT, còn chưa phổ quát toàn bộ các vấn đề liên quan khác của HTTT kế toán quản trị và nội dung của HTTT kế toán tài chính cũng cần thiết phải được xây dựng và hoàn thiện. Những nghiên cứu gần đây về HTTT kế toán chủ yếu tập trung xoay quanh vấn đề về thiết kế, xây dựng, tổ chức HTTT kế toán phù hợp với các loại hình DN cụ thể. Với các CTCP niêm yết trên TTCK, do sức ép rất mạnh từ các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt là nhà đầu tư, yêu cầu về chất lượng và mức độ công khai thông tin là rất lớn, việc tổ chức tốt HTTT kế toán có vai trò quan trọng không những với nhà quản lý bên trong DN mà còn các đối tượng bên ngoài DN. Những kết quả đạt được của các tác giả trên là cơ sở để tác giả kế thừa trong luận án của mình với những lý luận chung về HTTT kế toán trong doanh nghiệp, sự cần thiết, yêu cầu để xây dựng một HTTT kế toán, nội dung của HTTT kế toán,… đặc điểm HTTT kế toán phục vụ quản trị DN, sự đa dạng về các cách tiếp cận đối với HTTT kế toán trong DN để tác giả làm rõ hơn về lý luận HTTT kế toán, lựa chọn được cách tiếp cận phù hợp là phương pháp tiếp cận hệ thống. Vận dụng cơ sở lý thuyết để khảo sát thực trạng về HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán trong các DN này. Do đó, sẽ là rất cần thiết khi tác giả thực hiện nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Khoảng trống nghiên cứu Qua việc tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy các tác giả trước đây mới chỉ ra và khẳng định vai trò, tầm quan trọng của HTTT kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh tế, nhưng chưa làm rõ được những ảnh hưởng đối với các đối tượng sử dụng thông tin cụ thể. Đặc biệt đối với các CTCP niêm yết trên TTCK yêu cầu về chất lượng 9 và mức độ công khai thông tin rất lớn, nhu cầu sử dụng thông tin cao của các đối tượng: nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức), người điều hành, hội đồng quản trị… Bên cạnh đó, theo đối tượng sử dụng thông tin kế toán, HTTT kế toán bao gồm HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị. Các nghiên cứu của những tác giả trước đây mới chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp liên quan đến việc xây dựng hay tổ chức HTTT nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản trị DN là chủ yếu mà ít đề cập trên cả 2 nội dung là HTTT kế toán cung cấp các thông tin KTTC cho các đối tượng bên trong và ngoài DN và HTTT kế toán quản trị phục vụ nội bộ DN. Hơn nữa, việc xem xét HTTT kế toán trong các DN của những luận án trên tại thời điểm của các tác giả vẫn chủ yếu dừng dưới góc độ hệ thống kế toán thủ công hoặc thủ công kết hợp một phần với máy tính khá đơn giản, mà hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các hệ thống kế toán DN phát triển theo hướng CNTT hỗ trợ một phần rất lớn trong công việc kế toán. Quá trình xử lý dữ liệu được thực hiện chủ yếu là tự động trên hệ thống máy tính được cài đặt phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Do đó, nhân tố thuộc về CNTT ảnh hưởng rất lớn đến HTTT kế toán đặc biệt là chất lượng của thông tin được cung cấp và điều đó liên quan trực tiếp đến vấn đề về quản trị CSDL và thông tin kế toán được kiểm soát như thế nào là vấn đề vô cùng quan trọng cần được nghiên cứu. Vì vậy, các nội dung trình bày cũng như các giải pháp đề xuất trong các luận án trước đây vẫn chưa thực sự phù hợp với giai đoạn hiện nay và xu thế phát triển trong tương lai. Đồng thời, lĩnh vực kinh doanh xây lắp là một lĩnh vực với nhiều tính chất đặc thù và hoạt động kinh doanh khá phức tạp chi phối trực tiếp đến HTTT kế toán. Trên thực tế, với các quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về HTTT kế toán như: tiếp cận theo cấu trúc, tiếp cận theo phân hệ nhỏ của hệ thống kế toán, tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận theo chu trình… Các tác giả luận án trước mới chủ yếu đi theo hướng tiếp cận theo tổ chức, theo cấu trúc. Hoặc một số tác giả luận văn Thạc sỹ, hay các bài báo khoa học với các quan điểm tiếp cận khác nhưng hầu như chưa có tác giả nào thực sự đi sâu nghiên cứu vấn đề 10 HTTT kế toán trên quan điểm hệ thống theo quy trình xử lý một cách toàn diện, triệt để cả về HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị trong điều kiện các DN ứng dụng CNTT. Trong khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thông tin lớn và yêu cầu thông tin có tính minh bạch để phục vụ cho việc ra quyết định. Do vậy, đề tài “Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là đề tài nghiên cứu cần thiết. Bởi vì các lý do sau đây: Thứ nhất, thông tin kế toán do HTTT kế toán cung cấp là những thông tin cơ bản về tình hình tài chính và kinh doanh của DN, sẽ giúp ích rất lớn cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin đặc biệt với các doanh nghiệp niêm yết là nhà đầu tư là chủ thể sử dụng thông tin kế toán. Vì vậy, một HTTT kế toán phù hợp và hiệu quả là rất cần thiết; Thứ hai, sử dụng cách tiếp cận hệ thống theo tiến trình xử lý thông tin kế toán để hoàn thiện HTTT kế toán trong DN là một cách tiếp cận khoa học, toàn diện và phù hợp; Thứ ba, cần thiết phải có một nghiên cứu ở một nước có nền kinh tế chuyển đổi như ở Việt Nam, nơi mà phần lớn các CTCP niêm yết trên TTCK là các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa nên vẫn còn tồn tại tư duy ngại công bố thông tin từ HTTT kế toán của DN, do đó thông tin kế toán chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin đa dạng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu hi vọng không chỉ làm giàu thêm lý luận về HTTT kế toán doanh nghiệp nói chung mà còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK tại Việt Nam nói riêng và các TTCK tương đồng. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là vận dụng lý luận chung về HTTT kế toán trong doanh nghiệp để từ đó tìm giải pháp phù hợp để hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể như sau: 11 - Xác định được khung lý thuyết về HTTT kế toán trong doanh nghiệp để sử dụng làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu, xác định được các yếu tố cấu thành trong HTTT kế toán theo hướng tiếp cận của luận án. - Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu HTTT kế toán trong các công ty cổ phần xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Với đối tượng này, tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề: + Lý luận cơ bản về HTTT kế toán trong DN, các mô hình HTTT kế toán, các quan điểm về yếu tố cấu thành HTTT kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN và nội dung các yếu tố cấu thành HTTT kế toán theo quy trình xử lý thông tin. + Thực trạng HTTT kế toán theo quy trình xử lý thông tin cùng với việc đề xuất giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Các CTCP xây lắp niêm yết chủ yếu là các công ty thực hiện niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận án là HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam theo cách tiếp cận hệ thống dựa trên quy trình xử lý thông tin. Theo đó, HTTT kế toán bao gồm ba yếu tố: hệ thống thu nhận thông tin kế toán, hệ thống xử lý thông tin kế toán và hệ thống cung cấp thông tin kế toán. Đồng thời, luận án đi sâu nghiên cứu nội dung của HTTT kế toán bao gồm: HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị, từ đó tìm ra giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán tại các đơn vị này. 12 + Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam không nghiên cứu các CTCP xây lắp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Số liệu khảo sát điển hình được thu thập ở các CTCP xây lắp niêm yết thuộc khu vực phía Bắc - là khu vực chiếm trên 70% các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên TTCK. + Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát lịch sử phát triển ngành xây dựng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đưa ra các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Số liệu khảo sát thực tế trong các đơn vị được thực hiện qua các năm 2014, 2015, 2016. 5. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán trong các doanh nghiệp này, luận án đã đi sâu nghiên cứu để trả lời những câu hỏi cụ thể sau: Câu hỏi 1: Các yếu tố cấu thành HTTT kế toán trong DN khi tiếp cận hệ thống thông tin kế toán theo quy trình xử lý là gì? Câu hỏi 2: Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN như thế nào? Câu hỏi 3: Phân tích, đánh giá thực trạng HTTT kế toán tiếp cận theo quy trình xử lý thông tin trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam? Câu hỏi 4: Những hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế trong thực trạng HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam là gì? Câu hỏi 5: Những giải pháp nào cần thiết để hoàn thiện HTTT kế toán trong các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu * Nguồn dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. 13 - Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu do tác giả tự thu thập, chưa qua xử lý, thu thập trực tiếp từ mẫu nghiên cứu thông qua điều tra, khảo sát. Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu nhưng việc thu thập là khó khăn. Vì các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam nằm rải rác ở các địa phương khác nhau trên cả nước, tác giả luận án không có điều kiện tiếp cận để thu thập dữ liệu toàn bộ, tổng thể. Do vậy, để khắc phục hạn chế này tác giả luận án không tiến hành điều tra tất cả các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam mà chỉ điều tra trên một số CTCP xây lắp điển hình bằng phương pháp chọn mẫu. Sau đó, tác giả gửi phiếu khảo sát dưới dạng bảng hỏi cho các cán bộ đảm nhiệm trực tiếp các công việc về kế toán, tài chính thuộc các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK. Đồng thời thực hiện phỏng vấn các ý kiến của chuyên gia, cán bộ quản lý doanh nghiệp về các vấn đề như: nhu cầu, mức độ đầu tư, tổ chức thực hiện HTTT kế toán trong DN, ảnh hưởng của các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật… ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN. - Dữ liệu thứ cấp Các dữ liệu thực tế về HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, những thông tin trên Website về chứng khoán, tài chính như: cafef.vn, cophieu68.com, thoibaotaichinhvietnam.vn,… Các dữ liệu liên quan đến thông tin chung về ngành, lĩnh vực nghiên cứu, các thông tin này được tác giả nghiên cứu thông qua tài liệu của Bộ, cơ quan ngang Bộ, niên giám thống kê, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố trong và ngoài nước như: luận án, bài báo khoa học... trên các tạp chí khoa học có uy tín; Các trang Web được tác giả tìm kiếm đọc bài báo, luận văn, luận án gồm các trang Web của các trường đại học, các trang Web chuyên cung cấp các bài báo như: http://ieeexplore.ieee.org, www.cesti.gov.vn, www.sciencedirect.com. Các phân tích, bình luận của các chuyên gia trên báo chí và phương tiện truyền thông. 14 * Phương pháp chung Để tiếp cận đề tài nghiên cứu, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu của mình. Theo đó, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên các quan điểm, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử như: quan điểm toàn diện, vận động phát triển, lượng đổi chất đổi, nguyên nhân – kết quả… để nghiên cứu toàn diện các vấn đề, vừa hệ thống và vừa đảm bảo tính logic. Từ đó có được cách tiếp cận của vấn đề nghiên cứu là nghiên cứu các yếu tố cấu thành của HTTT kế toán (tiểu hệ thống), đặt chúng trong mối quan hệ với nhau và mối quan hệ với các yếu tố khác của HTTT, sâu hơn nữa là mối quan hệ giữa các yếu tố bên trong tiểu hệ thống. Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, đánh giá về đặc điểm của các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam ảnh hưởng đến HTTT kế toán DN theo quan điểm của tác giả, nghiên cứu các yếu tố về HTTT kế toán được thực hiện trong các DN này để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện có căn cứ khoa học. Nội dung của phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: nghiên cứu tài liệu tổng quan, nghiên cứu tình hình thực tế, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp và phân tích. Cụ thể: Luận án đã dựa vào các tài liệu là những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố về các nội dung: chất lượng của HTTT kế toán ảnh hưởng đến quyết định của các chủ thể kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán trong DN; thiết kế, tổ chức, xây dựng HTTT kế toán trong doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng tham khảo các ý kiến chuyên gia thông qua quá trình phỏng vấn về các vấn đề như: Tiêu chuẩn về chất lượng thông tin KTTC theo chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và ý nghĩa đối với đối tượng được cung cấp thông tin; đánh giá khái quát về thực trạng chất lượng thông tin đầu ra của HTTT các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam; đánh giá về nhận thức, xu hướng, tổ chức, xây dựng, hoàn thiện HTTT kế toán và mức độ ứng dụng CNTT của các DN để thực hiện chúng. 15 Từ đó, tác giả tổng hợp, phân tích để hình thành khung lý thuyết về HTTT kế toán DN. Đồng thời, tác giả đối chiếu thực trạng về HTTT kế toán của các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam theo cách tiếp cận hệ thống dựa vào quy trình xử lý thông tin bằng các phương pháp cụ thể như: điều tra, phỏng vấn, quan sát… để đưa ra những nhận định và đánh giá, kết luận về vấn đề nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua (Sơ đồ 1). Cơ sở lý luận về HTTT kế toán trong doanh nghiệp Phiếu khảo sát Nghiên cứu định tính (N = 72) Thống kê mô tả Phân tích và thảo luận kết quả Kết luận và đề xuất giải pháp hoàn thiện Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu thực hiện trong luận án (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp qua kết quả nghiên cứu) * Phương pháp cụ thể Tác giả đã vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học kinh tế để phân tích lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận hợp lý và có căn cứ khoa học bao gồm: - Phương pháp điều tra, phỏng vấn sâu, tham khảo ý kiến đối với một số lãnh đạo, cán bộ quản lý, chuyên gia, kế toán trưởng và các nhân viên kế toán,… để phản ánh được thực trạng và làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT kế toán tại các CTCP xây lắp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Thông
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan