Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện quản lý chi nsnn tỉnh hủa phăn nước chdcnd lào...

Tài liệu Hoàn thiện quản lý chi nsnn tỉnh hủa phăn nước chdcnd lào

.DOCX
221
470
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH —–—–—– NCS: THONGVON LƯƠNG PHIMMA HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CHDCND LÀO Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Trọng Thản TS. Đỗ Đình Thu HÀ NỘI, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tội. TÁC GIẢ LUẬN ÁN. ………………………………. MỤC LỤC. Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC. DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT. DANH MỤC BẢNG BIỂU. DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..............................................................................................................16 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC....................................16 1.1.1. Ngân sách nhà nước..............................................................................16 1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước..............................................................16 1.1.1.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước..........................................................17 1.1.2. Chi ngân sách nhà nước.........................................................................18 1.1.2.1.khái niệm, đặc điểm chi ngân sách nhà nước............................................18 1.1.2.2. Nội dung chi NSNN..............................................................................19 1.1.2.3. Vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường..................................25 1.2. Lý LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN.......................................27 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hướng đến quản lý chi ngân sách nhà nước............................................................................................27 1.2.1.1.khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước...............................................27 1.2.1.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước...............................................30 1.2.1.3. Ý nghĩa và vai trò của quản lý chi NSNN...............................................31 1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN.......................................32 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước...........................................36 1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước...............................................39 1.2.3.1. Lập dự toán chi ngân sách.....................................................................40 1.2.3.2. Quản lý việc chấp hành,thực hiện dự toán chi ngân sách....................43 1.2.3.3. Quản lý quyết toán chi ngân sách...........................................................46 1.2.3.4. Kiểm toán và đánh giá hiệu quả chi NSNN............................................46 1.2.4. 1.2.4.1. Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nược.........................................48 Quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống.......................48 1.2.4.2. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra....................................................49 1.2.4.3. Quản lý chi ngân sách theo đầu ra trong khuôn khổ chi......................54 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương......................................56 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ............................60 NƯỚC Ở CÁC NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG.......................................................60 1.4.1. Kinh nghiệm cải cách chi tiêu công ở các nước OECD...........................60 1.4.2. Kinh nghiệm đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu tra và khuôn khổ chi tiêu trung hạn của các nước phát triển......................................66 1.4.3. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN của một số địa phương.........................69 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào.........................69 1.4.4.1. Cần có sự nỗ lực kiểm soát các khoản chi NSNN...................................69 1.4.4.2. Cải cách quản lý chi NSNN...................................................................70 1.4.4.3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình quản lý ch NSNN.........................71 1.4.4.4. Thực hiện các cơ chế quản lý chi ngân sách nhà..............................73 Kết luận chương 1............................................................................................75 Chương 2: THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..............76 TỈNH HUA PHĂN CHDCND LÀO..................................................................76 2.1.TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - Xà HỘI CỦA TỈNH HUA PHĂN GIAI DOẠN 2005 - 2015.......................................................................76 2.1.1.Tổng quan về tình hình kinh tế...................................................................76 2.1.2. Tổng quan về tình hình xã hội.................................................................81 2.2. THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN CỦA NGÂN SÁCH TỈNH HUA PHĂN GIAI ĐOẠN 2005 - 2015....................................................84 2.2.1. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên của ngân sách giai đoạn 2005 - 2015. .........................................................................................................................85 2.2.2. Quản lý chấp hành dự toán chi thường xuyên của ngân sách giai đoạn 2005 2015..................................................................................................................88 2.2.3.Quản lý quyết toán chi thường xuyên của ngân sách giai...........................103 đoạn 2011 -2015:.............................................................................................103 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN......................106 CỦA NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2006 - 2015.................................................106 2.3.1. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản..........................110 2.3.1.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm.............................110 2.3.1.2. Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm....................................................112 2.3.2. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.......................................................................114 2.3.3. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản................................................115 2.4. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC................................................................................................116 2.5. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH...........125 HUA PHĂN GIAI ĐOẠN 2005 - 2015............................................................125 2.5.1. Kết quả đạt được....................................................................................125 2.5.2. Hạn chế:.................................................................................................131 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................141 Kết luận chưng 2..............................................................................................148 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HUA PHĂN CHDCND LÀO....................................................150 3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HUA PHĂN CHDCND Lào..................................150 3.1.1. Bổi cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hua Phăn đến năm 2030........................................................................................................150 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào................................................................................................154 3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hua Phăn.........................................................................................................156 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HUA PHĂN CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2030.........................157 3.2.1. Lựa chọn quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương.........................................................................158 3.2.1.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng...............................................................................................158 3.2.1.2. Loại bỏ hoặc giảm bớt quy mô các khoản chi không cấn thiết, xác định trật tự các ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất..........................160 3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên..................................161 3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo................161 3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp y tế....................................164 3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi hành chính Nhà nước..........................167 3.2.2.4. Đối với các loại chi sự nghiệp khác.......................................................168 3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển..............................170 3.2.3.1. Nhòm giải pháp về quản lý và huy động vốn đầu tư..............................170 3.2.3.2. Nhóm giải pháp tăng chi, đầu tư cho các ngành thên chốt, cơ sở hạ tầng liên quan..........................................................................................................172 3.2.3.3. Cần gắn kết chặt chẽ giữa nhóm chi thường xuyên và chi đầu tư trong phân phối nguồn lực tài chính Nhà nước...........................................................174 3.2.3.4. Thực hành triệt để chính sách tiết kiệm chi ngân sách để gia tăng nguồn vốn đầu tư cho Nhà nước.................................................................................174 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi NSNN...................175 3.2.5. Áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách.........................................................................................178 3.2.6. Các giải pháp hỗ trợ khác........................................................................185 3.2.6.1. Môi trường pháp lý..............................................................................185 3.2.6.2. Cải cách hành chính công.....................................................................186 3.2.6.3. Cải cách tài chính công........................................................................186 3.2.6.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý.............................................................187 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN........................................................................188 3.3.1. Đổi mới tư duy quản lý chi ngân sách nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.....................................................................................188 3.3.2. Các điều kiện chủ yếu liên quan đến việc triển khai thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn...................................................................................................190 3.3.3. Điều kiện về hoàn thiện khung pháp lý....................................................192 3.3.4. Các điều kiện liên quan đến việc thực hiện các định hướng quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hua Păn CHDCND Lào........................193 3.3.4.1. Điều kịn về quản lý chi thường xuyên...................................................193 3.3.4.2. Điều kiện về quản lý chi đầu tư phát triển..............................................194 Kết luận chương 3............................................................................................198 KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................200 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..................................................................202 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................203 PHỤ LỤC.......................................................................................................208 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT. ADB Nguồn hỗ trợ của nước ngoài CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTPT Đầu tư phát triển EBT Quỹ ngoài ngân sách ERC Ủy ban đánh giá chi tiêu công GDP Tổng sản phẩm quốc nội GD-ĐT Giáo dục và đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KH-CN Khoa học công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn MTQG Mục tiêu quốc gia NSNN Ngân sách nhà nước NSTW Ngân sách trung ương NSĐP Ngân sách địa phương ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thực của nước ngoài OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển PER Đánh giá chi tiêu công PIP Chương trình đầu tư công UNDP Chương trình phát triển lien Hiêp Quốc UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng công bằng XHCN Xã hội chủ nghĩa WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh.............................................................77 Bảng 2.2: Tỷ lệ chi thường xuyên so với tổng chi NSNN và so với GDP....84 Bảng 2.3. Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ của các đơn vị cấp tỉnh....................................................90 Bảng 2.4: Tình hình chi sự nghiệp giáo dục đào tạo Tỉnh Hua Phăn............91 Bảng 2.5: Tình hình sự nghiệp y tế................................................................96 Bảng 2.6: So sánh tình hình thực hiện chi thường xuyên so với dự toán được giao đầu năm................................................................................................104 Bảng 2.7: Cơ cấu chi ngân sách ở Tỉnh Hua Phăn giai đoạn 2005-2015....107 Bảng 2.8: Điều chỉnh tăng (+) giảm (-) vốn triển khai so với Nghi quyết HĐND tỉnh...................................................................................................113 Bảng 2.9: Cấp phát thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc nhà nước tỉnh......115 Bảng 2.10: Kết quả thẩm định và phe diệt dự án đầu tư..............................121 DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ TH Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa chi phí và kết quả đầu ra...................................51 Đồ thị 2.1: Thu ngân sách nội địa thực hiện giai đoạn 2005-215..................78 Đồ thị 2.2: Cơ cấu chi thường xuyên trong tổng chi NS và GDP nội tỉnh....85 Đồ thị 2.3: Cơ cấu chi giáo dục đào tạo.........................................................91 Đồ thị 2.4: Cơ cấu chi y tế.............................................................................96 Đồ thị 2.5: Cơ cấu chi quản lý hành chính Nhà nước..................................100 Đồ thị 2.6: Chi văn hóa thông tin và chi phát thanh truyền hình.................103 Đồ thị 2.7: Cơ cấu chi ĐTPT tỉnh Hua Phăn goai đoạn 2005 - 2015..........108 Đồ thị 2.8: Chi đầu tư tại các huyện, thị xã, thành phố...............................109 Đồ thị 2.9: Kế hoạch vốn đầu tư..................................................................111 Đồ thị 2.10: Tỷ trọng chi ngân sách trên địa bàn Tỉnh Hua Phăn...............128 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ để Nhà nước thực hiện sứ mệnh của mình trong điều tiết, phát triển KT-XH. Vấn đề dường như là hiển nhiên, song thực tiễn không phải lúc nào cùng vậy, Mặc dù chi NSNN luôn là phương tiện để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, nhưng điều đó là chưa đủ. Nếu chi ngân sách chỉ chú trọng vào sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, tách rời các chủ trương, đường lối phát triển KT-XH đặt ra thì nhà nước không thể điều tiết được nền KT-XH theo mục đích đã định. Ngay cả khi đã gắn với chủ trương, đường lối phát triển KT-XH nhưng hiệu quả sử dụng NSNN không cao thì việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Nhà nước rất có thể sẽ hấp thụ phần lớn các nguồn lực trong nền kinh tế, làm thoát lui hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân, đẩy nền kinh tế hoạt động ở dưới mức tiềm năng của nó. Nói cách khác, NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng chỉ trở thành công cụ đắc lực trong điều tiết, thúc đẩy phát triển KT-XH khi được sử dụng gắn liền với các chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH theo phương thức hiệu quả nhất xét về mặt kinh tế, xã hội cũng như sự bền vững của tài chính ngân sách. Đây chính là luận cứ căn bản của những cải cách ngân sách trên thế giới. Gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách; ngân sách đầu ra; khung chi tiêu trung hạn; phân cấp ngân sách; trao quyền quyết định nhiều hơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách; vận hành các tiết chế tăng cường tính mịnh bạch, trách nhiệm trước các quyết định, kết quả hoạt động là những nội hàm cơ bản nhất của các công cuộc cải cách ngân sách trên thế giới. Ở Lào, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thực hiện Chương trình cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước, trong đó cải cách tài chính công là một trong 4 trụ cột, đã và đang diễn ra những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực tài chính. Sự ra đời của Luật NSNN sửa đổi ( năm 2006) 1 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách tài chính của địa phương. Hội đồng Quốc hội nhân dân cấp tỉnh, thành phố lần thứ I được trao quyền quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương. Luận cứ tạo cơ sở cho những thây đổi quan trọng này gắn liền với lý thuyết phân cấp ngân sách, nhằm tạo sự động, linh hoạt cho tỉnh/thành phố trong quá trình sử dụng nguồn NSNN, nâng cao hiểu quả phân bổ, sử dụng các nguồn lực công, thông qua việc đưa cung - cầu hàng hóa/dịch vụ công xích lại gần nhau; Tăng cường kỷ luật tài chính, thị trường, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí cung cấp hàng hóa, dịch vụ công. Chiến lược công nghiệp hóa, hiện lại hóa đất nước tỏ ra rất hứa hẹn để các địa phương thực hiện thành công quá trình chuyển đổi: Từ một cơ chế mệnh lệnh hành chính chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sự phát triển đó đòi hỏi Nhà nước cần phải đổi mới chính sách tài chính trong đó có chính sách quản lý chi NSNN để phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính xã hội có hiêu quả và hiệu lực. Ch NSNN gắn liền với chức năng quản lý của Nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước. Tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào là thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý có diên tích rừng chiếm 74%, núi cao chiếm 18%, đồng bằng (đồng ruộng chiếm 8%) Mặc dù thời gian qua Hua phăn được đánh giá là đã có bước chuyển biến tích cực, song chưa thể khẳng định được rằng đổi mới quản lý chi NSNN là những cải cách có tính hệ thống và có hiệu quả. Quản lý chi NSNN của tỉnh Hua phăn thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại. Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và coàn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN, Do vậy, để nâng cao 2 quản lý chi NSNN đòi hỏi tỉnh Hua phăn cần tập trung phát triển có hệ thống các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu, tạo ra các đầu ra và kết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài khóa tổng thể; phân bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ công. Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải cách sâu rộng trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đề trọng tâm, trước nhu cầu cấp thiết của Tỉnh Hua phăn nói riêng về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN ở địa phương là rất thiết thực, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN địa phương nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Để đạt được mục đích đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thể như sau: + Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN và vai trò của chi NSNN; + Tổng hợp kinh nghiệm các nước, tỉnh, thành phố và rút ra bài học cho tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào; + Khảo sát thực trạng quản lý chi NSNN ở Hua Phăn qua một số năm gần đây; + Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN ở tỉnh Hua Phăn một số năm gần đây; 3 + Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN ở tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hua Phăn  Phạm vi nghên cứu: Chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong luận án này là - chi NSNN được hiệu theo nghĩa hẹp - chi tiêu của chính phủ và chính quyền địa phương. Và trong phạm vi chi NSNN của chính quyền địa phương, luận án cũng chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thị thường xuyên và chi đầu tư phát triển. - Do nguồn lực tài chính hình thành phục vụ cho chi NSNN của chính quyền cấp tỉnh chủ yếu từ ngân sách tỉnh. Nên chi ngân sách cấp tỉnh cũng được coi là trọng tâm chính trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án này. - Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở pháp lý trong nghiên cứu chi NSNN của tỉnh Hua Phăn thời gian qua, luận án giới hạn phạm vi về thời gian để thu thập tư liệu và nghien cứu đánh giá quản lý chi NSNN của tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào từ năm ngân cách 2009 đến hết năm 2015.  Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp, chi tiết, thống kê kinh tế, hệ thống hóa, khai quát hóa để tìm hiệu các vấn đề nghiên cứu đặt ra. 4. Tình hình nghiên cứu 4.1. Các nghiên cứu ngoài nước Chi NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa 4 học, nó thường gắn liền với sự phát triển của nề kinh tế và phát triển quyền lực của nhà nước. cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thiết nhất quán và toàn diện để hiệu về chi NSNN và quản lý hiệu quả nó. Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong ổn định, tăng trưởng kinh tế và Giải quyết các vấn đề xã hội và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt nhưng đòi hỏi các khoản chi đó phải hiệu quả; các nhà nghiên cứu lĩnh vực quản lý chi NSNN cũng chứng Minh rằng nếu quản lý chi NSNN không hiệu quả sẽ dẫn đến nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Vì vậy, vấn đề quản lý chi NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài khoa học như: Sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở ban ngành..có thể khái quát qua tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dụng này trong thời gian 10 năm gần nhất như sau: + Tác giả người Mỹ Mabel Waker đã quan tâm nhiều về tài chính công mà cụ thể là vấn đề phân bổ chi ngân sách, trong “Municipal Expenditures” Nguyên lý chi tiêu, được xuất bản năm 1930, bà Mabel Waker đã tổng quan về lý thiết chi NSNN và phát minh ra lý thiết xác định và khuynh hướng phân bổ chi NSNN (96,tr.11); Cũng nhận ra điều này, V.O. key (1940) đã viết bài báo nỗi tiếng “ The lack of a Budgetary Theory” - Sự thiếu hụt một lý thuyết ngân sách. V.O. Key đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyết ngân sách và phân tích tầm quan trong của nó trong quản lý kinh tế vĩ mô cũng như gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của chính phủ. (107,tr,9) Khi nghiên cứu sự tiến triển của các lý thuyết về ngân sách nhà nước trong thời gian qua như: từ phương thức ngân sách theo khoản mục, phương thức ngân sách theo công việc thực hiện, phương thức ngân sách theo chương trình, cho đến phương thức ngân sách theo kết quả đầu ra. Matin, Lawrence L. và Kettner đã so sánh và chỉ ra sự tiến triển trong các lý thuyết ngân sách trên trong nghiên cứu (1996) “Measuring the Performance of 5 Human Service Progams” - Đo đạc thực hiện các chương trình dịch vụ con người, và chỉ rõ được ưu thế vượt trội của phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra. Ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà quản lý tài chính công luôn phải đặt ra đó là: “ nên quyết định như thế nào để phân bổ X đola cho hoạt động A thay vì cho hoạt đông B”. Do đó, phương pháp ngân sách theo kết quả đầu ra đang được nghiên cứu để ứng dụng rộng rãi trong quản lý chi NSNN của các quốc gia hiện nay. Quan tâm đến vấn đề phân bổ đầu tư công hiệu quả, đặc biệt là chi đầu tư cơ sở hạ tầng tác giả Angel de la Fuente có bài viết: “Second-best redistribution through public investment: a characterization; an empirical test and an application to the case of Spain” - Phân bổ lại tốt nhất lần thứ hai qua đầu tư công: đặc thù kiểm tra thực tiễn và ứng dụng tại Tây Ba Nha (2003). Theo đó tác giả đã chỉ ra vai trò phân phối lại của đầu tư công, đưa ra mô hình phân bổ hiệu quả trong đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng cụ thế tại Tây Ba Nha có thể tăng hiệu quả chi đầu tư cơ sơ hạ tầng khu vụ bằng cách tăng chi nhiều hơn cho khu vục giàu, ít hơn cho khu vục nghèo; đồng thời tác giả cũng nhất mạnh phân tích của ông không thể suy ra toàn bộ cho EU vì có những đặc thù riêng. (86) Đề cập đến cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế, bài viết “ Fiscal Austerity and Public Investmemt” - thắt chặt tài chính và đầu tư công (2011) của Wolfgang Streeck and Daniel Mertens đã khảo sát thực tiễn đầu tư công của ba nước: Mỹ, Đức và Thụy Điển từ năm 1981 đến năm 2007, và kết luận ba nước này co xu hướng tăng cho đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho gia đình, chính sách thị trường lao động. Trong nghiên cứu này các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư vào các chính sách xã hội, trong điều kiện tài chính bị hạn chế thì nên thực hiện đầu tư công như thế nào để đạt hiệu quả cao, hạn chế nợ công và thâm hụt NSNN. (109) 6 Các tác giả “Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và jim Brumby” đã đánh giá quản lý đầu tư công để tìm ra điểm yếu trong quan lý từ đó có giải pháp tốt hơn nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN đã viết bài báo: “ADiagnostic Framework for Asessing Public Investment Managemert” - Một cái khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công (2010). Bài báo đã chỉ ra 8 đặt trưng cơ bản của một hệ thống đầu tư công tốt: (1) hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổng quan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5) thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của dự án; và (8) đánh giá đự án; Các tác giả đã chỉ ra những rủi ro chính và cung cấp một chu trình có hệ thống cho quan trị đầu tư công. Bên cạnh đó, các tác giả cũng phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giai đoạn trong chu trình quan trị đầu tư công. Và bài báo đã tìm ra điểm yếu trong quá trình thúc đẩy việc tự đánh giá quản lý đầu tư công của chính phủ, các cơ quan sử dụng ngân sách từ đó tập trung cải cách những thiếu sót trong quan trị và phương pháp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quản chi đầu tư công, hướng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tư từ NSNN. (87) + Tác giả, về vấn đề quản lý chi tiêu công, Sách chuyên khảo: “ Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả GS,TS Dương Thị Bình Minh, năm 2005. Tài liệu đã hệ thống được tổng quan về quản lý chi tiêu công như: khái niệm, đặc điểm, nội dung chi tiêu công, quản lý chi tiêu công. Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã khai quát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phân tích thực trạng quản lý chi tiêu công mà điểm hình là chi NSNN Việt Nam giai đoạn 1991-2004, nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước và đánh giá quản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2004, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, sách chuyên khảo đã đề cập đến vấn đề chung của Việt 7 nam mà chưa gắn với thực trạng của từng địa phương nhân tố cơ bản đề phát triển một quốc gia vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. (39) Đề cập đến vấn đề chi NSNN, Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Hải: “Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam, năm 2008 đã hệ thống hóa và làm rõ thêm được các vấn đế lý luận về hàng hóa công cộng; vai trò của Nhà nước đối với việc cung ứng hàng hóa công cộng và phương thức tổ chức cung ứng. Khẳng định tính tất yếu của việc sử dụng công cụ chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng. Đồng thời, luận án cũng trình bày có hệ thống về cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng. Nghên cứu xu hướng và kinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế phát triển về quản lý chi NSNN. Dựa trên các luận cứ khoa học đã nêu trên, luận án đã trình bày một cách khái quát thực trạng nhiệm vụ chi NSSN và cơ chế quản lý chi ngân sách cho việc cung ứng hàng hoá công cộng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam trong những năm vừa qua (trước và sau khi có Luật Ngân sách và quá trình hoàn thiện, sửa đổi Luật). Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng. Tuy nhiên, về nội dung trên bình diện quản lý vĩ mô của chi NSNN đối với hàng hóa công cộng Luận án chưa chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của sự bất cập trong vận hành cơ chế này. Do phạm vi nghiên cứu rộng nên giải pháp còn thiếu cụ thể, và chưa rõ định hướng. (22) Đóng góp thêm cho vấn đề nghiên cứu này, Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi. Đặc biệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường thông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Luận án cũng đã trình bày một 8 cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của Việt Nam về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án; theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua ở Việt Nam, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá được những sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt nam. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt nam đến 2010 và những năm tiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới công tác quản lý chi NSNN. Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thức quản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN hiện nay.. Tuy nhiên, phần lý luận có một số lý luận về vai trò của chi NSNN chỉ đúng với điều kiện Việt Nam mà không đúng với các nước nói chung; phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm của các nước tương đồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn. Nếu Luận án đề cập một cách rõ ràng, cụ thể hơn những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt khi triển khai thực hiện phương thức quản lý chi NSNN mới như Luận án đề xuất thì tính thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn. (40) Một nghiên cứu khác của Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” năm 2009, của tác giả Trần Văn Lâm, đã hệ thống hoá và làm rõ thêm được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường với những nội dung cụ thể: mục tiêu, nguyên tắc và phương thức của quản lý 9 chi NSNN...; quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam về hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách địa phương trên các mặt: cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội; công bằng xã hội. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua. Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi NSNN tác giả đã đưa ra một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước OECD về cải cách quản lý chi NSNN; quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khuôn khổ ngân sách trung hạn…, rút ra 5 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh của Việt nam với những quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địa phương. Trong đó, giải pháp áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra; hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ được đặc thù riêng của Tỉnh khi áp dụng phương thức quản lý mới, các phương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh khác nhau thì có gì khác nhau. (28) Bên cạnh những Luận án tiến sỹ kinh tế trên, còn một số Luận án, sách chuyên khảo cũng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý chi NSNN, như: "Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam" (2003), Bùi Đường Nghiêu, Luận án tiến sỹ - Học viện Tài chính; "Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam" (2005), TS. Sử Đình 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan