Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (...

Tài liệu Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008 2012)

.PDF
121
631
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM NHUNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 – 2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ KIM NHUNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2008 – 2012) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trƣờng ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tƣ liệu Viện sử học Việt Nam, Thƣ viện Quốc gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học bảo vệ Luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012), dƣới sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đều đƣợc tác giả trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trƣờng về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ............................................................................................................ i Lời cam đoan ........................................................................................................ ii Mục lục ................................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài .................................. 4 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 5 5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 5 6. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 6 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................ 7 1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế ...................................................... 7 1.1.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................... 11 1.2 Khái quát quá trình ra đời và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................... 13 Chƣơng 2. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...................................... 22 2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng nông thôn mới ......................................................... 22 2.1.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về xây dựng nông thôn mới.............. 22 2.1.2. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng nông thôn mới ........ 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn iv 2.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tham gia xây dựng nông thôn mới ... 52 Chƣơng 3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHONG TRÀO PHỤ NỮ THÁI NGUYÊN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................... 59 3.1. Thành tựu .................................................................................................... 59 3.1.1. Về hoạt động tuyên truyền, vận động ..................................................... 59 3.1.2. Về hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 61 3.1.3. Về hoạt động xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hội viên phụ nữ .................................................................................... 63 3.1.4. Về hoạt động dạy nghề, tƣ vấn, hỗ trợ phụ nữ; chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. ................................... 65 3.1.5. Về hoạt động xây dựng và phản biện xã hội ........................................... 67 3.1.6. Về hoạt động xây dựng và tổ chức Hội, chú trọng đào tạo, nâng cao chất lƣợng cán bộ Hội các cấp ........................................................................... 68 3.2. Hạn chế ........................................................................................................ 69 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo CP Chính phủ CNH-HĐH NQ LHPN TW UBND QĐ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nghị quyết Liên hiệp Phụ nữ Trung ƣơng Ủy ban nhân dân Quyết định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định về vai trò của phụ nữ: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ" [38, Tr.10]. Ngƣời còn trao tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang". Xuyên suốt lịch sử giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc, phụ nữ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, ngƣời phụ nữ Việt Nam cũng luôn vừa là hậu phƣơng, vừa là tiền tuyến vững chắc. Ngày nay, đất nƣớc đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, càng không thể thiếu vắng vai trò của ngƣời phụ nữ. Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, cũng không thể thiếu bàn tay của ngƣời phụ nữ. Xây dựng nông thôn mới là quá trình phát triển nông thôn một cách có định hƣớng, phù hợp với giai đoạn đất nƣớc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hơn 70% sống ở khu vực nông thôn, hơn ai hết, phụ nữ vừa là chủ thể vừa là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng những thành quả tốt đẹp do nông thôn mới mang lại. Nhiệm vụ phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới là tăng cƣờng năng lực và đóng góp phát triển nông thôn bền vững. Sự vào cuộc tích cực của chị em sẽ tác động rất lớn tới thành công của chƣơng trình. Vì vậy, xác định tham gia xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm và nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Phụ nữ trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc ngày càng quan tâm phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ để Hội thực sự là tổ chức đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát động và hƣớng dẫn các phong trào để năng lực của phụ nữ đƣợc tăng cƣờng. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của công cuộc công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2 hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, "tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ còn đặt ra với nhiều thách thức mới" [20, Tr.1]. Do vậy, nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình tổ chức và hoạt động của Hội sẽ làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần hoàn thiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, có nhiều tộc ngƣời sinh sống. Trong bất cứ thời kì lịch sử nào, phụ nữ Thái Nguyên cũng có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà cốt lõi là xây dựng nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong quá trình tổ chức vận động phụ nữ "chung sức xây dựng nông thôn mới". Nhƣng ở Thái Nguyên "bạo lực gia đình có nhiều diễn biến phức tạp, nhận thức về bình đẳng giới còn hạn chế do trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" [10, Tr.1]. Vì vậy, tìm hiểu việc tổ chức thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012 nhằm tổng kết thực tiễn, chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm; khẳng định, vị trí, vai trò quan trọng của Tỉnh Hội Phụ nữ với tƣ cách là một bộ phận trong hệ thống chính trị của tỉnh, là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: "Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008 – 2012)" làm Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3 - Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói chung đã có nhiều công trình đƣợc công bố: Năm 1970, Nxb Phụ nữ cho xuất bản cuốn "Văn kiện Đảng về công tác vận động phụ nữ (1930 – 1969", Đây là cuốn sách tập hợp các trích đoạn các văn kiện hay nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ từ khi thành lập Đảng đến năm 1969. Cuốn sách trình bày các quan điểm, đƣờng lối của Đảng về cuộc vận động phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng. Năm 1995, Nxb Phụ nữ lạ cho ra đời cuốn sách "Những quan điểm cơ bản trong công tác vận động phụ nữ". Các tác giả đã phân tích những quan điểm cơ bản của Đảng trong công tác vận động phụ nữ tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Luận văn thạc sĩ: "Đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930 – 1945" (2008) của Nguyễn Thị Hà, lƣu tại Thƣ viện Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, là một công trình nghiên cứu có hệ thống quá trình phát triển phong trào phụ nữ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945. Tác giả Trần Thị Minh Hải trong tác phẩm "Đảng với cuộc vận động phụ nữ từ năm 1986 đến năm 2009’’ (2010), đã nêu lên những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ; làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ,từ đó rút ra những kinh nghiệm phục vụ thực tiễn. Trong Luận văn thạc sĩ "Tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010" (2011), tác giả Đoàn Thị Yến đã trình bày quá trình xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 4 Năm 2002, BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên cho phát hành cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2000)" . Các tác giả trình bày khái quát về lịch sử phát triển phong trào phụ nữ tỉnh từ năm 1930 đến năm 2000. Tổ chức và hoạt động của Hội cũng đƣợc đề cập tƣơng đối có hệ thống. Ngoài những công trình khoa học nêu trên, còn có nhiều cuộc hội thảo khoa học và các hoạt động liên quan đến đề tài Luận văn. Đáng chú ý là, ngày 29/3/2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm (Thành phố Hà Nội) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện tổ chức Hội thảo khoa học: " Vai trò phụ nữ trong Chương trình xây dựng nông thôn mới". Hội thảo làm rõ những khó khăn, thuận lợi trong việc phát huy vai trò của cán bộ, hội viên khi tham gia chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; những cách làm hay và kết quả bƣớc đầu trong thực hiện chƣơng xây dựng nông thôn mới. Ngày 6/7/2012, tại Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Văn phòng điều phối Trung ƣơng Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo về chƣơng trình xây dựng nông thôn mới các tỉnh phía Bắc. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra giải pháp tháo gỡ vƣớng mắc, giúp các tỉnh có cơ sở pháp lí chỉ đạo thống nhất để thực hiện thành công mục tiêu của chƣơng trình. Tất cả những công trình khoa học nêu trên đã đề cập ở mức độ khác nhau về hoạt động và vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng do Đảng tổ chức và lãnh đạo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có một công trình khoa học nào đề cập có hệ thống về vấn đề Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với phong trào xây dựng nông thôn mới dƣới góc độ khoa học Lịch sử. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 5 Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tham gia cuộc vận động xây dựng nông thôn mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn không gian: Tỉnh Thái Nguyên với diện tích 3.541,67 km, gồm 9 đơn vị hành chính, 180 xã. Giới hạn thời gian: Từ khi có Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 7 (8/2008) đến năm 2012. Tuy nhiên, để làm nổi bật hoạt động của phụ nữ Thái Nguyên trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Luận văn đề cập hoạt động của Hội trong những năm trƣớc đó. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu sau: - Các văn kiện của Đảng, các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. - Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Tỉnh Hội Phụ nữ Thái Nguyên. - Các sách và bài báo khoa học có liên quan đến đề tài. - Tài liệu khảo sát thực tế tại tỉnh Thái Nguyên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phƣơng pháp luận sử học Mác – Lênin; sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra, các phƣơng pháp so sánh, thống kê cũng đƣợc vận dụng trong Luận văn. 5. Đóng góp của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 6 - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên trong phong trào xây dựng nông thôn mới. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết và khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong công tác lãnh đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nói riêng và hệ thống chính trị của tỉnh nói chung. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng trong những năm tiếp theo. - Luận văn có thể làm tài liệu giáo dục truyền thống cho các thế hệ phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chƣơng nội dung: Chƣơng 1: Khái quát lịch sử ra đời và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên Chƣơng 2: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với phong trào xây dựng nông thôn mới Chƣơng 3: Thành tựu và hạn chế trong phong trào phụ nữ Thái Nguyên xây dựng nông thôn mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 7 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên 1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế Thái Nguyên là một tỉnh miền núi - trung du, nằm trong vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích 3.541,67 km. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía tây nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp Hà Nội, phía đông nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Định Hoá, Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên). Toàn tỉnh có 180 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi. Trong các xã vùng cao và miền núi, có 42 xã thuộc diện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và các xã An toàn khu đƣợc hƣởng Chƣơng trình 135/CP của Chính phủ. Địa hình tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi. Diện tích đồi núi cao trên 100m chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng có độ cao dƣới 100m chiếm 1/3 diện tích. Đất nông nghiệp chiếm 21,6% và đất đồi rừng chiếm 47,1% tổng diện tích. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Mùa mƣa thƣờng có bão, lũ, sâu bệnh... ảnh hƣởng xấu đến phát triển nông, lâm nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 8 Thái Nguyên có nhiều sông, suối phân bố tƣơng đối đều trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy xuống địa bàn Thái Nguyên qua các huyện Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, Phú Bình và Phổ Yên, tạo nên trục đối xứng về cả lãnh thổ và hƣớng dốc của tỉnh. Dƣới thời Pháp thuộc, sông Cầu là tuyến giao thông chủ yếu và quan trọng để địch vận chuyển lực lƣợng, vũ khí, lƣơng thực và phƣơng tiện chiến tranh từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh. Sông Công bắt nguồn từ xã Điềm Mặc (Định Hoá) chảy theo hƣớng bắc nam qua huyện Đại Từ, một phần thành phố Thái Nguyên xuống huyện Phổ Yên, hợp lƣu với sông Cầu ở xã Thuận Thành (Phổ Yên). Trên sông Công có hồ Núi Cốc, hằng năm cung cấp nƣớc cho trên 12.000 ha lúa hai vụ của các huyện phía nam tỉnh. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có nhiều sông ngắn và nhỏ nhƣ: sông Đu, sông Nghinh Tƣờng, sông Chu, sông Khe Mo...và nhiều suối nhỏ khác. Các sông, suối Thái Nguyên hằng năm cung cấp cho đồng ruộng một khối lƣợng phù sa lớn, làm đất đai thêm phì nhiêu, mầu mỡ, giữ đƣợc độ ẩm quanh năm, thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây lƣơng thực và hoa màu. Thái Nguyên là cửa ngõ giao thông của nhiều tỉnh miền núi Đông Bắc, có các tuyến quốc lộ chạy qua. Các Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 19 cùng hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ tƣơng đối thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các vùng miền trong cả nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay ở phần lớn các huyện miền núi, đƣờng giao thông từ các huyện đến các xã còn nhiều khó khăn. Thực hiện chƣơng trình "Điện khí hoá nông nghiệp, nông thôn" của Đảng và Nhà nƣớc, từng bƣớc đƣa lƣới điện quốc gia về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, tỉnh Thái Nguyên đã đạt thành tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 9 đáng kể. Từ chỗ chƣa có điện thắp sáng (năm 1983), hai mƣơi năm sau (2003) 145/145 xã của tỉnh đã có điện lƣới quốc gia. Thực hiện Nghị quyết TW 7 khoá 10 về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" tính đến tháng 9 năm 2009, Thái Nguyên đã tiếp nhận xong lƣới điện hạ áp nông thôn 91 xã, đến tháng 7 năm 2010 đã hoàn thành công tác cải tạo tối thiểu cho 100% lƣới điện hạ áp nông thôn các xã. Thái Nguyên có hai công trình thuỷ nông lớn là đập Thác Huống (huyện Phú Bình) đảm bảo nƣớc cho 2.400 ha lúa của huyện Phú Bình và 2.500 ha lúa của tỉnh Bắc Giang và công trình thuỷ nông hồ Núi Cốc. Ngoài ra, còn có công trình thuỷ lợi hồ Gò Miếu đảm bảo cho 850 ha canh tác thuộc các xã Cát Nê, Ký Phú, Vạn Thọ và Văn Yên (huyện Đại Từ) cùng với hơn 2000 hồ chứa nƣớc lớn nhỏ, hằng trăm trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm gần đây, tốc độ cơ giới hoá nông nghiệp ngày càng tăng, việc sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay cũng khá phổ biến, nhƣ: máy làm đất nhỏ, máy vận chuyển, máy xay xát, máy bơm điện, máy sao chè cải tiến, máy tẽ ngô... Đặc biệt, Thái Nguyên còn đẩy mạnh hoạt động khuyến công hƣớng về nông thôn nhằm ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn góp phần nâng cao năng suất, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm. Đây là một trong những hoạt động hết sức quan trọng và cần thiết để tỉnh Thái Nguyên thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Từ năm 1997, tỉnh Thái Nguyên thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và giành đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trƣởng bền vững, từng bƣớc tạo ra đƣợc vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 10 thụ sản phẩm, nhƣ chuyên canh sản xuất lƣơng thực, vùng cây chè chất lƣợng cao, vùng cây ăn quả, rừng nguyên liệu. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trên nhiều lĩnh vực giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi giống vật nuôi, chuyển sử dụng đất có hiệu quả, khoa học kĩ thuật đƣợc ứng dụng một cách mạnh mẽ góp phần tăng giá trị sản phẩm của ngành. Là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế lâm nghiệp, trong những năm 1986 – 2010, Thái Nguyên đã thực hiện tốt việc phủ xanh đất trống, đồi trọc cũng nhƣ đầu tƣ khoa học kĩ thuật vào trồng và bảo vệ rừng. Việc trồng cây gây rừng, giao đất, giao rừng cho nhân dân đƣợc tỉnh thực hiện một cách triệt để. Diện tích trồng rừng ngày càng tăng, năm 2010 là 7.184 ha. Đặc biệt là sự chuyển dịch từ phát triển lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội với rất nhiều chƣơng trình, dự án phát triển lâm nghiệp theo phƣơng thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng tham gia thực hiện. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: Cơ sở hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy đã đƣợc đầu tƣ, song chƣa đảm bảo nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp để đối phó với những điều kiện thời tiết bất lợi; mạng lƣới giao thông cũng nhƣ chất lƣợng đƣờng giao thông (nhất là giao thông nông thôn) còn thấp, gây nhiều khó khăn trong đi lại và lƣu thông hàng hoá; hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp bị hƣ hỏng nhiều; hệ thống chợ nông thôn đƣợc đầu tƣ, mở mang nhƣng không đồng đều; sản phẩm nông nghiệp thiếu đa dạng; lực lƣợng cán bộ quản lí kĩ thuật nông nghiệp từ tỉnh đến cơ sở rất mỏng, nên một số chủ trƣơng, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nƣớc chậm đƣợc cụ thể hoá hoặc chƣa đến đƣợc với ngƣời nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 11 Những thành tựu và hạn chế trong sản xuất nông, lâm nghiệp nói trên đều có tác động lớn đến quá trình thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên nói chung và hoạt động của Hội Phụ nữ nói riêng. 1.1.2. Điều kiện xã hội Dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2012 là "1.131.3000 ngƣời (trong đó nữ là 572.400 ngƣời, chiếm khoảng 50,6%)". Đây là nguồn cung cấp lực lƣợng lao động dồi dào, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 34 thành phần dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó 8 thành phần dân tộc số dân trên 1000 ngƣời (Kinh, Tày, Sán Dìu, Dao). Tộc ngƣời Kinh chiếm số lƣợng đông nhất, gồm nhiều bộ phận hợp thành: ngƣời dân bản địa và một bộ phận di cƣ từ vùng đồng bằng lên (nhiều nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954). Địa bàn cƣ trú của ngƣời Kinh rộng khắp, từ vùng núi trung du phía Nam đến các vùng hẻo lánh phía Bắc tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên và các huyện, thị phía Nam. Tộc ngƣời Tày có số dân đông thứ hai sau ngƣời Kinh, chiếm khoảng 10,69% dân số của tỉnh, tiếp đó là tộc ngƣời Nùng chiếm 5,13% dân số. Đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung đông ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Có nhiều xóm tỉ lệ ngƣời dân tộc thiểu số chiếm từ 60% đến 90%. Đây là những vùng có vị trí chiến lƣợc đặc biệt về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trƣờng sinh thái, có tiềm năng về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và là vùng căn cứ cách mạng. Tuy nhiên, đây là vùng kinh tế phát triển còn chậm, khoảng cách chênh lệch khá lớn so với vùng miền khác, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, chịu những tƣ tƣởng tập quán lạc hậu (làm chuồng gia súc dƣới gầm nhà sàn, tảo hôn, đẻ nhiều con...). Điều này ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 12 hƣởng không tốt đến phong trào của phụ nữ ở địa phƣơng, nhất là hoạt động tuyên truyền vận động. Hằng ngàn năm nay, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên dù trên danh nghĩa không phải là trụ cột gia đình nhƣng là ngƣời phải đảm nhận phần lớn công việc gia đình, từ việc lao động nặng nhọc đến việc nội trợ, nuôi dạy con cái. Dƣới chế độ phong kiến, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Thái Nguyên nói riêng (đặc biệt là phụ nữ các huyện miền núi) hoàn toàn không có quyền trong xã hội cũng nhƣ trong gia đình. Tình trạng vô quyền của phụ nữ trong gia đình cũng hết sức trầm trọng vì tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ. Trong hôn nhân, tục đa thê phổ biến ở tất cả các dân tộc, các làng xã trong tỉnh. Đối với các cô gái đến tuổi lấy chồng đều không đƣợc quyền lựa chọn, việc cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là điều hiển nhiên đƣợc thừa nhận. Điều cha mẹ cô gái quan tâm nhất là tình trạng của cải của chàng rể tƣơng lai và quan trọng hơn cả là của hồi môn. Đặc biệt là đối với tộc ngƣời Dao, tiền cheo cƣới lớn gấp nhiều so với các tộc ngƣời khác. Cùng với lễ giáo phong kiến, ở Thái Nguyên vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ X IX, nạn giặc giã cƣớp bóc xảy ra, nhất là các huyện miền núi của tỉnh đã đẩy nhân dân vào cảnh đói khát, bệnh tật. Nạn nhân của thảm hoạ này đầu tiên là trẻ nhỏ và phụ nữ. Vào khoảng năm 1870, hàng ngàn tàn quân của đảng Thái Bính thiên quốc cùng với bọn thổ phỉ, lục lâm hoạt động ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) bị quân triều đình Mãn Thanh đánh dẹp đã chạy vào tỉnh Thái Nguyên, chiếm cứ vùng Định Hoá làm sào huyệt. "Từ năm 1870 đến 1885, chúng gây bao nỗi kinh hoàng trong nhân dân, cho quân đi cướp bóc của cải, đốt nhà, phá làng, giết người, hãm hiếp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 13 phụ nữ ở khắp nơi trong tỉnh...Phải thừa nhận rằng người Trung Quốc đã cướp nhiều phụ nữ Thổ (Tày) tới mức còn phải lâu nữa sự sinh con đẻ cái mới tăng lên được. Không chỉ có phụ nữ Tày bị cướp mà phụ nữ Dao cũng bị săn đuổi, bắt cóc. Từ khi nạn cướp đoạt phụ nữ đem bán thì thực hiếm thấy một người Mán (Dao) có vợ. Phải chăng đối với họ, phụ nữ chỉ là thứ xa hoa"[6, Tr.9]. 1.2 Khái quát quá trình ra đời và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên Khi thực dân Pháp đặt ách nô dịch lên Việt Nam (1884), nhân dân Việt Nam bị đẩy vào vòng nô lệ. Đánh chiếm Thái Nguyên vào năm 1884, thực dân Pháp bắt đầu bóc lột nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thái Nguyên. Hậu quả của những chính sách đó làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là ngƣời phụ nữ vô cùng cực khổ khi mà ruộng đất bị thực dân Pháp cƣớp để lập đồn điền. " Từ năm 1887 đến ngày 28/1/1937, thực dân Pháp đã cướp của nông dân Thái Nguyên 44.725 ha ruộng. Hàng vạn nông dân mất ruộng đất bị phá sản, rơi vào tình cảnh khốn cùng hoặc phải làm tá điền cho chúng, hoặc rời bỏ quê hương đi làm cu li trong các hầm mỏ...Chỉ tính 8 đồn điền lớn ở 5 huyện (Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hoá) năm 1911 có 1852 hộ nông dân, gồm 3310 lao động, trong đó có 1.590 là phụ nữ tá điền. Đến năm 1924, chỉ riêng hai huyện Phú Bình và Phổ Yên số tá điền đã lên gần 30.000 trong đó hơn 50% là phụ nữ"[6, Tr.11]. Dƣới chế độ thực dân phong kiến "không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga"[19, Tr.43]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan