Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Hôn nhân của người dao quần chẹt hiện nay ở làng thành công, xã lãng công, huyện...

Tài liệu Hôn nhân của người dao quần chẹt hiện nay ở làng thành công, xã lãng công, huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc

.PDF
111
418
131

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ MINH NGUYỆT HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT HIỆN NAY Ở LÀNG THÀNH CÔNG, XÃ LÃNG CÔNG, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ MINH NGUYỆT HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT HIỆN NAY Ở LÀNG THÀNH CÔNG, XÃ LÃNG CÔNG, HUYỆN SÔNG LÔ, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Dân tộc học Mã số: 60.31.03.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM QUANG HOAN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Nguồn dữ liệu điều tra, khảo sát thực địa và nội dung của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Hoàng Thị Minh Nguyệt LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài Hôn nhân của người Dao Quần Chẹt hiện nay ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Quang Hoan, người đã trực tiếp động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi để hoàn thành luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên khoa Dân tộc học và Nhân học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Trân trọng cảm ơn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và tập thể Phòng Giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể bà con người Dao ở xã Lãng Công và Uỷ ban Nhân dân xã Lãng Công đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian điền dã và thu thập tư liệu trên địa bàn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, tháng 7 năm 2016 Hoàng Thị Minh Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT Ở LÀNG THÀNH CÔNG ................................................................ 10 1.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 10 1.2. Khái quát về xã Lãng Công ............................................................................... 13 1.3. Người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công ....................................................... 17 TiỂu kết chương 1 .......................................................................................... 29 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT .. 30 2.1. Quan niệm về hôn nhân ...................................................................................... 30 2.2. Tiêu chuẩn chọn vợ, chồng ................................................................................. 31 2.3. Quyền quyết định trong hôn nhân ...................................................................... 33 2.4. Tuổi kết hôn .......................................................................................................... 34 2.5. Các nguyên tắc và hình thức hôn nhân .............................................................. 36 2.6. Cư trú sau hôn nhân ............................................................................................. 39 2.7. Hôn nhân bị chi phối bởi những yếu tố vật chất ............................................... 40 2.8. Các trường hợp hôn nhân khác ........................................................................... 41 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 43 Chương 3: PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ NGHI LỄ TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT ................................................. 44 3.1. Nghi lễ trước đám cưới ....................................................................................... 44 3.2. Nghi lễ trong đám cưới ........................................................................................ 47 3.3. Lễ lại mặt (ùi mịn) ............................................................................................... 54 3.4. Bước đầu so sánh hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở Thành Công và Ba Vì (Hà Nội) .................................................................................................................. 56 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 59 Chương 4: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT ................................................. 60 4.1. Đặc trưng tộc người qua hôn nhân ..................................................................... 60 4.2. Xu hướng trong hôn nhân ................................................................................... 62 4.3. Một số biến đổi trong hôn nhân .......................................................................... 63 4.4. Nguyên nhân của sự biến đổi .............................................................................. 68 4.5. Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị hôn nhân .............................................................................................................................. 74 Tiểu kết chương 4 ........................................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết thường CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã NQ Nghị quyết Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư UBND Ủy ban nhân dân THCS Trung học cơ sở TƯ Trung ương TS Tiến sĩ tr Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ), được coi nhau là chồng vợ, quy định mối quan hệ giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ [54, tr.389]. Hôn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập, bảo vệ những giá trị cốt lõi tạo nên sự bền vững của gia đình, hỗ trợ gia đình thực hiện những chức năng cơ bản của mình. Mỗi tộc người, mỗi nhóm địa phương (nhóm tộc người) đều có những nét văn hóa riêng của mình. Trong đó, hôn nhân được xem như một hiện tượng xã hội - văn hóa phản ánh đặc trưng văn hóa tộc người (nhóm tộc người). Hôn nhân cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, trao truyền văn hóa truyền thống tộc người. Dân tộc Dao ở Việt Nam có nhiều nhóm nhóm địa phương (nhóm tộc người) phân bố cư trú ở nhiều vùng cảnh quan khác nhau, giữa các nhóm địa phương có những sự khác nhau nhất định về ngôn ngữ, phong tục tập quán, hôn nhân... Cho đến nay, hôn nhân truyền thống cũng như những biến đổi của người Dao ở nước ta đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, đa số các tác giả tập trung nghiên cứu những nhóm Dao có dân số đông như Dao Đỏ, Dao Tuyển, Dao Tiền, phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Yên Bái… Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ có nhóm Dao Quần Chẹt với trên 160 hộ gia đình cư trú ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô. Họ chiếm 70% dân số của làng và sống cận kề với người Việt (Kinh). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt tại địa bàn này. 1 Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người đang diễn ra mạnh mẽ khiến cho văn hóa truyền thống, trong đó có hôn nhân của dân tộc Dao nói chung, của nhóm Dao Quần Chẹt ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, cũng biến đổi theo. Trước những tác động của hiện đại hóa và hội nhập, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển văn hóa trong tình hình mới, đó là bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam theo hướng dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu sâu về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt tại một làng cụ thể - làng Thành Công giúp chúng ta nhận diện được những điểm chung và những nét riêng, đồng thời cũng hiểu rõ hơn sự đa dạng văn hóa của dân tộc Dao ở Việt Nam. Việc nghiên cứu đầy đủ , có hệ thống về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt còn góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa tộc người, vừa góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định và cụ thể hóa Luật Hôn nhân và gia đình, chính sách xã hội và chính sách văn hóa, phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm (khóa VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín (Khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghiên cứu về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc tộc người trong hôn nhân. Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: Hôn nhân của người Dao Quần Chẹt hiện nay ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Đây là nghiên cứu điểm nghiên cứu trường hợp đầu tiên về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt tại địa phương này, do đó lại càng có ý nghĩa về khoa học và giá trị thực tiễn. 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam Trong thời kỳ thực dân Pháp cai trị, có ít học giả nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) đã để tâm nghiên cứu và công bố một số công trình về người Dao được nhiều người biết đến như Bonifacy Augustevới các tác phẩm: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến cuối tháng giêng năm 1902; Giản chí về người Mán quần cộc; Giản chí về người Mán Cao Lan đăng trên tạp chí BEFEO của Trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1902. Các bài viết này thường đề cập đến sinh hoạt hàng ngày, tâm lý, tập quán văn hoá của người Dao nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của thực dân Pháp. Khi nói tới các công trình về người Dao ở Việt Nam của các tác giả trong nước, trước hết phải kể đến tác phẩm Kiến văn tiểu lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784). Trong công trình này, Lê Quý Đôn không chỉ giới thiệu các ngành Dao mà còn trình bày khá chi tiết về phong tục tâp quán, địa bàn cư trú của họ. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, các công trình nghiên cứu về người Dao xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó, đáng chú ý là công trình Người Dao ở Việt Nam của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971). Đây là khảo cứu tổng thể về dân tộc Dao, đã đề cập khái quát về dân số, nguồn gốc lịch sử, phân loại c ác ngành Dao, các hình thái kinh tế, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian cũng như những đổi mới trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ở khía cạnh hôn nhân và gia đình, nhóm tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về dòng họ, quy mô gia đình, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tính chất hôn nhân, hình thái cư trú sau hôn nhân... của người Dao ở nước ta. Cũng với tiêu đề Người Dao ở Việt Nam, công trình của tác giả Vũ Quốc Khánh lại có cái nhìn khái quát về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như các nghi lễ quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Dao. 3 Nghiên cứu về người Dao còn phải kể đến những công trình của Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn về Xác minh tên gọi và phân nhóm các ngành Dao ở Tuyên Quang (1971), Nguyễn Khắc Tụng về Vấn đề phân loại các nhóm Dao ở Việt Nam (1995). Năm 1995, Hội thảo Quốc tế lần thứ VII với tiêu đề Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, được tổ chức tại Thái Nguyên. Kỷ yếu Hội thảo đã tập hợp những bài viết của các học giả Việt Nam và quốc tế đề cập đến các khía cạnh khác nhau trong đời sống của người Dao ở Việt Nam cũng như ở một số nước trên thế giới như: phân loại nhóm Dao, tình hình dân số, vấn đề giới, các vấn đề về văn hoá vật thể và phi vật thể... Về nhà ở và trang phục của người Dao, trước hết là công trình nghiên cứu của Nguyễn Khắc Tụng: Nhà ở của người Dao, xưa và nay (1996), của Lê Ngọc Thắng: Nữ phục Dao ở Việt Nam- phong cách và cá tính (1990), của Phạm Minh Phúc: Nhà ở của người Dao Áo Dài ở Hà Giang (2014)… Về tôn giáo, tín ngưỡng, đáng chú ý là công trình Thầy cúng trong văn hoá tín ngưỡng của người Dao Họ (2014) của Phạm Văn Dương. Trong công trình nghiên cứu công phu này, tác giả đã không chỉ mô tả rất cụ thể các hình thức thờ cúng, các nghi lễ hiện hành cũng như sự biến đổi của chúng mà còn có những phân tích khá sâu sắc về vai trò của thầy cúng trong đời sống xã hội của người Dao Họ ở tỉnh Lào Cai. 2.2. Các công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của người Dao và người Dao Quần Chẹt Hầu như trong các công trình khảo cứu chung về dân tộc Dao hoặc về một nhóm địa phương đều có đề cập đến vấn đề hôn nhân và gia đình; ngoài ra, có một số chuyên khảo về đề tài này. Tạp chí Dân tộc học số 2 (2008) đăng bài của Vũ Tuyết Lan về những biến đổi trong quan niệm hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình. Tại Hội nghị Thông báo Dân tộc học năm 2005, Vũ Tuyết Lan cũng cho người đọc thấy rõ những nghi lễ hôn nhân xưa và nay của người Dao Quần Chẹt ở xã Yên Đơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 4 Trong công trình Lễ cưới của người Dao Tuyển ở Lào Cai (2001), tác giả Trần Hữu Sơn đã phác họa khái quát về người Dao Tuyển ở vùng núi phía Bắc và những nghi lễ trong hôn nhân của họ. Tác phẩm Văn hóa truyền thống của người Dao ở Hà Giang do Phạm Quang Hoan và Đình Hùng Quý đồng chủ biên (1999), cung cấp những thông tin quý báu về các hình thức kết hôn, nghi lễ đám cưới và tập quán sinh đẻ của hai nhóm Dao Đỏ và Dao Áo Dài để làm nổi bật nét văn hoá đặc thù riêng của mỗi nhóm Dao. Công trình Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La do Phạm Quang Hoan chủ biên (2012), cũng cho thấy những nguyên tắc và tập quán hôn nhân, quan hệ gia đình của người Dao ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu …. Chuyên khảo về Người Dao Quần Chẹt ở miền núi và Trung du Bắc Bộ (2015) do Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên, cung cấp những thông tin có giá trị về đời sống kinh tế, dòng họ, nhà cửa, các nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt. Ngoài ra, còn có luận văn thạc sỹ với tiêu đề Biến đổi trong hôn nhân và ảnh hưởng của nó tới văn hóa gia đình người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây của Vũ Thị Uyên (2008); khóa luận tốt nghiệp cử nhân Hôn nhân của người Dao Tiền ở xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Đức Trị (2014)... Như vậy, cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về dân tộc Dao và văn hóa của một số nhóm Dao, tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về hôn nhân của nhóm Dao Quần Chẹt ở Việt Nam nói chung và ở Vĩnh phúc nói riêng. Tác giả luận văn là người đầu tiên nghiên cứu về hôn nhân hiện nay của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Trình bày có hệ thống bức tranh về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, góp phần làm rõ đặc điểm văn hóa trong hôn nhân của một nhóm địa phương ở dân tộc Dao. 5 - Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công. - Đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu những quan niệm, nguyên tắc, hình thức, các bước thực hành trong nghi lễ hôn nhân, vấn đề cư trú sau hôn nhân... của người Dao Quần Chẹt. - Nghiên cứu những biến đổi trong hôn nhân hiện nay và các yếu tố tác động đến sự biến đổi này ở người Dao Quần Chẹt. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh phúc. Nội dung chính của luận văn tập trung làm rõ một số đặc điểm về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt, thể hiện qua quan niệm về hôn nhân, nguyên tắc kết hôn, hình thức, nghi lễ trong hôn nhân, những biến đổi và xu hướng của hôn nhân cũng như nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi đó. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Địa bàn nghiên chính là làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đây tập trung cư trú của người Dao Quần Chẹt. Thời gian nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu từ đổi mới (năm 1986) đến nay. Đó là khoảng thời gian mà tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, làng Thành Công thuộc huyện Sông Lô nói riêng có những bước phát triển mới, có sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội và văn hóa. Hôn nhân của người Dao Quần Chẹt vừa bảo lưu tính truyền thống, vừa có những biến đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội. 6 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở tỉnh Vĩnh phúc chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để nhận diện, trình bày và phân tích đối tương nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi từ truyền thống đến hiện nay trong bối cảnh của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, cũng như trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, hội nhập và toàn cầu hóa. Luận văn cũng dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân và gia đình, về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người trong phát triển. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn: Tác giả đã đọc các công trình nghiên cứu về dân tộc Dao, trong đó có nhóm Dao Quần Chẹt ở Vĩnh Phúc. Các nghiên cứu này được in thành sách, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành, luận án, luận văn, báo cáo tập sự, báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo, trong đó có đề cập đến hôn nhân và gia đình của người Dao nói chung, nhóm Dao Quần Chẹt nói riêng. Ngoài ra, các tài liệu thứ cấp như báo cáo, số liệu về dân số, dân tộc, niên giám thống kê liên quan đến người Dao cũng được tác giả lưu tâm và tham khảo phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn. - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo được tác giả sử dụng để thu thập tư liệu, thông tin cho luận văn, với các thao tác kỹ thuật như sau: + Quan sát tham dự: Việc quan sát được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu tại thực địa tại làng Thành Công, giúp tác giả dễ hòa nhập với người dân và cộng đồng, hiểu được sâu sắc hơn về văn hóa và hôn nhân của người Dao Quần Chẹt tại địa bàn nghiên cứu. 7 + Phỏng vấn sâu: Công cụ này đã được tác giả luận văn áp dụng cho nhiều đối tượng là người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công. Người được phỏng vấn sâu khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và địa vị xã hội. Trong đó, đối tượng được tác giả quan tâm nhiều hơn là những người cao tuổi, minh mẫn, am hiểu phong tục tập quán, những người làm thầy cúng, mai mối và gia đình hai bên cô dâu, chú rể. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn những người trẻ tuổi để tìm hiểu quan niệm của họ về lựa chọn người bạn đời, đồng thời thấy được xu hướng biến đổi trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công hiện nay. + Thảo luận nhóm để nhận được những nhận định, đánh giá về giá trị truyền thống và biến đổi trong hôn nhân, cũng như các yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn người bạn đời cho cuộc sống gia đình người Dao Quần Chẹt hiện nay. + Trong thời gian điền dã tại làng Thành Công, tác giả luận văn đã tiến hành quay phim, chụp ảnh, được tham dự đầy đủ một đám cưới của người Dao Quần Chet, nhờ vậy đã thu thập được những tư liệu thực tế cập nhật liên quan đến các nội dung cụ thể phục vụ cho làm sáng tỏ các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. - Phương pháp so sánh Tác giả đã bước đầu so sánh hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công và Ba Vì (Hà Nội) nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong nghi lễ hôn nhân của người Dao Quần Chẹt tại hai địa phương. - Phương pháp hồi cố: Thực hiện phương pháp này, tác giả đã gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn một số người Dao Quần Chẹt lớn tuổi, các thầy cúng, trưởng họ… nhằm thu thập tư liệu để hồi cố lại lịch sử lập làng Thành Công, quá trình di cư của người Dao Quần Chẹt đến làng này, cũng như những thay đổi đã và đang diễn ra trong hôn nhân của họ so với truyền thống. Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp chuyên gia, phân tích, tổng hợp trong quá trình thực hiện luận văn. 8 5.3. Nguồn tư liệu của luận văn Nguồn tư liệu chủ yếu để hoàn thành luận văn là các tư liệu điền dã do chính tác giả thu thập được trong các đợt khảo sát, nghiên cứu vào năm 2015 tại làng Thành Công, xã Lãng Công , huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo và kế thừa các nguồn tài liệu đã công bố, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời cũng sử dụng các nguồn tài liệu lưu trữ ở địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên, có hệ thống dưới góc độ Dân tộc học về hôn nhân hiện nay của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Qua đó giúp người đọc thấy rõ một số nét đặc trưng văn hóa của nhóm Dao quần Chẹt và sự đa dạng văn hóa của tộc người Dao ở nước ta. Luận văn cung cấp thêm những thông tin, tư liệu mới về hôn nhân của người Dao Quần Chẹt làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và cụ thể hóa chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tộc người cũng như thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình hiện ở nhóm Dao Quần Chẹt hiện nay. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công Chương 2: Đặc điểm hôn nhân của người Dao quần Chẹt Chương 3: Phong tục tập quán và nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt Chương 4: Bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân của người Dao Quần Chẹt 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT Ở LÀNG THÀNH CÔNG 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Một số khái niệm công cụ Trong phạm vi nghiên cứu được xác định, luận văn đã làm rõ nội hàm một số khái niệm liên quan, như: Hôn nhân, nội hôn tộc người, ngoại hôn dòng họ, hôn nhân hỗn hợp dân tộc, nghi lễ hôn nhân, truyền thống, biến đổi. - Hôn nhân Theo Từ điển Nhân học, “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm mục đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo ra hộ gia đình mới” [55, tr.519]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, "Hôn nhân là một thể chế xã hội kèm theo nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ) được coi nhau là chồng và vợ, quy định mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ. Sự xác nhận đó, trong quá trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những yếu tố mới". [54, tr.389-390]. Khi nghiên cứu về hôn nhân, Emily A. Schultz và Robobert H. Lavenda cho rằng: "Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình mẫu của nó là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là một sự kiện làm biến đổi những thành viên của nó, làm thay đổi quan hệ giữa những người thân thuộc của mỗi bên và những khuôn mẫu xã hội thông qua việc sinh đẻ cùng với một số quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm". Theo hai tác giả này, hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ hàng bên chồng. Luật Hôn nhân và Gia đình của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rằng: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn". 10 Đồng thời, Lụât này cũng định nghĩa "Tập quán về hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [39, mục 1,4,5; điều 3]. Nội hàm của hôn nhân còn bao gồm các quan niệm và nguyên tắc hôn nhân, hình thức hôn nhân, nguyên tắc và hình thức cư trú sau hôn nhân. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả luận văn cũng tìm hiểu một số khái niệm khác liên quan đến hôn nhân để thấy được bản sắc tộc người của người Dao Quần Chẹt nói riêng và của người Dao nói chung. - Ngoại hôn dòng họ: Đó là những quy tắc kết hôn ngoài dòng họ được luật tục hay tập quán quy định. - Nội hôn tộc người: Là quy tắc chỉ kết hôn với người đồng tộc hay cùng một nhóm tộc người ( nhóm địa phương) vói mình. - Hôn nhân hỗn hợp dân tộc: Là chỉ sự kết hôn giữa hai người không cùng một dân tộc. - Nghi lễ hôn nhân: Nghi lễ hôn nhân được hiểu là các nghi lễ diễn ra theo tập quán hoặc theo quy định của cộng đồng trong mỗi cuộc hôn nhân. Để tiến đến hôn nhân cũng như để hoàn tất cuộc hôn nhân, đôi trai gái và hai bên gia đình của họ phải thực hiện những nghi lễ nhất định theo quy định mang tính tập quán của một tộc người cũng như của địa phương của họ. Nghi lễ hôn nhân nhằm mục đích đảm bảo sự chứng kiến và công nhận của cộng đồng và gia đình, ngoài ra nó còn chứa đựng một số yếu tố tâm linh. - Truyền thống: Truyền thống được hiểu là thói quen được hình thành đã từ lâu trong lối sống và nếp nghĩ của mỗi cá nhân hay một cộng đồng và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Biến đổi: Là sự thay đổi thành khác trước hoặc sự thay đổi, điều thay đổi khác với trước. Cũng như các yếu tố văn hóa khác, hôn nhân không phải 11 là bất biến, mà nó luôn luôn vận động, thích hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của thực tiễn. 1.1.2. Cơ sở lý thuyết Trong luận văn này, tác giả sử dụng một số quan điểm lý thuyết của Dân tộc học/ Nhân học làm cơ sở cho việc phân tích và nhận định, đó là: - Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người: Bản sắc tộc người là tổng thể những yếu tố vật chất và tinh thần mang tính đặc trưng và đặc thù của một tộc người, giúp phân biệt tộc người này với tộc người khác, và giữa các nhóm khác nhau của cùng một tộc người. Bản sắc tộc người được hình thành lâu dài trong lịch sử, gắn liền với hoàn cảnh kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên của tộc người. Bản sắc tộc người có sức sống lâu bền, ngay cả khi đời sống của tộc người đã có những thay đổi mạnh mẽ. Bản sắc tộc người còn thể hiện bản lĩnh của tộc người. Vì vậy áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người giúp tác giả luận văn nhận diện được rõ những sắc thái riêng trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công. - Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa: Lý thuyết này được trường phái Nhân học Anglo - Saxon đưa ra vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc đó là sự thay đổi hay biến đổi của một số loại hình văn hóa ở cả hai nền văn hóa. Theo các nhà Nhân học Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng bởi một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng. Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục. Các thành tố của nền văn hóa tuy có biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn giữ tính riêng biệt của mình… Tiếp biến văn hóa còn được hiểu là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả làm cho chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn. 12 Như vậy, lý thuyết về giao lưu, tiếp biến văn hóa cho thấy biến đổi là quá trình tất yếu của mọi sự vật và hiện tượng, trong đó bao gồm cả văn hóa tộc người nói chung và hôn nhân nói riêng. Ngày nay, dưới sự tác động của quá trình phát triển, hiện đại hóa, toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ thì sự giao lưu, biến đổi văn hóa của các tộc người, trong đó có hôn nhân của người Dao Quần Chẹt là không tránh khỏi. Do đó, khi nghiên cứu văn hóa tộc người, trong đó có các quan niệm, nguyên tắc, đặc điểm và các nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công, tác giả luận văn không thể chỉ xem xét vấn đề này một cách biệt lập hay trong trạng thái tĩnh, mà luôn đặt chúng trong trạng thái động, trong quá trình biến đổi, tiếp biến. - Lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi: Là nghi lễ đánh dấu sự thay đổi địa vị xã hội của con người do nhà dân tộc học người Pháp Arnold Van Gennep (1873-1975) đưa ra vào thế kỷ XX. Nghi lễ chuyển đổi thường đi kèm với những nghi lễ xung quanh những sự kiện liên quan đến đời người như việc ra đời của đứa trẻ, tuổi vào đời, hôn lễ, thượng thọ. Tác giả luận văn đã vận dụng lý thuyết về nghi lễ chuyển đổi để nghiên cứu việc thực hành các nghi lễ hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở làng Thành Công. 1.2. Khái quát về xã Lãng Công. 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Xã Lãng Công tiếp giáp với huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và với xã Quang Yên cùng huyện Sông Lô ở phía Bắc; phía Đông tiếp giáp các xã Quang Sơn, Ngọc Mỹ của huyện Lập Thạch; phía Nam tiếp giáp các xã Đồng Quế, Nhân Đạo, phía Tây tiếp giáp xã Hải Lựu. Địa hình của xã Lãng Công khá phức tạp, phía Tây là vùng gồi đò nhấp nhô, phía Đông là dãy núi Sáng trùng điệp, chạy dọc giữa xã là những cánh đồng ruộng bậc thang, thuận lợi cho việc trồng trọt của nhân dân. Địa bàn của xã Lãng Công trải từ Bắc xuống Nam dài trên 4km và từ Đông sang Tây hơn 5km, với tổng diện tích tự nhiên là 2053,3ha, trong đó, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan