Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật ...

Tài liệu Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật

.PDF
95
253
98

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA CNSH – MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT NGUYỄN THỊ XUÂN NGUYỄN THỊ THÙY TRANG Biên Hòa, 12/2009 Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn và từ các quý cơ quan. Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Công nghệ sinh học và Môi trường đã tạo điều kiện để chúng em được nhận đề tài và đã trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản để áp dụng vào trong quá trình thực hiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn Sở Công thương Đồng Nai, Chi cục bảo vệ môi trường Đồng Nai đã giúp đỡ chúng em trong quá trình tìm hiểu các thông tin trong thực tế. Chúng em cảm ơn sự hỗ trợ và góp ý cuả Công ty TNHH SmartEsol, Công ty TNHH. COFRAVIE đã đăng tải Website « Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật » của đề tài lên internet để giới thiệu tới công chúng. Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Trần Minh Hải, cô Nguyễn Thị Mai Liên đã tận tình hướng dẫn để chúng em hoàn thành nghiên cứu này. Chúng em xin gửi tới quý thầy cô và quý cơ quan lời chúc tốt đẹp nhất. Chân thành cảm ơn ! 1 LỜI NÓI ĐẦU Công tác quản lý chất nguy hại là vấn đề thời sự khi các tai nạn liên quan đến chất nguy hại thường xuyên xảy ra, gây hậu quả lớn hơn hẳn so với các vấn đề ô nhiễm môi trường. Hầu hết các hoạt động sản xuất đều liên quan đến chất nguy hại. Vấn đề càng trở nên bức thiết, khi thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật về chất nguy hại từ khâu sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển tới thu gom, xử lý. Đề tài “Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật” cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp luật phục vụ nhà quản lý, doanh nghiệp và người sử dụng liên quan đến chất nguy hại. Việt Nam chưa có hệ thống thông tin về pháp luật quản lý chất nguy hại. Các website chuyên ngành về pháp luật và môi trường bằng tiếng Việt không nhiều, chất lượng thông tin khoa học không cao. Hiện, nước ta có 3 website về chất thải nguy hại và tất cả đều chưa có hướng dẫn pháp luật mà chỉ dừng ở mức, cung cấp văn bản pháp quy liên quan đến chất thải nguy hại. Trong hoàn cảnh đó, sản phẩm cuả đề tài là website cung cấp thông tin và tư vấn miễn phí cho mọi người, càng có giá trị góp phần xây dựng nội dung số tiếng Việt phong phú, chuyên sâu trên mạng internet cho Việt Nam. 2 MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ..................................................................Error! Bookmark not defined. LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................. 1 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ 5 DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO .............................................................. 6 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................................7 1.1 TÊN ĐỀ TÀI...........................................................................................................7 1.2 MỤC TIÊU ............................................................................................................7 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................7 1.4 NỘI DUNG ............................................................................................................7 1.5 Ý NGHIÃ MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI ..................................................7 1.6 ỨNG DỤNG ...........................................................................................................8 Chương 2 2.1 2.2 2.3 2.4 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ...................................................................................9 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM ................................9 2.1.1 Nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại ................................. 9 2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại................................................................. 9 2.1.3 Bất cập về nhân lực.................................................................................... 10 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO QUẢN LÝ ..............................11 2.2.1 Đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố ............................................... 11 2.2.2 Ý thức thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại cuả nhân dân còn kém ............................................................................................................ 11 2.2.3 Hiểu văn bản luật không thống nhất.......................................................... 12 2.2.4 Thời gian xử phạt chậm trễ........................................................................ 13 2.2.5 Thực hiện không triệt để............................................................................ 13 2.2.6 Tình hình áp dụng pháp luật quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai............... 14 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI .........14 2.3.1 Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập.................................................. 14 2.3.2 Có những kẽ hở trong các văn bản pháp quy ............................................ 15 2.3.3 Quy định rời rạc, thiếu cụ thể .................................................................... 15 2.3.4 Các văn bản kém ổn định........................................................................... 15 2.3.5 Nhận xét chung .......................................................................................... 15 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI ..................16 Chương 3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI .............................................................................................18 3 3.1 CÁC WEBSITE CUẢ VIỆT NAM ......................................................................18 3.1.1 Website về môi trường .............................................................................. 18 3.1.2 Website về chất nguy hại........................................................................... 19 3.1.3 Website về pháp luật.................................................................................. 21 3.1.4 Pháp luật môi trường ................................................................................. 25 3.1.5 Pháp luật chất nguy hại.............................................................................. 26 3.1.6 Nhận xét chung .......................................................................................... 27 3.2 CÁC WEBSITE CUẢ CÁC NƯỚC TIÊN TIẾN ................................................27 3.2.1 Trang web Quản lý Hoá chất của Cộng đồng châu Âu ............................. 27 3.2.2 Các trang web cuả Mỹ ............................................................................... 28 3.2.3 Trang web cuả Viện Kỹ thuật và Đánh giá của Nhật Bản......................... 29 3.2.4 Trang web Quản lý Hóa chất của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ........................................................................................ 29 3.3 KẾT LUẬN...........................................................................................................29 Chương 4 4.1 4.2 4.3 4.4 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT ......................................................................................................31 PHẠM VI ..............................................................................................................31 4.1.1 Chất nguy hại ............................................................................................. 31 4.1.2 Đối tượng áp dụng ..................................................................................... 31 THỐNG KÊ VĂN BẢN PHÁP QUY ..................................................................31 4.2.1 Cơ sở phương pháp.................................................................................... 32 4.2.2 Thống kê .................................................................................................... 32 4.2.3 Phân loại ................................................................................................... 34 4.2.4 Văn bản pháp quy cuả Đồng Nai............................................................... 36 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ..........................37 4.3.1 Phân cấp quản lý........................................................................................ 37 4.3.2 Khai báo..................................................................................................... 39 4.3.3 Thông tin.................................................................................................... 40 4.3.4 Phiếu an toàn hóa chất ............................................................................... 41 4.3.5 Cấp phép .................................................................................................... 42 4.3.6 Thanh tra .................................................................................................... 43 4.3.7 Xử phạt vi phạm ........................................................................................ 43 HƯỚNG DẪN CÁC HOẠT ĐỘNG CHẤT NGUY HẠI....................................44 4.4.1 Nhận biết.................................................................................................... 44 4.4.2 Phân loại .................................................................................................... 45 4.4.3 Ghi nhãn..................................................................................................... 50 4.4.4 Đóng gói .................................................................................................... 51 4.4.5 Lưu trữ ....................................................................................................... 51 4.4.6 Vận chuyển ................................................................................................ 52 4 4.4.7 Sản xuất...................................................................................................... 53 4.4.8 Quảng cáo ................................................................................................ 533 4.4.9 Kinh doanh............................................................................................... 544 4.4.10 Sử dụng ...................................................................................................... 55 4.4.11 Xuất nhập khẩu ........................................................................................ 555 4.4.12 Thải bỏ .................................................................................................... 566 4.4.13 Thu gom................................................................................................... 577 4.4.14 Xử lý, tiêu huỷ ........................................................................................... 57 4.4.15 Kết luận.................................................................................................... 588 Chương 5 5.1 5.2 5.3 5.4 SẢN PHẨM WEBSITE HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT ...................................................................599 ĐIẠ CHỈ TRUY CẬP .........................................................................................599 NỘI DUNG ...........................................................................................................59 CẬP NHẬT THÔNG TIN ..................................................................................611 THỐNG KÊ VỀ WEBSITE................................................................................611 Chương 6 KIẾN NGHỊ VỀ VĂN BẢN PHÁP QUY QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI ...........................................................................................622 6.1 SƯẢ ĐỔI ............................................................................................................622 6.2 BỔ SUNG ...........................................................................................................622 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 633 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 655 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 67 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thống kê các website Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và chất nguy hại, tháng 11 năm 2009...................................................................... 18 Bảng 4.1 Thống kê văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11 năm 2009 ...................................................................................... 33 Bảng 4.2 Thống kê tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật viện dẫn trong văn bản pháp quy quản lý chất nguy hại tại Việt Nam, tháng 11 năm 2009 ....... 34 Bảng 4.3 Thống kê văn bản pháp quy, quy chuẩn, tiêu chuẩn viện dẫn phân loại theo hoạt động chất nguy hại, tháng 11/2009 ................................... 36 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 5.1 Trang chủ website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật ... 59 6 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO CNH Chất nguy hại CSMT Cảnh sát môi trường CTNH Chất thải nguy hại ĐN Đồng Nai KCN Khu công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNMT Tài nguyên Môi trường TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VN Việt Nam 7 Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 TÊN ĐỀ TÀI HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI THEO PHÁP LUẬT 1.2 MỤC TIÊU Đề tài nhằm hai mục tiêu chính • Hướng dẫn pháp luật các hoạt động CNH • Đề xuất nhu cầu chỉnh lý, bổ sung về luật pháp 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu áp dụng các phương pháp sau: • Phương pháp tổng hợp tài liệu • Phương pháp phân tích, đối chiếu văn bản pháp quy • Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: thiết kế web bằng phần mềm Dreamwever 2004 và xử lý thông tin bằng phần mềm MS Excel 2003, MS Word 2003. 1.4 NỘI DUNG Nội dung đề tài gồm • Thống kê văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại. • Tổng quan về áp dụng pháp luật trong quản lý chất nguy hại. • Tổng quan về các website môi trường, chất nguy hại, pháp luật. • Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật. • Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại theo pháp luật. • Đánh giá văn bản pháp quy. • Đề xuất nhu cầu sửa đối, bổ sung các văn bản pháp quy. 1.5 Ý NGHĨA MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ, XÃ HỘI Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại, phục vụ người sử dụng chất nguy hại. Đề tài có ý nghĩa xã hội lớn, tính khả thi cao, tạo sản phẩm ngay khi thực hiện. 8 • Cung cấp thông tin chuyên sâu về pháp luật quản lý chất nguy hại, mang lại kiến thức cho người dân, doanh nghiệp, nhà quản lý hoá chất và môi trường. • Giảm chi phí cho người sử dụng thông qua cung cấp thông tin miễn phí. • Góp phần xây dựng nội dung số Tiếng Việt phong phú, chuyên sâu và có ích cho người Việt Nam. • Giảm khối lượng giấy mực, thời gian tìm kiếm khi đưa thông tin bằng tài liệu điện tử. • Mang lại lợi nhuận cho tác giả thông qua quảng cáo. 1.6 ỨNG DỤNG Công ty TNHH. Smart Esol • Cung cấp văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn phục vụ thực hiện đề tài. • Đề xuất nhu cầu hướng dẫn thực hiện hoạt động hoá chất theo pháp luật. • Úng dụng kết quả nghiên cứu cuả đề tài để xây dựng trang kiến thức môi trường. Công ty TNHH. COFRAVIE • Chạy thử nghiệm website Hướng dẫn quản lý chất nguy hại theo pháp luật. 9 Chương 2 TỔNG QUAN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI 2.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Ở VIỆT NAM 2.1.1 Nghiên cứu về pháp luật trong quản lý chất nguy hại Ở Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu các khía cạnh trong quản lý chất nguy hại như về nguồn gốc, khối lượng, phương pháp xử lý chất thải,… nhưng chưa có nghiên cứu về pháp luật quản lý chất nguy hại. Có rất ít đề tài cuả sinh viên pháp luật làm về vấn đề pháp luật chất nguy hại. Có một luận văn tốt nghiệp đại học «Pháp luật trong Quản lý Chất thải Nguy hại ở Việt Nam » cuả đại học Luật Hà Nội. 2.1.2 Hiện trạng quản lý chất nguy hại 2.1.2.1 Kết quả đã đạt được Công tác quản lý chất nguy hại (CNH) ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau: • Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý chất nguy hại. Nhà nước ra văn bản pháp quy cao nhất về quản lý chất nguy hại là Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/07/2008. Văn bản pháp quy đầu tiên về quản lý chất nguy hại là quyết định về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 16/07/1999. Đến tháng 12/2009, Việt Nam đã có 124 văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất nguy hại. • Có phối hợp giữa các cơ quan Các bộ, ngành, địa phương phối hợp kiểm tra giám sát thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại ở các cơ sở, tham gia thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm. 2.1.2.2 Những hạn chế Quản lý chất nguy hại ở Việt Nam bộc lộ không ít hạn chế. • Chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại Ở Việt Nam chưa có hệ thống thông tin quản lý chất nguy hại, chưa có hướng dẫn thực hiện theo pháp luật đối với các hoạt động liên quan đến chất nguy haị. Bộ Tài 10 nguyên và Môi trường có trang web Hệ thống quản lý chất thải nguy hại http://www.capphep.chatthainguyhai.net nhưng còn đang thử nghiệm và chưa hoàn chỉnh. • Không kiểm soát hết các hành vi vi phạm Vi phạm pháp luật về quản lý chất nguy hại là rất nhiều, số lượng vụ việc được phát hiện, khởi tố điều tra rất hạn chế. Xử phạt không đủ răn đe, các doanh nghiệp nhận thấy dễ dàng nộp phạt vi phạm và chấp nhận vòng luẩn quẩn kiểm tra - vi phạm phạt - nộp phạt - tái phạm. Tình trạng doanh nghiệp lừa dối, dấu chất nguy hại trong hàng hoá xuất nhập khẩu không khai báo rất phổ biến. Trong 4 năm nước ta đã nhập khẩu hơn 36.000 tấn rác thải công nghiệp độc hại. Chỉ tính riêng từ năm 2003 đến tháng 2/2006, đã có hơn 2000 container có trọng lượng hơn 36.000 tấn nhập khẩu vào các cảng biển, cửa khẩu, và hàng ngàn tấn phế thải nguy hại trá hình dưới hình thức phế liệu để tái chế như nhựa, sắt thiết bị công nghệ cũ lạc hậu [2]. • Quy hoạch vận chuyển, lưu trữ, xử lý, thải bỏ chất nguy hại chưa theo đúng quy định của pháp luật và chưa đúng với công nghệ xử lý chất nguy hại. Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM.) có khoảng 30.000 xí nghiệp đang hoạt động có sử dụng hóa chất, hợp chất có những đặc tính nguy hiểm đối với môi trường, nhưng mới có khoảng 600 xí nghiệp có đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan chức năng ở địa phương để được quản lý, xử lý nguồn chất thải nguy hại theo đúng quy định. Như vậy, chỉ có 2% xí nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật [4]. Qua khảo sát tình hình quản lý môi trường các khu công nghiệp (KCN) trên 70% trong 192 KCN trong cả nước chưa có hệ thống xử lý chất thải [3]. Hầu hết các KCN không thực hiện quy hoạch khu xử lý chất thải rắn, chưa thiết lập hệ thống thu gom, phân loại, lưu trữ vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại... [1]. 2.1.3 Bất cập về nhân lực Nguồn nhân lực quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn cuả người thi hành pháp luật không phù hợp. Đội ngũ thi hành 11 pháp luật có trình độ chuyên môn thấp, năng lực thực hiện luật kém, lợi dụng luật nhũng nhiễu hành dân đang diễn ra phổ biến, nhất là cán bộ ở cấp địa phương. Lực lượng thanh tra của sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM rất mỏng và yếu, vừa kiểm soát chất thải, ô nhiễm môi trường, vừa đảm nhiệm kiểm tra về chất thải nguy hại. Trung bình mỗi thanh tra viên phải cáng đáng từ 80 đến 90 doanh nghiệp [17] 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀO QUẢN LÝ Vấn đề triển khai áp dụng các văn bản pháp luật về quản lý chất nguy hại hết sức khó khăn. 2.2.1 Đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố Trong thực tế việc áp dụng pháp luật vào quản lý đòi hỏi kết hợp đồng bộ cuả nhiều yếu tố gồm Nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý, giám sát, thực thi. Tuyên truyền, giáo dục để các đối tượng liên quan hiểu biết và nâng cao được ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Vấn đề đầu tư vốn, phương tiện xử lý chất nguy hại. Xác định mức độ vi phạm và xử phạt, v.v... 2.2.2 Ý thức thực hiện pháp luật quản lý chất nguy hại cuả nhân dân còn kém Các cơ sở sản xuất kinh doanh và đại bộ phận nhân dân chưa có hiểu biết về pháp luật chất nguy hại nên họ không biết được họ đang tham gia vào hoạt động chất nguy hại và cần có những yêu cầu gì khi thực hiện. Luật được ban hành nhưng người dân ít được tiếp cận làm cản trở luật đi vào cuộc sống. Nếu pháp luật minh bạch, đảm bảo được những tiêu chí công khai sẽ góp phần nâng cao trình độ hiểu và thực thi pháp luật của người dân. Đó là nguyên nhân các sự việc vi phạm phát luật về yêu cầu giấy phép và an toàn rất sơ đẳng đã xảy ra được báo chí nói rất nhiều. Ngày 13/04/2009, phát hiện gần 90 tấn chất thải độc hại đang lưu giữ không có giấy phép tại nhà riêng cuả dân, tại phường Hiệp Thành, quận 12, TPCHM. [18]. Ngày 29/10/2009, cảnh sát môi trường phát hiện xe tải vận chuyển 14 tấn bột kim loại có chì tại Bình Dương [22]. 12 2.2.3 Hiểu văn bản luật không thống nhất Luật phải được áp dụng như nhau trên cả nước, nhưng mỗi cơ quan, mỗi địa phương triển khai thực hiện theo cách hiểu khác nhau. Vụ cháy do lưư trữ, vận chuyển hàng hoá dễ cháy tại ga Giáp Bát có các bên liên quan gồm: Ga Giáp Bát, công ty Sài Gòn hoả xa, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. • Phía Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định trách nhiệm thuộc về Công ty Sài Gòn hoả xa vì họ thực hiện không đúng quy định vận chuyển hàng hoá. • Phía Công ty Sài Gòn Hoả xa cho rằng công ty chỉ có trách nhiệm nhận và vận chuyển hàng hoá nguyên đai nguyên kiện trước khi thực hiện vận chuyển đều làm thủ tục và có cam kết cụ thể, bên thuê vận chuyển hoàn toàn chịu trách nhiệm về loại hàng hoá đóng trong các linh kiện bao hàng này. [20] Theo nghị định 109/2006/NĐ-CP quy định trách nhiệm của những người có liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm như sau: • Khoản 4 điều 30 quy định: đối với loại nhóm hàng nguy hiểm thì phải xếp dỡ, lưu kho ở khu vực riêng để đảm bảo an toàn theo đặc trưng của hàng đó. Trường hợp này, hàng nguy hiểm đã được xếp dỡ và lưu kho ngay tại ga là vi phạm pháp luật. • Khoản 1 và 2 điều 33 quy định: người thuê vận tải hàng nguy hiểm phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, phải lập tờ khai hàng nguy hiểm trong đó có ghi tên hàng nguy hiểm, mã số, loại nhóm hàng nguy hiểm, khối lượng, loại bao bì… Ở đây, trong tờ khai vận chuyển hàng hoá của ga Giáp Bát và Tổng Công ty Đường sắt VN không có loại hàng hoá nào dễ gây cháy nổ. Như vậy, người thuê vận tải vi phạm pháp luật. • Khoản 1 điều 34 quy định: doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm chỉ vận tải khi có giấy phép đối với hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ được đóng gói dán nhãn theo quy định. Trường hợp này, mặc dù kiện hàng này không có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm nhưng doanh nghiệp vận tải vẫn đồng ý vận chuyển là vi phạm pháp luật. Như vậy, trách nhiệm thuộc về cả ba bên: đơn vị vận chuyển, đơn vị đề nghị chuyển hàng, đơn vị lưu trữ. 13 2.2.4 Thời gian xử phạt chậm trễ Thời gian làm thủ tục xử lý quá chậm. Cảnh sát môi trường (CSMT) đã phát hiện và bắt quả tang Hyun đai - Vinashin đổ trộm 60 tấn chất thải nguy hại dạng bùn có chứa chì tại xã Ninh Diêm, huyện Ninh Hòa, Khánh Hoà, ngày 8/7/2008. Sau gần 3 tháng làm việc mà cơ quan chức năng vẫn chưa có quyết định cuối cùng do chưa có kết quả phân tích mẫu chất thải [11]. Vậy cơ quan chức năng đã vi phạm thời hạn giải quyết: chỉ trong 30 ngày kiểm tra thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt. 2.2.5 Thực hiện không triệt để Quy định bắt buộc phải có giấy phép đối với các chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, chủ lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là trong các cơ sở công nghiệp. Sau một thời gian dài, các hành vi vi phạm liên tục thực hiện thành công, thì vi phạm mới bị cơ quan quản lý phát hiện. Tập đoàn điện lực Việt Nam có 23 đơn vị đã bán trái phép 565.000L dầu biến thế có chứa Polychlorinated Biphenyls (PCBs) ra ngoài để tái sử dụng, đã vi phạm quy định ở Thông tư liên tịch số 002/2007/TTLTBCT-BTNMT, Thông tư 12/2006/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại [23]. Hiện tượng các doanh nghiệp hiểu luật và cố tình lách luật diễn ra phổ biến, và ngày càng tinh vi. Doanh nghiệp thường khai báo hàng hóa là phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, hoặc đã được làm sạch. Nhưng thực tế, phần lớn lại là phế liệu có chứa tạp chất, chất thải nguy hại. Có trường hợp ghi trên tờ khai là nhập quặng chì, song hàng nhập là ắc-quy chì phế thải. Điển hình cho kiểu vi phạm này là Công ty TNHH Sản xuất thương mại Đại Đông ở tỉnh Bình Dương. Trong nhiều năm, doanh nghiệp này đã nhập khẩu hàng ngàn tấn chất thải nguy hại thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập như sơn quá hạn, dầu nhớt thải, xăng bẩn… rồi bán lại cho doanh nghiệp trong nước để làm nguyên liệu hoặc phụ gia sản xuất. [5]. Qua thực trạng trên chúng ta thấy được rằng thực tiễn áp dụng pháp luật vào quản lý chất nguy hại còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. 14 2.2.6 Tình hình áp dụng pháp luật quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai Thực tế tình hình áp dụng pháp luật trong quản lý chất nguy hại ở Đồng Nai gặp nhiều khó khăn do thiếu các văn bản hướng dẫn thực hiện về luật hóa chất, nghị định hướng dẫn luật hóa chất. Hiện tại các cơ quan quản lý bằng luật hóa chất số 06/2007/QH11 và nghị định số 108/2008/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất. Tuy nhiên, nghị định này quy định rất chung chung nên khó áp dụng. Một số vấn đề khó khăn cụ thể như sau. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố, theo quy định trước khi xây dựng kế hoạch này cơ quan quản lý phải tập huấn cho doanh nghiệp, nhưng quy định pháp luật không xác định rõ yêu cầu trình độ phải có đối với người tập huấn. Về thẩm quyền thẩm định thiết kế kho chứa vật liệu nổ, các văn bản pháp quy không quy định rõ Bộ hay Sở thực hiện thẩm định. 2.3 ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Việc quy định của pháp luật về quản lý chất nguy hại là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề quản lý, môi trường và sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta đã có những quy định điều chỉnh việc quản lý, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nhưng trên thực tế những quy định pháp luật về quản lý chất nguy hại còn rất nhiều bất cập. 2.3.1 Phân công, phân cấp trách nhiệm bất cập Các văn bản pháy quy về quản lý chất nguy hại tương đối nhiều, hiệu quả pháp lý khác nhau, làm cho các bên hiểu khác nhau, không rõ trách nhiệm cho cơ quan nào và dẫn đến các bên đổ lỗi cho nhau. Cục Cảnh sát Môi trường có quyền phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm. Nhưng do Cảnh sát Môi trường không có quyền tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện, khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm nên không xác định được mức độ của hành vi vi phạm, trách nhiệm của người vi phạm để ra quyết định xử phạt nên Cảnh sát Môi trường vẫn phải kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện ra quyết định xử phạt. Trong các vụ vận chuyển hàng xuất nhập khẩu rác thải nguy hại, 15 Cảnh sát Môi trường phải chuyển tang vật vi phạm cho kiểm lâm, hải quan để hai cơ quan này điều tra, xem xét lại từ đầu nên rất mất thời gian và phối hợp thiếu hiệu quả [10]. 2.3.2 Có những kẽ hở trong các văn bản pháp quy Vì các khái niệm đưa ra không rõ ràng, không thống nhất, khái niệm chuyên môn, khái quát, mơ hồ, tối nghĩa, nên thực tế có những cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan Nhà nước và với doanh nghiệp. Chưa có tài liệu nào giải thích thế nào là "gây hậu quả nghiêm trọng" (từ ngữ được sử dụng trong Luật Bảo vệ môi trường) để CSMT và cảnh sát điều tra thực hiện nhiệm vụ. [17] 2.3.3 Quy định rời rạc, thiếu cụ thể Các quy định của pháp luật trong văn bản còn rời rạc thiếu cụ thể dẫn đến khó áp dụng. Theo quy định tại điều 36, luật hóa chất 2007 quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động hóa chất phải định kỳ đào tạo, huấn luyện an toàn hóa chất cho người lao động nhưng lại không quy định cụ thể định kỳ đào tạo là bao nhiêu lâu một lần, người huấn luyện về an toàn hóa chất cần phải có trình độ thế nào. 2.3.4 Các văn bản kém ổn định Văn bản kém ổn định làm mất hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước và ảnh hưởng đến hoạt động của người bị quản lý. Có văn bản mới ban hành lại sửa đổi, bổ sung. Thông tư số 15/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 17/03/2009 thì ngày 04/06/2009 Bộ đã phải ban hành thông tư 29/2009/TTBNN sửa đổi bổ sung thông tư này. 2.3.5 Nhận xét chung Hạn chế của các văn bản pháp quy về quản lý chất nguy hại của Việt Nam hiện nay là quy định còn chung chung, khái niệm không rõ ràng, phân công trách nhiệm bất cập, văn bản kém ổn định. Do đó hệ thống pháp luật về quản lý chất nguy hại đòi hỏi điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đảm bảo hiệu quả quản lý cả về chất lượng và số lượng. 16 2.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI TRÊN THẾ GIỚI Công tác quản lý chất thải nguy hại là vấn đề thời sự nóng hổi đang được thế giới quan tâm. Nếu không có các biện pháp để quản lý hiệu quả thì hậu quả của nó khiến chúng ta và thế hệ mai sau phải gánh chịu. Các quốc gia đều có đưa ra các quy định pháp luật quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại. Trên thế giới, các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá chất hoàn chỉnh. Hệ thống quản lý hoá chất, REACH, cuả châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động hoá chất với nhiều thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý… REACH đã đưa ra các thông tin hướng dẫn thực hiện các hoạt động hóa chất theo pháp luật một cách chi tiết trên cơ sở xây dựng các quy trình thực hiện. Luật về chất thải rắn năm 1975 cuả Pháp đã đưa ra những công cụ và cơ chế quản lý chất thải nguy hại. Năm 1995, luật Tăng cường bảo vệ môi trường cuả Pháp xác định phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại khi đưa vào một cơ sở xử lý, và được tăng gấp đôi khi trữ trong bãi thải đặc biệt. Phụ phí trên được dùng để phục hồi và xử lý những địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang. [15]. Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản lý các chất thải nguy hại như: ngăn ngừa từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng chất thải nguy hại, xử lý và tái sử dụng chất thải. Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải. Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính… phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước… về thu thập, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải. Quy định pháp luật rất chặt chẽ và ngày càng khắt khe. Đức xử phạt rất nghiêm các trường hợp phát sinh các chất thải nguy hại mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất đã vi phạm, bắt bồi thường thiệt hại gây ra hoặc truy tố hình sự. [15]. Pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức khuyến khích đổi mới công nghệ và thiết bị hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra chất thải nguy hại. Nhà nước giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý chất thải nguy hại. Nhà nước cung cấp thông tin cho nhân dân về tác hại và tính 17 nguy hiểm của loại chất thải này. Nhân dân giúp cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các kỹ thuật gia, nhà khoa học đã đưa cộng hoà liên bang Đức trở thành một trong những quốc gia đứng hàng đầu về công nghệ bảo vệ môi trường nói chung và trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại nói riêng. [15]. Ở Mĩ, hệ thống thông tin chất thải nguy hại đã hoàn chỉnh từ nhiều năm qua, và hoạt động rất hiệu quả. Các hiệp hội và cơ quan nhà nước cung cấp thông tin miễn phí về quản lý chất nguy hại rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu gồm: Thông tin an toàn hoá chất (MSDS) về sản phẩm dân dụng và công nghiệp; văn bản pháp quy; hướng dẫn thực hiện theo văn bản pháp quy. Các trang web này cung cấp các thông tin về : quản lý chất thải nguy hại, thủ tục, luật lệ quản lý, ngăn ngừa sự ô nhiễm, các chất thải quá giới hạn cho phép, lệ phí phải trả đối với chất thải nguy hại, luật pháp trong quản lý, quản lý hóa chất nguy hiểm trong cộng đồng... các thông tin này có nội dung hướng dẫn từng bước thực hiện và văn bản pháp quy viện dẫn. 18 Chương 3 ĐÁNH GIÁ WEBSITE VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT NGUY HẠI Qua khảo sát tất cả các website về môi trường, chất nguy hại, và pháp luật ở Việt Nam, chúng tôi đã có thống kê như sau. Bảng 3.1 Thống kê các website Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và chất nguy hại, tháng 11 năm 2009 Số website Lĩnh vực hoạt động cuả Trong đó, số website có trang nội dung Tổng số Tin tức Môi trường Pháp Hướng dẫn khoa học website Thông tin luật pháp luật 34 34 28 3 0 3 2 3 2 0 36 36 24 27 6 Pháp luật môi trường 3 3 3 3 3 Pháp luật chất nguy hại 1 1 0 1 0 Chất nguy hại Pháp luật 3.1 CÁC WEBSITE CUẢ VIỆT NAM 3.1.1 Website về môi trường 3.1.1.1 Cổng thông tin điện tử cuả Tổng Cục Môi trường, thuộc bộ TNMT Địa chỉ truy cập: http://vea.gov.vn/ Ưu điểm : Có đưa ra các văn bản pháp quy về môi trường. Có các tiêu chuẩn môi trường. Có hướng dẫn thực hiện . Có công cụ tìm kiếm thông tin. Nhược điểm :
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan