Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và ...

Tài liệu Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng” (nghiên cứu trường hợp thị xã từ sơn, bắc ninh)

.PDF
211
196
52

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- TRƯƠNG THÚY HẰNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- TRƯƠNG THÚY HẰNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (Nghiên cứu trường hợp thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Trịnh Duy Luân 2. TS. Dương Kim Anh HÀ NỘI 2021 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu nghiêm túc, tôi đã hoàn thành Luận án tiến sĩ xã hội học “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng”. Đây là quá trình giúp tôi thêm trưởng thành trong hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của mình, đồng thời có thêm cái nhìn sâu sắc về khoa học và thực tiễn cuộc sống. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo, Khoa Xã hội học, các thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, đặc biệt GS.TS Nguyễn Hữu Minh đã tận tình chỉ dẫn, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, nơi tôi công tác, đã luôn khuyến khích, ủng hộ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án. Xin đặc biệt tri ân tới Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Khoa Giới và Phát triển của Học viện Phụ nữ Việt Nam, cảm ơn các lãnh đạo và đồng nghiệp và các em sinh viên đã chia sẻ, tiếp sức giúp tôi vượt qua những tháng ngày học tập, nghiên cứu vất vả. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc tới GS.TS. Trịnh Duy Luân, TS. Dương Kim Anh, PGS.TS Nguyễn Xuân Mai đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi từ khi thực hiện luận văn thạc sĩ tới luận án tiến sĩ. Được làm việc với các thầy cô, được thầy, cô hướng dẫn chỉ bảo, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức, tôi không những trưởng thành hơn về mặt khoa học mà còn hiểu biết thêm nhiều điều sâu sắc về đạo đức nghề nghiệp, sự kiên trì và bản lĩnh của một nhà nghiên cứu. Tôi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh của hai trường THPT Lý Thái Tổ và Ngô Gia Tự, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, các cán bộ của Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động - Thương Binh - Xã hội. Đó là những người đã nhiệt tình cung cấp, chia sẻ thông tin, giúp tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu thực địa. Sau cùng, và đặc biệt quan trọng, tôi xin dành lời cảm ơn yêu thương tới gia đình lớn (bố mẹ, anh chị em), gia đình nhỏ với chồng và con trai yêu quí. Đó là những người thân yêu, ruột thịt đã luôn ủng hộ, động viên, chia sẻ và đồng hành cùng tôi ở mọi nơi, mọi lúc, giúp tôi yên tâm học tập, công tác và hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh Trương Thúy Hằng i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trịnh Duy Luân và TS. Dương Kim Anh. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Trương Thúy Hằng ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU.................................................................................. x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. xi MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 4 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 4 3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 5 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 5 5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 5 5.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 5 6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 6 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6 7.1. Tổng quan, phân tích tài liệu ..................................................................... 6 7.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi ............................................................. 6 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu...................................................................... 7 7.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 7 8. Phương pháp chọn mẫu và nghiên cứu thực địa .......................................... 8 9. Các biến số và lược đồ phân tích .................................................................. 9 10. Cỡ mẫu nghiên cứu ................................................................................ 10 10.1. Cỡ mẫu định tính .................................................................................... 10 10.2. Cỡ mẫu định lượng................................................................................. 11 10.3. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu định lượng ................................ 13 11. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 16 12. Đóng góp mới về khoa học của Luận án ............................................... 17 iii 13. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án .............................................. 18 13.1. Ý nghĩa lý luận ....................................................................................... 18 13.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 18 12. Kết cấu của luận án ................................................................................ 19 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 21 1.1. Định hướng nghề nghề nghiệp và vai trò của việc chọn nghề .............. 21 1.1.1. Một số khái niệm về định hướng nghề nghiệp ...................................... 21 1.1.2. Vai trò của định hướng nghề nghiệp và lựa chọn nghề ........................ 22 1.2. Thực trạng định hướng nghề nghiệp và khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay ............................. 23 1.2.1. Sự lúng túng, khó khăn và chưa hiểu rõ về nghề nghiệp ...................... 23 1.2.2. Những nghề học sinh ưu tiên lựa chọn ................................................. 24 1.2.3. Khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh ..................... 26 1.2.4. Các yếu tố quan tâm trong định hướng nghề nghiệp của học sinh ...... 27 1.2.5. Thực trạng công tác hướng nghiệp ....................................................... 29 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ................................................................ 31 1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh ....... 31 1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.......................................................................... 41 1.4. Giải pháp trong đào tạo liên quan đến định hướng nghề nghiệp .......... 50 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .......... 53 2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 53 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giới ........................................ 53 2.1.2. Định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ................ 60 2.1.3. Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ...................................................................................................... 61 2.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu .......................................... 62 2.2.2. Lý thuyết lựa chọn duy lý ...................................................................... 62 iv 2.2.3. Lý thuyết xã hội hóa & xã hội hóa giới................................................. 66 2.3. Một số văn bản luật pháp, chính sách liên quan ................................... 69 2.3.1. Một số chính sách liên quan đến định hướng nghề nghiệp .................. 69 2.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ........................................... 70 2.4. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 72 2.4.1. Tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội của thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh............ 72 2.4.2.Thông tin chung về hai trường trung học phổ thông ............................. 74 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................ 77 3.1. Khác biệt giới trong nhận thức về sự phù hợp của nghề, một số đặc tính của nghề theo giới của học sinh trung học phổ thông ................................. 77 3.1.1. Nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ............................................................................................ 77 3.1.2. Khác biệt giới trong nhận thức về nghề nghiệp phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ....................................................... 80 3.1.3. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông .......................................................................... 83 3.1.4. Khác biệt giới trong nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp đối với nam và nữ của học sinh trung học phổ thông ........................................... 85 3.2. Khác biệt giới trong hành vi liên quan đến nghề nghiệp trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ...................... 89 3.2.1. Định hướng khối ngành theo học của học sinh trung học phổ thông ... 89 3.2.2. Định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại học…) của học sinh trung học phổ thông .................................................................................. 92 3.2.3. Khác biệt giới trong định hướng theo bậc học (trung cấp, cao đẳng, đại học…) của học sinh trung học phổ thông ................................................. 94 3.3. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông ................................................................ 95 v 3.3.1. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông .................................................................................................. 95 3.3.2. Khác biệt giới trong hành vi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ............................................................................................ 98 3.4. Khác biệt giới trong lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh trung học phổ thông .............................................................. 101 CHƯƠNG 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHÁC BIỆT GIỚI TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................ 106 4.1. Lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp ................................ 106 4.1.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông đến lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp tương lai của học sinh .......................... 106 4.1.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ về nghề nghiệp của gia đình của học sinh trung học phổ thông.......................... 108 4.2. Một số hoạt động định hướng nghề nghiệp từ phía nhà trường ......... 109 4.2.1. Mức độ quan tâm của học sinh trung học phổ thông tới một số hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường.......................................... 110 4.2.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới các hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường.......................................... 112 4.3. Lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp ......................... 113 4.3.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp ............................................................................................. 113 4.3.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông ......................... 114 4.4. Lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp .................................. 115 4.4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè ..... 115 4.4.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp ................................................................. 117 4.5. Truyền thông đại chúng về nghề nghiệp ............................................. 117 4.5.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng ......................................... 118 vi 4.5.2. Khác biệt giới trong mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông ..................... 119 4.6. Đánh giá của học sinh về ảnh hưởng của gia đình, nhà trường, bạn bè và truyền thông đến định hướng nghề nghiệp ................................................ 120 4.6.1. Đánh giá của học sinh về yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới dự định lựa chọn nghề nghiệp của mình .................................................................... 121 4.6.2. Khác biệt giới trong đánh giá của học sinh về các yếu tố ảnh hưởng tới dự định lựa chọn nghề nghiệp ................................................................ 123 4.7. Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông .............................. 129 4.7.1. Sự lựa chọn nghề nghiệp của nam và nữ học sinh và các động cơ lựa chọn .................................................................................................... 129 4.7.2. Mối liên hệ giữa học lực, nhận thức về nghề nghiệp của học sinh với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam và nữ ...................................... 131 4.7.3. Mối liên hệ giữa gia đình với sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam và nữ .................................................................................................... 132 4.7.4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ...................................................... 137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 144 Kết luận ...................................................................................................... 144 Khuyến nghị ............................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 151 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO ............................................... 152 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 161 1. Phụ lục: Bảng hỏi ................................................................................... 161 2. Phụ lục: Các hướng dẫn phỏng vấn sâu ................................................. 170 3. Phụ lục: Hình ảnh nghiên cứu thực địa .................................................. 174 4. Phụ lục số liệu ........................................................................................ 180 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Một số đặc trưng cơ bản của học sinh Bảng 2. Một số đặc điểm liên quan đến gia đình học sinh Bảng 3. Một số đặc điểm của cha và mẹ học sinh thuộc mẫu khảo sát Bảng 3.1. Quan niệm về sự phù hợp nghề nghiệp theo giới của học sinh Bảng 3.2. Nhận thức về sự phù hợp của nghề theo giới của học sinh nam, nữ Bảng 3.3. Nhận thức về những đặc điểm nghề nghiệp phù hợp theo giới của học sinh Bảng 3.4. Nhận thức về đặc điểm công việc phù hợp theo giới của học sinh nam, nữ Bảng 3.5. Khối đang theo học của học sinh Bảng 3.6. Dự định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của học sinh Bảng 3.7. Dự định lựa chọn nghề nghiệp theo giới của học sinh Bảng 3.8. Lý do dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Bảng 3.9. Lý do lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.1. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp Bảng 4.2. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của gia đình về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.3. Mức độ quan tâm của học sinh tới hoạt động hướng nghiệp của nhà trường Bảng 4.4. Mức độ quan tâm của học sinh nam, nữ tới các hoạt động liên quan đến hướng nghiệp của nhà trường Bảng 4.5. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp Bảng 4.6. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.7. Mức độ quan tâm của học sinh tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp Bảng 4.8. Mức độ quan tâm tới lời khuyên/chia sẻ của bạn bè về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.9. Mức độ quan tâm của học sinh tới khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng viii Bảng 4.10. Mức độ quan tâm tới các khía cạnh liên quan đến nghề nghiệp trên các phương tiện truyền thông đại chúng của học sinh nam, nữ Bảng 4.11. Sự lựa chọn các nhóm nghề nghiệp của nam, nữ học sinh Bảng 4.12. Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh Bảng 4.13. Một số đặc điểm cá nhân & sự trong lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh Bảng 4.14. Một số đặc điểm gia đình & sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Bảng 4.15. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn các nhóm nghề nghiệp của học sinh nam, nữ ix DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 3.1. Sự lựa chọn khối ngành theo học của học sinh nam, nữ Biểu 3.2. Dự định về bậc học của học sinh Biểu 3.3. Định hướng theo bậc học của học sinh nam, nữ Biểu 3.4. Dự định lựa chọn nghề của học sinh nam, nữ Biểu 4.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới dự định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Biểu 4.2. Đánh giá ảnh hưởng của gia đình tới lựa chọn nghề nghiệp của học sinh nam, nữ Biểu 4.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác hướng nghiệp trong nhà trường, lời khuyên/chia sẻ của thầy cô giáo và bạn bè tới bản thân học sinh nam, nữ Biểu 4.4. Đánh giá ảnh hưởng của truyền thông đại chúng về nghề nghiệp của học sinh nam, nữ x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích CNTT Công nghệ thông tin CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UN Women Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ WEF Diễn đàn Kinh tế Thế giới ĐTB Điểm trung bình CEO Giám đốc điều hành HS Học sinh ĐKG Định kiến giới NCS Nghiên cứu sinh LĐ-TB-XH Lao động - Thương binh và Xã hội KTTT Kinh tế thị trường PVS Phỏng vấn sâu UBND Ủy ban Nhân dân SL Số lượng THPT Trung học phổ thông TCH và HNQT Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế UNESO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc ILO Tổ chức Lao động Quốc tế xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp được hiểu là một quá trình dự định, dự tính về công việc sẽ lựa chọn để làm trong tương lai của mỗi con người. Quá trình này được hình thành từ môi trường xã hội hóa cả trong gia đình và ngoài xã hội. Từ khi còn nhỏ, mỗi người con thường được cha mẹ hỏi: lớn lên con thích làm nghề gì? Đến cuối bậc trung học phổ thông (THPT), thiên hướng về nghề nghiệp tương lai của các em ngày càng được đặt ra. Trước khi kết thúc bậc học này, các em sẽ đứng trước quyết định sẽ lựa chọn ngành nghề nào cho tương lai một cách nghiêm túc và thực tế. Theo tác giả Phạm Thị Nga (2013: 92), định hướng nghề nghiệp là quá trình con người nghiên cứu, phân tích, lựa chọn và xác định cho mình một nghề trong tương lai. Định hướng nghề nghiệp tương lai của học sinh THPT góp phần phản ánh đặc trưng nghề nghiệp của xã hội và quan hệ cung cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, những định hướng này cũng chịu ảnh hưởng, chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như: gia đình, trường học, năng lực của bản thân, mạng lưới xã hội, truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, v.v…. (Hà Thúc Dũng & Nguyễn Ngọc Anh, 2012; Ronald McQuaid & cộng sự, 2004). Mọi xã hội đều có hệ thống cấu trúc các nghề nghiệp của mình, trong đó, khuôn mẫu giới, định kiến giới về nghề nghiệp vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ trong tìm hiểu, lựa chọn nghề nghiệp - hay sự lựa chọn dựa trên cơ sở giới (Helen S.Farmer, 1995). Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cũng cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong khuynh hướng lựa chọn nghề nghiệp theo giới. Phụ nữ có xu hướng được đại diện quá mức trong các nghề nghiệp nữ tính truyền thống và cũng có xu hướng thấp hơn về lương và uy tín, trong khi nam giới có xu hướng được đại diện quá mức trong công việc truyền thống nam tính với mức lương và uy tín cao hơn (Lê Thị Kim Lan, 2015; Callahan & Megan Norene, 2015; Tổng cục thống kê, 2019). Xu hướng khác biệt trong lựa chọn nghề nghiệp có thể tiếp tục củng cố các 1 khuôn mẫu giới, định kiến giới trong việc làm nói riêng và trong xã hội nói chung. Điều này có thể gây lãng phí nguồn nhân lực, không kích thích sự sáng tạo và cống hiến của hai giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nghiên cứu của ILO (2015) đã chỉ ra sự khác biệt trong tuyển dụng lao động theo giới: trong các đăng tuyển có yêu cầu về giới tính, các công việc mang tính chất kỹ thuật, chuyên sâu hơn và đòi hỏi kỹ năng cao hoặc các công việc yêu cầu di chuyển nhiều hơn, thường chỉ tuyển nam giới, như kiến trúc sư, lái xe, kỹ sư, và công nghệ thông tin. Trong khi đó, phụ nữ thường được yêu cầu cho công việc mang tính chất hỗ trợ và văn phòng như lễ tân, thư ký và trợ lý, kế toán, nhân sự và hành chính. Niềm tin và những mong đợi về các phẩm chất về giới trong công việc cho thấy cho thấy có quan niệm khác nhau về sự phù hợp giữa nam và nữ trong nghề nghiệp (Shinnar R.S. & cộng sự, 2012). Điều này có thể dẫn tới khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Khác biệt giới trong nghề nghiệp đã tạo ra các công việc điển hình của nam giới hay nữ giới trong xã hội. Điều này góp phần gây nên những bất bình đẳng trên thị trường lao động nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung. Ở Việt Nam, mặc dù quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội hơn nhưng thị trường lao động vẫn tiếp tục bị phân hóa theo giới. Phụ nữ vẫn nhận lương thấp hơn nam giới ngay cả khi có trình độ tương đương, phụ nữ tham gia nhiều hơn trong các công việc không chính thức và dễ bị tổn thương, và ít được bảo vệ xã hội (UN Women, 2016: 2, 11). Có thể thấy, khoảng cách giới trong lĩnh vực lao động, việc làm vẫn còn tồn tại. Trong quá trình xã hội hóa về giới, hiểu trong khía cạnh nghề nghiệp, khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp là sự khác nhau giữa nam và nữ trong quá trình định hướng nghề nghiệp của bản thân. Quá trình này không chỉ dừng lại ở bậc học THPT. Đây là quá trình mang dấu mốc quan trọng, với nhiều kỳ vọng của bản thân, gia đình và xã hội. Học sinh nhận thức được các khía cạnh giới liên quan đến nghề nghiệp là hết sức quan trọng, bởi “Hiểu đúng về giới và giới tính giúp chúng ta nhận diện được những yếu tố sinh học và xã hội gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển các đặc điểm tâm sinh lí cá nhân, năng lực cũng như lựa chọn nghề nghiệp của nam, nữ học sinh” 2 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015: 17). Bình đẳng giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT là vấn đề được quan tâm. Nó không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, mà còn là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi giới còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi các giá trị truyền thống. Điều đó có thể dẫn tới những mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống và các định hướng giá trị hiện tại, có thể khiến các cá nhân không có cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của mình, dẫn tới sự mất cân bằng nghề nghiệp theo giới trong thị trường lao động.v.v. Từ Sơn, Bắc Ninh là thị xã cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, là quê hương của các vị vua Triều Lý. Nơi đây lưu giữ nhiều nét văn hóa với những lễ hội truyền thống mang bản sắc dân ca quan họ. Đây cũng là quê hương của phong trào “Nghìn việc tốt” ở Tam Sơn, quê hương của nguyên Tổng bí thư Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, và quê hương của nhà văn hiện thực Kim Lân với tác phẩm “Làng” (xuất bản lần đầu tiên năm 1948) nổi tiếng. Bên cạnh đó, Từ Sơn là địa phương có nền kinh tế phát triển với nhiều làng nghề nổi tiếng cả nước như làng nghề gỗ Đồng Kỵ, làng nghề sắt Đa Hội, làng Đình Bảng, Phù Lưu, Đồng Nguyên, Sặt có tiếng giỏi kinh doanh buôn bán. Là một địa phương với bản sắc văn hóa phong phú, kinh tế-xã hội phát triển, Từ Sơn có nhiều nét đặc sắc thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong những năm qua. Từ Sơn đang đang đứng trước sự thay đổi từng ngày. Trong đó, xu hướng nghề nghiệp của thanh niên, học sinh hiện nay ra sao là điều đáng bàn luận. Hơn nữa, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ tại Từ Sơn trong những năm qua tạo thêm sức hút khiến tác giả mong muốn tìm hiểu ở nhiều khía cạnh. Trong xu hướng nhân loại đang và sẽ sống trong một thế giới đô thị hơn là một thế giới nông thôn, việc tăng cường hiểu biết của chúng ta về đời sống đô thị từ nhiều phương diện, trong đó có cách nhìn của xã hội học góp phần đóng góp cho quá trình phát triển đô thị và xã hội nói chung hiện nay (Trịnh Duy Luân, 2013: 294). Phát triển bền vững là mục tiêu mà mỗi cộng đồng, quốc gia và toàn nhân loại đang hướng tới, thể hiện rõ qua Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững Liên Hợp Quốc. Giải quyết tốt việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nam nữ sẽ góp phần thực hiện mục tiêu các mục tiêu 3 phát triển bền vững SDG4, SDG5 và SDG11 (Chất lượng giáo dục, Bình đẳng giới, Phát triển Đô thị và cộng đồng bền vững) trong Chương trình Nghị sự này. Từ những vấn đề được nêu ra ở trên, có thể đặt ra những câu hỏi như: Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trong bối cảnh hiện nay ra sao? Giữa nam và nữ học sinh THPT có những khác biệt nào trong định hướng nghề nghiệp? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới những khác biệt này? Đây là những câu hỏi mà các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. Với đề tài “Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và các yếu tố ảnh hưởng”, Luận án hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích trên cơ sở những quan điểm lý luận và bằng chứng thực tiễn về chủ đề này. Qua đó có thể góp phần phát huy tối đa tiềm năng của học sinh THPT trong tương lai mà không bị cản trở bởi định kiến giới, khuôn mẫu giới trong lựa chọn nghề nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT và các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả nghiên cứu này, đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của HS nam, nữ, dựa trên các khác biệt giới. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1) Xây dựng và làm rõ cơ sở lý thuyết về khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT, bao gồm: một số khái niệm giới, khác biệt giới, định hướng nghề nghiệp và các lý thuyết tiếp cận liên quan; 2) Xác định rõ định hướng nghề nghiệp của HS trong bối cảnh hiện tại; chỉ ra khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT; 3) Phân tích và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT; 4 4) Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp các em phát huy tốt định hướng nghề nghiệp trong tương lai, phát huy tốt nhất tiềm năng, thế mạnh của mình, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. 3. Câu hỏi nghiên cứu 1) Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện tại của HS THPT thể hiện như thế nào? Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT thể hiện ra sao trong bối cảnh hiện tại? 2) Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT? 3) Làm thế nào để phát huy tốt nhất định hướng nghề nghiệp của các em dựa trên các khác biệt đó? 4. Giả thuyết nghiên cứu 1) Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT thể hiện rõ ở một số nhóm nghề điển hình có xu hướng nam hoặc nữ lựa chọn nhiều. 2) Cá nhân (yếu tố nhận thức), gia đình, truyền thông và bạn bè là những nhóm yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT, trong đó yếu tố cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT; Các yếu tố ảnh hưởng tới khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT. 5.2. Khách thể nghiên cứu 1) Học sinh nam và nữ thuộc hai nhóm: Nhóm HS đang học lớp 11 và nhóm HS đang học lớp 12; 2) Giáo viên đang giảng dạy khối HS lớp 11 và 12; 3) Cha mẹ HS đang học lớp 11, 12; 5 4) Cán bộ Sở Giáo dục đào tạo, sở Lao động Thương binh & Xã hội; 5) Chuyên gia giới trong lĩnh vực giáo dục, việc làm; 6) Chuyên gia hướng nghiệp. 6. Phạm vi nghiên cứu 1) Nghiên cứu tại 02 trường THPT (trong đó 01 trường thuộc Phường trung tâm và 01 trường thuộc xã ven đô) tại đô thị nhỏ: Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; 2) Đề tài chỉ hướng đến nghiên cứu định hướng nghề nghiệp của nhóm HS THPT. Đây được coi là điểm mốc quan trọng trong định hướng nghề nghiệp của mỗi người. Quá trình này còn có thể tiếp diễn ở những giai đoạn phát triển sau. Do khả năng và nguồn lực có hạn, mẫu nghiên cứu bao gồm nhóm khách thể chính là HS khối 11 và 12, được coi là khối HS đã ít nhiều hình thành định hướng nghề nghiệp tương lai sau khi tốt nghiệp THPT. 3) Thời gian: Nghiên cứu tiến hành trong 03 năm. Từ tháng 4/2017 - tháng 4/2020 7. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính, với các phương pháp cụ thể như sau: 7.1. Tổng quan, phân tích tài liệu - Tổng quan các bài viết, nghiên cứu liên quan đến khác biệt giới; khác biệt giới trong hành vi, trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp, lao động việc làm ở trong và ngoài nước; - Tổng quan, phân tích tài liệu, chính sách, nghiên cứu có liên quan về định hướng nghề nghiệp của Nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam; - Phân tích bối cảnh văn hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành nghề và xu hướng ngành nghề hiện nay ở Việt Nam. 7.2. Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi Bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin quan trọng trong luận án, có thể giúp thu thập thông tin trên diện rộng, mang lại những con số chính xác, có tính khái quát cao. 6 Trong luận án, bảng hỏi cấu trúc được thiết kế logic, chặt chẽ, rõ ràng. Nội dung chính của bảng hỏi bao gồm các phần chính như sau: Phần thông tin cá nhân (bao gồm những thông tin nhân khẩu học, khối ngành học, dự định bậc học.v.v.); Phần thu thập các thông tin về thực trạng định hướng nghề nghiệp của HS nam, HS nữ; khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS (Gồm các thông tin về nhận thức, hành vi trong lựa chọn nghề của HS THPT); Phần đo các mức độ quan tâm và đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT (Đo theo thang Likert). 7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin hữu hiệu, bổ sung và lý giải sâu sắc hơn các khía cạnh mà bảng hỏi có thể chưa chạm tới hết. Phương pháp phỏng vấn sâu trong nghiên cứu được sử dụng linh hoạt, chủ yếu dưới dạng bán cấu trúc. Nội dung chính của phỏng vấn sâu tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau: 1) tìm hiểu thực trạng khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp qua những thông tin mô tả phong phú, 2) thu thập và tìm hiểu thông tin sâu, lý giải rõ các nguyên nhân sâu xa có ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT. Các câu hỏi sâu “Mô tả rõ thêm? Tại sao, như thế nào, làm thế nào, bằng cách nào?...” được khai thác triệt để trong các cuộc nói chuyện trực tiếp giữa người phỏng vấn và người trả lời. Một số mẫu sẽ được lựa chọn nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) để có được thông tin toàn diện, sâu sắc về những khía cạnh cụ thể liên quan đến khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của HS THPT. 7.4. Phương pháp xử lý dữ liệu Xử lý và phân tích các số liệu định lượng khoa học, logic dựa trên phương pháp thống kê toán học và mô hình hồi quy đa biến Logistic bằng phần mềm SPSS 22.0. Các dữ liệu định tính được xử lý bằng phần mềm NVIVO 10.0. Phân tích định lượng dựa trên khung nghiên cứu và mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khác biệt giới trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS. Ngoài kỹ thuật mô tả định lượng, các kỹ thuật phân tích sâu hơn được sử dụng như: 1) Phân tích trung bình số học (Mean) đối với các biến có thang đo Likert. Trung bình cộng được tính bằng thương số mà tử số là tổng các giá trị của từng trường hợp của tập hợp mẫu nghiên 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan