Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện núi thành, tỉnh quản...

Tài liệu khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện núi thành, tỉnh quảng nam

.PDF
243
527
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÔ VĂN PHƯƠNG KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT KHÁNH HÒA - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TÔ VĂN PHƯƠNG KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM Ngành đào tạo: Kỹ thuật khai thác thủy sản Mã số : 62620304 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. TRẦN ĐỨC PHÚ 2. TS. PHAN TRỌNG HUYẾN KHÁNH HÒA - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” là công trình nghiên cứu của riêng nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Tô Văn Phương i LỜI CÁM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban Trường Đại học Nha Trang, Khoa Sau đại học, Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Đức Phú và TS. Phan Trọng Huyến đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Tôi cũng chân thành gửi lời cám ơn đến cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Núi Thành – anh Trần Vân Trường, cán bộ Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Quảng Nam, Cảng vụ Kỳ Hà, Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Ngư và các cơ quan khác của tỉnh Quảng Nam đã tạo hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi thực địa. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn./. Khánh Hòa, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Tô Văn Phương ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 Ký hiệu MSY 4 XMSY Sinh khối sản lượng bền vững tối đa MEY Sản lượng kinh tế tối đa IEQs Hạn ngạch cường lực cá nhân 2 3 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 CPUE fMSY K TAC Diễn giải Sản lượng bền vững tối đa Sản lượng trên một đơn vị cường lực khai thác Cường lực tại mức khai thác sản lượng tối đa Sức tải môi trường Tổng sản lượng được phép đánh bắt TURFs Quyền sử dụng lãnh thổ trong khai thác thủy sản NLTS Nguồn lợi thủy sản NN Nông nghiệp FAO NCS NT TW Tổ chức nông lương thế giới Nghiên cứu sinh Núi Thành Trung ương THCS Trung học cơ sở KCN Khu công nghiệp THPT Trung học phổ thông BVNLTS Bảo vệ nguồn lợi thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2a Kích thước mắt lưới phần giữ cá KT&BVNLTS Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản CV Đơn vị công suất TN Thử nghiệm TB Trung bình ĐC TT 02 NĐ 33 Đối chứng Thông tư 02/2006/TT-BTS Nghị định 33/2010/NĐ-CP iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH ........................................................................... xi TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ........................................xiii KEY FINDINGS ...................................................................................................... xiv MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án/ Lý do chọn đề tài luận án.................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3 5. Bố cục của luận án ............................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................................ 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU .......................................... 4 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam .............................. 4 1.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 4 1.1.1.2. Diện tích ................................................................................................. 5 1.1.1.3. Địa hình .................................................................................................. 5 1.1.1.4. Sông ngòi ................................................................................................ 6 1.1.1.5. Đặc điểm khí tượng thủy văn .................................................................. 6 1.1.2. Tổng quan nghề cá huyện Núi Thành ......................................................... 7 1.1.2.1. Giới thiệu khái quát nghề cá huyện Núi Thành ........................................ 7 1.1.2.2. Tổng quan nghề khai thác thủy sản huyện Núi Thành.............................. 9 1.1.2.3. Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá .............................................................. 11 1.1.2.4. Lực lượng quản lý nghề cá huyện Núi Thành ........................................ 12 1.1.2.5. Quy định quản lý của địa phương đến khai thác ven bờ NLTS .............. 14 1.1.3. Đặc điểm tự nhiên vùng biển ven bờ huyện Núi Thành ............................ 15 1.1.3.1. Phạm vi vùng biển ven bờ huyện Núi Thành ......................................... 15 1.1.3.2. Đặc điểm địa hình, chất đáy .................................................................. 16 iv 1.1.3.3. Đặc điểm các hệ sinh thái vùng biển ven bờ .......................................... 16 1.1.3.4. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản vùng biển nghiên cứu ............................. 18 1.1.3.5. Khí tượng thủy văn vùng biển ven bờ huyện Núi Thành........................ 19 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................. 20 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước ..................................................... 20 1.2.1.1. Các nghiên cứu về cường lực khai thác hợp lý NLTS ............................ 20 1.2.1.2. Sản lượng khai thác hợp lý .................................................................... 22 1.2.1.3. Giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ....................................... 24 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 29 1.2.2.1. Cường lực khai thác hợp lý NLTS ......................................................... 29 1.2.2.2. Sản lượng khai thác hợp lý .................................................................... 33 1.2.2.3. Giải pháp khai thác hợp lý NLTS .......................................................... 35 1.2.2.4. Các nghiên cứu về nguồn lợi vùng biển ven bờ huyện Núi Thành ......... 38 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ...................................................................................... 40 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHAI THÁC HỢP LÝ .......................................... 42 NGUỒN LỢI THỦY SẢN ........................................................................................ 42 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS ............................ 42 2.1.1. Thế nào là khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ..................................... 42 2.1.3. Nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản....................................... 44 2.1.2. Nền tảng lý thuyết khai thác hợp lý ...................................................... 43 2.1.3.1. Hợp lý về sản lượng khai thác............................................................. 44 2.1.3.2. Hợp lý về cường lực khai thác ............................................................ 45 2.2. MÔ HÌNH TÍNH TOÁN KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS.............................. 46 2.2.1. Hàm tăng trưởng trữ lượng nguồn lợi ................................................... 46 2.2.3. Mô hình Fox......................................................................................... 49 2.2.2. 2.2.4. 2.2.5. Mô hình Schafer ................................................................................... 48 Công thức Gulland tìm sản lượng khai thác hợp lý ............................... 51 Công thức Cadima tìm sản lượng khai thác hợp lý ............................... 51 2.3. GIẢI PHÁP NỀN TẢNG GIÚP KHAI THÁC HỢP LÝ NLTS................... 52 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ...................................................................... 53 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 53 3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 53 v 3.2.1. Thực trạng khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ huyện Núi Thành ....... 53 3.2.3. Đề xuất giải pháp, mô hình quản lý nhằm khai thác hợp lý NLTS ........ 53 3.2.2. 3.3. Đánh giá tính hợp lý của khai thác nguồn lợi vùng biển Núi Thành ...... 53 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 54 3.3.1. 3.3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu ......................................... 54 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 54 3.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ...................................................................... 54 3.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................... 55 3.3.3. Phương pháp chọn cỡ mẫu và thu mẫu ngẫu nhiên ............................... 55 3.3.3.1. Phương pháp và quy trình xác định tàu thuyền khai thác ven bờ ......... 55 3.3.3.2. Phương pháp chọn và thu mẫu khảo sát .............................................. 58 3.3.4. Phương pháp điều tra kích thước sản phẩm khai thác ........................... 60 3.3.6. Xác định sản lượng và cường lực khai thác hợp lý ............................... 62 3.3.5. 3.3.7. Phương pháp xác định sản lượng khai thác ........................................... 60 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 63 3.3.7.1. Phân tích tài liệu, thông tin thu thập từ số liệu thứ cấp ........................ 63 3.3.7.2. Xử lý và phân tích số liệu sơ cấp ........................................................ 63 3.4. ̉ ́ ́ ĐIỀU KIỆN SƯ DỤNG MÔ HÌNH ƯƠC TÍNH GIA TRI ̣THAM CHIẾU . 64 3.4.1. 3.4.2. 4.1. Tiề m năng áp du ̣ng mô hınh schaefer ................................................... 64 ̀ Điề u kiên cầ n thiế t để sử du ̣ng mô hı̀nh schaefer .................................. 64 ̣ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ HUYỆN NÚI THÀNH .......................................................................................... 66 4.1.1. Thực trạng tàu thuyền hoạt động ven bờ huyện Núi Thành ....................... 66 4.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền khai thác ven bờ giai đoạn 2011 – 2014 ................... 66 4.1.1.2. Cơ cấu tàu thuyền theo địa phương, nghề và dải công suất .................... 66 4.1.1.3. Đặc điểm cơ bản của tàu thuyền khai thác ven bờ ................................. 68 4.1.1.4. Trang thiết bị hàng hải và phòng nạn ..................................................... 69 4.1.2. Thực trạng về cấu trúc ngư cụ .................................................................. 71 4.1.3. Ngư trường khai thác................................................................................ 72 4.1.4. Thực trạng về thời gian hoạt động khai thác của đội tàu ........................... 75 4.1.4.1. Chuẩ n hóa tàu thuyề n khai thác ............................................................. 75 4.1.4.2. Số ngày khai thác tiềm năng (A) ........................................................... 76 vi 4.1.4.3. Hệ số hoạt động tàu (BAC) ................................................................... 77 4.1.4.4. Số ngày hoạt động thực tế ..................................................................... 77 4.1.5. Năng suất khai thác .................................................................................. 78 4.1.6. Sản lượng khai thác .................................................................................. 79 4.1.7. Đánh giá thực trạng của từng nghề khai thác ............................................ 79 4.1.8. Đánh giá thực trạng của tất cả nghề và theo loài khai thác ........................ 86 4.1.9. Tính toán giá trị trữ lượng nguồn lợi ven bờ huyện Núi Thành ................. 87 4.1.10. Thực trạng kích thước các loài thủy sản chính ........................................ 89 4.1.11. Thực trạng hoạt động khác ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thủy sản ......... 99 4.1.12. Thực trạng nguồn lợi thủy sản tại khu vực rạn san hô huyện Núi Thành ........................................................................................................................ 101 4.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ............... 104 4.2.1. Sản lượng và cường lực khai thác ........................................................... 104 4.2.2. Ngư trường khai thác.............................................................................. 106 4.2.3. Mùa vụ khai thác .................................................................................... 106 4.2.4. Cấu trúc ngư cụ khai thác và các hoạt động khác .................................... 107 4.2.5. Thành phần loài của sản lượng và kích thước một số loài chính ............. 107 4.2.6. Tình trạng san hô và sử dụng nguồn lợi khu vực rạn san hô.................... 108 4.3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KHAI THÁC HỢP LÝ NGUỒN LỢI THỦY SẢN 108 4.3.1. Cường lực khai thác hợp lý .................................................................... 108 4.3.1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 108 4.3.1.2. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................... 109 4.3.1.3. Nội dung giải pháp .............................................................................. 109 4.3.2. Sản lượng khai thác hợp lý ..................................................................... 112 4.3.2.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 112 4.3.2.2. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................... 112 4.3.2.3. Nội dung giải pháp .............................................................................. 112 4.3.3. Giải pháp quản lý cấ u trúc ngư cu ̣ khai thác ........................................... 113 4.3.3.1. Đă ̣t vấ n đề ........................................................................................... 113 4.3.3.2. Căn cứ đề xuấ t giải pháp ..................................................................... 113 4.3.3.3. Nô ̣i dung giải pháp .............................................................................. 114 vii 4.3.4. Giải pháp phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản ........................................ 114 4.3.4.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 114 4.3.4.2. Căn cứ đề xuất giải pháp ..................................................................... 114 4.3.4.3. Nội dung giải pháp .............................................................................. 115 4.3.5. Giải pháp nâng cao nhận thức ngư dân ................................................... 115 4.3.5.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 115 4.3.5.2. Căn cứ đề xuất..................................................................................... 116 4.3.5.3. Nội dung giải pháp .............................................................................. 116 4.3.6. Giải pháp về quản lý hành chính ............................................................ 116 4.3.6.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 116 4.3.6.2. Căn cứ đề xuất..................................................................................... 117 4.3.6.3. Nội dung giải pháp .............................................................................. 118 4.4. MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................. 119 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 121 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 121 5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ....................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 125 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 134 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê tàu thuyền huyện Núi Thành qua các năm theo dải công suất...... 9 Bảng 1.2: Thống kê năng lực tàu thuyền, sản lượng giai đoạn 2003 ÷ 2013 ................ 9 Bảng 1.3. Thống kê cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ................................................... 11 Bảng 1.4: MSY và TAC của nghề khai thác Tôm ở Tây Nam Đài Loan được xác định bởi các tác giả nghiên cứu khác nhau........................................................................ 23 Bảng 1.5: Phương án quy hoạch đến năm 2020 ........................................................ 30 Bảng 1.6: Sản lượng và cường lực bền vững tối đa ở vùng biển xa bờ Đông Nam Bộ theo nhóm nghề khai thác ......................................................................................... 38 Bảng 2.1: Phương pháp quản lý, giải pháp ngăn cản, điều chỉnh động cơ khai thác .. 52 Bảng 3.1: Thống kê tàu thuyền theo nghề, địa phương ............................................. 57 Bảng 3.2: Thống kê tàu thuyền theo nghề dải công suất, địa phương ........................ 58 Bảng 3.3: Bảng phân bổ mẫu nghiên cứu theo địa bàn, nghề khai thác ..................... 59 Bảng 4.1: Tàu thuyền khai thác ven bờ huyện Núi Thành qua các năm .................... 66 Bảng 4.2: Thống kê phân bố tàu thuyền khai thác ven bờ huyện Núi Thành (năm 2014) ........................................................................................................................ 67 Bảng 4.3: Bảng thống kê thông số tàu thuyền mẫu điều tra (n = 110) ....................... 68 Bảng 4.5: Trang bị an toàn, hàng hải (n=110) ........................................................... 70 Bảng 4.6: Thống kê tình trạng kích thước ngư cụ khai thác ...................................... 71 Bảng 4.7: Khu vực hoạt động nghề khai thác ven bờ địa phương nghiên cứu ........... 72 Bảng 4.8. So sánh năng suất khai thác giữa khu vực nghiên cứu và phạm vi cả nước75 Bảng 4.9: Số ngày hoạt động tiềm năng của các nghề khai thác. Đơn vị tính: ngày .. 76 Bảng 4.10: Hệ số hoạt động tàu (BAC)..................................................................... 77 Bảng 4.11: Số ngày hoạt động thực tế của các nghề khai thác (ĐVT: ngày) ............. 77 Bảng 4.12: Năng suất khai thác của các nghề khai thác (kg/ngày tàu) ....................... 78 Bảng 4.13: Sản lượng của các nghề khai thác ven bờ Núi Thành .............................. 79 Bảng 4.14: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới Rê .................................. 80 Bảng 4.15: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới Rê.....................80 Bảng 4.16: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới Kéo ................................ 81 Bảng 4.17: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới Kéo .................. 82 Bảng 4.18: Biến động sản lượng, cường lực của nghề Câu ....................................... 82 Bảng 4.19: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề Câu .......................... 83 ix Bảng 4.20: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới Mành ............................. 83 Bảng 4.21: Các giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới Mành .......... 84 Bảng 4.22: Biến động sản lượng, cường lực của nghề Lặn ....................................... 84 Bảng 4.23: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề Lặn .......................... 85 Bảng 4.24: Biến động sản lượng, cường lực của nghề lưới Vây ................................ 85 Bảng 4.25: Giá trị hợp lý về cường lực và sản lượng cho nghề lưới Vây .................. 86 Bảng 4.26: Tổng hợp giá trị ước lượng theo mô hình cho các nghề khai thác ........... 86 Bảng 4.27: Sản lượng khai thác hợp lý các loài thủy sản vùng biển nghiên cứu ........ 87 Bảng 4.28: Các tham số được ước lượng qua tính toán theo mô hình........................ 87 Bảng 4.29: Thống kê xu hướng phát triển nghề khai thác rong mơ ......................... 100 Bảng 4.30: Thành phần loài bắt gặp trong quá trình khảo sát .................................. 102 Bảng 4.31: Tần suất bắt gặp trong quá trình khảo sát (04 mặt cắt) .......................... 103 Bảng 4.32: Mật độ trung bình bắt gặp (cá thể/100m²) tại các mặt cắt (MC) khảo sát ............................................................................................................................... 104 Bảng 4.33: Cường lực khai thác theo tính toán khoa học ........................................ 105 Bảng 4.34: Sản lượng khai thác hợp lý ước tính từng nghề ..................................... 105 Bảng 4.35: Đánh giá tương quan giữa thời gian khai thác và mùa sinh sản ............. 106 Bảng 4.36: Đánh giá tính hợp lý của ngư cụ khai thác ............................................ 107 Bảng 4.37: Tổng hợp đánh giá sự hợp lý đối với sản phẩm khai thác chính ............ 108 Bảng 4.38: Phân bố tàu thuyề n cầ n cắ t giảm theo nghề ........................................... 109 Bảng 4.39: Phân bổ cường lực khai thác hợp lý theo nghề ...................................... 110 Bảng 4.40: Phân bổ sản lượng khai thác hợp lý theo nghề khai thác ....................... 112 Bảng 4.41: Phân bổ sản lượng hợp lý theo nhóm loài khai thác .............................. 113 x DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH Hình 1.1: Bản đồ địa chính khu vực huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam .................... 4 Hình 1.2: Tổng thành phần các giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2003-2013 ............ 8 Hình 1.3: Biểu diễn biến động sản lượng khai thác giai đoạn 2003÷2013 ................. 10 Hình 1.4: Biểu diễn biến động sản lượng và tàu thuyền giai đoạn 2003÷2013 .......... 10 Hình 1.5: Biểu diễn xu hướng sản lượng và cường lực khai thác (CV) ..................... 11 Hình 1.6: Sơ đồ vùng biển ven bờ huyện Núi Thành – vùng biển nghiên cứu ........... 15 Hình 1.7: Hình thái địa hình rạn san hô phía Đông Bắc đảo Hòn Dứa ..................... 17 Hình 1.8: Biểu đồ miêu tả quá trình trao quyền ........................................................ 27 Hình 2.1: Mô tả mối quan hệ hữu cơ giữa ba nhân tố của khai thác hợp lý NLTS..... 43 Hình 2.2 : Mối quan hệ giữa sản lượng và cường lực khai thác................................. 49 Hình 2.3: Minh họa đường cong mô hình Fox và Schaefer ....................................... 50 Hình 4.1: Phân bố tàu thuyền theo địa phương...........................................................67 Hình 4.2. Phân bố tàu thuyền theo nghề hoạt động năm 2014....................................67 Hình 4.3: Tàu khai thác nghề lặn biển thô sơ của huyện Núi Thành.......................... 69 Hình 4.4: Phạm vi hoạt động của các nghề khai thác ................................................ 73 Hình 4.5: Bản đồ ngư trường chung các nghề khai thác tại vùng biển nghiên cứu .... 74 Hình 4.6: Biến động hoạt động khai thác trong năm của các nghề ............................ 76 Hình 4.8 : Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới Rê ........... 80 Hình 4.9: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Rê .................................................................................................. 80 Hình 4.10: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới Kéo ........ 81 Hình 4.11: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Kéo ................................................................................................ 81 Hình 4.12 : Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề Câu ............... 82 Hình 4.13 : Mô hình Schaefer ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác hợp lý của nghề Câu ................................................................................................. 82 Hình 4.14: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới Mành ...... 83 Hình 4.15: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Mành .............................................................................................. 83 Hình 4.16: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề Lặn ................ 84 xi Hình 4.17: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác hợp lý của nghề Lặn ........................................................................................................ 84 Hình 4.18: Mối tương quan giữa CPUE và cường lực khai thác nghề lưới Vây ........ 85 Hình 4.19: Mô hình Schaefer ước tính sản lượng khai thác và cường lực khai thác hợp lý của nghề lưới Vây ................................................................................................ 85 Hình 4.20: Mô hình biến động trữ lượng và sản lượng theo cường lực khai thác ...... 88 Hình 4.21: Mô hình biến động doanh thu và chi phí theo cường lực khai thác .......... 88 Hình 4.22: Biểu đồ thể hiện biến động của kích thước cá Chuồn nghề lưới Rê ......... 90 Hình 4.23 : Phân bố chiều dài cá Chuồn trong nghề lưới Rê ..................................... 90 Hình 4.24: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước cá Mối trong lưới Kéo ................ 91 Hình 4.2: Phân bổ chiều dài thân cá Mối thẩn trong nghề lưới Kéo .......................... 91 Hình 4.26: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước Bánh đường trong lưới Kéo ........ 92 Hình 4.27: Phân bố chiều dài thân cá Bánh đường nghề lưới Kéo ............................ 92 Hình 4.28: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước Tôm he trong lưới Kéo ............... 93 Hình 4.29: Phân bố chiều dài thân Tôm he trong nghề lưới Kéo ............................... 93 Hình 4.30: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước cá Hố trong nghề Câu ................. 94 Hình 4.31: Phân bố chiều dài thân cá Hố trong nghề Câu ......................................... 94 Hình 4.32: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước cá Liệt trong nghề Mành ............. 95 Hình 4.33: Phân bố chiều dài thân cá Liệt trong nghề lưới Mành.............................. 96 Hình 4.34: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước cá Nục trong nghề lưới Mành ..... 96 Hình 4.35: Phân bố chiều dài thân cá Nục trong nghề lưới Mành ............................. 97 Hình 4.36: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước cá Nục trong nghề lưới Vây ........ 97 Hình 4.37: Phân bố chiều dài thân cá Nục trong nghề lưới Vây ................................ 98 Hình 4.38: Biểu đồ thể hiện biến động kích thước cá Cơm trong nghề lưới Vây ....... 98 Hình 4.39: Phân bố chiều dài thân cá Cơm trong nghề lưới Vây ............................... 99 Hình 4.40: Khai thác rong mơ bằng thúng .............................................................. 100 Hình 4.41: Ngư dân lặn xuống nhổ rong mơ ........................................................... 100 xii TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án: Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản Mã số: 62620304 Nghiên cứu sinh: Tô Văn Phương Khóa: 2012 Người hướng dẫn: 1. TS. Trần Đức Phú 2. TS. Phan Trọng Huyến Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang Nội dung: - Luận án tổng hợp và phân tích rõ các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài, làm cơ sở tìm ra lý luận và nội dung khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản. Đưa ra phương pháp và mô hình tính toán các giá trị khai thác hợp lý NLTS. - Luận án đánh giá thực trạng hoạt động khai thác, tìm ra giá trị sản lượng và cường lực khai thác hợp lý cho từng nghề khai thác (MSY, fMSY), giá trị ước tính trữ lượng nguồn lợi; đánh giá thực trạng về cấu trúc ngư cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai thác chính tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Đề tài luận án đánh giá tính hợp lý về: sản lượng, cường lực khai thác từng nghề khai thác (MSY, fMSY), cấu trúc ngư cụ, ngư trường, mùa vụ và kích thước một số loài khai thác chính tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Đề tài luận án đã đề xuất các giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn để khai thác hợp lý NLTS vùng biển nghiên cứu, làm cơ sở nhân rộng ra các vùng biển ven bờ khác của nghề cá Việt Nam. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh xiii KEY FINDINGS Thesis title: “Reasonable fishing on coastal marine resource in Nui Thanh district, Quang Nam province”. Major: Fishing Technology Major code: 62620304 PhD Student: To Van Phuong Supervisor: 1. Dr. Tran Duc Phu 2. Dr. Phan Trong Huyen Institution: Nha Trang University Key Findings: Study results present clearly the former studies closed the our study. Those are sound base to find theoritical fundamentory and contents out about reasonable fishing. Then, propose the methods and models to estimate MSY, fMSY. The thesis assess comprehensively the status fishing activities, such as: MSY, fMSY, stock biomass, gear structures, fishing times, fishing ground and fish sizes on coastal marine resources in Nui Thanh district, Quang Nam province. Further, this thesis have evaluated the reasonable aspects including: landings, fishing effort, gear structures, fishing ground, fishing season and fish sizes on coastal marine resources in Nui Thanh district, Quang Nam province Finally, the thesis have proposed the feasible solutions to fish reasonably marine resource in study area. These solutions, therefore, apply further to others. Ph.D Student xiv 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án MỞ ĐẦU Hiện nay, nghề cá đang bị khai thác quá mức cả về sinh học và kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Garcia và Newton ước lượng đội tàu khai thác trên toàn thế giới, năm 1998, đã dư thừa cường lực khoảng 25 đến 53% về sản lượng kinh tế tối đa. Cường lực khai thác tăng nhanh gấp tám lần so với tăng trưởng về sản lượng ở qui mô toàn cầu. Do vậy, tổ chức FAO theo kế hoạch hành động quốc tế về quản lý cường lực, kêu gọi tất cả quốc gia phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra về cường lực khai thác hợp lý để tránh quá tải cường lực, khai thác bất lý NLTS [62, 87]. Nghề khai thác ven bờ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng về nguồn sinh kế và thu nhập của hàng triệu người ven biển. Vùng biển ven bờ đang bị khai thác quá mức do khai thác bất hợp lý, nguồn lợi thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Tính đến năm 2014, có khoảng 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công suất dưới 90CV và thuyền thủ công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã gây ra sức ép lớn lên nguồn lợi nơi đây [44, 51, 78]. Vùng biển huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam không phải là ngoại lệ với 85% số lượng tàu thuyền trong tổng số 1527 chiếc của huyện này có công suất dưới 90CV hoạt động chủ yếu ở ven bờ với nhiều ngư cụ cấm (ví dụ: sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ, ngư cụ cấm...) [44]. Đặc biệt, bên cạnh 871 tàu có công khai thác vùng biển ven bờ, trong đó có 142 tàu lưới Kéo dưới 45CV hoạt động vùng biển này (chiếm 38,5% trong tổng số 369 tàu lưới kéo toàn tỉnh), với kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không có chọn lọc và gần như hoạt động quanh năm vùng ven bờ nên đã tàn phá ngư trường và nguồn lợi, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ, rong biển; làm mất nơi sinh cư của các loài thủy sản, tận diệt các loài thủy sản. Bên cạnh đó, nghề lưới kéo còn gây xung đột, cạnh tranh ngư trường khai thác với tàu thuyền hoạt động nghề khác như nghề câu vàng đáy, lưới rê. Dẫn đến thu hẹp ngư trường hoạt động của các nghề này, ảnh hưởng đến an sinh xã hội cho cộng đồng ngư dân, đặc biệt là các hộ ngư dân nghèo khai thác ven bờ. Ngoài ra, theo số liệu thống kê trong khoảng 10 năm trở lại đây, rất khó có thể thấy được các đàn cá Chim, cá Sủ, cá Thiều trên địa bàn huyện. Các đàn cá Hồng, cá Song không còn thấy xuất hiện nữa mà chỉ nhiều cá tạp, cá không rõ nguồn gốc [45]. Đă ̣c biêṭ ở nghề cá Núi Thành, từ trước đế n nay chưa có công trı̀nh nghiên cứu nào về 1 khai thác hơ ̣p lý NLTS, chưa có mô hı̀nh tı́nh toán nào liên quan đế n viê ̣c đưa ra các giá tri ̣tham chiế u, phu ̣c vu ̣ cho đánh giá thực tra ̣ng nghề cá, lâ ̣p kế hoa ̣ch quản lý khai thác hơ ̣p lý NLTS trong vùng biể n. Chính vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản (NLTS) vùng biển ven bờ trong cả nước nói chung và tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đó chính là lý do Nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài thực hiện Luận án tiến sĩ của mình, tên đề tài: “Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu cụ thể của đề tài là nhằm: - Đánh giá toàn diện thực trạng khai thác thủy sản tại vùng biển nghiên cứu, bao gồm: tàu thuyền, ngư cụ, trang bị an toàn hàng hải, hiệu quả sản xuất, ngư trường khai thác, thành phần loài, kích thước các loài thủy sản, mức độ hợp lý trong khai thác NLTS… Ước lượng tỷ lệ vi phạm các quy định về kích thước các loài thủy sản, kích thước mắt lưới, ngư cụ, trang bị an toàn hàng hải…từ đó đánh giá tính hợp lý trong hoạt động khai thác NLTS, để xuất giải pháp khả thi. - Tính toán giá trị cường lực và sản lượng khai thác hợp lý theo các mô hình tính toán được áp dụng phổ biến trên thế giới. - Áp dụng mô hình kinh tế sinh học, là cách tiếp cận mới chưa được áp dụng phổ biến tại Việt Nam, để ước tính trữ lượng nguồn lợi và tính toán giá trị tối ưu hóa nguồn lợi thủy sản. - Áp dụng mô hình tái tạo, bảo vệ và phát triển nguồn lợi, tạo môi trường sinh sôi nảy nở… nhằm bù đắp nguồn lợi thủy sản để đạt mức khai thác hợp lý, thông qua mô hình chà – rạn nhân tạo. - Đề xuất một số giải pháp để khai thác hợp lý NLTS tại vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghề, hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: Từ 2012 đến 2015 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản lý, nhà khoa học có cách tiếp cận khác trong lập kế hoạch và chính sách nghề cá nói chung; góp phần khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, quản lý và phát triển thủy sản vùng biển ven bờ huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt, hoạt động khai thác thủy sản chưa hợp lý. 5. Bố cục của luận án Mở đầu Chương 1: Tổng quan Chương 2: Cơ sở lý luận khai thác hợp lý NLTS Chương 3: Vâ ̣t liêu và Phương pháp nghiên cứu ̣ Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả Tài liệu tham khảo Phụ lục 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 1.1.1.1. Vị trí địa lý Núi Thành là một trong sáu huyện thị và nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ (cũ) thành huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ (nay thành phố Tam Kỳ, tỉnh lị của Quảng Nam). Phía bắc giáp Tam Kỳ, phía nam giáp huyện Bình Sơn, huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp huyện Bắc Trà My, phía Đông giáp Biển Đông. Huyện có bờ biển trải dài 37 km với nhiều bãi tắm, làng chài đẹp như Biển Rạng, Tam Hải, Tam Tiến [31, 41]. Hình 1.1: Bản đồ địa chính khu vực huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan