Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể ( mùa len trâu, thư...

Tài liệu Không gian nông thôn qua một số tác phẩm điện ảnh chuyển thể ( mùa len trâu, thương nhớ đồng quê và cánh đống bất tận)

.PDF
109
716
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- HOÀNG THỊ DUNG KHÔNG GIAN NÔNG THÔN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CHUYỂN THỂ (Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đồng bất tận) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội - 2014 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------- HOÀNG THỊ DUNG KHÔNG GIAN NÔNG THÔN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CHUYỂN THỂ (Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đồng bất tận) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lý Hoài Thu Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN! Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến PGS. TS Lý Hoài Thu đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tới các thầy cô giáo trong khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập vừa qua. Mặc dù tôi đã cố gắng nhưng luận văn vẫn còn nhiệt thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 19/12/2014 Học viên Hoàng Thị Dung Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 8 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu.................................................. 16 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 17 Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT 19 1.1 Một số vấn đề lí thuyết về không gian ................................................ 19 1.2 Không gian nông thôn từ tác phẩm văn học sang điện ảnh qua ba tác phẩm ...................................................................................................... 23 Tiểu kết ........................................................................................................... 31 Chƣơng 2. CÁC KIỂU KHÔNG GIAN NÔNG THÔN QUA BA TÁC PHẨM .. 32 2.1 Không gian thiên nhiên ....................................................................... 32 2.2 Không gian xã hội ................................................................................ 44 2.3 Không gian tâm tƣởng ......................................................................... 57 Tiểu kết ........................................................................................................... 68 Chƣơng 3: PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN HỆ THỐNG KÝ HIỆU KHÔNG GIAN NÔNG THÔN QUA BA TÁC PHẨM ............................. 69 3.1 Khái quát chung về ký hiệu không gian nông thôn .......................... 69 3.2 Đối lập và tƣơng đồng trong hệ thống quan hệ không gian nông thôn....72 3.2.1 Mô hình không gian tương đồng ..................................................... 72 3.2.2 Mô hình không gian đối lập ............................................................. 86 Tiểu kết ........................................................................................................... 99 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103 1 [1995] Thƣơng nhớ đồng quê Đạo diễn: Đặng Nhật Minh Diễn viên: Tạ Ngọc Bảo, Lê Vân, Thúy Hường Kịch bản: Dựa theo truyện ngắn “Thương nhớ đồng quê” và “Những bài học nông thôn” của Nguyễn Huy Thiệp Hãng sản xuất: Hãng phim truyện Việt Nam Thể loại: Tâm lí Xếp loại: PG Giải thưởng: Liên hoan phim Việt Nam 1996: Đạo diễn xuất sắc nhất Liên hoan phim Nantes (Pháp): Giải khán giả Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương tại New Zealand 1996: Giải Kodak Độ dài: 120 phút 2 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi [2004] Mùa len trâu Đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh Sản xuất: Jean Bréhat Tác giả: Nguyễn Võ Nghiêm Minh Diễn viên: Lê Thế Lữ Nguyễn Thị Kiều Trinh Nguyễn Hữu Thành Kra Zan Sram Giải thưởng: Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Thụy Sĩ Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Mỹ Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens, Pháp Giải đặc biệt của LHP Amazonas, Brasil 3 [2010] Cánh đồng bất tận The Floating Lives Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình Diễn viên: Dustin Nguyễn, Đỗ Thị Hải Yến, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc. Kịch bản: Ngụy Ngữ Nguyễn Ngọc Tư (tiểu thuyết) Sản xuất: Ngô Thị Bích Huyền, Ngô Thị Bích Hạnh Công ty BHD và Hãng phim Việt Giải thưởng: Cánh diều vàng 2010 cho nhạc sĩ phim truyện nhựa Cánh diều vàng 2010 cho diễn viễn nữ chính phim truyện nhựa Cánh diều vàng 2010 cho diễn viên nam phụ phim truyện nhựa Cánh diều bạc 2010 phim truyện nhựa Giải báo chí bình chọn cánh diều vàng 2010 4 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Vấn đề không gian trong tác phẩm văn học ngày càng thu hút sự chú ý giới nghiên cứu nói riêng và những người quan tâm tới văn học nói chung. Không gian giờ đây không chỉ gói gọn trong chức năng làm “phông nền” cho nhân vật hành động. Thi pháp học hiện đại coi không gian là “hệ quả của những quan niệm coi tác phẩm như một không gian được khu biệt theo một cách nào đó, phản ánh trong cái hữu hạn của mình một đối tượng là thế giới bên ngoài tác phẩm” [18,376]. Không gian, xuất phát là một công cụ “phục vụ sáng tác” nay trở thành một “đối tượng nhận thức”. Không gian từ trong bản thân nó đã có đời sống riêng, tồn tại độc lập, khách quan đối với cốt truyện, nhân vật. Truyện ngắn Thương nhớ đồng quê cùng với Những bài học nông thôn hay Chăn trâu cắt cỏ đều là những tác phẩm nằm trong chùm truyện ngắn viết về nông thôn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư lại là một Nam Bộ hết sức phóng khoáng và sống động. Tác phẩm là một khoảnh nhỏ trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư mang nhiều nét đặc trưng về không gian nông thôn vùng đất cực Nam Tổ quốc. Còn Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam là một Nam Bộ được thể hiện hết sức sống động. Mùa len trâu mang trong mình nhiều nét đặc trưng về không gian nông thôn miền Tây Nam Bộ. Tuy ba tác phẩm không cùng tác giả, không cùng viết về một vùng đất nhưng lại cùng giống như lọn gió nhỏ xuyên thấm, lay động đến phần tình cảm sâu kín của mỗi người về sông nước, về đàn trâu, về những thân phận rong ruổi trên miền sông nước vùng đồng 5 bằng Nam Bộ; về cánh đồng, lũy tre làng hay chiếc giếng khơi mát trong vùng đồng bằng Bắc Bộ... – thế giới đó không khác là bao một thế giới thiên thai, quá vãng mà nơi đó cái bản ngã tinh khôi của con người còn được lưu giữ. Viết về nông thôn, Nguyễn Huy Thiệp có không ít truyện ngắn nhưng không phải tác phẩm nào cũng như Thương nhớ đồng quê được Đặng Nhật Minh chú ý “thoạt tiên tôi thấy ở truyện ngắn này một không gian điện ảnh đầy gợi cảm (…). Dưới con mắt tôi đó là truyện ngắn giàu chất điện ảnh nhất của Nguyễn Huy Thiệp” [47]. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cùng nhà quay phim Lý Thái Dũng đã bỏ nhiều tâm huyết và công sức đi thực tế nhiều lần để có được những hình ảnh tuyệt vời của thiên nhiên miền Tây cho Cánh đồng bất tận. Bối cảnh trong phim được thể hiện trong những điều kiện tuyệt đối tự nhiên, vì thế không chỉ sinh động mà còn rất giản dị và gần gũi. Còn như Mùa len trâu với vẻ đẹp của một “nông thôn Việt Nam đích thực” đã khiến không ít khán giả dường như rơi vào thế bị động bởi không thể từ chối một ấn tượng mạnh và bị cuốn hút bởi sự phóng khoáng tuyệt vời của phong cảnh thiên nhiên nơi đất Mũi. Chính đạo diễn – biên kịch Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã thốt lên khi thực hiện bộ phim: “Tôi đã say với trời nước Cà Mau”. “Trong Hương rừng Cà Mau, tôi đã thấy một vẻ đẹp rất đặc biệt của một không gian bị nước bao phủ. Tôi rất thích hình ảnh và những triết lý về nước. Đó là biểu tượng của sự chết. Bởi mùa nước nổi không có đất để chôn nên người ta dì, xác người ở dưới nước, trâu bò chết mục ra... Nhưng nó cũng là biểu tượng của sự sống vì người nông dân phải nhờ có nước để sống. Mặt khác, tôi cảm nhận được nước còn là biểu tượng của thời gian trôi qua và thời gian mang tính chất lịch sử đang trên đà bị mất đi”. Một không gian thuần Việt khiến đạo diễn nhận xét: “Bố trí tự nhiên thì mạnh mẽ vô cùng (...) Tôi 6 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi đã cố tránh né những phong cảnh có vẻ bưu thiếp, những góc quay hiện đại, những cảnh quay mang tính thị hiếu”. Từ truyện lên phim không phải nhanh chóng trong tích tắc nhưng một nhà văn và một nhà làm phim lại có mối tương liên trong cách nhìn về không gian nông thôn, đau đáu những nỗi niềm riêng tây cùng nhau. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khu biệt ở những nghệ sĩ, do cách diễn đạt khác nhau, cũng như giới hạn về loại hình tác phẩm nghệ thuật mà họ sử dụng là không giống nhau. Đúng như M. Duras – người được mê ̣nh danh là “người đàn bà lai” với “lố i viế t lai ta ̣o” giữa văn chương và điê ̣n ảnh đã nói: “Trước sách, là hư vô. Trước phim là sách. Nói vậy không có nghĩa là hạnh phúc – phim và hạnh phúc – sách là như nhau. Tôi nghĩ tôi đã có lơ là những cuốn sách, vì tính hằng hà bao la của chúng. Tôi coi điện ảnh như một hỗ trợ của việc viết, nghĩa là thay vì viết trên giấy trắng, người ta viết trên hình ảnh”. Tuy cùng nằm trên dải đất Việt Nam nhưng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ với cơ địa và vỉa tầng văn hóa không giống nhau tạo nên nhiều đặc trưng ấn tượng cho mỗi vùng ở cả hai loại hình tác phẩm truyện ngắn cũng như điện ảnh. Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đồng bât tận đã gợi tả những nét cơ bản nhất nhưng cũng đặc sắc nhất của mỗi vùng miền và dù có khác biệt do khoảng cách địa lý nhưng người thưởng thức vẫn tìm được sự đồng điệu trong xúc cảm, tâm hồn. Đó chính là điểm gặp gỡ lớn nhất do mẫu số chung là không gian nông thôn đem lại. Tuy được bao bọc trong không khí, khung cảnh làng quê cụ thể nhưng dường như bất cứ người con nào được sinh ra từ nông thôn hay thậm chí chưa một lần đặt chân xuống bùn đất cũng vẫn như thấu hiểu được tiếng nói thì thầm từ tâm linh, thoát khởi bởi những lưu luyến đối với quê hương từ Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê hay Cánh đồng bất tận. Trong các truyện 7 ngắn, cả nhà văn Sơn Nam, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đều cất công đặt vào những trang viết của mình từng hơi thở của đất, của người nơi thôn dã. Mỗi chi tiết, nhỏ thôi nhưng thấm đượm từng mảnh hồn quê – cái mà thế giới hiện đại ngoài kia đã bị khói bụi thổi bay. Khi lên màn ảnh thì cái không khí, khung cảnh làng quê ấy hiển hiện, bằng thị giác, trực tiếp vẽ lên những gì đã được các nhà văn phác họa. Cùng có điểm chung là tính tổng hợp cao và với thế mạnh của mỗi loại hình, hồn cốt của không gian làng quê không hề thay đổi, mà ngược lại, văn học và điện ảnh cùng thu vào mình các thành tựu của các nghệ thuật khác, thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau, cùng thẩm thấu, bổ sung làm cho nhau thêm phong phú, đọng lại nhiều hơn những dư ba sâu lắng trong tâm hồn người tiếp nhận. Thế giới sâu thẳm bên trong không gian nông thôn với những rung động tế vi, thức tỉnh ta giá trị làm người và những suy nghĩ về con người, cuộc sống. 2. Lịch sử vấn đề Thương nhớ đồng quê – tác phẩm văn học cũng là bộ phim cùng tên đã ra đời 15 năm có lẻ. Trên trang http://tinvanonline.org, bài viết với tiêu đề Thương nhớ đồng quê có đề cập tới biểu tượng cánh đồng mà tác giả Đỗ Phương Thảo cho rằng đó là sự gặp gỡ trong nhận thức giữa Nguyễn Huy Thiệp và Đặng Nhật Minh. Không hề phủ nhận đây là hình ảnh gây ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả cũng như khán giả của truyện và phim Thương nhớ đồng quê. Cánh đồng trở thành cái nôi lưu giữ những hoài niệm đã thôi xa của con người. “Thương nhớ đồng quê là một hoài niệm, một nỗi đau đớn, niềm thương nhớ xót xa về một thế giới đã mất và con người tìm lại như thể tìm lại cái bản nguyên của chính mình” [43], Đỗ Phương Thảo nhận xét. Cánh đồng có lúc phân hóa, được triển khai thành một hệ thống các yếu tố cùng cấp độ nhưng có hướng nghĩa khác nhau: “đồng quê”, “làng quê”; “cánh 8 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi đồng”, “cánh đồng màu”, “cánh đồng lòng”, “cánh đồng người”, “cánh đồng hoang”,... và cuối cùng trở thành một tượng trưng trong kết thúc bi thảm: “Đám ma em gái trên đồng”. Cánh đồng cũng là hình tượng được chi tiết hóa, chứa hàng loạt các yếu tố thuộc cấp độ nhỏ hơn như: lúa, mùi lúa, đất, bùn non, bờ ruộng, ếch, côn trùng, tiếng sáo diều, giá thóc, giá nông phẩm,... Đó là thế giới nông thôn giản dị, thuận theo tự nhiên mà mỗi sự vật đều có đời sống tự nó và riêng mình nó. Đỗ Phương Thảo cho rằng: Khi chuyển hóa ngôn ngữ từ tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh thì biểu tượng Đồng quê về cơ bản vẫn sử dụng những biến thể chính của tác phẩm văn học mà chất liệu thông qua đó chính là hình ảnh. Tác giả bài viết còn chỉ thêm tính “lưỡng tính” của biểu tượng cánh đồng – “phần đêm và phần ngày” (theo cách nói của J.Chevalier). Cánh đồng là không gian sống tự nhiên, chốn bình yên nương náu. Trong truyện, điều này đã được khẳng định ngay trong lời giới thiệu của Nhâm như hàm ý xác nhận về nhân thân, gốc gác: “Tôi là Nhâm. Tôi sinh ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê”. Từ cánh đồng hiện hữu đã được trừu tượng hóa thành “cánh đồng lòng”, “cánh đồng người”, là nơi của “những lời rên rỉ côn trùng”, của “tiếng sáo mục đồng nhỏ nhoi, phiêu bồng”,... Trong phim, hàm ý trên được thể hiện rõ nét trong cảnh Nhâm đi bắt ếch trong đêm mưa, cảnh em Minh đọc bài thơ “Cánh đồng quê tôi” và cũng được thể hiện qua lời nhân vật Quyên: “Những ngày sống nơi đất khách quê người, chị không biết mình là ai, mình ở đâu tới nhưng bây giờ chị hiểu rằng, dù đi đâu, ở đâu, chị cũng là một phần của mảnh đất này” hay ở cuối bộ phim, cảnh Nhâm trên đường xuất ngũ với lá thư phất phơ trong làn gió của thung lũng xanh: “Tôi tên là Nhâm. Tôi thương nhớ làng quê của tôi. Và tôi sẽ trở về...”. 9 Cũng theo Đỗ Phương Thảo thì cánh đồng còn là không gian trú ngụ của bóng tối với những khuất lấp đáng buồn, của đời sống nghèo nàn. Nhân vật tôi đã không nguôi trăn trở về: “nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất – sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất – những số phận hắt hiu đầy mặt đất” và cả “cánh đồng hoang của mê muội và cái ác nhởn nhơ”, có những “bờ ngang bờ dọc lầm lạc”, chứng kiến những lần “phá sản”, “những vết sẹo” cứ đeo bám mãi lên thân phận người nông dân. Nguyễn Huy Thiệp nhìn đồng quê dưới cả hai thái cực ánh sáng và bóng tối, kết thúc truyện ngắn là một sự “vô nghĩa” của “tôi” cùng bao ngổn ngang những hoài nhớ. Hoài niệm ấy khoác lên không chỉ nhân vật tôi mà còn cả chị Ngữ, đại diện cho những con người luôn hướng tới một chân trời khác và viễn vọng – nơi có vòng cung Đông Sơn xa mờ. Khi lên phim tất cả những mặt phải, mặt trái của nông thôn làng quê Việt Nam giai đoạn vần mình thay đổi đều được chuyển tải khá trung thành như những gì đã có ở truyện ngắn. Thân phận con người nhỏ bé, liêu xiêu, lặng lẽ và chấp nhận. Đàn ông bỏ ra thành phố phiêu bạt, phụ nữ thì ở nhà sống vật vờ như cái bóng, chỉ biết đợi chờ và chờ đợi. Đỗ Phương Thảo nhận định, kết thúc phim có phần bi kịch hơn nguyên tác khi mà khép lại cảnh phim cuối cùng đã không có cánh cửa nào được mở ra cho cuộc sống nhọc nhằn của các nhân vật. Nhâm đi nghĩa vụ khi mà em gái vừa mất, mẹ vô cùng đau lòng, chị dâu vẫn mang nỗi hờn giận khôn nguôi. Nhâm đinh ninh trong dạ rằng sẽ trở về, nhưng liệu sau đó rồi sẽ ra sao? Nông thôn muôn đời với “bao tháng ngày trôi đi, bao kiếp người trôi đi, sự khéo léo của ngôn từ nào kể lại được...” liệu có khác? Tóm lại, Đỗ Phương Thảo trong bài viết của mình đã tập trung vào hình tượng cánh đồng, coi đó nhân tố chung, “là sự gặp gỡ trong nhận thức” giữa nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và nhà viết kịch – đạo diễn Đặng Nhật 10 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi Minh. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi theo lời chính đạo diễn phim thì cái giúp Thương nhớ đồng quê từ truyện lên phim không chỉ đơn thuần là hình tượng cánh đồng như trên đã dẫn mà đó chính là “không gian điện ảnh gợi cảm”, mà ở đây, theo chúng tôi, là không gian làng quê được nhà văn thổi vào luồng sinh khí rất sống động. Chúng tôi tán đồng với ý kiến của Như Hải Quỳnh: “Ngôn ngữ trong văn chương của Nguyễn Huy Thiệp gần với điện ảnh bởi sự cô đọng, có hình ảnh rõ ràng, khi đọc chúng ta nhìn thấy rõ những hình ảnh như chính bộ phim đang xem” [40]. Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư ra mắt độc giả lần đầu tiên trên báo Văn nghệ (số ra ngày 23/8/2005). Từ khi xuất hiện, truyện ngắn này đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận. Cuộc sống Nam Bộ thực tại bước vào trang sách như chính nó vốn có, đậm màu sắc địa phương, vùng miền. Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và nhà quay phim Lý Thái Dũng ban đầu lấy tên là Sông nước sau khi phát hành đổi thành Cánh đồng bất tận. Khán giả có thể cảm nhận từ những khung hình cuộc sống đồng bằng sông Cửu Long, vùng nước nổi – từ những nơi rất đẹp, lãng mạn của Cần Thơ đến vùng hoang vắng của Cà Mau, cho đến miền Tây sát biên giới Campuchia... Chuyện phim xảy ra ở miền Tây Nam Bộ, nơi có ông Võ chân chất thôn quê với đàn vịt chạy đồng, kết hôn cùng cô gái xinh đẹp có “nụ cười tỏa sáng cả khúc sông” và “làn da trắng như bông bưởi”. Tuy nhiên vợ ông chỉ là “quá giang một khúc đời rồi đi”. Hận vợ phụ tình, ông Võ đốt nhà, đưa theo hai đứa con bắt đầu cuộc sống du mục. Cuộc hành trình của các nhân vật nói lên nhiều điều. Họ chối bỏ đồng ruộng như chối bỏ quá khứ cần phải gột rửa, để rồi hết ngày này qua ngày khác tìm kiếm miếng cơm manh áo mưu sinh trên những dòng sông, những cánh đồng bất tận. Đến khi, ngay cả với đàn vịt, cánh đồng cũng hắt hủi, con người tiếp tục trên cánh đồng lưu lạc; đến khi thực sự đến độ tha hóa thì lương tâm ẩn sâu trong họ chợt bừng tỉnh. 11 Họ muốn trở về cánh đồng của ngày xưa; nhưng đó chỉ là bi kịch của sự không thành. Đoàn Ánh Dương, tác giả bài viết Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật bằng cách nhìn lại lịch sử hình thành vùng đất Nam Bộ màu mỡ của phù sa và lịch sử để thấy rằng, từ bao đời nay, người dân nơi đây phải chọn kiếp sống trôi dạt theo sông nước. Nguyễn Ngọc Tư chọn cho mình chủ đề cánh đồng, tác giả bài viết cho rằng “chị đã chọn vào cái vỉa sâu nhất của trầm tích và văn hóa vùng này, và lập tức chất người xa xưa cái tiềm thức ngủ quên ấy được đánh thức và chảy ra theo ngòi bút, đưa cánh đồng “luận đề” thành cánh đồng đời, chất thời sự thành chất vĩnh cửu bởi tính người sâu xa của nó” [7]. Còn Bùi Việt Thắng nhận định: Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nên biểu tượng cánh đồng như một biểu tượng thường thấy trong văn chương, như Cánh đồng mẹ (T. S. Aitmatop), Cánh đồng không có chân trời (Đỗ Chu), Cánh đồng lưu lạc (Hoàng Đình Quan), Cánh đồng hoang (Kịch bản phim – Nguyễn Quang Sáng)… “Cánh đồng bất tận” là những “cánh đồng không tên” hay “cánh đồng chia cắt” mà ở đó “Những cây lúa chết non trên cánh đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vào bàn tay nát vụn”. “Cánh đồng” trong Cánh đồng bất tận đâu chỉ là hình ảnh cụ thể của thiên nhiên, của không gian sinh tồn, của vài mảnh đời bấp bênh, trôi nổi mà còn có ý nghĩa biểu tượng. Trong bài viết Từ truyện ngắn đến phim, Thu Thủy trên tạp chí Điện ảnh Việt Nam cho rằng Cánh đồng bất tận có lẽ là truyện ngắn giàu chất điện ảnh nhất của Nguyễn Ngọc Tư. Cái hồn Nam Bộ trong những trang viết của nhà văn này hiện lên trong những cánh đồng mênh mông, trong mùi bùn đất, của những mùa nắng hạn, của những con kinh rạch váng phèn, trong cái hoang vắng và sâu thẳm của vùng đồng bằng chiêm trũng. Cũng trong bài viết ấy, tác giả trích lời nhà văn – nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập: “Hiếm thấy một tác phẩm văn học nào mà câu văn lại đậm tình sông nước, cuồn cuộn phù sa được miêu tả tinh 12 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi tế, trần trụi và con người, thiên nhiên Nam Bộ lại hiện lên đẹp một cách đau đớn đến thế” [41]. Những cánh đồng cha con ông Võ đi qua bao trùm một nỗi hận: nỗi hận bị vợ bỏ. Từ khi ấy, cuộc sống của ba cha con lênh đênh trên một chiếc thuyền nay đây mai đó, thỉnh thoảng dạt vào những cánh đồng cạnh dòng sông làm chòi ở tạm: Cánh đồng bất tận một màu vàng mênh mang như sóng. Cuộc sống nghèo nàn, tăm tối trên những con thuyền với cuộc hành trình trên cánh đồng bất tận cứ thế trôi đi với những nỗi cô đơn, bức xúc cùng cực về thân phận con người. Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã sáng tạo một Cánh đồng bất tận tuyệt vời vừa gần gũi vừa huyền ảo, nên thơ. Những sóng lúa vàng nghiêng ngả trải dài của đồng lúa mà Nương lẻ loi đi giữa, đồng lúa mênh mang lác đác những cây vọp xanh, ngọn khói lam chiều bay lên từ những đụn rạ trên bầu trời ảm đạm, trăng non và lác đác những ngôi sao sớm... Nhìn chung, với Cánh đồng bất tận, dường như biểu tượng cánh đồng đã ăn sâu vào tiềm thức không ít những khán giả, độc giả quan tâm tới tác phẩm này, trên cả hai lĩnh vực văn chương hay điện ảnh. Họ ưu ái cho hình ảnh tuyệt vời này, dù với Cánh đồng bất tận trên phim, cánh đồng không được thể hiện thỏa mãn như mong đợi. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi gặp gỡ của nhiều người quan tâm khi đi vào tìm hiểu truyện ngắn cũng như bộ phim cùng tên này. Mùa len trâu là tác phẩm được thực hiện bởi đoàn làm phim của ba quốc gia. Chú ý tới Mùa len trâu, dường như những người tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá về bộ phim này chủ yếu hướng sự quan tâm tới “nước”. Trên trang http://tinvanonline.org, với bài viết Nước trong phim Mùa len trâu” tác giả Mai Anh Tuấn đã chỉ ra mối quan hệ giữa nước và không gian. Nước là không gian sinh tồn. Trước hết, nước là nước lũ. Đối mặt với nước lũ tràn trề, tất cả nằm trong nước trắng xóa. Thế giới sông nước ấy như một tất yếu, đưa đẩy nhân vật Kìm đến với cuộc len trâu đầu tiên trong đời. Sự không khoan 13 dung của nước, của giông bão,...luyện cho Kìm qua những mùa đi len trâu từ một thanh niên trong sáng, thuần khiết thành một tên du đãng, không khác là bao anh chàng Rastignac trong Lão Goriot của Balzac. Ban đầu, anh ta “trong trắng như bông hoa bách hợp” bước vào xã hội Paris e dè rồi lăn lộn trong đấu trường Paris ấy. Lần thứ hai, Kìm phải đối mặt với nỗi cô đơn khi mất đi người cha. Cuộc sinh tồn của Kìm từ đây sẽ phải đối mặt với sự mênh mông như chính sự mênh mông của thế giới nước. Cuộc sinh tồn của cha Kìm cũng bắt đầu từ nước và kết thúc, mãi mãi cũng từ nước, cùng với phát hiện sự thật về việc ra đời của mình. Tất cả cộng dồn tạo nên những đổ vỡ trong tâm hồn, đông tụ thành vết thương sâu kín nhất trong lòng chàng trai trẻ. Mai Anh Tuấn còn chỉ ra với nước, đó còn là nước mưa, xuất hiện bốn lần trong phim. Mưa cho cảm giác cuộc sống con người nơi đây quá trôi nổi, phù du. Không gian sinh tồn còn thể hiện qua những địa danh được nhắc đến trong hành trình len trâu. Hình ảnh len trâu tương ứng với sự mở rộng không gian sống, gợi đến sự trở về cội nguồn. Trong không gian sinh tồn đó, như bất kỳ quy luật sống nào đều xen lẫn cái chết. Nước còn mở ra không gian sinh tồn cho những người len trâu. Thế giới của những người đàn ông là thế giới của sự đổ vỡ, là thế giới không được làm chủ bất cứ điều gì. Nước – không gian rũ mục của cái chết, cây cỏ hiện hữu cùng sinh tồn. Những cảnh quay bên trong lòng nước rất ấn tượng cùng những bí ẩn được dìm kín. Phim kết thúc với hình ảnh đục ngầu tan rửa bên trong nước “Nước lại phủ lên một thế giới rũ mục”. Nước – tái hợp và chia lìa với sự tiếp nối không gian, sự tiếp nối những cuộc đời. Điều đó bắt đầu từ lần len trâu đầu tiên của Kìm. Không gian hai thế hệ len trâu, Kìm – cha Kìm, xuất phát – trải nghiệm – kết thúc đều khép kín trong quá trình trưởng thành của họ trong thế 14 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi giới nước. Tiếp đó là những cuộc đời dựa vào những ràng buộc, liên hệ tình cảm, như cha Kìm – Kìm và con trai của Đẹt - Ban. Song hành cùng tái hợp, tính chất chia lìa được triển khai trong vòng sống của đất và người. Đó là sự chia lìa bởi cái chết, chia lìa tình cảm cha con, sự rũ mục của một phần cuộc sống như ngôi nhà, cây cỏ và ngay cả Kìm rồi cũng chia lìa tuổi thơ của mình, một sự chia lìa vĩnh viễn không thể níu lại. Qua tất cả, tác giả bài viết tổng kết: Là “không gian sinh tồn, không gian rũ mục, sự tái hợp và chia lìa, nước là một sáng tạo mới mẻ ở Mùa len trâu”. Theo chúng tôi, nếu vùng đất Nam Bộ hồn hậu, khoan dung chỉ là không gian xuất hiện rợn ngợp trong nước, ngập ngụa trong nước hẳn sẽ đem đến một cảm giác choáng ngợp và sợ hãi. Ở truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam cũng như trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể, cảm thức ấy không hề xuất hiện ở người tiếp nhận. Đó là do sự kết hợp giữa những thành phần không gian khác nhau ở vùng đất này; không chỉ chìm đắm trong làn nước mênh mông mà còn có cả cao xanh ôm ấp, có rừng tràm che bóng, có màu xanh mơn mởn của ruộng lúa... Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã từng chia sẻ: “Trong Hương rừng Cà Mau, tôi đã thấy một vẻ đẹp rất đặc biệt của không gian bị nước bao phủ”. Đó là không gian bị nước bao phủ chứ không phải một không gian chỉ có nước. Chúng tôi không nghiên cứu tác phẩm thuần túy trên câu chữ, nhưng thực tế, những khuôn hình trên phim đã chứng tỏ điều đó. Mùa len trâu không chỉ diễn tả mùa nước nổi mà một phần không nhỏ trong tác phẩm đã dành cho không gian đất và người mùa nước rút. Chúng tôi không hề phủ nhận hình tượng nước trong Mùa len trâu cùng như hình tượng cánh đồng trong Thương nhớ đồng quê và Cánh đồng bất tận đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm. Nhưng nếu cổ súy cho rằng hình tượng nước hay cánh đồng đã khắc họa đầy đủ không gian nông thôn, theo chúng tôi, đó là chưa phải là tất cả. 15 Trong cả ba truyện ngắn này, các nhà văn không dùng một chủ đích chỉ đặc tả về bối cảnh nhưng mặt khác lại tạo được cái hồn cốt cũng như cái khung tương đối sắc nét và giàu tính tạo hình. Đến phim, với lợi thế về mặt hình ảnh, không gian nông thôn với những khu biệt về vùng miền được thể hiện rõ ràng, chân thực và hiện hữu, dễ nắm bắt hơn đối với khán giả. 3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu không gian nông thôn ở cả truyện ngắn Mùa len trâu của nhà văn Sơn Nam cũng như bộ phim cùng tên của đạo diễn Nghiễm Võ Nghiêm Minh; Thương nhớ đồng quê của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm điện ảnh của nhà biên kịch – đạo diễn Đặng Nhật Minh; truyện ngắn Cánh đồng bất tận nằm trong tập truyện cùng tên được viết bởi nhà văn Nguyễn Ngọc Tư với bộ phim chuyển thể do đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình thực hiện. Trong những tác phẩm khác nhau, cách kể chuyện là không giống nhau, hơn nữa lại vô cùng phong phú nên chúng tôi đi vào một khía cạnh nhỏ để có thể thực hiện đề tài một cách tốt nhất. Đồng thời, qua đây cũng thấy được mối quan hệ khăng khít giữa văn học và điện ảnh, sự tương liên cũng như tác động lẫn nhau giữa chúng. Sóng đôi bên nhau, cả văn học và điện ảnh đều giúp tác phẩm nâng cao khả năng khuếch tán và đến với đông đảo các đối tượng tiếp nhận. Trong đề tài này, chúng tôi chú ý tìm hiểu về không gian nông thôn trong Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê và Cánh đồng bất tận trên phương diện đặc trưng của tác phẩm văn học và điện ảnh. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi xoay quanh về vấn đề không gian nông thôn ở hai loại hình tác phẩm nghệ thuật này. Về phạm vi tư liệu, chúng tôi chủ yếu dựa vào các bài viết về truyện và phim Mùa len trâu, Thương nhớ đồng quê, Cánh đồng bất tận cũng như 16 Ket-noi.com Ket-noi.com kho kho tai tai lieu lieu mien mien phi phi những bài viết về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trên các báo, tạp chí, internet và các tài liệu liên quan tới một số loại hình nghệ thuật khác. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thi pháp học - Phương pháp liệt kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp liên ngành - Phương pháp hệ thống 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn của chúng tôi gồm 3 chương lớn. Ở chương đầu tiên, chúng tôi muốn điểm qua để khái lược chung về không gian và không gian nông thôn trong các tác phẩm truyện và phim trong hệ quy chiếu của đề tài. Với nội dung như vậy, chúng tôi muốn có một con đường nhỏ dẫn vào không gian nông thôn – vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm, một cách tiện lợi nhất; qua đây bước đầu thấy được giữa một tác phẩm văn học và một tác phẩm điện ảnh chuyển thể vừa có điểm chung nhưng đồng thời cũng có không ít những dị biệt nhất định tạo nên sức cuốn hút cho mỗi loại hình. Xét một cách cặn kẽ, không gian nông thôn thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Với đề tài này, chúng tôi không thể mở rộng diện tìm hiểu được tất cả 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan