Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kinh tế, văn hóa huyện phổ yên (tỉnh thái nguyên) thế kỷ xix...

Tài liệu Kinh tế, văn hóa huyện phổ yên (tỉnh thái nguyên) thế kỷ xix

.PDF
169
636
111

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đàm Thị Uyên và PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh. Các nội dung nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả sưu tầm và xử lý từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Trong luận án sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tác giả luận án Đỗ Hằng Nga MỤC LỤC MỞ ĐẨU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp của luận án 8 6. Bố cục của luận án 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. Tổng quan nguồn tƣ liệu 10 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 15 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 15 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của người nước ngoài 24 1.2.3. Nhận xét 25 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 28 2.1. Quá trình hình thành và những thay đổi diên cách 28 2.1.1. Trước thế kỷ XIX 28 2.1.2. Thế kỷ XIX 30 2.2. Điều kiện tự nhiên 33 2.2.1. Vị trí địa lý, địa hình 33 2.2.2. Khí hậu, tài nguyên, sông núi 36 2.3. Dân cƣ 40 2.4. Truyền thống lịch sử 44 Tiểu kết chƣơng 2 50 CHƢƠNG 3: KINH TẾ HUYỆN PHỔ YÊN THẾ KỶ XIX 51 3.1. Tình hình ruộng đất 51 3.1.1. Tình hình ruộng đất theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 51 3.1.2. Tình hình ruộng đất theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 63 3.1.3. Nhận xét về tình hình ruộng đất huyện Phổ Yên thế kỷ XIX 73 3.2. Kinh tế nông nghiệp 79 3.2.1. Trồng trọt 79 3.2.2. Chăn nuôi 84 3.2.3. Khai thác lâm sản, thủy sản 86 3.2.4. Tô thuế 88 3.3. Kinh tế thủ công nghiệp 90 3.4. Kinh tế thƣơng nghiệp 98 3.4.1. Chợ làng 99 3.4.2. Bến cảng Đại Phùng 103 Tiểu kết chƣơng 3 106 CHƢƠNG 4: VĂN HÓA HUYỆN PHỔ YÊN THẾ KỶ XIX 108 4.1. Đời sống văn hóa vật chất 108 4.1.1. Nhà ở 108 4.1.2. Ẩm thực 110 4.1.3. Trang phục 113 4.2. Tín ngƣỡng và tôn giáo 115 4.2.1. Tín ngưỡng 115 4.2.2. Phật giáo 118 4.2.3. Nho giáo 121 4.3. Phong tục tập quán 127 4.3.1. Phong tục trong gia đình và dòng họ 127 4.3.2. Phong tục trong cộng đồng 132 4.4. Văn học dân gian 139 Tiểu kết chƣơng 4 145 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên thế kỷ XIX 37 Bảng 2.2. So sánh tương quan giữa số nhân đinh và diện tích ruộng đất của các địa phương trong phủ Phú Bình 41 Bảng 2.3. Số dân các tộc người thiểu số của phủ Phú Bình thế kỷ XIX 43 Bảng 3.1. Diện tích các loại ruộng đất phân bố theo xã, thôn ở Phổ Yên 52 (theo địa bạ Gia Long 4) Bảng 3.2. Quy mô sở hữu ruộng đất ở Phổ Yên (theo địa bạ Gia Long 4) 53 Bảng 3.3. So sánh bình quân ruộng đất của một số huyện trong tỉnh Thái 55 Nguyên (theo địa bạ Gia Long 4) Bảng 3.4. Phân bố ruộng đất tư ở huyện Phổ Yên (theo địa bạ Gia Long 4) 55 Bảng 3.5. Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở Phổ Yên (theo địa bạ Gia Long 4) 56 Bảng 3.6. Quy mô sở hữu ruộng đất tư theo giới tính (theo địa bạ Gia Long 4) 57 Bảng 3.7. Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở Phổ Yên theo các nhóm họ (theo 58 địa bạ Gia Long 4) Bảng 3.8. Sở hữu ruộng đất của quan viên làng xã ở huyện Phổ Yên (theo 61 địa bạ Gia Long 4) Bảng 3.9. Quy mô sở hữu ruộng đất của quan viên làng xã ở huyện Phổ 62 Yên (theo địa bạ Gia Long 4) Bảng 3.10. Diện tích các loại ruộng đất phân bố theo xã, thôn ở Phổ Yên 64 (theo địa bạ Minh Mệnh 21) Bảng 3.11. Quy mô sở hữu ruộng đất ở Phổ Yên (theo địa bạ Minh Mệnh 21) 65 Bảng 3.12. Phân bố ruộng đất tư ở huyện Phổ Yên (theo địa bạ Minh Mệnh 21) 67 Bảng 3.13. Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở Phổ Yên (theo địa bạ Minh 67 Mệnh 21) Bảng 3.14. Quy mô sở hữu ruộng đất tư theo giới tính (theo địa bạ Minh Mệnh 21) 68 2 Bảng 3.15. Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở Phổ Yên theo các nhóm họ (theo 69 địa bạ Minh Mệnh 21) Bảng 3.16. Sở hữu ruộng đất của quan viên làng xã ở huyện Phổ Yên (theo 71 địa bạ Minh Mệnh 21) Bảng 3.17. Quy mô sở hữu ruộng đất của quan viên làng xã ở huyện Phổ 71 Yên (theo địa bạ Minh Mệnh 21) Bảng 3.18. So sánh tỉ lệ các loại ruộng đất một số huyện ở Thái Nguyên 74 (theo địa bạ Minh Mệnh 21) Bảng 3.19. So sánh số thuế nộp hàng năm của Phổ Yên với các huyện khác 77 trong phủ Phú Bình Bảng 3.20. So sánh số nhân đinh, diện tích ruộng đất, ngạch thuế thóc ở 79 Thái Nguyên và Sơn Tây năm Gia Long 18 (1820) Bảng 3.21. So sánh mức tô thuế ruộng công, tư ở Phổ Yên và đồng bằng 88 Bắc Bộ Bảng 3.22. Số lượng mỏ và ngạch thuế khai mỏ ở phủ Phú Bình thế kỷ XIX 92 Bảng 3.23. So sánh lệ thuế vàng, sắt ở Phổ Yên với một số địa phương 93 trong tỉnh Thái Nguyên dưới triều Minh Mệnh (1820-1840) Bảng 3.24. Chu kỳ họp một số chợ ở Phổ Yên thế kỷ XIX 101 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các loại ruộng đất ở Phổ Yên (theo địa bạ Gia Long 4 và 73 Minh Mệnh 21) Biểu đồ 3.2. Quy mô sở hữu ruộng đất tư ở Phổ Yên (theo địa bạ Gia Long 4 và địa bạ Minh Mệnh 21) 76 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong đời sống cộng đồng của con người, kinh tế là toàn bộ hoạt động vật chất, còn văn hóa là toàn bộ hoạt động tinh thần. Giữa văn hóa và kinh tế không có ranh giới rõ ràng mà hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau, trong văn hóa luôn có yếu tố kinh tế, cũng như trong kinh tế luôn có yếu tố văn hóa. Đây là hai lĩnh vực hoạt động thiết yếu, phổ quát, tạo nên hệ thống những giá trị mang bản sắc của các cộng đồng cư dân lớn nhỏ khác nhau. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá ngày càng gia tăng, kinh tế và văn hoá được xem là hai nguồn lực lớn nhất quy định hành vi của con người, của cộng đồng. Mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: kinh tế phát triển là cơ sở để xây dựng và phát triển nền văn hóa, đồng thời văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Như thế, việc nghiên cứu diện mạo kinh tế, văn hóa của quốc gia hay từng khu vực cụ thể sẽ đem lại những hiểu biết toàn diện, góp phần kế thừa, phát huy những di sản truyền thống trong quá trình hoạch định, triển khai các chiến lược phát triển phù hợp với quốc gia, vùng miền. Nếu lịch sử dân tộc là lịch sử chung của người Việt thì mỗi địa phương lại có những sắc màu lịch sử - văn hóa riêng mà địa phương khác không có. Đó là một thực tế khách quan mang tính chất quy luật, phản ánh môi trường và điều kiện lịch sử cụ thể, thể hiện mối quan hệ vừa đấu tranh vừa hòa đồng với thiên nhiên, với xã hội trên từng địa bàn lãnh thổ. Trên mảnh đất hình chữ S giàu truyền thống, 54 dân tộc anh em trên 63 tỉnh, thành phố đã chung sống, đoàn kết cùng nhau đấu tranh giữ vững chủ quyền dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, thật là thiếu sót khi tìm hiểu lịch sử dân tộc mà không thông qua lịch sử cụ thể của từng địa phương. Phổ Yên là địa phương trung du, địa đầu phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Đây là địa bàn có “nền cảnh địa văn hóa” từ lâu đời [47, tr.34], là một phần trong không gian Tày cổ với chế độ thủ lĩnh địa phương, qua chiến lược khoan nhượng của các nhà nước quân chủ Việt Nam ngày càng trở nên gắn bó với triều đình trung ương. Đặt trong khu vực trung du miền núi phía Bắc rộng lớn, khác biệt rõ nét so với các 4 huyện lân cận như Vũ Nhai, Động Hỉ, Định Hóa, ... chịu sự chi phối phổ biến của địa hình núi cao, Phổ Yên lại thuộc nhóm địa hình đồng bằng trung du và có cộng đồng người Kinh chiếm đa số trong kết cấu cư dân. Phổ Yên là vùng chân núi. Là vùng nằm giữa đồng bằng và miền núi với vị trí kinh tế, quốc phòng quan trọng, Phổ Yên được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi có những đô thị buôn bán sầm uất, với miền núi non hiểm trở phía bắc, nơi ngã ba của con đường giao lưu với các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Vị trí địa lý khiến cho Phổ Yên trở thành vùng tiếp xúc về dân cư và kinh tế, tạo nên những biến đổi, giao thoa ngôn ngữ, giao thoa văn hóa Tày - Kinh. Tìm hiểu lịch sử của vùng đất này sẽ mang đến một hình ảnh về sự giao lưu miền xuôi, miền ngược trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời trung đại, thế kỷ XIX là thế kỷ của những biến động và phân hóa sâu sắc. Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng từ thế kỉ XVIII. Bước sang thế kỷ XIX, tình hình đất nước đầy rẫy khó khăn. Hàng loạt thách thức đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn. Các triều vua Nguyễn có nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình đất nước sau thời kỳ nội chiến phân liệt, có những thành tựu mở mang kinh tế và văn hóa nhưng không thể giải quyết được xu thế khủng hoảng của chế độ phong kiến, nhất là khi làn sóng thực dân phương Tây ngày càng đến gần. Có thể nói, toàn cục bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của vương triều phong kiến cuối cùng ở Việt Nam là đa dạng, phức tạp, mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và bảo thủ, giữa cái mạnh và cái yếu, ... Những vấn đề đa chiều này cần được nhìn nhận toàn diện và cụ thể để có đánh giá khách quan. Từ đó, nghiên cứu về một địa phương trong bối cảnh phức tạp của lịch sử dân tộc thế kỷ XIX là một việc làm cần thiết, góp phần làm sáng tỏ các vấn đề của lịch sử triều Nguyễn. Chọn “Kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) thế kỷ XIX” làm đề tài luận án tiến sĩ, tác giả hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu diện mạo của vùng đất Phổ Yên và những con người sáng tạo ra lịch sử ở đây với những nét riêng, độc đáo, cụ thể hóa, sinh động hóa bức tranh lịch sử chung của toàn dân tộc. 5 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tình hình kinh tế và văn hóa của huyện Phổ Yên ở thế kỷ XIX. Đối tượng được quan tâm trên một số khía cạnh gồm những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên thế kỷ XIX (như điều kiện địa lý tự nhiên; lịch sử hành chính; diện mạo văn hóa - xã hội trước thế kỷ XIX); chế độ sở hữu ruộng đất và tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp; bức tranh văn hóa thế kỷ XIX. Đối tượng nghiên cứu được tập trung trình bày, làm rõ ở chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: - Trong tình hình kinh tế, từ hạn chế về tư liệu địa bạ, vấn đề ruộng đất được phục dựng chủ đạo ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mệnh. Diện mạo kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp được dựng nên với những đường nét khái quát và một số dấu ấn nổi bật. - Trong tình hình văn hóa, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu vào các vấn đề nổi bật của diện mạo văn hóa Phổ Yên thế kỷ XIX như đời sống văn hóa vật chất, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, văn học dân gian, chứ không đi vào trình bày dàn trải tất cả các khía cạnh của nội hàm văn hóa nói chung. Thêm vào đó, đối với một số lĩnh vực văn hóa, vì tư liệu không cho phép sự thể hiện cụ thể về mặt thời gian, nên luận án dừng lại ở việc nêu những nét nổi bật đã được định hình mang tính truyền thống tại địa phương. Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn các tổng, xã, thôn của huyện Phổ Yên. Trong đó, tổng là đơn vị trung gian giữa huyện và xã; dưới tổng là đến xã; xã (trang, phường) là đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất. Địa giới huyện có sự thay đổi ở nửa đầu và nửa sau thế kỷ XIX. Theo sự thay đổi này, luận án tập trung nghiên cứu 6 tổng chính (Hoàng Đàm, Thượng Vụ, Thượng Kết, Thống Thượng, Vạn Phái, Nhã Luật) với 24 xã, 1 phường và 1 trang. Ngoài ra, luận án mở rộng tìm hiểu ở một số tổng mà nửa đầu thế kỷ XIX thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh, cho đến đời vua Đồng Khánh thì thuộc Phổ Yên. Đó là các tổng Tiên Thù, Tiểu Lễ, Thượng Giã. Trong một số nội dung cụ thể (như sở 6 hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, thương nghiệp hay văn hóa), luận án bước đầu tiến hành so sánh với những huyện khác (Tư Nông, Đại Từ, Động Hỉ, …) cùng thuộc về phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu về huyện Phổ Yên trong thời gian thế kỷ XIX, là thời kỳ Việt Nam có nhiều biến động về chính trị: có những cố gắng củng cố quyền lực của triều Nguyễn, có quá trình xâm lược và đặt ách bảo hộ của thực dân Pháp. Tuy nhiên, luận án giải quyết các vấn đề đặt ra về kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên chủ yếu dưới góc độ tác động của nhà nước quân chủ, chứ chưa quan tâm đến tác động từ quá trình xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp. Từ năm 1884, trong quá trình xúc tiến xâm lược các tỉnh trung du và thượng du Bắc Kỳ, thực dân Pháp đánh lên Thái Nguyên. Tuy nhiên, thực dân Pháp phải mất hơn 10 năm sau đó để tiến hành quá trình bình định phong trào kháng chiến của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên mới có thể xây dựng bộ máy thống trị ở vùng này. Như thế, đặt trong tổng thể thời gian nghiên cứu “thế kỷ XIX”, đề tài của luận án chủ yếu chịu tác động từ nhà nước quân chủ phong kiến. Mặt khác, tùy từng khía cạnh của vấn đề nghiên cứu, do nguồn tư liệu nhiều ít khác nhau, hoặc để đảm bảo tính hệ thống của vấn đề, nên luận án còn sử dụng cả những tư liệu phản ánh nội dung lịch sử trước thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích phục dựng bức tranh lịch sử kinh tế, văn hóa ở Phổ Yên thế kỷ XIX một cách chân thực, toàn diện và hệ thống, đặt cơ sở cho việc làm sáng tỏ nét đặc thù vùng miền và làm sinh động hóa các sự kiện lịch sử dân tộc có liên quan, nhiệm vụ cụ thể của luận án được đặt ra là: Khái quát về các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên thế kỷ XIX như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và sự biến đổi địa danh địa giới của huyện qua các thời kỳ lịch sử; đặc điểm dân cư và truyền thống lịch sử. Phản ánh khoa học, chân thực về diễn biến sở hữu ruộng đất của huyện Phổ Yên thế kỷ XIX, phân tích và nhận xét về tình hình ruộng đất và các thành phần kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) của huyện ở thời điểm này, 7 so sánh với một số địa phương khác trong và ngoài phủ Phú Bình, trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên cùng giai đoạn lịch sử. Khôi phục lại những nét tiêu biểu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Phổ Yên thế kỷ XIX trong tổng thể diện mạo văn hóa mang tính truyền thống ở địa phương. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tư liệu Để hoàn thành luận án, tác giả sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Một số sách sử và địa chí được biên soạn dưới thời phong kiến như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Lịch triều hiến chương loại chí, Đồng Khánh địa dư chí, … - Các thần tích, thần sắc lưu giữ ở các công trình tín ngưỡng tôn giáo, hương ước thế kỷ XIX và hương ước cải lương của các làng xã Phổ Yên, các bản gia phả dòng họ, các hồ sơ di tích lịch sử văn hóa, địa chí Thái Nguyên, … - Các văn bia và minh văn tồn tại rải rác trong các làng xã Phổ Yên, có niên đại thế kỷ XIX hoặc sớm hơn. - 19 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh 21 (1840). Đây là cơ sở quan trọng để tác giả luận án nghiên cứu và khôi phục bức tranh ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của các làng xã huyện Phổ Yên nửa đầu thế kỷ XIX. - Tác giả tiến hành các đợt thực địa tại huyện Phổ Yên và các vùng lân cận để quan sát địa hình, cảnh quan, đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân địa phương, tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa, thu thập các tư liệu truyền miệng từ lớp người cao tuổi, … Phương pháp nghiên cứu - Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và logic. Phương pháp lịch sử giúp tác giả tái hiện trung thực bức tranh kinh tế, văn hóa của Phổ Yên theo trình tự thời gian, không gian. Phương pháp logic giúp tác giả rút ra những đánh giá về bản chất, tính tất yếu, tính quy luật của 8 những chuyển biến kinh tế - văn hóa ở Phổ Yên trong bối cảnh chung của thời phong kiến. - Trong sưu tầm tư liệu và khảo sát thực địa, tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, dân tộc học thông qua việc phỏng vấn sâu với nhiều đối tượng và về nhiều vấn đề khác nhau. Công tác điền dã để sưu tầm tư liệu văn học dân gian, khảo cứu các di tích, địa danh, ... được thực hiện trên hầu khắp các địa bàn làng xã thuộc huyện Phổ Yên. Khối lượng tư liệu đã sưu tầm được tác giả phân loại theo vấn đề nghiên cứu (kinh tế, chính trị, văn hóa, ...) và theo loại hình tư liệu (thành văn, vật chất, truyền miệng, ngôn ngữ, ...) để có những phê phán sử liệu phù hợp. Trong quá trình này, nguồn tư liệu thành văn và tư liệu vật chất được sử dụng triệt để sau khi đã thẩm định mức độ tin cậy (về văn bản, về nguồn gốc, xuất xứ). Các nguồn tư liệu khác được sử dụng khi có sự xử lý, đối chiếu một cách kĩ lưỡng. Đối với tư liệu địa bạ phục vụ cho việc phục dựng tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở chương 3, luận án áp dụng phương pháp thống kê trong việc xử lý 19 địa bạ lập vào năm 1805 và 13 địa bạ lập vào năm 1840 để đi sâu nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp định lượng trong tổng hợp, phân tích và xử lý các thông tin từ địa bạ thành hệ thống bảng biểu, kế thừa và so sánh với kết quả nghiên cứu địa bạ của một số huyện trong phủ Phú Bình và tỉnh Thái Nguyên. 5. Đóng góp của luận án Về mặt tư liệu, nét nổi bật là luận án lần đầu tiên xử lý triệt để 19 địa bạ Gia Long 4 và 13 địa bạ Minh Mệnh 21 của các làng xã Phổ Yên, so sánh với các số liệu thống kê của một số địa phương khác trong và ngoài phủ Phú Bình, trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên cùng vào hai thời điểm 1805 và 1840. Luận án đi sâu phân tích phần ruộng đất tư hữu trên nhiều góc độ: từ ruộng đất tư hữu ở từng thời điểm đến sự thay đổi của ruộng đất tư hữu qua các triều vua, từ cái nhìn tổng quan đến sự sở hữu phân theo dòng họ, theo địa vị chính trị, theo giới tính, theo nguồn gốc dân cư, ... Căn cứ vào những số liệu cụ thể được xử lý, luận án rút ra những kết luận về tình hình sở hữu ruộng đất và sự biến đổi của các loại hình sở hữu ruộng đất ở Phổ Yên thế kỷ XIX, làm rõ một vài vấn đề lịch sử triều Nguyễn có liên quan. 9 Về mặt nội dung, trên cơ sở khai thác tối đa nguồn tư liệu địa phương, luận án khôi phục một cách hệ thống và cụ thể về tình hình kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên thế kỷ XIX. Luận án không hướng tới việc bao quát mọi khía cạnh của vấn đề, mà đi sâu tìm hiểu về những nét cơ bản nhất, đặc trưng nhất trong các lĩnh vực nêu trên. Dưới góc độ nghiên cứu làng xã, luận án góp thêm một công trình nghiên cứu về làng xã vùng trung du nói riêng và làng xã Việt Nam nói chung. Từ kết quả nghiên cứu, nhìn nhận rõ hơn về những nét chung cũng như tính đa dạng, đặc thù của làng xã Việt Nam truyền thống. Dưới góc độ nghiên cứu vùng miền, luận án góp phần vào việc làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử - văn hóa của khu vực miền núi phía Bắc trong bối cảnh chung của lịch sử dân tộc thế kỷ XIX. Luận án là tài liệu tham khảo, cung cấp tư liệu có tính hệ thống cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương. Kết quả nghiên cứu của luận án góp thêm những luận chứng phục vụ công tác hoạch định và triển khai các chính sách kinh tế - văn hóa của huyện Phổ Yên (từ năm 2015 là thị xã Phổ Yên) trên cơ sở khai thác những lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và nền tảng kinh tế - văn hóa truyền thống. Từ nội dung luận án, cư dân địa phương có thể thấy được những giá trị bản sắc tốt đẹp của quê hương để tự hào, gìn giữ, phát triển; đồng thời khắc phục các hạn chế trong đời sống hiện tại. Như thế, luận án đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền tại địa phương. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (7 trang), Kết luận (5 trang), Danh mục Tài liệu tham khảo (gồm 200 đề mục được sắp xếp theo thể loại) và Phụ lục (gồm một số bản đồ, bản sao chụp tư liệu, hình ảnh), nội dung luận án được bố cục thành 4 chương với tên chương lần lượt như sau: Chương 1: Tổng quan về nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu (18 trang) Chương 2: Khái quát về địa bàn nghiên cứu (23 trang) Chương 3: Kinh tế huyện Phổ Yên thế kỷ XIX (57 trang) Chương 4: Văn hóa huyện Phổ Yên thế kỷ XIX (38 trang) 10 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nguồn tƣ liệu Một là, một số sách sử và địa chí được biên soạn dưới thời phong kiến đã được dịch ra tiếng Việt như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Lịch triều hiến chương loại chí, Đồng Khánh địa dư chí, … Đại Nam thực lục là bộ chính sử lớn và quan trọng của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909). Bộ sách được viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên. Trong đó, Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (1777). Tổng tài của Đại Nam thực lục tiền biên là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn. Đại Nam thực lục chính biên ghi chép về lịch sử triều Nguyễn từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia làm nhiều kỷ, mỗi kỷ là một đời vua. Như vậy, đây là bộ sử ghi chép về toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Nghiên cứu về tình hình kinh tế, văn hóa huyện Phổ Yên, qua việc biên niên sự việc xảy ra dưới các triều vua, Đại Nam thực lục cho biết một số mặt về chính trị, kinh tế, quốc phòng như những chính sách của nhà nước quân chủ với vùng Thái Nguyên nói chung (việc cắt đặt quan lại, tha thuế, điều binh, ...); các năm được mùa, mất mùa; đấu tranh của nhân dân địa phương; quá trình bảo vệ biên giới phía Bắc khỏi hoạt động cướp phá của tàn quân khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc dạt sang tìm nơi trú ẩn: các nhóm giặc Cờ, nhóm Tam Đường, ... Hoạt động của những nhóm này và việc điều binh chống giặc của nhà Nguyễn có nhiều hoạt động diễn ra trên đất Phổ Yên, ... Đồng Khánh địa dư chí - bộ địa chí gồm 25 tỉnh từ Cao Bằng đến Bình Thuận theo quy định của Hiệp ước Patenôtre (1884) - là tác phẩm quan trọng trong di sản Hán Nôm Việt Nam do Quốc sử quán triều Nguyễn hoàn thành vào các năm 11 1886-1887 dưới thời vua Đồng Khánh. Ngô Đức Thọ - Nguyễn Văn Nguyên Philippe Papin dịch và chú thích, nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Đây là công trình đồ sộ về sử liệu học và địa lý học lịch sử. Trong phần tỉnh Thái Nguyên, từ trang 796 đến trang 798, cuốn sách đề cập cụ thể đến huyện Phổ Yên ở các khía cạnh: địa giới hành chính, đơn vị hành chính (các tổng, xã, phường trực thuộc); các điều kiện tự nhiên của huyện như sản vật, núi sông, danh thắng, đường đi, mỏ sắt, diện tích ruộng đất; số thuế ruộng, thuế đinh hàng năm; số dân sinh sống và các tộc người trong huyện; phong tục của các cộng đồng cư dân tại địa phương. Đây là những ghi chép giá trị để tác giả luận án khai thác và đối sánh với các nguồn tư liệu khác. Đại Nam nhất thống chí là sách địa lý chính thức của triều đình nhà Nguyễn do Quốc sử quán biên soạn từ năm 1865 đến năm 1910. Đây là bộ tổng tập đầy đủ địa chí các tỉnh và các đơn vị hành chính tương đương của nước Đại Nam nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong Đại Nam nhất thống chí tập 4 do nhà xuất bản Thuận Hóa ấn hành năm 1997, phần ghi chép về tỉnh Thái Nguyên ở các trang từ 153 đến 182 của sách. Với dung lượng 30 trang viết về tỉnh Thái Nguyên, cuốn sách đã tổng hợp những ghi chép tường tận về các mặt cương vực, lãnh thổ, hình thế, phong tục, cổ tích, ... cho đến ruộng đất, hộ khẩu, nhân vật của tỉnh và các phủ, châu, huyện trong tỉnh. Huyện Phổ Yên được đề cập trực tiếp trong phần Dựng đặt và diên cách (tr.156-157) và tản mạn trong những ghi chép về Hình thế, phong tục, núi sông, cửa quan, đò cầu, chợ và phố, thổ sản, ... (tr.161-182). Đại Nam nhất thống chí cung cấp những tư liệu giá trị trong việc phục dựng bối cảnh Phổ Yên thế kỷ XIX không những về địa lý mà phần nào cả về lịch sử kinh tế, chính trị, văn học nghệ thuật. Loại tư liệu này được khai thác và sử dụng một cách triệt để trong quá trình giải quyết và trình bày các nội dung của luận án. Hai là, các văn bia, minh văn, các bản thần tích, thần sắc, hương ước được khai thác ở địa phương. Văn bia tồn tại rải rác trong các làng xã Phổ Yên, gắn với các công trình tín ngưỡng tôn giáo (đình, đền, chùa, nhà thờ họ). Nhiều bia có phần văn khắc mờ, không đọc được. Số có thể khai thác nội dung gồm 18 văn bia có niên đại thế kỷ XIX hoặc sớm hơn. Trong đó, có 2 văn bia (ở đình Phù Hương và chùa Hương Ấp) chữ mờ không rõ niên đại. Số còn lại gồm 01 văn bia lập dưới triều Vĩnh Tộ (1620), 12 01 văn bia lập dưới triều Chính Hòa (1698), 01 văn bia lập dưới triều Long Đức (1734), 01 văn bia lập dưới triều Vĩnh Hựu (1736), 01 văn bia lập dưới triều Cảnh Hưng (1784), 04 văn bia lập dưới triều Gia Long, 02 văn bia lập dưới triều Minh Mệnh, 03 văn bia lập dưới triều Tự Đức, 02 văn bia lập dưới triều Thành Thái. Về mặt nội dung, ngoài một bia văn chỉ là Phối hưởng bi được lập năm Thành Thái 3 (1891) ghi công đức của tập thể môn sinh góp công xây dựng nhà trường, thờ phụng các thầy giáo ở địa phương; còn lại phần lớn là các bia hậu, ghi chép về những hoạt động xung quanh tục lập Hậu như các khoản tiền hay ruộng do Hậu bỏ ra, hình thức gửi giỗ, cách thức cúng giỗ, … Nội dung trong văn bia hậu tuy không nhiều, nhưng khi đặt chúng trong từng khu vực hành chính của Phổ Yên và trong từng thời điểm lịch sử cụ thể của thế kỷ XIX thì sẽ cho những thông tin có giá trị. Luận án khai thác hệ thống bia hậu để hiểu về tập tục cúng hậu, lập hậu và tác động của nó đối xã hội Phổ Yên thế kỷ XIX; tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa Phổ Yên trong những thời điểm nhất định, ... Các bản thần tích lưu giữ tại các điểm di tích ở địa phương. Thần tích xã Hoàng Đàm (Thái Nguyên tỉnh, Phổ Yên phủ, Hoàng Đàm tổng các xã thần tích), gồm sự tích Phạm Cự Lượng (Hồng Thánh Khuông Quốc Trung Vũ tá trị đại vương) thời Lý Thái Tông và sự tích Trương Hống, Trương Hát (Đại Đương giang hộ quốc Khước Địch đại vương) triều Triệu Việt Vương. Thần tích xã Xuân Trù tổng Tiên Thù chép sự tích Cao Sơn Hiển ứng đại vương, Quý Minh Hiển ứng đại vương triều Hùng Duệ Vương do Nguyễn Bính soạn năm 1572. Thần tích xã Thượng Giã 41 trang do Nguyễn Bính soạn năm 1572 về sự tích Quý Minh đại vương. Thần tích đền Đan Hà năm sao năm Vĩnh Hựu 2 (1736) gồm sự tích Cao Sơn, Quý Minh và Tam Ty Quá Giang. Thần tích xã Cải Đan sao lại năm Cảnh Hưng 10 (1749) về sự tích Dương Tự Minh. Thần tích xã Phù Lôi tổng Thượng Giã 12 trang chữ Hán, sao năm Tự Đức 3 (1850) gồm sự tích Trương Hống (Như Nguyệt Khước Địch đại vương), Trương Hát (Nam Bình Giang uy địch đại vương) triều Triệu Việt Vương. 26 thần sắc lưu giữ tại các công trình tín ngưỡng tôn giáo ở Phổ Yên, trong đó đời vua Thiệu Trị (7 sắc phong), đời vua Tự Đức (4 sắc phong), đời vua Đồng Khánh (2 sắc phong), đời vua Duy Tân (2 sắc phong), đời vua Khải Định (11 sắc phong). Đây những đạo sắc do các triều vua Nguyễn ban cho các làng xã ở Phổ Yên 13 trong việc thờ phụng tại địa phương. Nội dung phản ánh sự tích các vị thần, được biên soạn bằng chữ Hán với những sự kiện lịch sử đan xen chuyện kể dân gian. Các vị thần được sắc phong phổ biến là Mạnh Điền Quốc Vương (một người nông dân địa phương tham gia lực lượng của Phù Đổng), Phù Đổng Thiên Vương, Dương Tự Minh và hai công chúa Diên Bình, Thiều Dung. Di sản Hán Nôm nói trên là những tư liệu quý, có tác dụng làm cơ sở phục vụ việc tra cứu, đối sánh, xác minh những ký ức dân gian tản mạn, phục dựng về một số mặt kinh tế, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Hương ước thế kỷ XIX và hương ước cải lương của các làng xã Phổ Yên, các bản gia phả dòng họ, các hồ sơ di tích lịch sử văn hóa, địa chí Thái Nguyên, … Các bản hương ước cải lương ở Phổ Yên được lập vào các năm 1932, 1937 và 1942, tuy thuộc nửa đầu thế kỷ XX nhưng vẫn có giá trị trong việc giải quyết các vấn đề của luận án. Cơ sở của việc sử dụng nội dung hương ước cải lương vào luận án này là: thứ nhất, trong nội dung hương ước cải lương phản ánh nhiều nét phong tục, lễ nghi mang tính truyền thống, đã tồn tại qua nhiều đời ở địa phương; thứ hai, trong cấu trúc hai phần (chính trị và tục lệ) được hương ước cải lương trình bày khá rõ ràng, thì nội dung về tục lệ là lớp sử liệu không chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động của mối quan hệ với chính quyền thực dân, có tính tin cậy cao. Từ đó, hương ước cải lương được tác giả khai thác, sử dụng để thực hiện hồi cố và phục dựng bức tranh văn hóa truyền thống của thế kỷ XIX. Ba là, 19 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh 21 (1840). Địa bạ là sổ ghi chép, thống kê về ruộng đất của các làng xã trên cơ sở sự khám đạc và xác nhận của chính quyền. Tiếp cận tư liệu vùng Phổ Yên, luận án khai thác được 19 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) và 13 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh 21 (1840). Đặt tương quan với số làng xã của Phổ Yên nửa đầu thế kỷ XIX là 26 (24 xã, 1 phường và 1 trang), số địa bạ thu thập được đảm bảo tỉ lệ mang tính đại diện: năm Gia Long 4 (19/26 = 73%), năm Minh Mệnh 21 (13/26 = 50%). Từ đó, luận án không chọn mẫu mà tiến hành xử lý toàn bộ 32 đơn vị địa bạ. Các địa bạ này đều viết bằng chữ Hán. Nội dung địa bạ tập trung vào các vấn đề cơ bản, gồm: xác định địa phận của làng xã (tên gọi, vị trí hành chính, giáp 14 giới); kê khai diện tích ruộng đất của làng xã; kê khai từng thửa ruộng đất; phần xác nhận mang tính thủ tục hành chính. Đối với 32 địa bạ này, luận án sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý và khai thác nội dung. Trên cơ sở đó, mọi thông tin về tổng diện tích ruộng đất công tư cũng như diện tích từng loại ruộng đất trong đó, diện tích từng thửa ruộng tính theo chủ sở hữu đều được sử dụng để giải quyết nội dung của luận án. Khi tiến hành phân tích tính chất sở hữu của các chủ ruộng tư, luận án còn phân loại các chủ sở hữu theo giới tính (nam, nữ), theo nhóm họ, theo quê quán (chính canh, phụ canh), theo địa vị chính trị (quan viên, bạch đinh). Như thế, nguồn tư liệu địa bạ không chỉ được sử dụng để trực tiếp giải quyết vấn đề ruộng đất (ở chương 3 của luận án) mà còn được xử lý chi tiết để giải quyết một số vấn đề gián tiếp liên quan như bộ máy chính quyền với những danh chức ghi trong địa bạ, tổ chức và đời sống làng xã, tín ngưỡng tôn giáo ở nông thôn Phổ Yên (ruộng đình, đền, chùa), quan hệ cộng đồng huyết thống và láng giềng, ... ở chương 4 của luận án. Có thể nói, số địa bạ trên là tư liệu đặc biệt giá trị trong nghiên cứu phục dựng làng xã truyền thống ở Phổ Yên nói chung. Mỗi địa bạ mô tả sinh động, toàn cảnh về bức tranh của một làng cụ thể. Ngoài ra, luận án tiến hành đối sánh với những thông tin về địa bạ của một số địa phương trong và ngoài phủ Phú Bình, trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên đã được các nhà nghiên cứu xử lý và công bố. Bốn là, các tư liệu khảo sát điền dã. Tác giả tiến hành nhiều đợt thực địa tại huyện Phổ Yên và các vùng lân cận. Tư liệu thu thập được bao gồm đặc điểm địa hình, cảnh quan; những thông tin về biến đổi hành chính qua các thời kỳ của huyện Phổ Yên nói chung và các làng xã ở Phổ Yên nói riêng; đời sống kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa (vật chất, tinh thần) của nhân dân địa phương. Những tư liệu này do chính quyền địa phương và lớp người cao tuổi cung cấp. Trong đó, có những tư liệu giá trị như các câu chuyện về đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân, gia phả, tục lệ, câu đối ở các tư gia thuộc các dòng họ lớn như họ Trần ở Vân Trai, họ Phạm ở Phù Lôi, họ Nguyễn ở Thanh Thù, ... Tư liệu truyền khẩu cho thấy nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống in đậm trong ký ức dân gian. Ký ức dân gian này được sử dụng sau khi có sự so sánh, đối chiếu với những 15 dấu tích vật chất, văn tự (văn bia, minh văn, hương ước, ...) còn lại ở địa phương, cho phép phục dựng những nét tiêu biểu trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Phổ Yên trong thế kỷ XIX. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Một công trình có đối tượng nghiên cứu là huyện Phổ Yên trong thời gian giới hạn thế kỷ XIX, từ trước đến nay chưa được thực hiện. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến nó một cách trực tiếp hay gián tiếp trong những công trình được xuất bản chính thức. Dưới góc độ nghiên cứu chuyên sâu về tình hình kinh tế - văn hóa dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX. Những năm qua, đã có nhiều chuyên khảo nghiên cứu chuyên sâu về tình hình kinh tế - văn hóa dưới triều Nguyễn nói chung và kinh tế - văn hóa của một địa phương cụ thể giai đoạn thế kỷ XIX nói riêng. Những kết quả nghiên cứu này ít nhiều có liên quan và trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc thực hiện đề tài luận án. Có thể kể ra đây một vài công trình tiêu biểu về vấn đề ruộng đất. Tác giả Vũ Huy Phúc với cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1979; tác giả Vũ Văn Quân với Luận án tiến sĩ lịch sử Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX bảo vệ tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1991; năm 1997, nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) xuất bản cuốn sách của các tác giả Trương Hữu Quýnh, Đỗ Bang (chủ biên) với đề tài Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, ... Trong cuốn Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, tác giả Vũ Huy Phúc đã vạch ra bản chất chính sách ruộng đất của nhà nước thời Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất hình thành từ chính sách đó, tác động và hậu quả của chính sách đối với yêu cầu phát triển của lịch sử, cũng như đối với đời sống vật chất và ý thức đấu tranh giai cấp của nông dân Việt Nam. Trong Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX của Vũ Văn Quân, tác giả đã phác thảo lại tình hình ruộng đất và hiện trạng kinh tế nông nghiệp Việt Nam nửa 16 đầu thế kỷ XIX. Tác giả Nguyễn Thị Thu Lương khai thác địa bạ của 124 làng xã để trình bày và phân tích những nét cơ bản trong tình hình ruộng đất của Nam Bộ qua nội dung luận án “Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XIX”. Viết về vấn đề kinh tế thế kỷ XIX, có nhiều chuyên khảo của các tác giả trên cả nước như Nguyễn Thế Anh với nghiên cứu về Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn được nhà xuất bản Lửa thiêng (Sài Gòn) xuất bản năm 1971; Vũ Huy Phúc với Thủ công nghiệp Việt Nam (1858 - 1945) xuất bản năm 1996 (nhà xuất bản Khoa học Xã hội). Hai tác giả Bùi Thị Tân, Vũ Huy Phúc với Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ Việt Nam dưới triều Nguyễn xuất bản năm 1998 (nhà xuất bản Thuận Hóa); Đỗ Bang với Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy Nhà nước triều Nguyễn - những vấn đề đặt ra hiện nay xuất bản năm 1998 (nhà xuất bản Thuận Hóa); Nguyễn Văn Khánh với Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 - 1945) xuất bản năm 2000 (nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội), … Các chuyên khảo kể trên hoặc đề cập đến diện mạo chung của kinh tế xã hội, hoặc chỉ đề cập đến một số lĩnh vực trong kinh tế Việt Nam thế kỷ XIX. Các nghiên cứu đã cho một hình dung khá rõ ràng về mô hình cơ cấu kinh tế của cả nước thời kỳ phong kiến và sự chuyển đổi từng bước sang mô hình cơ cấu kinh tế thuộc địa ở cuối thế kỷ. Từ đó, có những liên hệ tới đời sống vật chất của người dân Việt Nam dưới các triều vua Nguyễn. Nhìn chung, vấn đề ruộng đất và kinh tế thế kỷ XIX trước giờ chủ yếu được tập trung nghiên cứu ở địa bàn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh miền núi và trung du (trong đó có tỉnh Thái Nguyên, phủ Phú Bình và huyện Phổ Yên) chưa được nghiên cứu nhiều. Cuốn Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới do nhà xuất bản Đại học Sư phạm ấn hành năm 2005 tập hợp bài viết của nhiều tác giả về những vấn đề đa dạng trong lịch sử triều Nguyễn. Bố cục nội dung sách gồm 3 phần: Phần I Một số yêu cầu về phương pháp luận trong nghiên cứu và dạy học lịch sử thời Nguyễn, Phần II Một số vấn đề lịch sử thời Nguyễn, Phần III Về phương pháp dạy học lịch sử thời Nguyễn. Với hơn 700 trang, cuốn sách cho phép dựng nên bức tranh tổng quát, đa chiều về diện mạo Việt Nam - Đại Nam thế kỷ XIX: từ những vấn đề của nhà nước phong kiến độc lập nửa đầu thế kỷ (hành chính, khai hoang, thuế, ngoại giao, …) 17 đến những vấn đề trong quá trình từng bước mất độc lập, chủ quyền (xu hướng canh tân, vai trò của triều đình trong kháng chiến, phong trào Cần Vương, …). Bên cạnh đó, sách cũng cung cấp tư liệu về một vài địa phương và vùng địa lý cụ thể (Thái Bình, Cao Bằng, Thanh Hóa, Tây Bắc, Tây Nguyên, ...). Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình dưới hình thức các sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, bài báo khoa học, báo cáo hội thảo, ... trình bày cụ thể về tình hình kinh tế, văn hóa của một địa phương cụ thể ở thế kỷ XIX. Cuốn Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam của Đàm Thị Uyên do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 2007. Cuốn sách gồm 2 chương. Sau chương 1 Khái quát các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, nội dung trọng tâm của sách tập trung ở chương 2 Chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số (từ thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XIX). Ở chương này, tác giả đã trình bày chính sách dân tộc thời trung đại ở Việt Nam theo thế thứ các triều đại, từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn, chia làm 5 mục. Mục V Chính sách dân tộc của nhà Nguyễn, tiểu mục 3 Chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc (tr.150-167), cuốn sách đi vào làm rõ những nét riêng trong chính sách với miền núi phía Bắc, cũng như phác họa nguyên nhân đưa đến sự hình thành chính sách dân tộc của nhà Nguyễn thế kỷ XIX. Cuốn sách liên tiếp đề cập đến Thái Nguyên như một bộ phận chịu tác động từ các chính sách chính trị, chính sách kinh tế - tài chính, chính sách văn hóa - giáo dục của nhà Nguyễn cùng với các xứ khác như Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, ... Cuốn sách không đi vào trình bày chính sách cụ thể tác động đến các đơn vị hành chính dưới tỉnh. Huyện Phổ Yên được đề cập đến ở trang 154 khi nói về việc chọn người tài năng cần cán bổ làm quan thay cho chế độ tập quản trước đây. Một phần quan trọng của mục V là tiểu mục 4 Nhận xét, tác giả đi vào trình bày và phân tích những kết quả đạt được từ chính sách dân tộc của triều Nguyễn, không chỉ đối với sự tồn tại của triều đại thống trị mà còn đối với nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tình hình kinh tế - văn hóa dưới triều Nguyễn thế kỷ XIX nói trên đã cung cấp nhiều tư liệu và luận điểm giá trị, làm cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu về từng địa phương cụ thể trong bối cảnh lịch sử chung của cả nước.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan