Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại h...

Tài liệu Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học an ninh nhân dân

.PDF
107
700
138

Mô tả:

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông tin sử dụng trong bản luận văn là hoàn toàn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại trường Đại học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác giả thu thập một cách khách quan, đáng tin cậy thông qua việc tiến hành khảo sát 583 sinh viên khóa D21 trường Đại học An ninh nhân dân. Người cam đoan Nguyễn Minh Châu 4 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu, các Phòng ban trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập và nghiên cứu. - Ban Giám hiệu, các Phòng ban, các Khoa, quý thầy cô, các đồng nghiệp và sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. - Quý thầy, cô đã giảng dạy, hướng dẫn, góp ý khoa học cho lớp Cao học tâm lý K21. - PGS.TS Đoàn Văn Điều, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Các anh chị cùng khóa học, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này. Nguyễn Minh Châu K21 - Cao học Tâm lý - Đại học SP TPHCM 5 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 9 Chương 1 ................................................................................................................. 15 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 15 1.1.1 Tài liệu nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .......................... 15 1.1.2 Tài liệu trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .......................... 17 1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu...................................... 19 1.2.1 Kỹ năng .......................................................................................................... 19 1.2.2 Thích ứng ....................................................................................................... 19 1.2.3 Kỹ năng thích ứng ......................................................................................... 21 1.2.4 Môi trường học tập của sinh viên đại học................................................... 21 1.2.4.1 Sinh viên đại học ......................................................................................... 21 1.2.4.2 Học tập ......................................................................................................... 24 1.2.4.3 Môi trường học tập của sinh viên đại học ................................................. 26 1.3 Lý luận về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường ĐHANND.................................................................................... 27 1.3.1 Sinh viên an ninh ........................................................................................... 27 1.3.2 Đặc điểm môi trường học tập của sinh viên An ninh ................................ 29 1.3.3 Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên An ninh .......... 33 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học An ninh nhân ............................... 38 Chương 2 ................................................................................................................. 41 2.1 Thể thức và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 41 2.1.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 41 2.1.2 Dụng cụ nghiên cứu....................................................................................... 41 2.1.3 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 44 6 2.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 44 2.2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên năm nhất về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập........................................................................................... 45 2.2.1.1 Hiểu biết chung của sinh viên năm nhất về kỹ năng thích ứng với môi trường học tập ................................................................................................. 45 2.2.1.2 Hiểu biết của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập ......................................................................... 47 2.2.1.3 Đánh giá của sinh viên năm nhất về vai trò của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập........................................................................................... 49 2.2.1.4 Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm nhất .................................................................................... 51 2.2.1.5 Hiểu biết của sinh viên đối với kỹ năng thích ứng với môi trường học tập theo khối thi, đối tượng và giới tính ............................................................... 53 2.2.2 Thực trạng mức độ biểu hiện của sinh viên năm nhất với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập .................................... 58 2.2.2.1 Mức độ biểu hiện của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận của kỹ năng thích ứng với môi trường học tập................................................................ 58 2.2.2.2 So sánh biểu hiện của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận theo khối thi, đối tượng và giới tính .............................................................................. 68 2.2.2.3 Tương quan giữa mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện của sinh viên đối với các kỹ năng bộ phận .......................................................................... 72 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất......................................................... 73 2.3.1 Yếu tố nhà trường ......................................................................................... 74 2.3.2 Yếu tố giáo viên và cán bộ quản lý .............................................................. 75 2.3.3 Yếu tố bản thân sinh viên ............................................................................. 77 2.3.4 Yếu tố gia đình ............................................................................................... 78 7 2.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc hình thành kỹ năng thích ứng với môi trường học tập........................................................................................... 80 2.4.1 Nhóm biện pháp đối với nhà trường ........................................................... 80 2.4.2 Nhóm biện pháp đối với cán bộ, giảng viên ................................................ 82 2.4.3 Nhóm biện pháp đối với bản thân sinh viên ............................................... 85 2.4.4 Nhóm biện pháp đối với gia đình sinh viên ................................................ 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 96 Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................... 96 Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................... 97 8 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHANND : Đại học An ninh nhân dân SV : Sinh viên KN : Kỹ năng TƯ : Thích ứng MTHT : Môi trường học tập 9 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Bất kỳ sự vật nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải không ngừng thay đổi, hoàn thiện nhằm TƯ với môi trường. Con người là một sinh vật cũng không nằm ngoài quy luật này. Đề tồn tại và phát triển, con người phải TƯ với các thay đổi của môi trường sống bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Nếu không TƯ được, tất yếu con người sẽ bị tụt hậu, không phát triển hoặc thậm chí không thể tồn tại trong môi trường mới. Do vậy, việc tìm hiểu sự TƯ của con người với môi trường là hết sức cần thiết. Học tập là một hình thức hoạt động tích cực, không thể thiếu của con người nhằm thích nghi, tồn tại và phát triển. Thông qua học tập, con người chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm xã hội – lịch sử của loài người đã được tích lũy qua nhiều thế hệ, hình thành các giá trị cho riêng mình. Tuy nhiên, hoạt động học tập của con người không phải là một hoạt động đơn giản, dễ dàng, nó luôn chịu sự chi phối, tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. MTHT, bao gồm toàn bộ các yếu tố bên ngoài có liên quan đến hoạt động học tập của cá nhân, được xem là một trong nhóm các yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đến kết quả của quá trình học tập. Nếu như người học TƯ nhanh, tốt với MTHT thì họ sẽ phát huy được ưu điểm và gặt hái được kết quả cao trong học tập. Ngược lại, việc chậm hoặc kém TƯ với MTHT sẽ khiến người học trở nên thụ động và đạt kết quả thấp trong học tập. Đối với SV năm thứ nhất, để phát triển, xây dựng và hoàn thiện nhân cách, hình thành bước đầu kinh nghiệm cho tương lai, họ phải tiến hành hoạt động học tập với sự làm quen, TƯ với một môi trường học tập hoàn toàn mới so với ở bậc phổ thông. Việc thay đổi MTHT đã đặt SV năm thứ nhất nói chung, SV năm thứ nhất trường ĐHANND nói riêng, vào vị trí buộc phải TƯ để phát triển. Phần lớn SV năm thứ nhất trường ĐHANND là học sinh thực hiện bước chuyển tiếp từ MTHT phổ thông sang MTHT ở bậc đại học với rất nhiều khác biệt về 10 khối lượng, nội dung tri thức, phương pháp giảng dạy. Ngoài ra, trường ĐHANND là một trường thuộc khối lực lượng vũ trang, nên SV sẽ gặp nhiều điều mới lạ và khác biệt hơn do phải sống nội trú và thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: vừa học tập kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, vừa rèn luyện sức khoẻ, học tập những kiến thức quân sự, thực hiện điều lệnh, điều lệ, kỷ luật nghiêm minh của lực lượng vũ trang. Những sự khác biệt này đòi hỏi SV năm thứ nhất trường ĐHANND phải có sự nỗ lực cao nhằm TƯ với MTHT. Thực tiễn cho thấy, không ít SV an ninh đã nhanh chóng TƯ, hòa nhập với môi trường đại học rất tự tin, khẳng định vị thế của mình, và đa số là SV khá, giỏi. Một số khác có sự TƯ chậm hơn, thậm chí cá biệt cũng có một vài trường hợp chưa thực sự TƯ với MTHT tại trường ĐHANND. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ KN TƯ với MTHT của SV. Ngoài ra, việc giúp SV năm nhất nhanh chóng TƯ với MTHT là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Do vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học An ninh nhân dân”. 2 Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng biểu hiện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất trường ĐHANND, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất tại trường ĐHANND. 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài có liên quan đến KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất. 3.2 Khảo sát thực trạng biểu hiện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất tại trường ĐHANND. 11 3.3 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN TƯ với MTHT, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN TƯ MTHT của SV năm thứ nhất tại trường ĐHANND. 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất trường ĐHANND. 4.2 Khách thể nghiên cứu: SV năm thứ nhất trường ĐHANND. 5 Giả thuyết khoa học - Mức độ biểu hiện KN TƯ của SV năm thứ nhất trường ĐHANND có sự khác biệt đối với từng nhóm đối tượng. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KN TƯ của SV năm thứ nhất trường ĐHANND. 6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Về địa bàn nghiên cứu: Trường ĐHANND. 6.2 Về thời gian: từ tháng 2/2012 đến tháng 8/2012. 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1 Mục đích Xác lập cơ sở phương pháp luận cho quy trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 7.1.2 Nội dung 12 - Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KN TƯ với MTHT, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ trong việc nghiên cứu thực trạng biểu biện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất. - Phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình nghiên cứu trước, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Xác lập cơ sở lý luận cho việc chọn lựa và thiết lập công cụ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 7.1.3 Cách thực hiện Phương pháp này được thực hiện thông qua các quá trình như phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu nhằm sắp xếp những tri thức về môi trường, MTHT, SV, KN, TƯ và KN TƯ… để xác định những cơ sở lý luận cần thiết cho đề tài. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu KN TƯ với MTHT của SV năm nhất biểu hiện ở các mặt: nhận thức, thái độ và mức độ thực hiện. - Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến KN TƯ với MTHT của SV năm nhất trường ĐHANND. 7.2.2 Nội dung nghiên cứu Xây dựng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu: - Mức độ nhận thức của SV về KN TƯ với MTHT của SV năm nhất. - Mức độ biểu hiện của SV năm nhất về các KN bộ phận của KN TƯ với MTHT. - Các yếu tố ảnh hưởng đến KN TƯ với MTHT của SV năm nhất trường ĐHANND. 7.2.3 Các phương pháp nghiên cứu 13 Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp còn lại là phương pháp hỗ trợ. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phương pháp chủ yếu của đề tài) * Mục đích: + Thu thập một số thông tin về bản thân khách thể nghiên cứu. + Điều tra nhận thức, thái độ, ý thức rèn luyện và mức độ biểu hiện của SV năm nhất đối với KN TƯ với MTHT. + Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển KN TƯ với MTHT của SV năm nhất. * Cách tiến hành: + Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu đáo về phương tiện, điều kiện không gian và thời gian. + Trước khi lấy ý kiến, chúng tôi thông báo đầy đủ rõ ràng mục đích, yêu cầu của việc điều tra, hướng dẫn cụ thể chi tiết, đồng thời đảm bảo sự khéo léo, tế nhị tạo cảm giác thoải mái cho SV để có thể thu được số liệu khách quan nhất. - Phương pháp phỏng vấn + Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin, giải thích và đánh giá về sự hiểu biết cũng như thái độ của SV năm thứ nhất về KN TƯ với MTHT, nhận xét của giáo viên, cán bộ quản lý về biểu hiện KN TƯ với MTHT ở SV năm thứ nhất. + Cách tiến hành: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với SV, giáo viên, cán bộ quản lý đang giảng dạy hoặc quản lý các lớp được chọn làm khách thể nghiên cứu, nhằm làm rõ thêm những thông tin thu được từ các phương pháp khác. - Phương pháp quan sát 14 + Mục đích: Nhằm làm rõ, phát hiện thêm thái độ, ý thức rèn luyện và mức độ biểu hiện các KN TƯ của SV năm thứ nhất khi TƯ với MTHT. Trên cơ sở đó, đánh giá một cách khách quan đầy đủ mức độ biểu hiện của SV về các KN TƯ với MTHT. + Cách tiến hành: Quan sát thái độ, hành vi của SV trong và ngoài giờ lên lớp để tìm hiểu mức độ biểu hiện và ý thức rèn luyện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất. - Phương pháp thống kê Chúng tôi sử dụng phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS for Window 17.0 để tính: + Tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số. + Điểm trung bình Mean, xếp thứ hạng. + Kiểm nghiệm T-test, phân tích phương sai ANOVA, tính hệ số tương quan Pearson … với mức ý nghĩa thống kê: khoảng tin cậy 95%, α = 0,05. 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Tài liệu nước ngoài có liên quan đến vấn đề nghiên cứu “Kỹ năng thích ứng” là một yếu tố hết sức quan trọng giúp con người có thể tồn tại và phát triển một cách tối ưu trước những biến đổi của môi trường sống. Theo đó, việc nghiên cứu về “kỹ năng thích ứng” đã được các nhà khoa học tâm lý nghiên cứu từ rất lâu. Các nghiên cứu này tuy chưa hệ thống hoặc chưa trực tiếp đề cập đến yếu tố “kỹ năng thích ứng”, song yếu tố “kỹ năng” và “thích ứng” đã được các nhà khoa học đặc biệt chú ý và tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, khái niệm “kỹ năng” đã được nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristot (384-322) xem như một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”. Thế kỷ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo (Pháp), K.D.Usinxki (Nga), I.A.Kômenxki (Tiệp Khắc) cũng đã đề cập đến KN trí tuệ của học sinh và con đường hình thành KN này. Từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, “kỹ năng” được đẩy mạnh nghiên cứu với ý nghĩa thực tiễn cao. Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu “kỹ năng” xuất phát từ hai trường phái: tâm lý học hành vi (đại điện là J.B.Oatson, B.F.Skiner, E.L.Toocdai, E.Tomen…) và tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) khởi xướng. Tuy nhiên, các nhà tâm lý, giáo dục học Liên Xô (cũ) khi nghiên cứu về “kỹ năng” lại phân theo hai hướng chính: - Hướng nghiên cứu kỹ năng ở mức độ lý luận. Nghĩa là nghiên cứu bản chất, các quy luật hình thành và mối liên hệ giữa KN và kỹ xảo. 16 - Hướng nghiên cứu KN ở mức độ ứng dụng. Nghĩa là nghiên cứu KN của con người trong các lĩnh vực đời sống cụ thể. Chẳng hạn như lĩnh vực sản xuất công nghiệp, lĩnh vực sư phạm, lĩnh vực hoạt động tổ chức… Về khái niệm “thích ứng” vốn là một phạm trù cơ bản của sinh học nhưng qua thời gian, nó đã vượt ra ngoài phạm vi sinh học, đi vào hầu hết các lĩnh vực khoa học và đời sống con người. Năm 1968, một số nhà tâm lý, giáo dục học Liên Xô (cũ) như N.D.Carsev, L.N.Khadecva, K.D.Pavlov đã nêu ra tiêu chuẩn sinh lý của sự TƯ nghề nghiệp và nghiên cứu khá sâu cơ chế sinh lý của sự TƯ ở học sinh đối với chế độ học tập và rèn luyện trong nhà trường. Năm 1969, E.A.Ermoleava đã nghiên cứu đặc điểm của sự TƯ xã hội và nghề nghiệp ở SV đã tốt nghiệp trường sư phạm. Năm 1971, X.A.Kughen và O.N.Nhicandov nghiên cứu hoạt động của người kỹ sư trẻ và đã chú ý đến sự TƯ của họ đối với hoạt động lao động. Năm 1972, D.A.Andreeva đã phân tích sâu sắc khái niệm TƯ. Bà đã nêu lên sự khác nhau cơ bản giữa “thích ứng” với thích nghi sinh học, đặc biệt bà đã sử dụng các nguyên tắc hoạt động theo quan điểm tâm lý học hiện đại để nghiên cứu. Bà cho rằng: “Thích ứng là quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách”. Năm 1973, D.A.Andreeva lại phân tích khái niệm “thích ứng” một cách sâu sắc hơn khi so sánh với khái niệm “xã hội hóa”. Bà đi đến kết luận: khái niệm “thích ứng” và “xã hội hóa” khác nhau thật sự về nội dung. “Thích ứng” phản ánh quá trình thích nghi đặc biệt của con người với những điều kiện hoạt động mới, là sự thâm nhập của con người vào những điều kiện đó một cách không gượng ép. “Xã hội hóa” về cơ bản phản ánh sự tác động của xã hội tới cá nhân. Ở Tiệp Khắc (cũ) cũng xuất hiện một số công trình nghiên cứu về sự TƯ trường học và TƯ nghề nghiệp. Các tác giả đưa ra khái niệm “thích ứng”, chẳng hạn, I.Stepho-Novie cho rằng “thích ứng” là sự hài lòng hay không hài lòng. 17 Theo O.Balaz thì tiêu chuẩn của sự TƯ trường học và nghề nghiệp là xuất phát từ vấn đề nhận thức động cơ và lập trường. J.Piaget, nhà tâm lý học người Thụy Sỹ, khi nghiên cứu các đặc điểm tâm lý và vấn đề giáo dục trẻ em đã cho rằng: Giáo dục chính là quá trình TƯ của đứa trẻ với môi trường lớn. Quá trình diễn ra theo hai cơ chế không thể tách biệt được đó là sự đồng hóa và điều ứng. Ông giải thích: “Sự thích nghi sinh học là sự cân bằng giữa đồng hóa môi trường với cơ thể và sự điều ứng của cơ thể với môi trường. Còn sự TƯ tâm lý được coi là sự TƯ với thực tế riêng biệt, trong đó, con người vừa đồng hóa với những điều kiện thực tế riêng biệt vừa điều ứng vai trò của mình cho phù hợp những hoàn cảnh mới của thực tế đặt ra”. Quan điểm của J.Piaget đã nêu lên ý nghĩa to lớn của việc hình thành khả năng TƯ nhanh chóng của học sinh trong công tác giáo dục, đồng thời đã khái quát lên cơ chế của quá trình hình thành sự TƯ đó. Tóm lại, trên thế giới có khá nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về “kỹ năng” và “thích ứng”, nhưng còn phân tán dưới nhiều góc độ khác nhau và đặc biệt là chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến vấn đề “kỹ năng thích ứng” của SV. 1.1.2 Tài liệu trong nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về “kỹ năng” thuộc các lĩnh vực hoạt động cụ thể được các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt nam quan tâm. Về KN lao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân… Về KN sư phạm có Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo… Về KN giao tiếp có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh… Về KN học tập của SV có Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành… Tuy nhiên về “kỹ năng thích ứng” thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Riêng về “thích ứng” và đặc biệt là sự TƯ học đường, thời gian qua ở Việt Nam có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tuy chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể. Chẳng hạn: 18 Năm 1981, tác giả Bùi Ngọc Dung trong đề tài luận văn thạc sỹ “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng nghề nghiệp của giáo viên tâm lý giáo dục” đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá khả năng TƯ nghề nghiệp của giáo viên tâm lý – giáo dục. Năm 1982, tác giả Nguyễn Ngọc Bích nghiên cứu đề tài: “Thích ứng học đường của SV sư phạm”. Cũng trong năm này, tác giả Nguyễn Thị Trang thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu sự thích ứng học tập của SV khoa Tâm lý – giáo dục”. Năm 1983, tác giả Hoàng Trần Doãn với luận văn thạc sỹ: “Sự thích ứng với hoạt động học tập của SV khoa Văn và Toán trường Đại học sư phạm Hà Nội I”. Năm 1996, nghiên cứu sinh Đỗ Mạnh Tôn đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng đối với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội”. Năm 1998, tác giả Lê Thị Hương với luận văn thạc sỹ Tâm lý học “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động học tập ở SV năm thứ nhất trường CĐSP Thanh Hóa”. Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sự thích ứng của SV năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường đại học” do Trần Thị Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài. Năm 2006, tác giả Vũ Mộng Đóa với luận văn thạc sỹ Tâm lý học “Sự thích ứng với hoạt động học tập của SV khoa Công tác xã hội và phát triển cộng đồng trường đại học Đà Lạt”. Năm 2007, tác giả Dương Thị Nga thực hiện luận văn thạc sỹ “Hình thành khả năng thích ứng nghề cho SV CĐSP qua giảng dạy học phần: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm”. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề “kỹ năng thích ứng” mà chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu sự 19 TƯ của con người trong những hoạt động cụ thể. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn làm rõ biểu hiện KN TƯ với MTHT của SV năm thứ nhất tại trường ĐHANND, qua đó tìm ra các biện pháp giúp họ nâng cao KN TƯ. 1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Kỹ năng Theo từ điển tiếng Việt (1992) định nghĩa “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [16, tr.157] Theo từ điển Giáo dục học “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ” [9, tr.220]. Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp những điều kiện cho phép” [17, tr.6] Như vậy, người có KN phải nắm tri thức về hành động và có các kinh nghiệm cần thiết. Song bản thân tri thức kinh nghiệm không phải là KN, muốn có KN, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hành động và đạt kết quả. Từ những quan niệm trên, ta thấy KN là mặt kỹ thuật của hành động hay còn gọi là cách thức thực hiện hành động hay công việc cụ thể nào đó, vừa là biểu hiện năng lực của con người. Cơ sở của KN là tri thức, kinh nghiệm đã có từ trước và được hình thành do luyện tập. 1.2.2 Thích ứng Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998) thì “Thích ứng là phù hợp với điều kiện mới, nhờ những thay đổi, điều chỉnh nhất định” [28]. 20 Theo từ điển Tâm lý (2001), TƯ là “bước đầu điều chỉnh những phản ứng sinh lý (thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm), sau là thay đổi cách ứng xử” [25]. Theo tác giả Đỗ Mạnh Tôn, “Thích ứng của con người là thích ứng trong cuộc sống cộng đồng với các quan hệ xã hội cụ thể. Thích ứng của con người là thích ứng trong hoạt động, trong hiệu năng lao động sáng tạo, cải tạo thế giới đối tượng. Thích ứng là quá trình chủ thể nắm lấy công cụ, phương tiện do xã hội tạo ra để làm chủ quá trình phát triển của bản thân như là một cá nhân sống trong cộng đồng xã hội nhất định. Thích ứng của con người cũng chính là quá trình nhân cách ý thức sâu sắc về “cái tôi” tạo nên những cấu tạo tâm lý mới, kiểm tra, kiềm chế, điều khiển bản thân tránh khỏi các tác động lạc hướng ” [21, tr.148]. Cụ thể hơn, Đỗ Mạnh Tôn còn cho rằng: “Thích ứng với học tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội là một phẩm chất phức hợp và cơ động của nhân cách học viên, biểu hiện ở quá trình người học tự tổ chức hoạt động học tập, rèn luyện của mình dưới sự định hướng của người thầy và nhà trường nhằm phát triển các chức năng sinh lí, các phẩm chất tổng hợp của nhân cách, đạt tới sự phù hợp tối đa với những điều kiện và học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan” [21, tr 148]. Theo tác giả Trần Thị Minh Đức, “Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý” [7, tr.29]. Hòa nhập tích cực: là sự chủ động thay đổi bản thân và cải tạo hoàn cảnh trong sự hài hòa nhất định. Cá nhân phát hiện vấn đề, phân tích vấn đề, liên hệ kinh nghiệm bản thân và tìm cách thay đổi bản thân, cải tạo hoàn cảnh cho phù hợp với bản thân. Hoàn cảnh có vấn đề: Tình huống, sự kiện xuất hiện không nằm trong kinh nghiệm của cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, buộc cá nhân phải huy động tiềm năng của bản thân để giải quyết chúng. 21 Sự trưởng thành về mặt tâm lý: Là sự thoải mái bên trong của mỗi cá nhân, sự phát triển hài hòa và làm chủ trong các mối quan hệ xã hội. Sự TƯ tâm lý của con người hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp, dưới sự tác động của các yếu tố bên trong: trình độ phát triển, lịch sử cá thể, vốn kinh nghiệm, nhu cầu, động cơ… và những yếu tố bên ngoài: loại hoạt động và giao tiếp, những điều kiện sống mà cá nhân tham gia. TƯ là quá trình diễn ra sự điều chỉnh về nội dung, phương thức hoạt động và giao tiếp của cá nhân để phù hợp với điều kiện môi trường sống nhằm tồn tại và phát triển. 1.2.3 Kỹ năng thích ứng KN TƯ là một khái niệm được xây dựng trên cơ sở kết hợp của hai khái niệm: KN và TƯ. Do vậy, cần tìm hiểu, làm rõ hai khái niệm KN và TƯ trước khi có nhận thức đúng về khái niệm KN TƯ. Từ những kết quả nghiên cứu về KN và TƯ ở trên, chúng ta có thể hiểu KN TƯ là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm nhằm điều chỉnh nội dung, phương thức hoạt động và giao tiếp của bản thân cho phù hợp với điều kiện môi trường sống để tồn tại và phát triển. 1.2.4 Môi trường học tập của sinh viên đại học 1.2.4.1 Sinh viên đại học SV đại học là người học tập tại các trường đại học. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề và được xã hội công nhận qua các bằng cấp mà họ đạt được trong quá trình học. Thuật ngữ SV có nguồn gốc từ tiếng Pháp: “étudiant”, có nghĩa là người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga,… cũng đồng nghĩa như vậy. Theo tác giả Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị thì SV là người làm việc, học tập nhiệt tình, người tìm kiếm và khai thác tri thức [19, tr.44]. SV đại học là người làm việc nhưng nói chung vẫn chưa là một lao động độc lập trong xã hội. Họ chỉ là những người đang trong quá trình tích lũy phẩm chất, tri thức, KN… về nghề để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong tương lai. Để 22 có thể thực hiện được điều này thì bản thân người SV phải tự nỗ lực, khắc phục khó khăn, TƯ MTHT dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Theo các nhà tâm lý học, SV đại học, những người thuộc lứa tuổi từ 18 đến 25, đã đạt đến mực độ trưởng thành cơ bản của con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính sự hoàn thiện này cho phép SV có thể chọn lựa và thực hiện những gì có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của họ một cách độc lập như chọn nghề sau khi kết thúc học tập ở trường phổ thông, xác định lý tưởng… B.G.Ananhev đã nhận định, SV có khả năng lập kế hoạch và thực hiện hoạt động một cách độc lập, có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp, xác định con đường sống tích cực, nắm vững nghề nghiệp tương lai, bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống [19, tr.61]. Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất của lứa tuổi SV là sự tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Tự ý thức bao gồm: khả năng tự đánh giá, tự kiểm tra, tự nhận thức về bản thân. SV có khả năng tự đánh giá, nhìn nhận một cách tương đối toàn diện về bản thân từ khả năng nhận thức, xác định tư tưởng, tình cảm, động cơ, hành vi cũng như vị trí của bản thân trong nhóm, trong tập thể. Chính nhờ sự tự ý thức đó SV mới có thể tự điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình. Thành phần quan trọng nhất để tạo nên sự phát triển tự ý thức của SV là năng lực tự đánh giá, thể hiện thái độ đối với bản thân. Tự đánh giá sẽ hình thành nên lòng tự trọng của cá nhân, bảo đảm cho tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong đời sống cá nhân cũng như trong mối quan hệ liên nhân cách. Tự đánh giá phản ánh mức độ thỏa mãn của chủ thể về trình độ phát triển các thuộc tính nhân cách của cá nhân. Vì thế sự tự đánh giá của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động, đặc biệt là tự đánh giá về trí tuệ. Nó có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất trí tuệ trong quá trình học tập ở đại học. Nhưng một điều cần lưu ý trong nhân cách
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan