Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Lễ cấp sắc của người dao tiền ở huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn...

Tài liệu Lễ cấp sắc của người dao tiền ở huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn

.PDF
215
745
58

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÀN TUẤN NĂNG LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÀN TUẤN NĂNG LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. LÝ HÀNH SƠN 2. PGS.TS. HÀ ĐÌNH THÀNH HÀ NỘI - 2017 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHKHXH&NV: Đại học hoa học xã hội và Nhân văn GS : Giáo sƣ Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS: Phó giáo sƣ tiến sĩ PL : Phụ lục TP : Thành phố UBND : Ủy ban Nhân dân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN .......................10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................10 1.2. Cơ sở lý luận ..............................................................................................18 1.3. Khái quát về ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn .....................................26 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................32 Chƣơng 2: LỄ CẤP SẮC 3 ĐÈN TRONG GIA ĐÌNH NGƢỜI DAO TIỀN .....34 2.1. Những nghi lễ liên quan tới tên gọi ...........................................................34 2.2. Cấp sắc 3 đèn của ngƣời Dao Tiền ............................................................42 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................60 Chƣơng 3: LỄ CẤP SẮC 12 ĐÈN CỦA DÕNG HỌ NGƢỜI DAO TIỀN ........62 3.1. Diễn trình tổ chức lễ Sìn pè đàng ..............................................................64 3.2. Sự chuẩn bị và các nghi lễ mở đầu cho cấp sắc 12 đèn .............................75 3.3. Các nghi lễ tiếp theo của cấp sắc 12 đèn ...................................................92 Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................103 Chƣơng 4: BIẾN ĐỔI TRONG LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TIỀN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƢỜI ………………………………………………………………….104 4.1. Biến đổi trong lễ cấp sắc..........................................................................104 4.2. Những vấn đề đặt ra đối với bảo tồn các giá trị văn hóa tộc ngƣời của lễ cấp sắc .............................................................................................................125 4.3. Kiến nghị .................................................................................................141 Tiểu kết chƣơng 4 ..........................................................................................145 KẾT LUẬN ........................................................................................................147 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN ............................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Dao ở Việt Nam có 751.067 ngƣời, xếp thứ 9 trong danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam, cƣ trú chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai... Trong đó, ngƣời Dao ở Bắc Kạn có 51.801 ngƣời, chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh, đông thứ hai trong 7 dân tộc của tỉnh. Về ngôn ngữ, ngƣời Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông-Dao (gồm 3 dân tộc Hmông, Dao, Pà Thẻn). Vài chục năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế, ngƣời Dao ở một số tỉnh phía Bắc đã di cƣ vào Tây Nguyên và Nam Bộ để lập nghiệp. Do vậy, địa bàn cƣ trú của đồng bào Dao hiện nay khá rộng, phân bố cả trên 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Căn cứ vào một số đặc điểm văn hoá, dân tộc Dao ở nƣớc ta đƣợc chia ra 7 nhóm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang (Dao Thanh Phán), Dao Quần Trắng, Dao Thanh y (Dao Chàm), Dao Tuyển (còn gọi là Dao Áo Dài, Dao Làn Tẻn). Nếu theo ngôn ngữ thì có 2 phƣơng ngữ: các nhóm Dao sử dụng phƣơng ngữ Mùn có Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Tuyển; các nhóm Dao nói phƣơng ngữ Miền có Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Lô Gang, Dao Quần Chẹt. Dao Tiền là một nhóm địa phƣơng tộc ngƣời Dao, tự gọi mình là Kềm Miền nên nằm trong phƣơng ngữ Miền. Họ đƣợc gọi nhƣ vậy là do căn cứ vào cổ áo sau gáy của phụ nữ có đeo vài đồng tiền xu. Nếu dựa vào trang phục nữ, có thể phân ra hai bộ phận Khăn trắng và Khăn đen, trong bộ phận Khăn Trắng ở Đông Bắc lại có hai chi: Váy dài, Váy ngắn. Song, một số nhóm Dao khác lại dựa vào truyền thuyết và quá trình chuyển cƣ để gọi họ là Dao Tiểu Bản (Dù Ton miền), Người của bà hai (Ma pháy miền)... Đến nay, số lƣợng nghiên cứu về ngƣời Dao khá đa dạng, có nội dung đề cập hầu hết các vấn đề. Trong đó, rất nhiều công trình đều khẳng định, ở đồng bào Dao nói chung và ngƣời Dao Tiền nói riêng, lễ cấp sắc luôn đƣợc coi là hiện 1 tƣợng văn hoá đặc trƣng. Tuy vậy, ở nhóm Dao Tiền, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở lễ cấp sắc 3 đèn. Một vài tác giả có đề cập đến cấp sắc 7 đèn, đặc biệt là lễ cấp sắc 12 đèn gần nhƣ mới chỉ đƣợc đề cập qua tƣ liệu hồi cố của các nghệ nhân bằng một vài mô tả sơ lƣợc. Trong khi, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hiện nay vẫn còn duy trì lễ cấp sắc ở cấp độ 12 đèn. Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian gần đây cho thấy: ngƣời Dao Tiền ở các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể chỉ còn làm lễ cấp sắc 3 đèn. Riêng nhóm Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nơi tiếp giáp với huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vẫn lƣu giữ cấp sắc ở 2 cấp độ: nhỏ nhất là 3 đèn và lớn nhất ở cấp sắc 12 đèn. Trong khi các nhóm Dao khác hiện sống ở tỉnh Bắc Kạn cũng chỉ làm lễ cấp sắc ở hai cấp độ là 3 đèn và 7 đèn, không có lễ cấp sắc 12 đèn. Đối với Dao Tiền ở Ngân Sơn, cấp sắc 3 đèn gần giống nhƣ nhiều nhóm Dao: làm cho 1 ngƣời trong gia đình, còn cấp sắc 12 đèn thì làm cho 12 hoặc 14 cặp vợ chồng trong dòng họ. Do là việc lớn, nên để có đƣợc sự đồng thuận cho cả dòng họ cùng thực hành các kiêng kị khi tổ chức nghi lễ là rất phức tạp. Có những dòng họ đã rất lâu chƣa từng làm lễ này, trong khi nghi lễ thì mai một dần. Năm 2009, sau rất nhiều nỗ lực, dòng họ Chu ở thôn Khuổi Vuồng, xã Trung Hoà, huyện Ngân Sơn mới tổ chức đƣợc lễ sau 57 năm gián đoạn. Cá biệt ở gần đó, có những dòng họ đã hơn 70 năm nay vẫn chƣa có đủ điều kiện và khả năng để tổ chức cấp sắc ở cấp 12 đèn. Do vậy, nghiên cứu bảo tồn các giá trị văn hoá, tín ngƣỡng trong tổ hợp các lễ nghi cấp sắc của ngƣời Dao ở huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn là cấp thiết. Ngoài ra, với cƣơng vị là cán bộ của Viện Văn hoá & Phát triển thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, thực hiện đề tài này còn giúp tôi có những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình giảng dạy, áp dụng đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc đối với việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá của các dân tộc, kể cả lễ cấp sắc của ngƣời Dao trong bối cảnh mới. 2 Với các lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: Lễ cấp sắc của người Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn làm luận án tiến sĩ Nhân học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở tƣ liệu điền dã dân tộc học và các nguồn tƣ liệu khác, bƣớc đầu giới thiệu một cách có hệ thống và chi tiết về các lễ nghi trong cấp sắc 3 đèn, 12 đèn của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn; - Làm rõ những biến đổi của các lễ nghi trong khung cảnh phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng hiện nay; - Đƣa ra một số kiến nghị để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trong các lễ nghi của cấp sắc 3 đèn và 12 đèn của ngƣời Dao Tiền trong bối cảnh mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những đặc điểm văn hóa trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền. Quá trình nghiên cứu cần coi cấp sắc nhƣ yếu tố văn hóa, con ngƣời tham gia vào nghi lễ nhƣ một diễn trình, tức không làm thay đổi giá trị gốc của nghi lễ. - Chỉ ra vai trò của lễ cấp sắc trong đời sống xã hội và tín ngƣỡng của ngƣời Dao nói chung, ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn nói riêng. - Nêu lên những biến đổi chủ yếu trong lễ cấp sắc hiện nay và nguyên nhân của sự biến đổi, trên cơ sở đó đƣa ra một số kiến nghị nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ cấp sắc ở ngƣời Dao Tiền tại địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu trong bối cảnh giao lƣu, hội nhập. - Ngoài ra, do cấp sắc gắn với đặt pháp danh cho ngƣời thụ lễ, nên luận án cũng cần làm rõ quan hệ tên dƣơng và tên âm; lý giải mối quan hệ âm - dƣơng ấy có phải là ràng buộc để điều tiết trật tự xã hội trong đời sống ngƣời Dao? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là thống nghi lễ cấp sắc 3 đèn và 12 đèn của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Luận án chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu về hệ thống nghi lễ cấp sắc ở cấp 12 đèn của nhóm Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn. Bên cạnh đó cũng nghiên cứu lễ cấp sắc 3 đèn nhƣ một nghi lễ khởi đầu cho nghi lễ ở cấp 12 đèn. Tuy nhiên, nghiên cứu lễ cấp sắc cần đặt trong tổ hợp các nghi lễ theo hệ thống, theo trật tự của vòng đời ngƣời, đƣợc cộng đồng thực hành tự nguyện trên cơ sở các chế định khắt khe của phong tục, tín ngƣỡng... tộc ngƣời. Luận án cũng đề cập tới biến đổi của lễ cấp sắc hiện nay so với thời kỳ trƣớc năm 1986, đặc biệt là trƣớc khi tái lập tỉnh Bắc Kạn năm 1997. 3.2.2. Phạm vi thời gian Luận án đã tập trung nghiên cứu về lễ cấp sắc đang diễn ra tại huyện Ngân Sơn. Đồng thời, có so sánh sự biến đổi của lễ cấp sắc hiện tại so với thời gian trƣớc Đổi mới năm 1986, thông qua các tƣ liệu phỏng vấn hồi cố. 3.2.3. Phạm vi không gian Không gian nghiên cứu của luận án đã đƣợc tập trung chủ yếu tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn - nơi có nhiều ngƣời Dao Tiền sinh sống và vẫn còn gìn giữ đƣợc lễ cấp sắc ở cấp độ 3 đèn và 12 đèn. Do ngƣời Dao Tiền cƣ trú quây quần trong các bản, nên chúng tôi đã chọn điểm nghiên cứu là các xã Trung Hòa, Thƣợng Ân, Cốc Đán của huyện Ngân Sơn - nơi có đông ngƣời Dao này. Trong những xã ấy, chỉ tập trung vào một số bản, nhất là bản có thực hành lễ cấp sắc để nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã khảo sát tại một số bản ngƣời Dao Tiền ở xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng để có cái nhìn toàn diện hơn về nghi lễ cấp sắc 12 đèn. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng để nhìn nhận các hiện tƣợng trong lễ cấp sắc, trong đó áp dụng khá triệt để phép logic biện chứng để giải quyết một số vấn đề chuyên môn của luận án. Từ khi 4 triển khai nghiên cứu, tác giả không xem xét lễ cấp sắc nhƣ một thành tố tồn tại độc lập mà đặt nó trong bối cảnh văn hoá ứng xử của cộng đồng Dao Tiền, đồng thời đặt trong quan hệ với các thành tố văn hoá khác của ngƣời Dao. Vì thế, dù nghiên cứu về cấp sắc, tác giả luôn quan tâm đến mối liên hệ với các hiện tƣợng văn hoá của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn để xâu chuỗi các hiện tƣợng nhằm tìm ra vai trò, giá trị của lễ cấp sắc, lý giải về bản chất của nó. Luận án cũng đặt ngƣời Dao Tiền ở Ngân Sơn trong mối quan hệ giữa nhiều nhóm Dao và với tộc ngƣời láng giềng để làm rõ đặc trƣng lễ cấp sắc ở ngƣời Dao Tiền. Áp dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu về lễ cấp sắc, tác giả nhìn nhận các lễ nghi cấp sắc là một thành tố khả biến, tức phải đặt trong bối cảnh lịch sử, có hình thành và biến đổi. Từ đó, làm cơ sở để giải thích về những biến đổi trong hệ thống lễ nghi cấp sắc của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn hiện nay dƣới tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở tiếp cận từ góc nhìn Nhân học và liên ngành, chủ yếu là Tôn giáo học, Xã hội học... luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điền dã Dân tộc học Phƣơng pháp chủ đạo để thu thập tƣ liệu cho luận án là điền dã dân tộc học. Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc điều tra khảo sát điền dã tại địa bàn các xã Cốc Đán, Thƣợng Ân, Trung Hòa, Bằng Vân, Vân Tùng, Thuần Mang... thuộc huyện Ngân Sơn, đều là những xã có đông đảo ngƣời Dao Tiền cƣ trú lâu đời. Cụ thể, vào khoảng năm 2009, đã thực hiện cuộc điền dã đầu tiên để xác định vấn đề cần sƣu tầm, nghiên cứu và để chọn đề tài luận án. Từ năm 2011 đến năm 2014, chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc điền dã để tham dự các nghi lễ đặt tên cho trẻ nhỏ, cấp sắc ở cấp độ thấp nhất là 3 đèn cho đến việc tổ chức lễ cấp sắc 12 đèn với sự tham gia của cả dòng họ... Trong những đợt điền dã vừa qua, chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, điều tra hồi cố, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, chụp ảnh... Đặc biệt, chúng tôi đã trực tiếp tham dự 03 lễ cấp sắc của ngƣời Dao 5 Tiền: 01 nghi lễ ở cấp 3 đèn, 02 nghi lễ ở cấp 12 đèn. Chúng tôi cũng đã quan sát các cá nhân của gia đình và dòng họ trong quá trình thực hiện các kiêng kị, chuẩn bị cho cấp sắc ở cấp 3 đèn và 12 đèn, cũng nhƣ suốt quá trình họ làm lễ... Do vậy, chúng tôi đã thu thập đƣợc nhiều tƣ liệu và chụp đƣợc nhiều ảnh về lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền mà từ trƣớc đến nay chƣa tác giả nào có đƣợc. Trƣớc khi phỏng vấn, chúng tôi làm một bảng câu hỏi gắn với mục đích nghiên cứu và với đối tƣợng đƣợc phỏng vấn. Song, quá trình phỏng vấn, các câu hỏi đƣợc sử dụng linh hoạt để lấy đƣợc nhiều thông tin từ đối tƣợng phỏng vấn. Ngoài ra, có lúc phỏng vấn chính thức thì nói rõ cho ngƣời đƣợc hỏi về mục đích nghiên cứu. Có lúc lại phỏng vấn phi chính thức để làm rõ hơn những vấn đề cần quan tâm. Trong quá trình nói chuyện tâm tình với ngƣời dân, chúng tôi khéo léo lồng những câu hỏi phỏng vấn để ngƣời đƣợc phỏng vấn không biết mình đang đƣợc phỏng vấn, cung cấp thông tin một cách cởi mở, tự nhiên nhất... Riêng mỗi cuộc thảo luận nhóm, chúng tôi thƣờng chọn 6 - 7 ngƣời. Đối tƣợng thảo luận mỗi nhóm là những ngƣời cùng giới, dân tộc hoặc nhóm hỗn hợp có nhiều lứa tuổi, cũng có khi là nhóm chỉ bao gồm cán bộ địa phƣơng... Có thể nói, chúng tôi đã gặp nhiều thuận lợi trong các đợt điền dã thu thập tƣ liệu cho luận án bởi sự nhiệt tình, cởi mở của ngƣời dân địa phƣơng. Điều này xuất phát từ việc bản thân tôi cũng là ngƣời Dao Tiền, nên đƣợc ngƣời Dao ở đây quý mến và sẵn sàng cung cấp các tƣ liệu mà tôi cần nghiên cứu. - Phương pháp so sánh Trong nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học, so sánh văn hóa là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến để phát hiện ra những điểm giống và khác nhau giữa các nền văn hoá. Trong quá trình thực hiện luận án này, phƣơng pháp so sánh văn hoá cũng đƣợc chúng tôi sử dụng. Cụ thể, đã tiến hành so sánh những biểu hiện tại lễ cấp sắc của nhóm Dao Tiền ở Ngân Sơn với ngƣời Dao ở một số địa phƣơng khác để làm nổi bật những đặc điểm về hệ thống nghi lễ của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, so sánh những biểu hiện trong nghi lễ của ngƣời Dao Tiền trong quá khứ và hiện tại để thấy đƣợc sự biến đổi... Từ đó, từng bƣớc đánh 6 giá đƣợc khả năng duy trì và bảo tồn lễ cấp sắc trong đời sống văn hóa truyền thống của ngƣời Dao Tiền ở nơi đây. - Phương pháp phân tích tư liệu Một phƣơng pháp không thể thiếu mà luận án đã sử dụng là phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài luận án. Chúng tôi đã thu thập các tài liệu viết về ngƣời Dao ở Việt Nam để có đƣợc những hiểu biết một cách tổng quát nhƣng rất đa dạng đối với các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, còn tìm đọc các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vùng ngƣời Dao ở Bắc Kạn, kế thừa các tƣ liệu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc để có thể xác định hƣớng nghiên cứu của luận án. - Phương pháp giải mã biểu tượng Đây là một phƣơng pháp khó bởi nó dƣờng nhƣ luôn thiếu các câu trả lời thật chính xác, cụ thể do thiếu cơ sở dữ liệu mang tính thuyết phục. Song, biểu tƣợng luôn là một giá trị rất quan trọng của tất cả các nghi lễ, lễ hội. Có những giá trị thăng hoa của nghi lễ đôi khi lại nằm ngoài cả nội dung biểu đạt. Do đó, cho dù phức tạp, nhƣng việc áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu này kết hợp nhuần nhuyễn với các phƣơng pháp đã nêu trên đã giúp tác giả có những kiến giải thú vị và cần thiết về nghi lễ cấp sắc ở ngƣời Dao Tiền. - Phương pháp chuyên gia Do đây là vấn đề ít đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu về lễ cấp sắc của nhóm Dao Tiền, đặc biệt là nghi lễ cấp sắc ở cấp độ 12 đèn. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả luôn đặc biệt chú ý đến phƣơng pháp này nhằm tận dụng tối đa ý kiến của các nhà khoa học để có thêm các định hƣớng phù hợp tiến trình nghiên cứu, giải thích các hiện tƣợng của lễ cấp sắc. Cuối cùng, chúng tôi còn sử dụng những phƣơng pháp mang tính phổ thông nhƣ miêu tả, phân tích, tổng hợp... để hoàn thành luận án. 5. Đ ng g p mới về hoa học của luận án Luận án đã trình bày cụ thể và rõ ràng về vai trò, mối quan hệ giữa tên gọi và pháp danh của ngƣời đệ tử thụ lễ. 7 Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về hệ thống các nghi lễ cấp sắc từ cấp độ thấp nhất là cấp sắc 3 đèn cho đến cấp độ cao nhất là cấp sắc 12 đèn của ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng nói riêng cũng nhƣ ở Việt Nam nói chung. Luận án cung cấp một cách có hệ thống các tƣ liệu về những khía cạnh vật chất, tinh thần cũng nhƣ vai trò của lễ cấp sắc đối với tộc ngƣời Dao và ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Luận án còn góp thêm tƣ liệu mới cho ngành Nhân học về lễ cấp sắc 12 đèn của ngƣời Dao Tiền nói riêng và của tộc ngƣời Dao ở Việt Nam nói chung, góp phần làm rõ thêm bức tranh văn hóa đa dạng của tộc ngƣời Dao. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã khẳng định thêm vị trí vai trò của gia đình và dòng họ ngƣời Dao Tiền nói riêng, tộc ngƣời Dao nói chung đối với việc gìn giữ các đặc điểm văn hóa dân tộc, trong đó có việc thực hành hệ thống các lễ nghi liên quan tới cấp sắc từ cấp độ thấp nhất là cấp sắc 3 đèn cho đến cấp độ cao nhất là cấp sắc 12 đèn. Luận án vừa làm rõ bản chất của cấp sắc dƣới góc độ văn hóa và tôn giáo ở tộc ngƣời Dao, vừa khẳng định thêm về hệ giá trị độc đáo của nghi lễ này đối với đời sống xã hội, tâm linh ngƣời Dao Tiền cũng nhƣ dân tộc Dao ở Việt Nam. Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hệ thống các lễ nghi cấp sắc với tín ngƣỡng truyền thống của đồng bào Dao. Trong đó, đội ngũ thầy cúng ngƣời Dao là những ngƣời không chỉ trực tiếp thực hành, mà còn trực tiếp lƣu giữ các giá trị đặc trƣng văn hóa liên quan tới cấp sắc và trao truyền từ thế hệ trƣớc cho thế hệ sau. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với ngƣời Dao, tất cả đàn ông đƣợc mời làm thầy trong lễ cấp sắc 12 đèn đều phải là ngƣời đã trực tiếp thụ lễ cấp sắc 12 đèn. Nếu các dòng họ ít tổ chức, số lƣợng các thầy cúng của nghi lễ cũng sẽ ít dần, trong khi tần số tổ chức tại các dòng họ khoảng vài chục năm mới có một lần nên số ngƣời am hiểu quá trình 8 hành lễ sẽ ngày một hiếm. Dưới tác động của xã hội hiện đại, nếu không có những nghiên cứu chuyên sâu để kịp thời tư liệu hoá và có các hoạt động bảo tồn thì việc nghi lễ cấp sắc 12 đèn biến mất trong đời sống người Dao Tiền là điều không tránh khỏi. Kết quả của luận án rất có ý nghĩa trong việc triển khai xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa tại vùng tộc ngƣời Dao cƣ trú, theo tinh thần Nghị quyết lần thứ 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết lần thứ 9 (Khóa XI) của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Luận án góp thêm nguồn tƣ liệu tham khảo cho việc đổi mới chính sách nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn cũng nhƣ dân tộc Dao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn có ngƣời Dao cƣ trú hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án đƣợc chia ra làm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về ngƣời Dao Tiền ở huyện Ngân Sơn Chƣơng 2: Lễ cấp sắc 3 đèn trong gia đình ngƣời Dao Tiền Chƣơng 3: Lễ cấp sắc 12 đèn của dòng họ ngƣời Dao Tiền Chƣơng 4: Biến đổi trong lễ cấp sắc của ngƣời Dao Tiền và những vấn đề đặt ra đối với bảo tồn các giá trị 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TIỀN Ở HUYỆN NGÂN SƠN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu c a h c gi nư c ngo i v ngư i ao iệt Nam Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nghiên cứu về ngƣời Dao ở nƣớc ta đã đƣợc đăng rải rác trên các tạp chí: “Dân tộc học Đông Dƣơng”, “Tạp chí Đông Dƣơng”, “Tạp chí Viện Viễn Đông Bác Cổ” (BEFEO)... Ở thời kỳ này, nhằm phục vụ cho việc cai trị của thực dân Pháp, một số cha cố và sĩ quan Pháp đã có những cuộc công cán, tìm hiểu, ghi chép về ngƣời Dao. Đáng chú ý là một số bài viết: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng 10 năm 1901 đến cuối tháng giêng năm 1902 [2], Giản chí về người Mán Cao Lan [3]... của A. Bonifacy. Tuy nhiên, các bài viết của A. Bonifacy luôn đứng trên quan điểm chủ nghĩa thực dân, xem ngƣời Dao là dân tộc lạc hậu cần phải đƣợc khai hóa văn minh. Bên cạnh đó, Bonifacy còn nhầm lẫn giữa ngƣời Cao Lan với ngƣời Dao. Ngoài A. Bonifacy, còn một số học giả Pháp cũng nghiên cứu về ngƣời Dao ở Việt Nam, tiêu biểu là Maurice Abadie với ấn phẩm “Les Mans du Haut Tonkin” [Những ngƣời Mán ở Bắc Kỳ - 150] công bố vào năm 1922. Song, ấn phẩm này cũng chỉ mô tả về đặc điểm văn hóa Dao. Giống nhƣ Bonifacy, tác giả cho rằng dân tộc Pà Thẻn, Sán Dìu, Cao Lan cùng nằm trong khối cộng đồng dân tộc Dao nên chƣa thể đề cập sâu về đời sống, phong tục cũng nhƣ lễ cấp sắc của từng nhóm Dao. Nhƣ vậy, trong thời kỳ thuộc Pháp, ngƣời Dao ở nƣớc ta từng đƣợc các cha cố, sĩ quan, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp coi nhƣ một đối tƣợng nghiên cứu của ngành Dân tộc học. Song, đây mới chỉ là những tƣ liệu khảo sát, mô tả sơ bộ về đời sống kinh tế, xã hội của ngƣời Dao ở một số khu vực tại miền Bắc Việt Nam. Các khảo sát, nghiên cứu về lễ cấp sắc - một đặc trƣng trong bản sắc văn hóa Dao chƣa hề đƣợc các tác giả đề cập ở thời điểm này. 10 Trong thời kỳ Liên Xô cũ, một số học giả dân tộc học Xô Viết cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu về ngƣời Dao ở Việt Nam, chẳng hạn nhƣ các tác giả A.I. Lexkinen; N.N. Tsebocxrov; I.A. Tsebocxrova; M.V. Kriukov... Trong đó, đáng chú ý là công trình “Chủng tộc, Dân tộc, Văn hóa” xuất bản năm 1971 bằng tiếng Nga của hai vợ chồng N.N. Tsebocxrov và I.A. Tsebocxrova [114], đã đề cập đến các yếu tố nhân chủng và một số tập quán liên quan đến ăn mặc, ở, sinh hoạt xã hội của các nhóm Dao Đỏ, Dao Thanh Y và Dao Quần Trắng ở nƣớc ta... Tuy nhiên, việc khảo sát, nghiên cứu tỉ mỉ và có hệ thống về nghi lễ cấp sắc một nghi lễ rất đặc trƣng và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Dao ở trong công trình ấy dƣờng nhƣ vẫn hoàn toàn vắng bóng. Năm 1982, học giả ngƣời Pháp Jacques Lemoine cho xuất bản cuốn sách với tiêu đề “Yao ceremorial paitings” [Tranh Đạo giáo của ngƣời Dao - 149]. Tuy không đề cập trực tiếp đến ngƣời Dao ở Việt Nam, song cuốn sách có nội dung chủ yếu về bức tranh đạo giáo trong đời sống tín ngƣỡng ở tộc ngƣời Dao nói chung, vì thế đã cung cấp cho chúng tôi nhiều gợi mở để kế thừa khi phân tích và đánh giá các yếu tố mang tính Đạo giáo trong hệ thống các nghi lễ liên quan tới cấp sắc 3 đèn và 12 đèn của ngƣời Dao Tiền tại địa bàn đƣợc chọn nghiên cứu. Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ VII về ngƣời Dao đƣợc tổ chức ở thành phố Thái Nguyên vào năm 1995, có hai bài viết liên quan đến ngƣời Dao ở Việt Nam. Cụ thể là báo cáo của học giả Trung Quốc Trƣơng Hữu Tuấn “Mấy vấn đề người Dao di cư vào Việt Nam” [61, tr.376-385] và của ngƣời Pháp Jacques Lemoine “Khái quát về di sản văn hoá Dao và hiện đại hoá ở Việt Nam” [61, tr.391-399]. Trong bài viết của mình, J. Lemoine đã nhận định: S đa dạng của các nhóm cùng bản sắc riêng của m i nhóm là đ c điểm chính của người Dao ở Việt Nam... Ngày nay, khi xem x t những n t đ c trưng của người Dao ch ng ta có thể thấy rằng, ngoài ngôn ngữ và tên gọi họ đ t cho mình và những nhóm khác còn có thể ch ý đến những đ c điểm về nhà ở, trang phục, tập quán và tôn giáo riêng” [61, tr.391-392]. Tuy có đề cập tới đặc điểm tín ngƣỡng tôn giáo của 11 ngƣời Dao ở hai phƣơng ngữ Miền và Mùn, song lại không đề cập đến lễ cấp sắc của ngƣời Dao ở Việt Nam nói chung và ngƣời Dao Tiền nói riêng. 1.1.2. Nghiên cứu c a m t số h c gi trong nư c v ngư i ao iệt Nam v v lễ cấp sắc c a t c ngư i n y Nghiên cứu về ngƣời Dao ở Việt Nam trong thời kỳ trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945 chỉ thiên về mô tả khái lƣợc các vấn đề nhƣ địa bàn cƣ trú, trang phục, đề cập đến một số nét cơ bản trong đời sống xã hội và phần nhỏ về tín ngƣỡng, hầu nhƣ chƣa đề cập đến lễ cấp sắc. Cụ thể nhƣ sau: Dƣới thời kỳ phong kiến tự chủ, đáng chú ý nhất đối với ấn phẩm của học giả triều đình phong kiến đã để lại là Kiến văn tiểu lục” (1777) của Lê Quý Đôn [40]. Trong đó, ông đã mô tả khái lƣợc về đời sống di cƣ, cách ăn mặc của ngƣời Mán (Dao) ở khu vực Tuyên Quang ngày nay. Ngoài ra, còn có một số tác phẩm nhƣ Hưng Hóa phong thổ lục” (1778) của Hoàng Bình Chính [17], Hưng Hóa ký lược” (1856) của Phạm Thận Duật [25] cũng đã đề cập đôi nét về các tộc ngƣời thiểu số ở Việt Nam, trong đó có ngƣời Dao. Tuy nhiên, những tƣ liệu trong các tác phẩm trên chỉ mang tính chất giới thiệu sơ lƣợc về tên gọi và một số phong tục tập quán của tộc ngƣời này, nên chƣa đề cập đến lễ cấp sắc của ngƣời Dao. Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, những vấn đề nghiên cứu khoa học cụ thể về ngƣời Dao đƣợc giới khoa học đặt ra và tiến hành nhiều đợt khảo sát. Năm 1963, tác giả Trần Quốc Vƣợng có bài viết Qua nghiên cứu Bình Hoàng khoán điệp thử bàn về nguồn gốc người Dao (Mán) [144]. Vấn đề nguồn gốc lịch sử ngƣời Dao đã đƣợc giới khoa học ở Việt Nam khá lƣu tâm trong một thời gian dài. Một công trình nghiên cứu quan trọng về ngƣời Dao đƣợc công bố tiếp theo là cuốn Người Dao ở Việt Nam của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến xuất bản năm 1971 [35]. Cuốn sách đã bàn khá kỹ về các nội dung nhƣ: nguồn gốc lịch sử tộc ngƣời, các lĩnh vực văn hóa truyền thống. Trong tác phẩm ấy, nhóm tác giả đã dành một chƣơng bàn về các sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời Dao, kể cả lễ cấp sắc nhƣng về cơ 12 bản cũng chỉ là những mô tả chung, có tính khái lƣợc, chƣa có điều kiện đi sâu vào từng nhóm Dao. Cụ thể, các tác giả đã cơ bản đề cập đến một số nội dung của cấp sắc ở các cấp 3 đèn, 7 đèn, 9 đèn, 12 đèn. Song, với cấp sắc 12 đèn, dƣờng nhƣ chỉ là những tƣ liệu hồi cố của các nghệ nhân cao tuổi từng đƣợc chứng kiến hoặc trải qua nghi lễ nên những khảo tả còn khá sơ lƣợc, nhiều vấn đề quan trọng của hệ thống nghi lễ chƣa đƣợc khảo sát, công bố tại công trình này. Do đó, dù là công trình có tính mở đầu cho các nghiên cứu theo từng hệ thống, vấn đề cụ thể của ngƣời Dao ở Việt Nam, nhƣng với đặc trƣng văn hóa từng nhóm Dao, nếu chỉ căn cứ vào những khảo sát chung, sẽ rất khó tìm hiểu đƣợc những quy định, tập quán riêng của từng nhóm trong quá trình tiến hành lễ cấp sắc, một nghi lễ đặc biệt quan trọng trong vòng đời của ngƣời Dao. Sau năm 1986, một công trình chuyên khảo về ngƣời Dao rất đáng chú ý là cuốn Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang [50] do Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý chủ biên. Các tác giả đã có những khảo cứu khá tỉ mỉ về hai nhóm Dao Đỏ và Dao Áo Dài trên các phƣơng diện ăn, mặc, ở, đi lại vận chuyển và đời sống tín ngƣỡng, trong đó có lễ cấp sắc. Song, do địa bàn cƣ trú tại Hà Giang không có sự hiện diện đông đảo của nhóm Dao Tiền nên các mô tả về đời sống văn hóa của nhóm Dao này không thể thực hiện đƣợc. Bên cạnh đó, có lẽ do đã bị mai một, thất truyền nên trong nghi lễ cấp sắc của ngƣời Dao, đặc biệt là nhóm Dao Đỏ (nhóm có cùng phương ngữ với nhóm Dao Tiền), các tác giả cũng chủ yếu đề cập đến nghi lễ cấp sắc 3 đèn. Cuốn Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam do Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn (đồng chủ biên) [118] có dành một phần nhỏ giới thiệu về lễ Lập tịch (lễ cấp sắc), nhƣng chƣa mô tả, khảo cứu đƣợc gì ngoài giới thiệu nội dung, ý nghĩa cấp sắc 3 đèn và 7 đèn của nhóm Dao Tuyển. Việc mô tả nghi lễ còn khó hiểu và rất khái quát, ít có giá trị đối với nghiên cứu Dân tộc học. Còn cuốn Phong tục tập quán của người Dao ở Thanh Hóa [137] của tác giả Đào Thị Vinh đã đề cập đến sản xuất, văn hóa vật chất và sinh hoạt xã hội, kể cả tín ngƣỡng tôn giáo và những nghi lễ trong chu kỳ vòng đời Dao ở Thanh Hóa. Trong ấn 13 phẩm này, lễ cấp sắc của ngƣời Dao cũng đã đƣợc tác giả đề cập đến, nhƣng chỉ dừng lại ở cấp độ 3 đèn (qua tang) mà thôi. Cấp sắc là một nghi lễ phức tạp, tập hợp nhiều nội dung, tín ngƣỡng và những biểu hiện của Đạo giáo. Chẳng hạn, ngƣời đƣợc cấp sắc sau này có làm thầy cúng hay không? Giá trị những lời răn dạy, giáo huấn trong đạo sắc, nội dung các bức tranh thờ... Vì vậy, cũng đã có một số ấn phẩm về nghi lễ này. Trong đó, có thể kể một số nhƣ luận án tiến sĩ Thầy c ng của người Dao Họ ở Lào Cai (qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể) của Phạm Văn Dƣơng [30], Tranh thờ dân tộc Dao ở Bắc Bộ Việt Nam của Phan Ngọc Khuê [59] - bài viết đã nói tới hệ thống tranh thờ và quan niệm về thần linh trong đời sống tâm linh của ngƣời Dao thông qua một số nghi lễ nhƣ tang ma, cúng Bàn Vƣơng và đặc biệt là hệ thống tranh thờ tại lễ cấp sắc. Song, do phạm vi đề cập rộng (ngƣời Dao ở Bắc Bộ), nên những giới thiệu cũng chỉ mang tính khái quát, đƣợc tác giả tiếp cận theo góc độ tranh Đạo giáo của ngƣời Dao nói chung. Bài viết Tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam của Vƣơng Duy Quang [84] đã đề cập đến những nghi lễ và tín ngƣỡng, tôn giáo bộc lộ qua một số nghi lễ tiêu biểu của ngƣời Dao nhƣ tô tem vật tổ, lễ cấp sắc và một số nghi lễ liên quan đến canh tác nông nghiệp. Liên quan đến lễ cấp sắc, có thể kể đến một số bài viết khác nhƣ Bước đầu tìm hiểu tranh thờ của người Dao Họ của Phạm Văn Dƣơng [27]; Bộ tranh thờ Tam Nguyên của người Dao Họ - Ý nghĩa và giá trị của Phạm Văn Dƣơng [28]; M a trong nghi lễ lập tịch của người Dao Họ ở Lào Cai của Xuân Mai [73]. Nhìn chung, những bài viết này đã đề cập đến một số khía cạnh của lễ cấp sắc, đã mô tả, phân tích và giải thích về hệ thống tạo hình, vũ đạo... tại lễ này của ngƣời Dao Họ, vốn cƣ trú chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Năm 2009, Trần Hữu Sơn và cộng sự đã sƣu tầm, biên dịch, biên soạn và xuất bản cuốn Những bái ca giáo lý: Sách cổ người Dao [97]. Trong đó có hẳn một phần về những bài ca nghi lễ cấp sắc. Đây thực chất là những bài ca cúng, diễn xƣớng theo hình thức văn vần, đƣợc các thầy và đệ tử trình diễn khi tiến hành lễ. Song, do địa bàn sƣu tầm chủ yếu thuọc nhóm Dao Họ và Dao Tuyển, là 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan