Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thà...

Tài liệu Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

.DOC
82
746
53

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HÀ XUÂN THỌ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẮK LẮK, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HÀ XUÂN THỌ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60620115 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nam ĐẮK LẮK, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Đắk Lắk, tháng 11 năm 2016 Tác giả Hà Xuân Thọ i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thanh Nam - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các hộ nông dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Hà Xuân Thọ ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU...................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ..........................................................viii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1 2. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3 4. Những đóng góp của luận văn......................................................................3 5. Các nghiên cứu có liên quan......................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn.................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ......6 1.1. Cơ sở lý luận............................................................................................... 6 1.1.1. Khái quát về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê................................................................................................................. 6 1.1.2. Nội dung liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê................................................................................................................ 9 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê...............................................................14 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 17 1.2.1. Kinh nghiệm liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên thế giới............................................................................................... 17 1.2.2. Liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.................................................................................................................. 21 Tóm tắt chương I............................................................................................ 24 iii CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................25 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................25 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................29 2.2. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................33 2.2.1. Nội dung nghiên cứu..............................................................................33 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 34 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................34 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu............................................................................ 34 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu..................................................................34 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................35 2.3.4. Phương pháp phân tích...........................................................................35 2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê...................................................................................... 37 2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá về số lượng và chất lượng mô hình liên kết.......37 2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình liên kết.................................................................................................................... 38 Tóm tắt chương II........................................................................................... 39 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................40 3.1. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.........................40 3.1.1. Thông tin chung của các nhóm hộ khảo sát.............................................40 3.1.2. Thông tin chung về đặc điểm sản xuất của hộ..........................................42 3.1.3. Thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê.................................................................................................................... 46 3.2. Đánh giá hiệu quả và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.......................................................................49 iv 3.2.1. Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk................................................................................................ 49 3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk................................................................................................................... 52 3.3. Định hướng và giải phát phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk................................................................................. 56 3.3.1. Phân tích SWOT về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột...........................................56 3.2.2. Định hướng phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.....................57 3.3.3. Giải pháp phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.....................58 Tóm tắt chương III......................................................................................... 61 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................. 62 1. Kết luận....................................................................................................... 62 2. Kiến nghị..................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................65 PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật CCN Cụm công nghiệp CGF Hiệp hội Cà phê Colombia CNC Hội đồng Cà phê Quốc gia DN Doanh nghiệp HĐBT Hội đồng đại biểu HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch TP Thành phố vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu...................................................................35 Bảng 3.1. Thông tin hộ khảo sát phân theo khu vực..........................................40 Bảng 3.2. Thông tin hộ khảo sát phân theo doanh nghiệp liên kết.....................41 Bảng 3.3. Thông tin chung về đặc điểm của chủ hộ...........................................42 Bảng 3.4. Thông tin về đất đai của hộ...............................................................43 Bảng 3.5. Thông tin độ tuổi vườn cà phê...........................................................44 Bảng 3.6. Thông tin công cụ phục vụ sản xuất cà phê của nông hộ...................45 Bảng 3.7. Lĩnh vực liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.........................46 trong sản xuất cà phê........................................................................................ 46 Bảng 3.8. Quy mô sản xuất cà phê liên kết của các nông hộ..............................49 Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế phân theo mô hình liên kết.....................................50 Bảng 3.10. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê liên kết và không liên kết.................................................................................................................... 52 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hình thức tập trung trực tiếp............................................................11 Sơ đồ 1.2: Hình thức hạt nhân trung tâm...........................................................12 Sơ đồ 1.3: Hình thức trung gian........................................................................12 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực, đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk. Diện tích cà phê của tỉnh hiện nay có khoảng 200.000 ha, sản lượng hơn 450.000 tấn/năm. Những năm gần đây, diện tích trồng cây cà phê tiếp tục được mở rộng, diện tích trồng cà phê theo tiêu chuẩn bền vững, có chứng nhận ngày càng tăng. Tuy nhiên, sau nhiều năm kinh doanh, nhiều diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh đã già cỗi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ năng suất nhanh chóng của một số diện tích cà phê. Ngoài chuyện quy luật, còn có yếu tố về giống, kỹ thuật canh tác, nhất là việc sử dụng không phù hợp, thậm chí là lạm dụng phân bón hóa học, thuốc vệ thực vật. Nhìn chung, thực trạng sản xuất cà phê của nông dân hiện nay đang gặp nhiều khó khăn và thiếu bền vững, quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý (bón phân không cân đối; lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; tưới nước quá mức cần thiết; chưa coi trọng cây che bóng, chắn gió; thu hái không đảm bảo độ chín); khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ; người sản xuất cà phê chưa có tiếng nói đủ mạnh trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra, nên thường chịu thiệt thòi và chưa bảo vệ được lợi ích của chính mình. Ý kiến và nguyện vọng của người sản xuất cà phê chưa được phản ánh đầy đủ trong quá trình xây dựng chính sách. Chính vì vậy, liên kết trong sản xuất cà phê là giải pháp tối ưu để từng bước gia tăng giá trị cho cà phê cũng như đem lại sự bền vững cho sản phẩm này. Cùng với các mô hình HTX, các liên minh sản xuất cũng đã được hình thành thông qua sự liên kết tự nguyện giữa một doanh nghiệp (DN) với một tổ chức của nông dân (thường là các tổ hợp tác) nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, tăng giá thu mua 1 sản phẩm cho nông dân và từng bước nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê. Liên minh sản xuất theo hướng chuỗi giá trị tạo sự liên kết bền vững giữa nông dân với DN trong sản xuất, kinh doanh cũng như các dịch vụ liên quan đến chế biến, xuất khẩu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đem lại kinh tế cao theo hướng bền vững. Một số liên minh có hiệu quả như: Liên minh sản xuất cà phê bền vững Cư Êbur – TP. Buôn Ma Thuột; Liên minh sản xuất cà phê bền vững Dak Man – Hòa Đông, Ea Tu; Liên minh sản xuất cà phê bền vững Ea Tân – Krông Năng; Liên minh sản xuất cà phê bền vững Quảng Hiệp – Cư M’gar, với hơn 1.087 hộ tham gia. Việc liên kết giữa DN với các nông hộ không những tạo được nguồn hàng cà phê nhân chất lượng cao, ổn định cho nhu cầu xuất khẩu, mà còn góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác cho nông dân, nhất là những vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng tiến bộ, từng bước nâng tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý và sản xuất cà phê. Mặc dù đã đạt những kết quả nhất định, nhưng sự liên kết thời gian qua, nhất là sự kết nối giữa nông dân và DN thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê vẫn còn mang tính tự phát, vai trò của DN và các đơn vị khoa học còn hạn chế, nên thiếu tính ổn định và bền vững lâu dài. Tuy đã hình thành được khá nhiều liên minh sản xuất, hợp tác xã, nhưng thực tế, hình thức tổ chức sản xuất cà phê ở Dak Lak chủ yếu vẫn là cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún, đến nay chỉ có khoảng 10% diện tích cà phê do các công ty và DN quản lý là tương đối tập trung thành vùng chuyên canh, khoảng gần 90% diện tích cà phê còn lại trong tỉnh là do nông dân tự trồng, chăm sóc và quản lý. Theo đó, tình trạng thu hoạch quả xanh còn diễn ra phổ biến, quy trình phơi sấy không bảo đảm, nông dân thường phơi quả khô hoặc xay dập phơi khô trên sân là chủ yếu, phương pháp chế biến ướt ít được áp dụng nên chất lượng cà phê bị ảnh hưởng, nhất là những năm có mưa nhiều. Chính vì vậy, đẩy mạnh hoạt động liên kết là điều rất cần thiết để hóa giải những khó khăn trên. 2 Nhằm làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của hoạt động liên kết, tôi chọn đề tài “Liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. 2. Câu hỏi nghiên cứu Câu 1: Tình hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk diễn ra như thế nào? Câu 2: Hiệu quả của liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk như thế nào? Câu 3: Những giải pháp pháp triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới? 3. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát cơ sở lý luận về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê - Đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Đề xuất giải phát phát triển mô hình liên kết giữa giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê. Xác định nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê. Về mặt thực tiễn: Luận văn kết hợp kết quả nghiên cứu định tính, điều tra định lượng để phân tích làm rõ hiện trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua trên 4 nội dung: 3 Lĩnh vực và hình thức liên kết; cấu trúc tổ chức liên kết; quy tắc ràng buộc và quản trị thực hiện. Luận văn cũng đã căn cứ vào tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả để đánh giá hiện trạng liên kết và xác định được nguyên nhân các khó khăn, tồn tại trong phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê. Xác định các giải pháp có tính thực tiễn áp dụng để phát triển liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê trên cả nước trong tương lai. 5. Các nghiên cứu có liên quan - Hồ Quế Hậu (2012). Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam. NXB Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: Luận án đã hệ thống hoá, phân tích, phát triển một số vấn đề lý luận về liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân và phân tích các kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia có đặc điểm tương tự Việt Nam. Đồng thời, làm rõ hiện trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam trên 4 nội dung: Lĩnh vực và hình thức liên kết, cấu trúc tổ chức liên kết, các ràng buộc trong liên kết và quản trị thực hiện liên kết. Luận văn đã đánh giá được hiện trạng liên kết, trong đó có những thành tựu đạt được đáng chú ý là: Về quy mô và số lượng thực hiện liên kết trên phạm vi cả nước đã có chuyển biến bước đầu; Về mặt chất lượng, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân đã xuất hiện một số ngành hàng, một số doanh nghiệp chế biến có chất lượng liên kết tốt và có tính bền vững ; Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp chế biến đã thực hiện liên kết. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp chế biến mà còn có hiệu quả kinh tế- xã hội rõ nét. Tuy nhiên liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân vẫn còn nhiều tồn tại và yếu kém đó là: Quy mô thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân còn nhỏ bé. Chưa tương xứng với nhu cầu 4 và tiềm năng của thực tiễn sản xuất kinh doanh của cả doanh nghiệp và nông dân. Chất lượng thực hiện thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân còn rất thấp biểu hiện nhiều bất cập. Hiệu quả của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân còn nhiều mặt yếu kém so với cơ chế thị trường. - Đỗ Thị Nga (2016). “Cơ sở lý luận về liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê”. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên, số 17, tháng 4/2016, trang 62-68: Bài viết đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê. Nội dung liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất cà phê được xác định bao gồm bốn yếu tố: Lĩnh vực liên kết, Cấu trúc tổ chức, Quy tắc ràng buộc và Quản trị thực hiện. Đồng thời, làm rõ các nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và chất lượng mô hình liên kết và nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả mô hình liên kết. Ngoài ra, bài viết cũng xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến phát triển mô hình liên kết hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê, đó là Năng lực của hộ nông dân, năng lực của doanh nghiệp, trình độ phát triển của thị trường nông thôn và sự biến động của thị trường cà phê, cơ quan quản lý và chính sách, vai trò của các tổ chức xã hội. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 Chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận. 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ HỘ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT CÀ PHÊ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê 1.1.1.1. Liên kết và liên kết kinh tế Liên kết trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể. Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết. Liên kết kinh tế là một khái niệm xuất hiện từ lâu nhưng những quan niệm về nó rất khác nhau, thường không rõ ràng và khá phức tạp. Trong ngôn ngữ gốc La- tinh, thuật ngữ integration hay integratio có nghĩa là kết hợp, hòa hợp, hội nhập, hợp nhất được nhiều nhà nghiên cứu nước ta cho rằng đồng nghĩa với thuật ngữ liên kết . Quyết định số 38/HĐBT ngày 10 tháng 4 năm 1989 về “Liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch vụ” của Hội đồng Bộ trưởng đã nêu liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất . Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Như vậy liên kết kinh tế là sự biểu hiện của các hình thức hợp tác, nó phản ánh mối quan hệ về hợp tác và phân công lao động trong các quá trình sản 6 xuất xã hội của các ngành, các địa phương, các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế... Liên kết kinh tế là sự hợp tác, phối hợp giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất. Liên kết kinh tế có thể diễn ra trong mọi ngành sản xuất kinh doanh thu hút sự tham gia của tất cả các chủ thể kinh tế có nhu cầu của mọi thành phần kinh tế và không bị giới hạn bởi phạm vi địa lý. 1.1.1.2. Liên kết trong sản xuất cà phê Liên kết trong sản xuất cà phê là một sự thoả thuận giữa người sản xuất và doanh nghiệp, trong đó nông dân cam kết cung cấp sản phẩm cà phê với số lượng và chất lượng xác định bởi người mua, doanh nghiệp cam kết mua hàng hoá theo giá thoả thuận và hỗ trợ sản xuất thông qua cung cấp các yếu tố đầu vào, tín dụng và tư vấn kỹ thuật. 1.1.1.3. Đặc điểm của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê - Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê là một bộ phận cùa quan hệ kinh tế giữa nông nghiệp với công nghiệp, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò đại diện cho công nghiệp còn nông dân đại diện cho nông nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp cung ứng vốn, vật tư, kỹ thuật cho nông dân và chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; còn nông dân cung ứng đât đai, sức lao động và nguyên liệu cà phê cho doanh nghiệp. Đặc thù của sản xuất cà phê là chi phí đầu tư lớn; kỹ thuật cạnh tác, thu hái và chế biến phức tạp, cũng là khâu quyết định chất lượng sản phẩm. Điều này là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp. - Liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp là mắt xích đầu tiên trong chuỗi giá trị, nhằm thực hiện vai trò cung ứng nguyên liệu cho một hoặc nhiều giai đoạn tiếp theo. Như vậy, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ cà phê sẽ hiệu quả và bên vững hơn nếu gắn liền với chuỗi giá trị cà phê, thay vì chỉ là một liên kết cắt khúc ở khâu đầu. 7 - Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất cà phê là mối quan hệ bất cân xứng. Mối quan hệ bất cân xứng được thê hiện trên các khía cạnh: i) Quy mô và tiềm lực kinh tế của hộ nông dân và doanh nghiệp chênh lệch nhau; ii) Khác biệt về trình độ và nhận thức, đây là lý do chính khiến cho các hợp đồng do doanh nghiệp soạn theo đúng quy phạm pháp luật nhưng lại trở nên rườm rà, khó tiếp thu đối với người nông dân. 1.1.1.4. Ý nghĩa của liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê Một là, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp góp phần thiết lập sự ổn định, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh cà phê. Các hộ nông dân giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường, giảm rủi ro nhờ được hỗ trợ các vật tư, dịch vụ đầu vào và cam kết tiêu thụsản phẩm từ phía doanh nghiệp. Việc tham gia hợp đồng liên kết với công ty để sản xuất cà phê đã giúp tăng thu nhập của hộ nông dân, đồng thời giảm giá thành. Với doanh nghiệp, việc có được nguồn nguyên liệu cà phê chất lượng cao, ổn định là điều kiện khởi đầu và tiên quyết cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Hai là, liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển cà phê bền vững. Vai trò của liên kết sản xuất và tiêu thụ đối với phát triển cà phê bền vững được thể hiện ở các khía cạnh: (i) Cam kết về giá của người mua trong đó bao gồm cả các chi phí xã hội và môi trường của sản xuất; (ii) Duy trì giá trị lớn, phân phối công bằng hơn lợi ích từ thương mại cho nhà sản xuất; (iii) Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và an ninh kinh tế cho người sản xuất. Ba là, liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp là phương thức hữu hiệu để gia tăng chất lượng và giá trị cà phê. Sức mạnh của chuỗi giá trị là tạo ra “giá trị hệ thống” lớn hơn giá trị của từng khâu cộng lại. Cà phê nguyên liệu nhờ được quản lý và kiểm soát tốt theo quy trình kỹ thuật từ khâu bón phân, 8 phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hái, sơ chế và bảo quản, dẫn đên chất lượng tốt hơn và bán được giá cao hơn. Bốn là, liên kết sản xuất tạo cơ sở giúp nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác cho nông dân theo hướng tiến bộ, từng bước nâng tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý và sản xuất cà phê. Nông dân trồng cà phê được các doanh nghiệp hỗ trợ nhiều mặt, nhất là tập huấn tiến bộ kỹ thuật giúp người nông dân từ bỏ dần thói quen canh tác truyền thống thiếu bền vững như trước. 1.1.2. Nội dung liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất cà phê Liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất cà phê được thể hiện qua bốn yếu tố: lĩnh vực liên kết, cấu trúc tổ chức, quy tắc ràng buộc và quản trị thực hiện. 1.1.2.1. Lĩnh vực và hình thức liên kết Lĩnh vực liên kết là nội dung chủ đạo và quyết định các yếu tố khác của liên kết. Nhìn chung, các lĩnh vực liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp hướng vào việc giải quyết 3 yếu tố then chốt của sản xuất cà phê đó là thị trường, vốn và khoa học công nghệ. Căn cứ vào các kết họp khác nhau của các lĩnh vực liên kết, các loại hình liên kết bao gồm i) Hợp đồng mua bán và ký gửi sản phẩm, ii) Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, iii) Hợp đồng giao nhận khoán và iv) Liên minh sản xuất. - Hợp đồng mua bán và ký gửi sản phẩm: Hợp đồng này chỉ mang tính chất thương mại, do đó không nhất thiết phải ký kết trước khi sản xuất. Sau khi thu hoạch, nông dân bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo thỏa thuận hoặc mang sản phẩm ký gửi vào kho của doanh nghiệp, chờ khi nào được giá thì chốt bán. Nông dân có thể nhận khoản tiền ứng trước của giá trị lô hàng ký gửi. - Hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Hợp đồng này được ký kết trước khi sản xuất (hay còn gọi là Hợp đồng đầu vụ). Với loại hợp đồng này, ngoài cam kết tiêu thụ sản phẩm (về số lượng, chất lượng và giá cả), doanh 9 nghiệp có thể hỗ trợ cho nông dân vật tư, kỹ thuật để nông dân tăng năng lực sản xuất và doanh nghiệp có thể kiểm soát được nguồn nguyên liệu và chất lượng sản phẩm. - Hợp đồng giao nhận khoán: Theo hình thức này, các doanh nghiệp phân quyền, phân chia lợi ích cho cá nhân, hộ gia đình (là bên nhận khoán) ở những mức độ khác nhau với các hình thức cụ thể. Bên nhận khoán trực tiếp sản xuất và chủ động quản lý, điều hành các khâu sản xuất mang tính sinh học trên vườn cây mà doanh nghiệp giao cho; bên khoán (doanh nghiệp) chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn kỹ thuật và có thể hỗ trợ vật tư đầu vào. Giao nhận khoán được coi là biện pháp để thu hút nguồn lực của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Liên minh sản xuất: Liên minh sản xuất cà phê là hình thức liên kết khá mới giữa doanh nghiệp và hộ nông dân. Mục tiêu chính của liên minh là tạo vùng nguyên liệu ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; nâng cao năng lực của hộ nông dân thông qua việc đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất. Các hộ nông dân tham gia vào liên minh được góp vốn bằng đất đai, phân bón, sân phơi. Doanh nghiệp là bên cung cấp kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động trong liên minh được tổ chức thành hai nhóm: (1) Hoạt động sản xuất nông nghiệp do nông dân đảm trách, (2) Hoạt động cung cấp kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp đảm trách. 1.1.2.2. Cấu trúc tổ chức Hình thức cấu trúc tổ chức liên kết là sự kết hợp các chủ thể tham gia vào liên kết. Các hình thức hợp đồng nông nghiệp theo tiêu chí cấu trúc tổ chức được chia thành 5 loại, bao gồm: tập trung, trang trại hạt nhân, đa thành phần, trung gian và phi chính thức. Trong mô hình liên kết kinh tế giữa hộ nông dân và doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ cà phê, cấu trúc tổ chức có thể được thực hiện 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan