Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục...

Tài liệu Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở việt nam

.DOC
180
452
125

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ---------o0o--------- LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế LỰA CHỌN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU Ở VIỆT NAM Ngiên cứu sinh : Phạm Vân Anh Khóa : 17B Mã số : 62310106 Người hướng dẫn khoa học : Đình Thọ PGS.TS Nguyễn Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sỹ có tiêu đề: “Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Kết quả nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017 Tác giả Luận án Phạm Vân Anh LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Tài chính Ngân hàng - Trường đại học Ngoại thương. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà nội, ngày 23 tháng 3 năm 2017 Tác giả Luận án Phạm Vân Anh i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................vi LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................................................5 1.1. Bối cảnh nghiên cứu......................................................................................5 1.1.1. Lạm phát mục tiêu và ổn định kinh tế vĩ mô..........................................5 1.1.2. Lạm phát mục tiêu và kinh tế Việt Nam.................................................6 1.2. Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về chính sách lạm phát mục tiêu..........7 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về chính sách lạm phát mục tiêu..............7 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về chính sách lạm phát mục tiêu..............9 1.3. Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về cơ chế tỷ giá hối đoái.......................11 1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước về cơ chế tỷ giá hối đoái..........................11 1.3.2. Các nghiên cứu trong nước về cơ chế tỷ giá hối đoái..........................14 1.4. Mối quan hệ tỷ giá hối đoái - lạm phát và thực thi chính sách lạm phát mục tiêu...............................................................................................................17 1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước về mối quan hệ tỷ giá hối đoái - lạm phát và thực thi chính sách lạm phát mục tiêu......................................................17 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước về mối quan hệ tỷ giá hối đoái - lạm phát và thực thi chính sách lạm phát mục tiêu......................................................19 1.5. Khoảng trống trong các nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và đóng góp của luận án..........................................................................................................23 1.5.1. Khoảng trống trong các nghiên cứu.....................................................23 1.5.2. Phương pháp tiếp cận của luận án.......................................................25 1.5.3. Kết quả nghiên cứu dự kiến, đóng góp và điểm mới của luận án.......26 1.5.4. Bố cục trình bày luận án.......................................................................27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI........................................................................30 2.1. Một số vấn đề lý luận về chính sách lạm phát mục tiêu...........................30 2.1.1. Lạm phát và chính sách lạm phát mục tiêu..........................................30 ii 2.1.2. Đặc trưng của chính sách lạm phát mục tiêu......................................32 2.1.3. Lợi ích của chính sách lạm phát mục tiêu...........................................33 2.1.4. Thách thức đối với chính sách lạm phát mục tiêu...............................37 2.1.5. Các vấn đề kỹ thuật trong quá trình thực thi chính sách lạm phát mục tiêu...........................................................................................................39 2.1.6. Điều kiện để áp dụng lạm phát mục tiêu..............................................43 2.2. Một số vấn đề lý luận về cơ chế tỷ giá hối đoái.........................................46 2.2.1. Tỷ giá hối đoái và cơ chế tỷ giá hối đoái...............................................46 2.2.2. Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái............................................................47 2.2.3. Một số tiêu chí cơ bản để lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái...................51 2.2.4. Điều kiện để linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá hối đoái................................52 2.3. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và chính sách lạm phát mục tiêu.........56 2.3.1. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và chính sách lạm phát mục tiêu...................................................................................................56 2.3.2. Mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái sang lạm phát và khả năng thực thi lạm phát mục tiêu.................................................63 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ KHẢ NĂNG THỰC THI CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM...........70 3.1. Thực trạng chính sách tiền tệ trong giai đoạn 2005 - 2015 tại Việt Nam 70 3.1.1. Cơ sở pháp lý của chính sách tiền tệ....................................................70 3.1.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ.............................................71 3.1.3. Đánh giá khuôn khổ chính sách tiền tệ hiện nay và sự cần thiết thực thi....................................................................................................73 3.2. Khả năng thực thi chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam...............75 3.2.1 Về hạ tầng kỹ thuật................................................................................75 3.2.2. Về thể chế độc lập của Ngân hàng Nhà nước......................................78 3.2.3. Về hệ thống tài chính............................................................................80 3.2.4. Về cơ cấu kinh tế...................................................................................85 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM THỰC THI CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM..........................................................................................94 4.1. Thực trạng tỷ giá hối đoái giai đoạn 2005-2015 tại Việt Nam..................94 iii 4.1.1. Cơ sở pháp lý về cơ chế tỷ giá hối đoái.................................................94 4.1.2. Thực trạng diễn biến tỷ giá hối đoái.....................................................96 4.1.3. Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của cơ chế tỷ giá hối đoái............................................................................................................99 4.2. Lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm thực thi chính sách lạm phát mục...........................................................................................................102 4.2.1. Dựa trên cơ sở Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”....................................102 4.2.2. Dựa trên cơ sở mô hình đánh giá hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá sang lạm phát.........................................................................................................112 4.2.3. Đánh giá việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm thực thi chính sách.....................................................................................................123 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NHẰM THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................................... 127 5.1. Cơ chế điều hành chính sách lạm phát mục tiêu và lộ trình thực hiện. 127 5.1.1. Thể chế của Ngân hàng Nhà nước.....................................................127 5.1.2. Xác định mục tiêu chính sách lạm phát mục tiêu và công cụ truyền dẫn.....................................................................................................129 5.1.3. Xác định chỉ số và khung lạm phát mục tiêu.....................................130 5.1.4. Lộ trình thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu..............................133 5.2. Giải pháp linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện lạm phát mục tiêu ở Việt Nam.........................................................................................135 5.2.1. Xây dựng tỷ giá trung tâm và điều chỉnh biên độ tỷ giá phù hợp......135 5.2.2. Sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại hối để can thiệp ổn định thị trường ngoại hối........................................................................................................136 5.2.3. Phát triển thị trường ngoại hối...........................................................142 5.2.4. Quản lý và giám sát rủi ro tỷ giá.........................................................143 KẾT LUẬN..........................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQLNH Tỷ giá bình quân liên ngân hàng CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ DSGE Mô hình cân bằng động học ngẫu nhiên tổng quát DTBB Dự trữ bắt buộc GDP Tổng sản lượng quốc dân IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế LPMT Lạm phát mục tiêu NHTW Ngân hàng Trung ương NHNN Ngân hàng Nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OLS Hồi quy phương trình đơn dạng chuẩn REER Tỷ giá hiệu lực thực TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng Cục Thống kê TGHĐ Tỷ giá hối đoái TTNH Thị trường ngoại hối TTNTLNH Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng VAR Mô hình tự hồi quy theo vectơ VECM Mô hình hiệu chỉnh sai số vectơ VND Việt Nam Đồng WTO Tổ chức thương mại thế giới v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số nguyên tắc lựa chọn cơ chế TGHĐ...............................................51 Bảng 3.1: Các biến số dùng trong các mô hình VAR................................................77 Bảng 3.2: Cấu trúc mô hình VECM tháng/quý..........................................................78 Bảng 3.3: Giá trị và tốc độ tăng xuất nhập khẩu giai đoạn 2005-2015.....................87 Bảng 3.4: Độ mở ngoại thương giai đoạn 2005-2015 (%)........................................87 Bảng 4.1: GDP phân theo khu vực...........................................................................114 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị...........................................................117 Bảng 4.3: Kết quả độ trễ của mô hình......................................................................118 Bảng 4.4 : Hệ số hiệu ứng dẫn truyền tỷ giá sang lạm phát....................................119 Bảng 4.5: Kếết quả phương sai của CPI..........................................................................................120 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Các điều kiện ban đầu áp dụng chính sách LPMT....................................45 Hình 2.2: Quan hệ IS-LM-BP dưới cơ chế tỷ giá cố định.........................................59 Hình 2.3: Quan hệ IS-LM-BP dưới cơ chế tỷ giá linh hoạt.......................................61 Hình 2.4: Lý thuyết Bộ ba bất khả thi........................................................................62 Hình 2.5: Tỷ giá ảnh hưởng đến lạm phát qua kênh trực tiếp...................................64 Hình 3.1: CPI mục tiêu và CPI thực tế giai đoạn 2005-2015....................................73 Hình 3.2: Phân loại thị trường tài chính.....................................................................80 Hình 3.3: Diễn biến GDP giai đoạn 2005-2015.........................................................86 Hình 3.4: Diễn biến CPI giai đoạn 2005-2015...........................................................88 Hình 3.5: Diễn biến Đô la hóa giai đoạn 2005-2015.................................................89 Hình 4.1: Mức độ tự do hóa giao dịch vốn..............................................................102 Hình 4.2: Diễn biến dòng vốn giai đoạn 2005-2015................................................109 Hình 4.3: Phản ứng cú sốc của tỷ giá đến lạm phát.................................................118 Hình 5.1: Mô hình NHNN độc lập với Chính phủ trong thực thi CSTT................128 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam đã từng trải qua thời kỳ lạm phát phi mã của giai đoạn 1989 - 1991 (lạm phát trung bình hàng năm ở mức 57%), song Việt Nam cũng đã vượt qua giai đoạn này bằng các giải pháp tiền tệ phù hợp, và lạm phát đã hạ nhiệt kể từ năm 1995 xuống mức 12,9%. Đây được xem là một thành tựu nhất định của Việt Nam. Tuy nhiên đánh giá khách quan, những chính sách chống lạm phát trong giai đoạn này phát huy hiệu lực tức thời là do nền kinh tế lúc đó còn nhỏ, độ mở kinh tế thấp. Trong giai đoạn 2005 đến nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ vậy mà kinh tế đất nước đã có những thay đổi lớn cả về vị thế và tiềm lực, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP (bình quân hàng năm hơn 6% trong giai đoạn 2005 - 2015). Cũng như các nền kinh tế mới nổi, các chính sách kinh tế của Chính phủ trong thời gian qua chủ yếu tập trung, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - hay nói cách khác tăng trưởng kinh tế đã được chú trọng hơn trong việc giải quyết mối quan hệ tương hỗ giữa tăng trưởng và lạm phát. Nên ngay khi lạm phát quay trở lại vào năm 2005 đã diễn biến phức tạp hơn, nhiều thời điểm đã vượt mục tiêu điều hành và đã đạt ở mức 2 con số. Lạm phát trong giai đoạn này đã chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài do quá trình hội nhập quốc tế và đặc biệt là lạm phát kỳ vọng có ảnh hưởng lớn đến lạm phát thực tế. Việc quản lý ổn định giá cả đã thật sự phải đối mặt với nhiều khó khăn và lạm phát đã trở thành một hiện tượng kinh tế đầy quan ngại. Theo kinh nghiệm điều hành của một số nước thì trong bối cảnh áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, các nước thường hướng tới mục tiêu hàng đầu và duy nhất trong công tác điều hành chính sách tiền tệ đó là duy trì lạm phát thấp và ổn định. Và khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ thường được chú ý nhất lúc này chính là khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT). Chính sách LPMT là một cơ chế chính sách tiền tệ (CSTT) đã được Ngân hàng Trung ương (NHTW) nhiều nước trên thế giới áp dụng, bao gồm cả các quốc gia phát triển như Anh, Úc, Nhật Bản… cũng như các nước đang phát triển như Brazin, Thái Lan, Indonexia… Sự áp dụng thành công chính sách lạm phát mục tiêu của các quốc gia trong việc duy trì một tỷ 2 lệ lạm phát ổn định khiến cho Ngân hàng Trung ương nhiều nước cũng cân nhắc việc sử dụng chính sách này. Tuy nhiên, liệu đây có phải là một khung chính sách có thể áp dụng với mọi quốc gia và là một lựa chọn thích hợp cho Việt Nam? Một trong những điều kiên quyết, trong trường hợp Việt Nam thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu là phải có cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, vì chỉ có linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá hối đoái thì chính sách tiền tệ mới được đảm bảo tính độc lập, từ đó mới có thể thực hiện được chính sách lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, tỷ giá cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, đang hòa nhập vào kinh tế thế giới như Việt Nam. Có thể nói, tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là yếu tố rất nhạy cảm, có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội; nhất là trong bối cảnh mở cửa hội nhập của Việt Nam, tỷ giá hối đoái càng có vai trò quan trọng, là một “cầu nối” hoạt động kinh tế trong và ngoài nước. Được coi là mấu chốt trong quản lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, và lên giá cả hàng hóa. Vì vậy việc linh hoạt hóa cơ chế tỷ giá hối đoái để thực hiện được chính sách lạm phát mục tiêu không phải là một việc dễ dàng. Bởi đối với một nền kinh tế đang phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng như Việt Nam thì những cú sốc từ bên ngoài và/hoặc sự phát triển chưa toàn diện của thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng có khả năng tạo ra sự biến động mạnh của tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó bao gồm cả lạm phát và mục tiêu lạm phát. Thực tế này đòi hỏi điều hành chính sách tỷ giá cần thận trọng và hợp lý, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam sẽ thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Vấn đề trên đặt ra yêu cầu cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị ứng dụng cao về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái - lạm phát và thực thi chính sách lạm phát mục tiêu. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là lựa chọn được cơ chế tỷ giá hối đoái phù hợp để thực hiện được chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án đã: - Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và khả năng thực thi chính sách lạm phát mục tiêu. - Phân tích thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và khả năng thực thi chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam. - Rút ra những kết luận về việc lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu và đề xuất lộ trình cũng như các giải pháp cần thiết để thực thi. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là lạm phát mục tiêu, cơ chế tỷ giá hối đoái, và mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với việc thực hiện lạm phát mục tiêu. Theo đó, luận án tập trung nghiên cứu các lý luận cơ bản về lạm phát mục tiêu, cơ chế tỷ giá hối đoái; và nghiên cứu mối quan hệ/tác động giữa tỷ giá hối đoái - lạm phát và khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu, trong đó luận án có kiểm định lý thuyết “Bộ ba bất khả thi” và có sử dụng mô hình phân tích tự hồi quy theo vectơ (VAR) để đo lường hiệu ứng dẫn truyền từ tỷ giá sang lạm phát. Phạm vi nghiên cứu của luận án: luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài trong giai đoạn 2005-2015 và đề xuất các biện pháp thực hiện đến năm 2025 tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp nghiên cứu của luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp định lượng. Cụ thể, nghiên cứu tiến hành đo lường quy mô và xác định thời điểm của hiệu ứng dẫn truyền của tỷ giá hối đoái vào lạm phát. Mô hình phân tích tự hồi quy theo vectơ VAR được sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 8.1 để có thể phân tích sâu hơn phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) với 4 những thay đổi của tỷ giá. Từ đó đưa ra những nhận định và một số kiến nghị chính sách liên quan. Số liệu sử dụng từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2015 bao gồm các số liệu về giá dầu (OIL), tỷ giá hối đoái trên thị trường liên ngân hàng (ER), khoảng cách sản lượng (OPGAP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cung tiền VNĐ (M2), lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng, chỉ số Đôla hóa (FCD/M2), và lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 3 tháng. Nguồn để lấy các số liệu thống kê nêu trên là từ Tổng cục Thống kê (TCTK), Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thống kê tài chính quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), và Hãng tin Reuters. 5. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về chính sách lạm phát mục tiêu và cơ chế tỷ giá hối đoái. Chương 3: Thực trạng chính sách tiền tệ và khả năng thực thi chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. Chương 4: Thực trạng tỷ giá hối đoái và lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm thực thi chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. Chương 5: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm thực thi chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Lạm phát mục tiêu và ổn định kinh tế vĩ mô Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và lạm phát ổn định, nền kinh tế sẽ vận hành thuận lợi và hiệu quả hơn, với các kết quả tích cực về tích lũy, đầu tư, tăng trưởng, và việc làm, qua đó góp phần cải thiện đời sống người dân. Lạm phát cao làm giảm thu nhập thực của người dân, nếu diễn biến trong một thời gian dài sẽ không khuyến khích đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời kích hoạt bong bóng tài sản. Hệ quả đi kèm là tăng trưởng kinh tế thấp, thậm chí có cả những bất ổn về mặt xã hội và chính trị. Trong khi đó, giảm phát/thiểu phát cũng để lại nhiều hệ lụy tiêu cực, khi nó làm tăng tiền lương thực, kéo theo suy thoái hoặc trì trệ kinh tế. Hơn nữa, giảm phát cũng làm tăng lãi suất thực, do đó làm tăng giá trị của các khoản nợ danh nghĩa; khi đó, tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra trên diện rộng. Ổn định lạm phát góp phần hạn chế các tín hiệu méo mó về giá cả khiến nguồn lực bị phân bổ không hiệu quả. Vì vậy, làm thế nào duy trì và kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý trở thành vấn đề trung tâm, mục tiêu tối cao của CSTT để phát huy tác dụng kích thích và giảm tác động cản trở của lạm phát. Nếu đảm bảo sự ổn định tiền tệ và duy trì lạm phát ở mức hợp lý, CSTT sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy lợi ích ngắn hạn về giảm tỷ lệ thất nghiệp hay tăng tổng sản lượng GDP có thể xung đột với mục tiêu ổn định giá cả. Do đó, chủ trương nâng lãi suất để chống lạm phát thường vấp phải sự phản đối từ công luận do hệ lụy đi kèm là tăng thất nghiệp và giảm tốc độ tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc NHTW có độc lập trong mục tiêu điều hành hay không cũng là một vấn đề, bởi nếu NHTW chịu sức ép từ Chính phủ trong việc kích thích tăng trưởng thì cam kết với mục tiêu lạm phát sẽ yếu đi. Nếu không có chiến lược thông tin và tạo niềm tin phù hợp, NHTW sẽ khó nhận được sự ủng hộ của thị trường khi chuyển sang tư duy chống/kiểm soát lạm phát. 6 Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đã chính thức đặt mục tiêu ổn định lạm phát lên ưu tiên cao nhất. Theo đó, đến nay đã có nhiều quốc gia áp dụng và cân nhắc áp dụng chính sách LPMT. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn còn hết sức mới mẻ. Những nghiên cứu đã có cả về lý luận và thực tiễn đều chưa cho thấy tính ưu việt tuyệt đối của bất cứ dạng thức điều hành chính sách LPMT nào, chủ yếu do bối cảnh và cơ cấu kinh tế của từng nước. 1.1.2. Lạm phát mục tiêu và kinh tế Việt Nam Thực tế cho thấy dù đạt được khá nhiều thành tựu kinh tế - xã hội, Việt Nam vẫn phải chịu lạm phát cao trong nhiều giai đoạn, đặc biệt trong thời kỳ hậu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), lạm phát cao và đi kèm với bất ổn trong nhiều năm. Trong những năm đầu sau khi mới gia nhập WTO, Việt Nam đã gặp phải nhiều rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô chưa từng hiện hữu trước đây. Chẳng hạn, giá hàng hóa thế giới tăng cao trong điều kiện nền kinh tế khá mở đối với nhập khẩu và chưa phát triển được các biện pháp hạn chế nhập khẩu phù hợp với quy định của WTO. Một loạt rủi ro khác đi kèm với các dòng vốn nước ngoài vào ồ ạt, trong khi tỷ giá được neo (thiếu linh hoạt) và khả năng giám sát tài chính còn bất cập. Bản thân những áp lực lạm phát dồn tụ từ mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào đầu tư công và tăng trưởng tín dụng cũng chỉ hiện hữu trong các năm sau 2007. Chính vì vậy, trong thời gian đầu, các cơ quan hoạch định chính sách dường như gặp lúng túng khi ứng phó với các loại rủi ro này. Tuy nhiên, công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã dần dần trở nên bài bản hơn. Những cải thiện này xuất phát từ sự học hỏi kinh nghiệm từ những lần ứng phó với bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong thời gian gần đây, việc thay đổi tư duy điều hành của Chính phủ và NHNN - dành ưu tiên cao nhất cho kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô chính là một bước khởi đầu thuận lợi. Chính ở đây, Chính phủ và NHNN cần cân nhắc một khuôn khổ chính sách nhằm duy trì lạm phát ổn định, tạo điều kiện cho phân bổ nguồn lực hiệu quả và kích thích đầu tư, tăng trưởng trong dài hạn. Khuôn khổ chính sách LPMT là một đối tượng phù hợp để có những cân nhắc thấu đáo cả về khả năng ứng dụng và, nếu có, điều chỉnh cần thiết và lộ trình để áp dụng ở Việt Nam. 7 Một trong những điều kiên quyết, trong trường hợp Việt Nam thực hiện chính sách LPMT, là phải có chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Tuy nhiên, TGHĐ là một biến số kinh tế vĩ mô chịu tác động đan xen phức tạp và tác động đến nhiều biến kinh tế vĩ mô khác như: dòng vốn đầu tư nước ngoài nhất là dòng vốn đầu tư gián tiếp, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của nền kinh tế cũng như các khoản vay bằng ngoại tệ của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hàm lượng nhập khẩu kết tinh trong xuất khẩu ... Do vậy, điều hành chính sách tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn. Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu sắc vào thị trường tài chính tiền tệ quốc tế. Luồng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường Việt Nam gia tăng mạnh, làm thay đổi quan hệ về cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến và công tác điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối của NHNN. Trước những biến chuyển cơ bản của các cân đối vĩ mô trên thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và sự xuất hiện của nhân tố tác động mới với những xu hướng biến động và hệ quả khó lường, trong bối cảnh Việt Nam áp dụng chính sách LPMT, thì việc điều hành chính sách tỷ giá cần thận trọng và hợp lý, đòi hỏi có nhiều nghiên cứu sâu, rộng. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp những luận chứng khoa học, cùng các bằng chứng định lượng ở mức độ cho phép, về lạm phát mục tiêu, cơ chế tỷ giá hối đoái, khả năng thực hiện lạm phát mục tiêu, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu ở Việt Nam, cũng như những đề xuất để thực hiện. 1.2. Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về chính sách lạm phát mục tiêu 1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước về chính sách lạm phát mục tiêu Mishkin (2000, 2001, 2004) đã đưa ra định nghĩa rõ ràng về chính sách LPMT, đề cập đến những lợi ích và bất lợi của chính sách LPMT và rút ra một số bài học từ kinh nghiệm thực hiện chính sách LPMT của Chile và Brazil trong giai đoạn cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Theo đó nghiên cứu đã gợi ý rằng chính sách LPMT là một chiến lược chính sách tiền tệ đã được sử dụng thành công ở các nước công nghiệp và đang trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn cho các 8 nước có nền kinh tế thị trường mới nổi như Chile, Brazil, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Nam Phi. Freedman và Laxton (2009) đã xem xét mức lạm phát tại New Zealand, Canada và Anh Quốc trong giai đoạn từ cuối những năm 1960 đến đầu những năm 1990, để đưa ra lý do các nước phải áp dụng chính sách LPMT. Đó là do (i) các nước gặp khó khăn trong việc sử dụng neo danh nghĩa khác (mục tiêu tỷ giá và mục tiêu tiền tệ), (ii) các nước mong muốn giảm tỷ lệ lạm phát và neo kỳ vọng lạm phát thông qua một mục tiêu đơn giản có thể quan sát được. Nghiên cứu này đã giải quyết vấn đề cốt lõi về việc tại sao NHTW lại lựa chọn tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu chính sách của mình và tại sao có nhiều nước trên thế giới lựa chọn chính sách LPMT là khuôn khổ để đạt được mục tiêu đó. Schaechter, Stone, và Zelmer (2000) nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng chính sách LPMT của các nước công nghiệp và các nước thị trường mới nổi trong giai đoạn cuối những năm 1990. Nghiên cứu đã đưa ra nhận định về những nền tảng để chính sách LPMT toàn phần được thiết lập thành công, bao gồm: (i) khuôn khổ thể chế; (ii) các vấn đề về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ; (iii) các khía cạnh tổ chức của NHTW; và (iv) các vấn đề chuyển đổi. Đóng góp quan trọng nhất của các tác giả là khẳng định những yếu tố trên không cần phải được thiết lập tất cả trước khi các nước bắt đầu chuyển đổi sang khuôn khổ chính sách LPMT toàn phần. Vì vậy, các nước có nhu cầu chuyển đổi sang chính sách LPMT có thể hoàn thiện dần các điều kiện trên song song với việc triển khai thực hiện chính sách LPMT. Batini, Kuttner và Laxton (2006) đã đánh giá tình hình của 31 nền kinh tế áp dụng chính sách LPMT trong giai đoạn đầu những năm 2000 để đưa ra bốn nhóm điều kiện nhằm thực hiện chính sách LPMT: (i) hạ tầng kỹ thuật; (ii) sức khỏe hệ thống tài chính; (iii) tính độc lập của thể chế; và (iv) cơ cấu kinh tế. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng cho dù các điều kiện khác nhau có được thỏa mãn hay không thì việc áp dụng chính sách LPMT lúc ban đầu đều mang lại một kết quả tốt. Nghiên cứu này có giá trị lớn đối với các nước đang trong quá trình xem xét chuyển đổi sang thực hiện chính sách LPMT, thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng các nhóm điều kiện nêu trên tại nền kinh tế của nước mình. 9 Freedman và Otker-Robe (2010) đã nghiên cứu nhiều khó khăn, thách thức tại các nước thực hiện chính sách LPMT giai đoạn những năm giữa và cuối 2000. Từ đó các tác giả đưa ra ba điều kiện cốt lõi để thực hiện chính sách LPMT, đó là (i) mục tiêu lạm phát là mục tiêu ưu tiên trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ; (ii) không có áp chế tài chính; và (iii) độc lập về công cụ chính sách tiền tệ. Đa số các điều kiện và các yếu tố khác được coi là căn bản đối với khuôn khổ chính sách LPMT có thể được thiết lập sau khi đưa ra áp dụng chính sách LPMT, bao gồm: xây dựng các mô hình chính thức để dự báo lạm phát, nghiên cứu về cơ chế phát hành các báo cáo về chính sách tiền tệ hoặc các báo cáo về lạm phát, củng cố hệ thống tài chính thông qua việc cải thiện quy chế giám sát các định chế tài chính và khuyến khích sự phát triển các thị trường trái phiếu dài hạn bằng đồng bản tệ. Như vậy, các nghiên cứu ngoài nước về chính sách LPMT đã cung cấp những lý luận cơ bản về việc thực hiện chính sách LPMT, bao gồm định nghĩa, lợi ích và bất lợi, các khó khăn thách thức cũng như các điều kiện cần thiết để vận hành chính sách LPMT. Các luận cứ khoa học này có giá trị to lớn đối với các nước đang thực hiện cũng như các nước chuẩn bị thực hiện chính sách LPMT. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại nghiên cứu ở một số nước điển hình đã thực hiện chính sách LPMT trên thế giới mà chưa nghiên cứu các trường hợp của một số nước đang xem xét chuyển sang thực hiện chính sách LPMT như Việt Nam. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu này mang nhiều giá trị “lịch sử” vì đã đánh giá, phân tích việc thực thi chính sách LPMT của các nước chủ yếu là trong giai đoạn những năm 2000 trở về trước mà chưa có các nghiên cứu cập nhật tình hình thực hiện chính sách LPMT các năm gần đây. Cuối cùng, các nghiên cứu trên cũng chưa xem xét, đánh giá tác động của cơ chế TGHĐ đến việc thực thi chính sách LPMT. 1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về chính sách lạm phát mục tiêu Các tác giả Đỗ Thị Đức Minh (2005) và Nguyễn Hữu Nghĩa (2005) nghiên cứu khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam và đề xuất áp dụng chính sách tiền tệ theo LPMT đến năm 2015. Các nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung về chính sách LPMT, phân tích các điều kiện để có thể đưa ra áp dụng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ này tại Việt Nam. Các tác giả đều cho rằng hiện tại Việt Nam 10 chưa áp dụng được cơ chế điều hành chính sách LPMT hoàn toàn, tuy nhiên cần có các bước, có lộ trình để chuẩn bị các điều kiện cho việc áp dụng khuôn khổ chính sách LPMT. Các nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận khoa học về chính sách LPMT, tuy nhiên những đề xuất và lộ trình thực hiện chính sách LPMT tại Việt Nam đến năm 2015 của tác giả đã không còn mang tính “thời sự”. Các tác giả Phí Trọng Hiển (2005), Bùi Duy Hưng (2006), Lý Hoàng Ánh (2007), Nguyễn Thị Hiền và Nguyễn Hoàng Ánh (2013) đã nghiên cứu, so sánh kinh nghiệm áp dụng chính sách LPMT của một số nước như Úc, Brazil, Chile, Hàn Quốc và Thái Lan trong những năm 1990 để đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam. Theo các tác giả: (i) lựa chọn chính sách LPMT phải trên cơ sở sau một thời kỳ kiềm chế lạm phát thành công; (ii) chỉ số CPI và chỉ số lạm phát cơ bản phải sử dụng song song để đo lường lạm phát; (iii) chính sách LPMT phải có tính linh hoạt cao; và (iv) chính sách LPMT phải đảm bảo sự công khải minh bạch và gắn liền với trách nhiệm cao của NHTW. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nêu một số giải pháp mà chưa có lộ trình/thời gian cụ thể để thực hiện chính sách LPMT tại Việt Nam. Các tác giả Võ Trí Thành (2006) và Bùi Văn Hải (2007) đã đề cập đến những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của chính sách LPMT. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra các điều kiện áp dụng chính sách tiền tệ theo LPMT. Các bài nghiên cứu này đã trích dẫn các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra mối liên kết trực tiếp giữa LPMT và phạm vi cụ thể của hoạt động kinh tế nói chung, đã củng cố quan điểm cho rằng chính sách LPMT có mối quan hệ cải thiện toàn bộ hoạt động kinh tế. Từ đó, đóng góp quan trọng nhất của các tác giả là đã nêu một số hàm ý cho Việt Nam (i) mức độ độc lập về thể chế của NHNN, (ii) hạ tầng kỹ thuật; (iii) cơ cấu kinh tế; (iv) trình độ phát triển ngân hàng - tài chính ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng chưa chỉ ra được lộ trình để thực hiện chính sách LPMT ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu NGND.TS. Nguyễn Văn Hà (2007) trong đề tài nghiên cứu cấp ngành Ngân hàng đã (i) cung cấp các sở cứ về phương hướng đổi mới cơ chế điều hành chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu ở Việt Nam; và (ii) xác định cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu vào nền kinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan