Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm...

Tài liệu Luận án giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm

.DOC
266
2289
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TRẦN THỊ CẨM TÚ GI¸O DôC GI¸ TRÞ SèNG CHO SINH VI£N S¦ PH¹M LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TRẦN THỊ CẨM TÚ GI¸O DôC GI¸ TRÞ SèNG CHO SINH VI£N S¦ PH¹M Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Cẩm Tú Lời cảm ơn ----***---Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất tới PGS.TS Nguyễn Thanh Bình – người luôn tận tâm, trách nhiệm với nghề, đã hướng dẫn và khích lệ để tôi thực hiện nghiên cứu này cũng như truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm quý báu trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý – giáo dục, tới Bộ môn Lý luận giáo dục, đến tất cả quý thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp – nơi tôi đang công tác đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nâng cao trình độ. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hải Phòng, Đại học Vinh, Đại học Tây Bắc đã hợp tác và giúp đỡ tôi nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, trở thành điểm tựa tinh thần, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án. Do còn có những hạn chế về kinh nghiêm, thời gian và điều kiện nghiên cứu, luận án không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy giáo, cô giáo; các nhà khoa học; anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp để công trình nghiên cứu hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Trần Thị Cẩm Tú MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM............................................................................................10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..........................................................................10 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới...................................................................10 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................20 1.2. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................24 1.2.1. Giá trị.......................................................................................................24 1.2.2. Giá trị sống..............................................................................................28 1.2.3. Giáo dục giá trị sống...............................................................................30 1.3. Cơ sở tâm lý học, giáo dục học của giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm......................................................................................................................33 1.3.1. Các lý thuyết khoa học trong giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm..............................................................................................................33 1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm..................................................37 1.3.3. Đặc điểm và yêu cầu của nghề dạy học..................................................38 1.4. Quá trình giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.....................................42 1.4.1. Mục tiêu của giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm....................42 1.4.2. Nội dung giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm...........................43 1.4.3. Phương pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm...................46 1.4.4. Con đường giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.......................50 1.4.5. Đánh giá giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm..........................54 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm .....................................................................................................................................56 1.5.1. Tính tích cực, chủ động và tự giáo dục của sinh viên.............................56 1.5.2. Yếu tố xã hội............................................................................................56 1.5.3. Yếu tố giáo dục nhà trường.....................................................................57 1.5.4. Yếu tố gia đình.........................................................................................57 Kết luận chương 1.....................................................................................................58 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM...................................................................................................................59 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng.............................................................................59 2.1.1. Mục đích khảo sát....................................................................................59 2.1.2. Nội dung khảo sát....................................................................................59 2.1.3. Phương pháp khảo sát.............................................................................59 2.1.4. Công cụ khảo sát.....................................................................................59 2.1.5. Địa bàn và khách thể khảo sát................................................................59 2.1.6. Cách thức tiến hành khảo sát..................................................................60 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng.............................................................................67 2.2.1. Thực trạng giá trị sống của sinh viên sư phạm.......................................67 2.2.2. Thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.......................71 Kết luận chương 2.....................................................................................................96 Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................97 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp.......................................................................97 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu..........................................................97 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đối tượng........................................................97 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..........................................................97 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..........................................................97 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV ............................................................................................................................98 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..........................................................98 3.2. Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.........................98 3.2.1. Xây dựng chủ đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm..............98 3.2.2. Tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm vào các môn nghiệp vụ sư phạm.....................................................................102 3.2.3. Giáo dục giá trị sống qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm......................107 3.2.4. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm qua hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.................................................................................111 3.2.5. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm...........................................................115 3.2.6. Hướng dẫn sinh viên tự giáo dục các giá trị sống................................117 3.3. Thực nghiệm biện pháp giáo dục giá trị sống cho SVSP............................121 3.3.1. Khái quát chung về thực nghiệm sư phạm............................................121 3.3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm..............................................................129 3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm..............................................................146 Kết luận chương 3...................................................................................................147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...........................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................152 PHỤ LỤC................................................................................................................1PL DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ ĐC Đối chứng ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GDGTS Giáo dục giá trị sống GT Giá trị GTS Giá trị sống GV Giảng viên NVSP Nghiệp vụ sư phạm SV Sinh viên SVSP Sinh viên sư phạm TN Thực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng 2.2: Bảng 2.3: Bảng 2.4: Bảng 2.5: Bảng 2.6: Bảng 2.7: Bảng 2.8: Bảng 2.9: Bảng 2.10: Bảng 2.11: Bảng 2.12: Bảng 2.13: Bảng 2.14: Bảng 2.15: Bảng 2.16: Bảng 2.17: Bảng 2.18: Bảng 2.19: Bảng 2.20: Bảng 3.1: Bảng 3.2: Bảng 3.3: Bảng 3.4: Bảng 3.5: Bảng 3.6: Bảng 3.7: Bảng số liệu về khách thể khảo sát......................................................60 Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan..............................63 Đánh giá độ tin cậy thang đo giá trị sống............................................64 Nhận thức của GV và SV về khái niệm giá trị sống............................67 Đánh giá của GV, SV về sự cần thiết của các GTS trong nghề dạy học ..............................................................................................................68 Thực trạng biểu hiện giá trị sống của sinh viên sư phạm....................69 Mức độ quan tâm của GV và SV đối với GD GTS.............................71 Nhận thức của GV và SV về vai trò của giáo dục giá trị sống............72 Thực trạng về việc thực hiện mục tiêu giáo dục giá trị sống..............75 Đánh giá của giảng viên về thực hiện mục tiêu GDGTS cho SVSP ..............................................................................................................77 Nội dung giáo dục giá trị yêu thương cho sinh viên sư phạm.............79 Nội dung giáo dục giá trị tôn trọng cho sinh viên sư phạm................81 Nội dung giáo dục giá trị trách nhiệm cho sinh viên sư phạm............83 Nội dung giáo dục giá trị hợp tác cho sinh viên sư phạm...................84 Phương pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm.................86 Con đường giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm....................88 GDGTS cho sinh viên sư phạm thông qua lồng ghép các môn học..........90 GDGTS cho SVSP thông qua rèn luyện NVSP..................................91 Kết quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm..........................92 Các yếu tố ảnh hưởng đến GDGTS cho sinh viên sư phạm................93 Kết quả khảo sát đầu vào đợt 1 đo nhận thức của nhóm TN1 và ĐC1 ............................................................................................................129 Kết quả khảo sát đầu vào đợt 1 đo hành vi của nhóm TN1 và ĐC1 ............................................................................................................130 Bảng phân phối mức độ đo nhận thức về GTS của SVSP................131 Kết quả đo thái độ của nhóm TN1 và ĐC 1 sau thực nghiệm đợt 1 ............................................................................................................132 Kết quả đo hành vi nhóm TN1 và ĐC1 sau thực nghiệm đợt 1 ............................................................................................................132 Kết quả khảo sát đầu vào đợt 2 đo nhận thức của nhóm TN2 và ĐC2 ............................................................................................................134 Kết quả khảo sát đầu vào đợt 2 đo hành vi của nhóm TN và ĐC Bảng 3.8: Bảng 3.9: Bảng 3.10: Bảng 3.11: Bảng 3.12: ............................................................................................................134 Bảng kết quả đo nhận thức về GTS của SVSP..................................135 Kết quả đo thái độ của nhóm TN2 và nhóm ĐC 2 sau TN...............136 Kết quả đo hành vi biểu hiện GTS của nhóm TN2 và ĐC 2 sau TN lần 2..............................................................................................137 So sánh kết quả hành vi biểu hiện GTS trước và sau TN đợt 2 của nhóm TN2....................................................................................138 Ý nghĩa của GDTS đối với SVSP......................................................142 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ 3.1: Nhận thức của GV và SV về vai trò của GD GTS..............................74 Con đường GDGTS cho sinh viên sư phạm........................................88 Yếu tố ảnh hưởng đến GDGTS cho SVSP..........................................94 Mức độ hứng thú của sinh viên sư phạm khi tham gia các hoạt động của chương trình GDGTS.........................................................140 Biểu đồ 3.2: Tính phù hợp nội dung GDGTS đối với SVSP.................................140 Biểu đồ 3.3: Tính phù hợp của phương pháp và hình thức tổ chức GDGTS ............................................................................................................141 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ 2.2: Sơ đồ 3.1: Sơ đồ 3.2: Mối tương quan giữa mục tiêu về kiến thức, thái độ, hành vi theo đánh giá của sinh viên..................................................................76 Mối tương quan giữa mục tiêu về kiến thức, thái độ, hành vi theo đánh giá của giảng viên................................................................78 Mối tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi..........................133 Mối tương quan giữa kết quả đo nhận thức, thái độ và hành vi ............................................................................................................139 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Thế kỷ XXI với những đặc điểm phát triển của thời đại như cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; sự phát triển của nền kinh tế tri thức và đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đã làm thay đổi về mọi mặt trong đời sống của các quốc gia trên thế giới. Vấn đề nguồn nhân lực là một trong những vấn đề nổi bật nhất khi loài người bước vào thời đại phát triển mới. Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “đáp ứng nhu cầu con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa…” [18]. Giáo dục đóng vai trò rất lớn trong việc khơi dậy các tiềm năng của con người và tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao có đầy đủ những phẩm chất, giá trị và năng lực phù hợp với sự phát triển của xã hội:. “Nhà trường có các nhiệm vụ cốt lõi đó là: trang bị cho người học để họ biết cách sử dụng tâm trí một cách tốt nhất, biết suy nghĩ sâu sắc, có sự am hiểu và chuẩn bị để họ trở thành một công dân tốt, có nhân cách” [91]. Theo phương pháp tiếp cận hoạt động – giá trị nhân cách, mọi hoạt động của con người đều diễn ra trong quan hệ xã hội thông qua quá trình tiếp thu hệ giá trị của cộng đồng, xã hội, tạo lập hệ giá trị của bản thân. Nhân cách chính là hệ thống các giá trị của mỗi người. Vì vậy, nghiên cứu giáo dục giá trị nói chung và giá trị sống nói riêng là yêu cầu cần thiết mang tính thời đại bởi “Vấn đề giá trị là một vấn đề chiến lược… Hệ giá trị của con người, cộng đồng, quốc gia – dân tộc và của cả loài người vừa là biện pháp vừa là cứu cánh của các chiến lược phát triển”. [31, tr.208]. Sự phát triển nhanh chóng trên của các lĩnh vực kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa đã và đang có những tác động đa chiều, phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Ngày nay, thanh thiếu niên khắp nơi trên thế giới đang bị đe dọa bởi tình trạng bạo lực, lạm dụng, sự gia tăng các tệ nạn xã hội, áp lực và mất định hướng trong cuộc sống, lối sống buông thả, vị kỷ và thiếu ý thức đối với các vấn đề có tính cộng đồng, thiếu tôn trọng, hành vi tự hủy hoại bản thân [87, tr.22]. Để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra trong thời đại mới, việc chú trọng đến công tác giáo dục cho thế hệ trẻ là một việc làm cần thiết. Trong thế kỷ XXI, nếu chỉ trang bị những kiến thức khoa học cho thế hệ trẻ là chưa đủ mà họ cần được trang bị những kiến thức về giáo dục giá trị sống – những tri thức nền 2 tảng giúp thanh thiếu niên định hướng, lựa chọn cho mình cách sống tích cực. Giáo dục giá trị sống có thể giảm thiểu hoặc giải quyết được vấn đề trên. Việc đưa giáo dục giá trị sống vào nhà trường đã giúp học sinh tập trung, nỗ lực và có trách nhiệm hơn trong học tập, cải thiện bầu không khí trong trường học do học sinh biết cách giữ được bình tĩnh, thể hiện sự thấu cảm, hòa hợp, trung thực; mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có sự cải thiện dựa trên sự tin cậy, tôn trọng và lắng nghe; lòng tin giữa các nhân viên trong nhà trường và sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh với giáo viên được cải thiện [93]. Ở Việt Nam, bản báo cáo về đánh giá tác động của chương trình Giáo dục giá trị sống (LVEP) đến giáo viên và học sinh chỉ ra 90% giáo viên đã thay đổi bản thân theo hướng tích cực, họ có thể quản lý được cảm xúc, cảm thấy bình an hơn, hạnh phúc hơn. 100% học sinh cảm thấy tự tin hơn, tôn trọng đối với giáo viên và người lớn tuổi, trung thực, hứng thú hơn đối với việc học tập, và cảm thấy an toàn hơn...[108]. 1.2. Để đáp ứng được đòi hỏi và yêu cầu của xã hội, việc đổi mới giáo dục được xem là yêu cầu cấp thiết. Một trong những lực lượng góp phần không nhỏ cho sự thành công của đổi mới giáo dục đào tạo Việt Nam chính là đội ngũ giáo viên. “Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo [20]. Sinh viên sư phạm là những giáo viên tương lai vì vậy trường sư phạm cần đào tạo đội ngũ giáo viên là những người có phẩm chất, năng lực trong việc giảng dạy để đảm nhiệm vai trò giáo dục nhân cách cho người học, giúp họ phát huy được tiềm năng, khả năng sáng tạo. Mục tiêu của nhà trường sư phạm là đào tạo ra những người làm nghề dạy học, những sinh viên sư phạm sẽ trở thành người giáo viên trong tương lai vì vậy việc trang bị những tri thức về giá trị sống có gắn liền với đặc thù nghề dạy học và chuẩn nghề nghiệp giáo viên là một nhiệm vụ cấp thiết để họ bắt kịp với những yêu cầu về đổi mới giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước ta đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (năm 2007) và chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (năm 2009). Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà người giáo viên cần đạt được đáp ứng với mục tiêu giáo dục đặt ra. Giáo viên trung học phải đáp ứng được 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí. Trong đó, tiêu chuẩn 1 là tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống như yêu nghề, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; thương yêu, tôn trọng đối xử công bằng với học sinh; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp [8]. Ngoài ra, 3 trong Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông, chương trình đào tạo năng lực sư phạm của một số trường sư phạm cũng xác định các giá trị cốt lõi có gắn với nghề dạy học như: những giá trị hướng vào học sinh như yêu học sinh, khoan dung, độ lượng, cam kết nuôi dưỡng tiềm năng của từng học sinh; những bản sắc của người giáo viên như: ham học hỏi, lạc quan, kiên trì, kiên nhẫn, sáng tạo, sống lành mạnh, cởi mở, thân thiện, thẳng thắn, trung thực; những giá trị phục vụ nghề nghiệp như: yêu nghề, tự hào về nghề, trách nhiệm với nghề, cam kết chất lượng [104]. Để có năng lực sư phạm trong ứng xử với học sinh, đồng nghiệp, nghề nghiệp, những giáo viên tương lai cần hình thành những giá trị sống tích cực như yêu thương, trách nhiệm, tôn trọng, hợp tác. Những giá trị sống cần giáo dục cho sinh viên sư phạm có mối quan hệ chặt chẽ với chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Vì giá trị nói chung, giá trị sống nói riêng được xem như hạt nhân của nhân cách mỗi con người. GDGTS không những giúp sinh viên sống tích cực và tạo những tiền đề quan trọng để họ được rèn luyện và phát triển nghề dạy học với tư cách là giáo viên trong tương lai. Vai trò của người giáo viên trong thế kỷ XXI đã có sự thay đổi cơ bản. Họ không chỉ là những người dạy chữ như quan niệm truyền thống lâu nay, mà giáo viên còn đảm nhiệm nhiều chức năng hơn. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa và nền kinh tế tri thức phát triển, giáo viên không chỉ là nhà khoa học, nhà văn hóa mà còn là nhà giáo dục giúp người học phát triển nhân cách toàn diện. Giáo viên định hướng, tổ chức, hướng dẫn cho người học thúc đẩy việc học tập và giáo dục suốt đời của người học, giúp người học không ngừng phát triển về tri thức, trí tuệ mà còn cả thế giới quan, thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử phù hợp với cuộc sống. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực giáo dục quan trọng đó với tư cách là nhà giáo dục trong tương lai. 1.3. Thực tiễn giáo dục Việt Nam cho thấy, có rất nhiều hiện tượng tiêu cực diễn ra trong nhà trường như: bạo lực học đường; giáo viên đối xử thô bạo, xúc phạm học sinh, thiếu trách nhiệm đối với nghề nghiệp [112]. Thực trạng trên bắt nguồn từ việc thiếu hụt những giá trị sống, kỹ năng sống cần thiết cho người học và cách ứng xử không dựa trên nền tảng các giá trị sống tích cực của giáo viên. 1.4. Vì vậy, giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm có rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, đối với bản thân sinh viên, giáo dục giá trị sống giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về các giá trị sống như yêu thương, tôn trọng, hợp tác, trách nhiệm, … từ đó có ý thức vận dụng các giá trị vào cuộc sống nhằm xây dựng một cuộc 4 sống tốt đẹp hơn, tích cực hơn cho bản thân, cho người khác và cho cả cộng đồng. Thứ hai, đối với hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp, giá trị sống giúp sinh viên được trải nghiệm những giá trị sống gắn liền với đặc thù của nghề nghiệp như lòng yêu thương, sự nhiệt huyết với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, hợp tác trong công việc, từ đó giúp sinh viên ý thức rõ ràng hơn về sứ mệnh của người thầy trong xã hội, tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách và biết cách vận dụng những giá trị sống vào việc thực hành nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp với tư cách là người giáo viên trong tương lai bởi đặc trưng của nghề dạy học là dùng nhân cách để tác thành nhân cách. Thứ ba, đối với nhà trường, giáo dục giá trị sống sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm trên cơ sở xây dựng bầu không khí nhà trường dựa trên nền tảng các giá trị tích cực, cải thiện mối quan hệ giữa giảng viên và học sinh, nâng cao ý thức học tập của sinh viên. Hơn nữa, việc giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm sẽ góp phần tạo nên “hiệu quả kép” bởi trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và có những năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo [9]. Các nhà trường phổ thông đã chú trọng đến trang bị những giá trị sống và kỹ năng sống cần thiết để giúp họ thích ứng với cuộc sống. Vì vậy, giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm không chỉ có ý nghĩa đối với sinh viên mà còn giúp họ có được những kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đảm nhiệm công việc giáo dục nhân cách nói chung và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh tại các trường phổ thông. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm đã được quan tâm nhiều hơn trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm chưa cao. Để góp phần giải quyết vấn đề đó, việc nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm hiện nay là rất cần thiết và có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn. Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm, chúng tôi xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm 5 để sinh viên sư phạm có năng lực thể hiện các GTS gắn với nghề dạy học và có kết quả tốt hơn trong học tập, rèn luyện và phát triển nghề nghiệp sau này, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên đáp ứng với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục cho sinh viên sư phạm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. 4. Giả thuyết khoa học Sinh viên sư phạm rất cần được giáo dục giá trị sống để đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học. Hiện nay, giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm cần có những biện pháp giáo dục tác động đồng bộ trong đó chú trọng đến biện pháp thiết kế các chủ đề giáo dục giá trị sống và thực hiện thông qua hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên dưới hình thức câu lạc bộ theo cơ chế trải nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm và chất lượng đào tạo giáo viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm 5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm 5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm 5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm 6. Giới hạn và phạm vi khảo sát 6.1. Về nội dung nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu giáo dục bốn giá trị sống phổ quát gắn với nghề sư phạm: yêu thương, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác. Đây là những giá trị sống có gắn với đặc trưng nghề dạy học, phù hợp với những yêu cầu về phẩm chất, năng lực sư phạm của người giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên và Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm. - Luận án tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm trong đó tập trung vào biện pháp xây dựng chủ đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm và tổ chức giáo dục giá trị sống thông qua hoạt động Đoàn thanh niên, Hội sinh viên dưới hình thức câu lạc bộ. Thực 6 nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 6.2. Về phạm vi nghiên cứu - Luận án tiến hành kháo sát trên 816 sinh viên đại học sư phạm thuộc các khoa tự nhiên (Toán, Lý, Sinh) và các khoa xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục chính trị, Tâm lý – Giáo dục) và 98 cán bộ giảng viên của của các trường: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tây Bắc, Đại học Vinh, Đại học Hải Phòng. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống Quá trình giáo dục là một hệ thống trong đó có sự tương tác giữa các thành tố như: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, môi trường giáo dục…. Theo quan điểm hệ thống, nghiên cứu giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm trong mối quan hệ với mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo của trường đại học sư phạm. 7.1.2. Quan điểm hoạt động Nhân cách con người được hình thành thông qua các hoạt động. Thông qua hoạt động, con người chiếm lĩnh được các giá trị văn hóa xã hội và thể hiện các giá trị đó trong cuộc sống. Việc xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm cần phải dựa trên các hoạt động trải nghiệm có tính đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm lý của sinh viên, nhu cầu, hoạt động học tập của sinh viên sư phạm và đảm bảo cơ chế trải nghiệm trong giáo dục giá trị sống. 7.1.3. Quan điểm xã hội – lịch sử Giáo dục nói chung và giáo dục giá trị nói riêng luôn gắn với lịch sử, văn hóa của từng quốc gia, vùng miền và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong mỗi giai đoạn, giáo dục giá trị đòi hỏi phải có sự tương thích với xã hội về mặt mục đích, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức… Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm không tách rời với các giá trị văn hóa dân tộc, yêu cầu của xã hội đối với nghề dạy học và xu thế đổi mới trong giáo dục. 7.2. Phương pháp nghiên cứu Đề giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Bao gồm các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và hệ 7 thống hóa lý thuyết. Nhóm phương pháp này được sử dụng để xác định bản chất của các khái niệm cơ bản trong đề tài, mối quan hệ giữa các vấn đề lý luận. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Đối tượng điều tra gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lí tại các trường đại học sư phạm. + Phương pháp quan sát: Sử dụng biên bản quan sát đã được thiết kế sẵn để quan sát những biểu hiện cụ thể của nhận thức, thái độ, hành vi gắn với việc giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. + Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn sâu để phỏng vấn giảng viên và sinh viên sư phạm về vấn đề giáo dục giá trị sống. Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập thông tin định tính nhằm đánh giá khách quan nhận thức của sinh viên sư phạm về giá trị sống, làm sáng rõ thực trạng về giáo dục giá trị sống và kết quả thực nghiệm. + Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tham khảo một số chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học về khung lý thuyết, bộ công cụ điều tra thực trạng và các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm trước khi được đưa vào thực nghiệm. + Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm hai biện pháp giáo dục giá trị sống đã đề xuất ở nhóm thực nghiệm để đánh giá về tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp được đề xuất từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phân tích các sản phẩm hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm trong quá trình thực nghiệm nhằm nâng cao tính khách quan của thực nghiệm sư phạm. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Nghiên cứu hai trường hợp điển hình để thấy rõ sự thay đổi tích cực của sinh viên về nhận thức, thái độ, hành vi trong giáo dục giá trị sống sau khi tham gia thực nghiệm. 7.2.3. Phương pháp hỗ trợ: Đề tài sử dụng thống kê toán học và phần mềm SPSS để xử lí số liệu cho phần thực trạng và thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận cần thiết. 8. Luận điểm khoa học cần bảo vệ Luận án chứng minh những luận điểm khoa học sau: 8.1. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm là yêu cầu cần thiết, đáp ứng với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của nước ta hiện nay. Các giá trị sống 8 được lựa chọn để giáo dục cho sinh viên sư phạm không chỉ có tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi và sự phát triển nhân cách của sinh viên sư phạm mà còn ảnh hưởng đến kết quả rèn luyện nghề và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên sư phạm. 8.2. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm gắn liền với hoạt động học tập và rèn luyện nghề để trở thành những người giáo viên tương lai. Vì vậy, từ mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục cần gắn liền với đặc thù đào tạo nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. 8.3. Các giá trị sống cần giáo dục cho sinh viên sư phạm có mối quan hệ biện chứng với nhau. 8.4. Hệ thống các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm được xây dựng phù hợp với sinh viên sư phạm, đảm bảo cơ chế trải nghiệm của giáo dục giá trị sống. Các biện pháp giáo dục không chỉ góp phần hình thành lối sống tích cực của SVSP mà còn có tác động thúc đẩy hoạt động rèn luyện nghề và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai của sinh viên sư phạm, góp phần nâng cao kết quả học tập của SVSP. 9. Đóng góp mới của đề tài 9.1. Về lý luận - Xây dựng khung lý luận về giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Trong đó làm rõ khái niệm công cụ: giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm, cơ sở khoa học của giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm, các phương pháp, con đường giáo dục GTS, đánh giá giáo dục GTS và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. - Xây dựng chủ đề giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm. Đồng thời xây dựng các biện pháp giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm phù hợp với đào tạo nghề dạy học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. 9.2. Về thực tiễn - Khảo sát, đánh giá được thực trạng giáo dục giá trị sống cho sinh viên sư phạm hiện nay còn nhiều hạn chế. Luận án xác định được các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến kết quả giáo dục giá trị sống hiện nay tại các trường đại học sư phạm như nhận thức, nhu cầu, tính tích cực của giảng viên và sinh viên về GDGTS, chương trình giáo dục, thời gian, điều kiện hỗ trợ học tập và giảng dạỵ. - Đề xuất được các nguyên tắc, mục tiêu, nội dung thực hiện các biện pháp giáo dục giá trị sống phù hợp với sinh viên sư phạm. - Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo để thực hiện giáo dục giá trị sống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan