Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên trong dạy học ngành côn...

Tài liệu Luận án phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên trong dạy học ngành công nghệ kĩ thuật điện, điện tử

.PDF
209
437
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI --------------    -------------- LÊ NGỌC HÒA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------------    ------------- LÊ NGỌC HÒA PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Kĩ thuật công nghiệp Mã số: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Văn Khôi Hà Nội - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Lê Ngọc Hòa ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp, các bạn và các em sinh viên. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Khôi, người thầy kính mến đã hết lòng dìu dắt, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Bộ môn Phương pháp dạy học, Khoa Sư phạm Kĩ thuật Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sao Đỏ, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về tài chính, công việc, thời gian và luôn động viên để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn các chuyên gia, các thầy cô giáo cộng tác, các doanh nghiệp, các em sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân đã luôn ở bên động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Lê Ngọc Hòa iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ................................................ 5 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 5 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 5 1.1.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 10 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ........................................................... 15 1.2.1. Năng lực ............................................................................................... 15 1.2.2. Thích ứng ............................................................................................. 18 1.2.3. Nghề và nghề nghiệp ............................................................................ 19 1.2.4. Thích ứng nghề ..................................................................................... 21 1.2.5. Năng lực thích ứng nghề ...................................................................... 23 1.2.6. Phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên trong dạy học ...............25 1.3. NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ................................ 26 1.3.1. Cấu trúc năng lực thích ứng nghề của sinh viên .................................. 26 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực thích ứng nghề ...... 30 1.3.3. Tiêu chí đánh giá mức độ năng lực thích ứng nghề của sinh viên ....... 33 1.4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ .............. 36 1.4.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp khảo sát thực trạng ...................... 36 1.4.2. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực thích ứng nghề của sinh viên ... 37 1.4.3. Nguyên nhân thực trạng năng lực thích ứng nghề của sinh viên ......... 39 iv 1.5. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC ..................... 40 1.5.1. Nâng cao nhận thức về năng lực thích ứng nghề của sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm ............................................................. 40 1.5.2. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ...................... 41 1.5.3. Tổ chức dạy học gắn lí thuyết với thực tiễn ......................................... 42 1.5.4. Phát huy hiệu quả của phương tiện dạy học ................................................... 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................... 45 CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ ............................................................................................ 46 2.1. KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ .............................................................................. 46 2.1.1. Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử ............ 46 2.1.2. Đặc điểm lao động ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử ............... 47 2.1.3. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử ............................ 50 2.2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN .............................................................................. 50 2.2.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................... 50 2.2.2. Qui trình thiết kế dạy học phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên........... 52 2.2.3. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức năng lực thích nghề của sinh viên thông qua hoạt động thực tập tốt nghiệp ............................................... 59 2.2.4. Biện pháp 2: Dạy học dựa trên nghiên cứu ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử ........................................................................................... 68 2.2.5. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học ...........78 v 2.2.6. Biện pháp 4: Tổ chức cho sinh viên tiếp cận công nghệ mới thông qua sử dụng linh hoạt phương tiện kĩ thuật trong dạy học thực hành ............. 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 108 CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỆN, ĐIỆN TỬ .............................. 109 3.1. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA ................ 109 3.1.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp kiểm nghiệm .............. 109 3.1.2. Đánh giá kết quả kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia ......... 110 3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..... 111 3.2.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................... 111 3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................... 112 3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm ....................................................................... 112 3.2.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................. 114 3.2.5. Xử lí kết quả thực nghiệm .................................................................. 115 3.2.6. Kết quả thực nghiệm đợt 1 ................................................................. 119 3.2.7. Kết quả thực nghiệm đợt 2 ................................................................. 126 3.2.8. Phản hồi của sinh viên về hoạt động dạy học qua các biện pháp đã đề xuất .......133 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 134 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................. 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................. 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 138 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 149 vi DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt là Viết đầy đủ là CNKTĐ, ĐT Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử ĐC Đối chứng ĐTB Điểm trung bình GV Giảng viên NCKH Nghiên cứu khoa học NL Năng lực NLTƯ Năng lực thích ứng SV Sinh viên TN Thực nghiệm TTTN Thực tập tốt nghiệp PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học PTKT Phương tiện kĩ thuật vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Thang điểm đánh giá mức độ năng lực thích ứng nghề ............... 37 Bảng 2.1. Các kiểu hoạt động học tập của sinh viên ..................................... 55 Bảng 2.2. Bảng kiểm năng lực thích ứng nghề của sinh viên ........................ 57 Bảng 3.1. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất ............. 110 Bảng 3.2. Giảng viên và các lớp thực nghiệm, đối chứng đợt 1 .................. 113 Bảng 3.3. Giảng viên và các lớp thực nghiệm, đối chứng đợt 2 .................. 113 Bảng 3.4. Phân phối kết quả học tập của SV lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 1 ... 119 Bảng 3.5. Tần suất fi(%) kết quả học tập các lớp TN, ĐC thực nghiệm đợt 1 ............. 119 Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 1 ................. 120 Bảng 3.7. Các tham số thống kê kết quả học tập lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 1 . 120 Bảng 3.8. Kết quả đánh giá NLTƯ của SV lớp TN, ĐC thực nghiệm đợt 1 ......... 124 Bảng 3.9. Phân phối kết quả học tập của SV lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 2 .. 126 Bảng 3.10. Tần suất fi (%) kết quả học tập của SV lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 2 .......... 126 Bảng 3.11. Tần suất hội tụ tiến lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 2 .............. 127 Bảng 3.12. Các tham số thống kê kết quả học tập lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 2 ......127 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá NLTƯ nghề lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 2 ..... 131 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Cấu trúc năng lực thích ứng nghề ...................................................... 28 Hình 2.1. Qui trình thiết kế dạy học phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên ......................................................................................... 53 Hình 2.2. Qui trình bồi dưỡng nhận thức năng lực thích ứng nghề của sinh viên thông qua hoạt động thực tập tốt nghiệp ................................ 61 Hình 2.3. Qui trình dạy học dựa trên nghiên cứu .......................................... 70 Hình 2.4. Qui trình sử dụng tình huống thực tiễn trong dạy học ................... 85 Hình 2.5. Qui trình sử dụng linh hoạt phương tiện kĩ thuật trong dạy học thực hành ..... 96 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tần suất kết quả học tập lớp TN11 và ĐC11 ..................................... 121 Biểu đồ 3.2. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN11 và ĐC11 ............................ 121 Biểu đồ 3.3. Tần suất kết quả học tập lớp TN12 và ĐC12 ..................................... 121 Biểu đồ 3.4. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN12 và ĐC12 ............................ 121 Biểu đồ 3.5. Tần suất kết quả học tập lớp TN13 và ĐC13 ..................................... 122 Biểu đồ 3.6. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN13 và ĐC13 ............................ 122 Biểu đồ 3.7. Tần suất kết quả học tập lớp TN14 và ĐC14 ..................................... 123 Biểu đồ 3.8. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN14 và ĐC14 ............................ 123 Biểu đồ 3.9. Năng lực thích ứng nghề của SV lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 1 ..... 125 Biểu đồ 3.10 Tần suất kết quả học tập lớp TN21 và ĐC21 .................................... 128 Biểu đồ 3.11. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN21 và ĐC21 .......................... 128 Biểu đồ 3.12. Tần suất kết quả học tập lớp TN22 và ĐC22 ................................... 128 Biểu đồ 3.13. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN22 và ĐC22 .......................... 128 Biểu đồ 3.14. Tần suất kết quả học tập lớp TN23 và ĐC23 ................................... 129 Biểu đồ 3.15. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN23 và ĐC23 .......................... 129 Biểu đồ 3.16. Tần suất kết quả học tập lớp TN24 và ĐC24 ................................... 130 Biểu đồ 3.17. Tần suất hội tụ tiến của lớp TN24 và ĐC24 .......................... 130 Biểu đồ 3.18. Năng lực thích ứng nghề của SV lớp TN và ĐC thực nghiệm đợt 2 ....132 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo Luật giáo dục 2005 [60], chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 [9,tr.9] về giáo dục đại học đều nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 29-NQ/TW [70] chú trọng đến đổi mới giáo dục đào tạo, theo đó việc đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy năng lực người học cần phải được quan tâm thực hiện, đặc biệt là NL học tập suốt đời và NL thích ứng với sự với tiến bộ khoa học và công nghệ. 1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, lượng kiến thức tăng nhanh chóng, thông tin đa chiều, công nghệ thay đổi không ngừng… Sự phát triển đó đòi hỏi con người phải luôn tích cực tự học tập và cần thiết phải có NLTƯ nghề để đáp ứng được quá trình phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của xã hội. Do đó phát triển NLTƯ nghề của SV trong đào tạo là yêu cầu tất yếu. 1.3. Nhu cầu xã hội về chất lượng nguồn nhân lực Thực tế hiện nay, có những bất cập nhất định đối với chất lượng SV sau khi tốt nghiệp. Nhiều SV sau tốt nghiệp chưa có việc làm, trong khi đó có những doanh nghiệp không tuyển được nhân lực đòi hỏi về kĩ thuật để đáp ứng được yêu cầu công việc, thể hiện qua các nghiên cứu [6], [22], [58], [64], [73]. Từ hai vấn đề đó cho thấy NLTƯ nghề của SV sau tốt nghiệp còn hạn chế, việc chuyển từ môi trường học tập sang môi trường hoạt động nghề nghiệp còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Để khắc phục những hạn chế đó và góp phần 2 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì việc phát triển NLTƯ nghề của SV trong quá trình đào tạo là cần thiết thực hiện. 1.4. Vấn đề nghiên cứu Ở trong nước và nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về thích ứng nói chung và thích ứng nghề nói riêng. Các nghiên cứu về thích ứng ở nhiều lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học, xã hội học và cũng đề cập đến một số nghề cụ thể như: Sư phạm, kinh tế, xã hội, kĩ thuật… Ngành CNKTĐ, ĐT ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về phát triển NLTƯ của SV. Do đó, nghiên cứu phát triển NLTƯ nghề của SV đại học ngành CNKTĐ, ĐT là đề tài cần thiết và sớm được triển khai. Từ những lí do trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên trong dạy học ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp phát triển NLTƯ nghề của SV trong dạy học ngành CNKTĐ,ĐT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ngành CNKTĐ, ĐT qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Thực tiễn quá trình đào tạo đại học ngành CNKTĐ, ĐT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp dạy học phát triển NLTƯ nghề của SV đại học ngành CNKTĐ, ĐT. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong dạy học một số học phần thuộc khối kiến thức ngành CNKTĐ, ĐT trình độ đại học. Thực nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Sao Đỏ. 3 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được biện pháp dạy học dựa trên cấu trúc NLTƯ nghề, thiết kế qui trình dạy học theo hướng phát triển NLTƯ nghề và vận dụng vào dạy học ngành CNKTĐ, ĐT sẽ phát triển được NLTƯ nghề của SV qua đó nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành CNKTĐ, ĐT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về NLTƯ nghề, phát triển NLTƯ nghề của SV. - Xây dựng cấu trúc, tiêu chí đánh giá và mức độ NLTƯ nghề của SV. - Đề xuất qui trình thiết kế dạy học phát triển NLTƯ nghề của SV. - Xây dựng một số biện pháp phát triển NLTƯ nghề của SV trong dạy học ngành CNKTĐ, ĐT. - Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa... trong xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, tổng quan, và xây dựng cơ sở lí luận về phát triển NLTƯ nghề của SV. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm sư phạm, chuyên gia... để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng dạy học theo mục đích nghiên cứu. - Nhóm phương pháp thống kê toán học: xử lí kết quả khảo sát và thực nghiệm sư phạm. 4 7. Những đóng góp mới của luận án 7.1. Về lí luận - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về NLTƯ nghề và phát triển NLTƯ nghề của SV trong dạy học. - Xác định cấu trúc, các tiêu chí đánh giá và mức độ NLTƯ nghề của SV đại học ngành CNKTĐ,ĐT. 7.2. Về thực tiễn - Điều tra và đánh giá thực trạng NLTƯ nghề của SV ngành CNKTĐ, ĐT làm căn cứ đề xuất các biện pháp. - Xây dựng được qui trình thiết kế dạy học phát triển NLTƯ nghề của SV. - Đề xuất bốn biện pháp phát triển NLTƯ nghề của SV trong dạy học ngành CNKTĐ, ĐT. - Kiểm chứng, khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất thông qua tổ chức thực nghiệm sư phạm. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên. Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên trong dạy học ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử. Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá biện pháp phát triển năng lực thích ứng nghề của sinh viên trong dạy học ngành Công nghệ Kĩ thuật điện, điện tử. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về thích ứng của con người a. Quan điểm tiếp cận thích ứng của con người dưới góc độ sinh học Người đầu tiên khởi xướng tâm lí học thích ứng là Herbert Spencer (1820-1903), nhà tâm lí học người Anh với tác phẩm “Những nguyên lý tâm lí học” (1895), qua phân tích quá trình thích ứng dựa trên chủ nghĩa thực chứng của A.Comte và học thuyết tiến hóa giống loài của C.Đacuyn. Tác giả nghiên cứu qui luật của sự thích ứng tâm lí và cho rằng đó là sự chọn lọc tự nhiên. Tác giả cho rằng: “Cuộc sống là những thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong với mối quan hệ bên ngoài” [113, tr.132]. Hạn chế của Spencer cho rằng các khái niệm về tiến hóa sinh vật, các quy luật, cơ chế của sự thích nghi của sinh vật về nguyên tắc hoàn toàn đúng với con người. Tác giả đã không thấy được mặt xã hội trong hoạt động, trong quá trình thích ứng của con người khi đưa ra luận điểm: “Khi chuyển từ động vật lên người, các quá trình thích nghi loài và cá thể chỉ phức tạp thêm về mặt số lượng” Do đó tác giả đã đánh đồng sự thích ứng của con người với sinh vật. Theo J.Watson, về nguyên tắc, các quy luật và cơ chế thích ứng ở người giống động vật, chỉ khác là môi trường sống của con người có thêm một số yếu tố mới như ngôn ngữ và các quy tắc xã hội. Sự thích ứng ở người có cơ chế và quy luật phức tạp hơn nhưng không có sự khác biệt về chất so với động vật. Do đó, khi nghiên cứu sự thích ứng của con người vẫn phải giữ lại những khái niệm cơ bản của tiến hoá sinh học: thích nghi với môi trường và sống còn, liên kết và phân hóa các chức năng của chúng, kinh nghiệm loài 6 và cá thể… Sự thích ứng của con người chỉ phức tạp hơn của động vật về mặt số lượng [dẫn theo 51]. b. Quan điểm thích ứng dưới góc độ tâm lí, xã hội Tác giả Piagiet J cho rằng quá trình thích ứng tinh thần cũng tương tự như thích ứng sinh học, cho nên ông dùng những thuật ngữ sinh học để mô tả cơ chế thích ứng tinh thần nhưng với nghĩa rộng, đó là đồng hóa và điều ứng [76, tr.11]. Trong đó đồng hoá trí tuệ - nhận thức là quá trình não tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, xử lý thông tin và biến chúng thành cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng với môi trường. Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể với những đòi hỏi đa dạng của môi trường, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thể vào cái đã có, qua đó biến đổi sơ đồ đã có, tạo ra sơ đồ mới. Sự cân bằng là sự bù trừ lẫn nhau giữa hai quá trình đồng hoá và điều ứng. để tạo lập được sự thích nghi và phát triển của cơ thể thì cần phải thiết lập được sự cân bằng giữa đồng hoá và điều ứng với nhiều mức độ khác nhau là cân bằng sinh học và cân bằng tâm lý. Như vậy, theo Piaget J., thích ứng là quá trình kép gồm đồng hoá và điều ứng, trong đó cơ cấu nhận thức của cá nhân được biến đổi cả về chất và phát triển phong phú hơn để cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm vốn ban đầu không phù hợp với cơ cấu nhận thức. Quá trình này, về bản chất, tương tự như quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường trong sinh học nhưng ở trình độ cao hơn. Năm 1979, A.E.Golomstooc khi nghiên cứu về “Sự lựa chọn nghề nghiệp và giáo dục nhân cách cho học sinh”, tác giả đã không sử dụng thuật ngữ “thích ứng” mà sử dụng thuật ngữ “thích hợp” để nói lên sự thích nghi đặc biệt của con người với nghề nghiệp. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến mặt tình cảm của quá trình thích hợp nghề nghiệp và coi đó như là một thuộc tính của nhân cách. Tác giả cho rằng sự thích ứng như là một quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các điều kiện mới. Đồng thời cũng nêu lên lí thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp phù hợp với những tài liệu thực nghiệm của tâm lí học hiện đại. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ mới đề cập tới vấn đề thích hợp nghề nghiệp 7 nói chung chứ chưa đi sâu vào một nghề cụ thể [24]. Như vậy, các tác giả khi nghiên cứu về thích ứng đã đồng nhất thích ứng với thích nghi mà chưa thấy bản chất xã hội của thích ứng con người. Theo tác giả Andreeva D.A. nhấn mạnh sự khác nhau giữa thích ứng và xã hội hóa. Thích ứng phản ánh quá trình thích nghi đặc biệt của con người với điều kiện hoạt động mới, là sự thâm nhập của con người vào những điều kiện đó một cách không gượng ép. Xã hội hóa là sự tác động qua lại của xã hội và cá nhân. Như vậy, thích ứng nhấn mạnh vai trò chủ thể của cá nhân với môi trường [1, tr.9]. Tác giả Pêtơrốpxky A. V. rất quan tâm đến sự thích ứng xã hội. Tác giả cho rằng: sự thích ứng xã hội là quá trình thích nghi tích cực của cá nhân hoặc tập thể (lớp, nhóm) với các điều kiện vật chất, các tiêu chuẩn và giá trị được xác định của môi trường xã hội. Trong đó cá nhân, tập thể đó phải nắm được các tiêu chuẩn và giá trị của môi trường trong quá trình xã hội hoá, cũng như trong quá trình thay đổi và cải tạo môi trường cho phù hợp với điều kiện và mục đích mới của hoạt động [dẫn theo 67, tr.9]. Năm 2005 M. R. Hyman đã nghiên cứu và đưa ra các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của SV gồm 17 biến thuộc 5 nhóm: Quản lý (ra quyết định, lãnh đạo, hoạch định, tổ chức, quản lý thời gian); nhận thức (giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, phân tích), truyền thông (nói, viết), bắt cầu (ngoại ngữ, làm việc đa chức năng, đa văn hóa), tương tác cá nhân (nhóm, thương lượng, xây dựng mạng lưới quan hệ, xã giao) [105,tr.107]. Như vậy, có thể thấy dưới góc độ tâm lí, xã hội khi nghiên cứu về thích ứng các tác giả tuy có những quan điểm khác nhau nhưng đều nhấn mạnh đến vai trò của chủ thể và yếu tố môi trường. 8 1.1.1.2. Nghiên cứu về thích ứng nghề Ở nước ngoài, nghiên cứu về thích ứng nghề đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu [1], [103], [107], [108], [109], [113], [114], [116], [118], [110]. Trong đó có những nghiên cứu đóng vai trò nền tảng về thích ứng nghề. Năm 1969, Ermolaeva E.A. khi nghiên cứu “Đặc điểm của sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của người SV tốt nghiệp trường sư phạm” đã xây dựng khái niệm thích ứng với những chỉ số đặc trưng cho sự thích ứng nghề nghiệp của SV đã tốt nghiệp trường sư phạm. Theo tác giả: “Thích ứng nghề nghiệp là một quá trình thích nghi của người mới lao động với đặc điểm và điều kiện lao động trong tập thể nhất định”. Tác giả đưa ra bốn chỉ số khách quan và ba chỉ số chủ quan của sự thích ứng nghề nghiệp; bốn chỉ số khách quan: Chất lượng công việc; trình độ tay nghề; uy tín của cá nhân trong tập thể; sự tuân thủ kỷ luật lao động. Ba chỉ số chủ quan: thái độ hài lòng với công việc; điều kiện làm việc; mối quan hệ với người khác trong tập thể. Tác giả cũng chỉ ra được thời điểm mà sự thích ứng xuất hiện, đó là: “Khi làm quen với những điều kiện mới đó kéo theo những sự tiêu tốn sức lực nhất định”. Những ý kiến đó đã góp phần làm sáng tỏ thêm lí luận về sự thích ứng sự thích ứng, đặc biệt là thích ứng nghề [dẫn theo 83, tr.12]. Các tác giả Rottinghaus, Day và Borgen năm 2005, trong một công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Thích ứng nghề là xu hướng mà mỗi cá nhân đưa ra khả năng của bản thân để xây dựng và điều chỉnh kế hoạch nghề nghiệp của mình, đặc biệt là đối mặt với những tình huống không biết trước. Đề cập đến tiến trình, tầm quan trọng của mối quan hệ giao thoa giữa môi trường làm việc và NL của mỗi cá nhân, nhấn mạnh đến khả năng điều chỉnh và vấn đề mà mỗi cá nhân phải đối mặt, khả năng xoay sở với những vấn đề rắc rối về nghề nghiệp [110]. 9 Năm 2001, tác giả B.Hesketh có bài viết: “Thích ứng tâm lí nghề để đương đầu với mọi thay đổi” [104] đã đề cập tới việc đào tạo công nghệ mới cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng thích ứng với những công nghệ đó, hình thành các kĩ năng cần thiết. Tác giả cho rằng, cần cho người lao động thích ứng với tâm lí nghề để họ sẵn sàng đương đầu với những thay đổi, không chỉ cung cấp cho người lao động tri thức nghề mà điều đặc biệt quan trọng là phải hình thành kĩ năng nghề cho họ. Năm 2005, tác giả Peter Creed, Tracy Fallon, Michell Hood trường Đại học Griffth của Australia đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng nghề nghiệp và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ [109]. Các tác giả cho rằng: Thích ứng nghề nghiệp có mối quan hệ bên trong và bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác. Tác giả Savickas, M. L. cho rằng: Thích ứng nghề biểu hiện ở sự sẵn sàng đối mặt với tất cả những công việc có thể dự đoán được và là sự tham gia vào những vị trí nghề nghiệp khác nhau, sự điều chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng được những thay đổi và điều kiện làm việc [111], [112]. Các tác giả R.D. Duffy và D.L. Blustein cho rằng khả năng thích ứng nghề nghiệp được hiểu như là sự tự quyết định về nghề, sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn đạt được kết quả nhất định về nghề, tìm kiếm trường học nghề phù hợp với khả năng của mình [102]. Năm 2008, trong cẩm nang tâm lí học do Cartwright & Cooper S.C biên soạn được ấn hành tại Đại học Oxford, Hesketh. B & Griffin. B biên soạn chương: “Selection and training for work adjustment and adaptability” (Sự lựa chọn và đào tạo đối với sự thích ứng công việc). Trong nghiên cứu này, các tác giả đề cập đến việc lựa chọn và đào tạo nghề phải chú ý tới khả năng thích nghi của con người và yêu cầu của xã hội [104]. Các công trình nghiên cứu trên các tác giả đã chỉ ra rằng: Thích ứng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan