Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận án quản lý đội ngũ giáo viên trường thpt tỉnh lâm đồng trong bối cảnh đổi m...

Tài liệu Luận án quản lý đội ngũ giáo viên trường thpt tỉnh lâm đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục

.DOC
215
465
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG QU¶N Lý §éI NGò GI¸O VI£N TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG TØNH L¢M §ång TRONG BèI C¶NH §æI MíI GI¸O DôC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG QU¶N Lý §éI NGò GI¸O VI£N TR¦êNG TRUNG HäC PHæ TH¤NG TØNH L¢M §ång TRONG BèI C¶NH §æI MíI GI¸O DôC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN LỘC PGS.TS DƯƠNG THỊ HOÀNG YẾN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hoàng Chương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.......................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.........................................................................3 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài..............................................................3 5. Giả thuyết khoa học..................................................................................................3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.......................................................4 8. Luận điểm bảo vệ......................................................................................................6 9. Đóng góp mới của luận án........................................................................................6 10. Cấu trúc luận án......................................................................................................7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC...................................................................................................................8 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên............8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT...................................................................................12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua quản lý nguồn nhân lực của tổ chức......................................................................14 1.2. Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực...................................................16 1.2.1. Khái niệm.....................................................................................................16 1.2.2. Các mô hình quản lý nguồn nhân lực..........................................................19 1.2.3. Nội dung cơ bản của quản lý nguồn nhân lực.............................................23 1.2.4. Quản lý nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức........24 1.3. Đổi mới giáo dục THPT và yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên trường THPT.............................................................................................................26 1.3.1. Vị trí, vai trò của giáo dục THPT................................................................26 1.3.2. Giáo viên THPT...........................................................................................27 1.3.3. Đổi mới giáo dục THPT và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THPT..........28 1.3.4. Đội ngũ giáo viên THPT..............................................................................31 1.3.5. Yêu cầu về khung phẩm chất, năng lực của giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục............................................................................35 1.4. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục .....................................................................................................................................37 1.4.1. Quản lý nhà trường của hiệu trưởng trường THPT....................................37 1.4.2. Quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà trường....................................................................................41 1.4.3. Nội dung quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục............................................................................43 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục..............................................................................51 1.5.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể quản lý........................................................51 1.5.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng quản lý....................................................52 1.5.3. Những yếu tố thuộc về môi trường quản lý.................................................52 Kết luận chương 1.....................................................................................................54 Chương 2: THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC.........55 2.1. Khái quát về tỉnh Lâm Đồng và giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng..................55 2.1.1. Khái quát về tỉnh Lâm Đồng........................................................................55 2.1.2. Khái quát về giáo dục tỉnh Lâm Đồng.........................................................56 2.1.3. Đặc điểm giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng...................................................56 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng........................................................................56 2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng..................................................................56 2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng..................................................................57 2.2.3. Chọn mẫu địa bàn nghiên cứu.....................................................................57 2.2.4. Công cụ nghiên cứu thực trạng...................................................................59 2.2.5. Quy trình nghiên cứu thực trạng.................................................................60 2.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng.......................65 2.3.1. Số lượng đội ngũ giáo viên và CBQL..........................................................66 2.3.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên.............................................................................66 2.3.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên......................................................................69 2.4. Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng.........80 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên................................80 2.4.2. Thực trạng quy hoạch đội ngũ giáo viên.....................................................81 2.4.3. Thực trạng tuyển chọn đội ngũ giáo viên....................................................82 2.4.4. Thực trạng phân công đội ngũ giáo viên.....................................................83 2.4.5. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.......................................84 2.4.6. Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên.......................................................86 2.4.7. Thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên.......................87 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng................................................................................................90 2.5.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý.......................91 2.5.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý...................92 2.5.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý.................93 2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình...................................................................96 2.6.1. Trường THPT Bảo Lộc.................................................................................97 2.6.2. Trường THPT Đạ Tẻh..................................................................................98 2.6.3. Trường THPT Lộc Phát.............................................................................100 Kết luận chương 2...................................................................................................102 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC............................................................................................103 3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp.........................................................103 3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp............................................................................103 3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................104 3.2. Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục........................................................................................106 3.2.1. Đề xuất Khung năng lực nghề nghiệp của giáo viên trường THPT phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và thực tiễn của tỉnh Lâm Đồng ..............................................................................................................................106 3.2.2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên theo Đề án vị trí việc làm của trường THPT phù hợp với đặc điểm vùng miền của tỉnh Lâm Đồng.......................112 3.2.3. Tổ chức bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tạo lợi thế cạnh tranh cho trường THPT...................................................................115 3.2.4. Hoàn thiện chế độ chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên trường THPT........................................................................................................119 3.2.5. Đánh giá gắn với thu hút, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên trường THPT........................................................................................................122 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp....................................................................126 3.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục được đề xuất ...................................................................................................................................127 3.4.1. Trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất...........................................................................127 3.4.2. Thực nghiệm biện pháp quản lý đã đề xuất...............................................133 Kết luận chương 3...................................................................................................146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................147 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..........................................................................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................151 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán bộ quản lý CBQL-GV-CNV: Cán bộ q uản lý, giáo viên, công nhân viên CĐ, ĐH: Cao đẳng, Đại học CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin CSVC: Cơ sở vật chất DTNT: Dân tộc nội trú ĐNGV: Đội ngũ giáo viên ĐT: Đào tạo GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo GDTX: Giáo dục thường xuyên GV: Giáo viên KHNNL: Kế hoạch nguồn nhân lực KHTN: Khoa học tự nhiên LĐ: Lao động NCKH: Nghiên cứu khoa học NNGV: Nghề nghiệp giáo viên NNL: Nguồn nhân lực QLNNL: Quản lý nguồn nhân lực TB: Trung bình TBC: Trung bình cộng THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông TTCM: Tổ trưởng chuyên môn TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 2.7. Bảng 2.8. Bảng 2.9. Bảng 2.10. Bảng 2.11. Bảng 2.12. Bảng 2.13. Bảng 2.14. Bảng 2.15. Bảng 2.16. Bảng 2.17. Số lượng đội ngũ GV và CBQL trường THPT tỉnh Lâm Đồng 56 Mẫu nghiên cứu thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 59 Thang đánh giá mức độ khảo sát thực trạng 65 Số lượng giáo viên và CBQL trường THPT tỉnh Lâm Đồng tham gia khảo sát 66 Cơ cấu độ tuổi đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 66 Cơ cấu tuổi nghề đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 67 Cơ cấu giới tính, tôn giáo đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 67 Cơ cấu trình độ chuyên môn đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 68 Cơ cấu trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 68 Cơ cấu theo năng lực phát triển chuyên môn và năng lực phát triển nhà trường của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 69 Thực trạng phẩm chất đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, trách nhiệm công dân của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 70 Thực trạng về kiến thức của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 71 Thực trạng năng lực thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 72 Thực trạng năng lực hoạt động xã hội của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 73 Thực trạng năng lực phát triển chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 74 Thực trạng năng lực phát triển nhà trường của đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 75 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng Bảng 2.18. Bảng 2.19. Bảng 2.20. Bảng 2.21. Bảng 2.22. Bảng 2.23. Bảng 2.24. Bảng 2.25. Bảng 2.26. Bảng 2.27. Bảng 2.28. Bảng 2.29. Bảng 2.30. Bảng 2.31. Bảng 2.32. Bảng 2.33. Bảng 2.34. 76 So sánh ý kiến đánh giá các năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên thuộc 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng 78 Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 80 Thực trạng quy hoạch đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 81 Thực trạng tuyển chọn đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 82 Thực trạng phân công đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 83 Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 84 Thực trạng đánh giá đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 86 Thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 87 Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 88 So sánh thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên giữa 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng 90 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý đến quản lý đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng 91 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc về giáo viên trong quản lý đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng 92 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý trong quản lý đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Lâm Đồng 93 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng 94 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên của 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng 96 Thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên Trường THPT Bảo Lộc, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 97 Thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên Trường THPT Đạ Bảng 2.35. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Bảng 3.7. Bảng 3.8. Tẻh, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng 99 Thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên Trường THPT Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng 100 Khung năng lực và phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trường THPT 108 Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục 129 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục 130 Kết quả đánh giá về kỹ năng của giáo viên trường THPT trước và sau thực nghiệm 138 Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường THPT (từ năm học 2013-2014 đến 2015-2016) 141 Kết quả thi tốt nghiệp THPT của Trường THPT Lộc Phát 142 Kết quả xét tuyển lớp 10 của Trường THPT Lộc Phát 142 Kết quả đánh giá về lợi thế cạnh tranh của nhà trường trước và sau thực nghiệm 144 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.2. Biểu đồ 2.3. Biểu đồ 2.4. Biểu đồ 2.5. Biểu đồ 2.6. Biểu đồ 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng..........................................................................................77 So sánh ý kiến đánh giá các năng lực và phẩm chất của đội ngũ giáo viên thuộc 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng..................78 Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng ...........................................................................................................89 So sánh thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên giữa 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng............................................................90 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng............................................................94 So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên của 03 nhóm trường THPT tỉnh Lâm Đồng......................................96 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục.....................................................132 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình quản lý nhân lực của Geogre T. Milkovich và John W. Boudreaw 20 Hình 1.2. Mô hình quản lý nhân lực Havard 20 Hình 1.3. Mô hình quản lý nhân lực Warwick 21 Hình 1.4. Mô hình quản lý nhân lực Fombrun 21 Hình 1.5. Mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler Hình 1.6. Mô hình cơ cấu giáo viên trường THPT theo năng lực phát triển34 22 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1.1. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của các nền kinh tế mạnh ở các nước có ít tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực vật chất và tài chính nghèo nàn, như Nhật Bản, và đến cuối thế kỷ XX, với sự xuất hiện các nước công nghiệp mới ở châu Á đã chứng minh vai trò quan trọng của nguồn lực con người và khoa học, nhờ vậy quản lý nguồn lực con người trong tổ chức và vai trò của quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục đã có một vị thế quan trọng. Quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực là chìa khóa để giải phóng sức sáng tạo cá nhân và nhờ vậy tổ chức đạt được lợi thế cạnh tranh. Nguồn nhân lực có chất lượng, đạt chuẩn nghề nghiệp là một trong những yếu tố quyết định thành quả của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông. Cán bộ quản lý nhà trường phải làm sao khơi dậy được động lực nghề nghiệp, khát khao vươn lên của đội ngũ giáo viên, tạo môi trường làm việc để đội ngũ giáo viên trau dồi chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Và chỉ khi đó, quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT sẽ quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường. 1.2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết 29-NQ/TW) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cấu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế”đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD- ĐT” [34]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã chỉ rõ: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015”[83]. Ngày 22/10/2009 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT nhằm giúp cho các nhà trường có điều kiện để quản lý có hiệu quả đội ngũ giáo viên [13]. 2 1.3. Trong những năm qua, dù còn những khó khăn, bất cập, các nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng đã có nhiều cố gắng và duy trì nâng cao chất lượng dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông sẽ có nhiều biện pháp, nhưng biện pháp quyết định đó là phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT. Tuy nhiên, giáo dục trong các trường THPT hiện nay vẫn ở tình trạng thiên về dạy đối phó, dạy lệch để đáp ứng các kỳ thi. Vì vậy, giáo dục chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh, để họ có khả năng phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém đó là đội ngũ giáo viên nói chung và THPT nói riêng còn nhiều bất cập về số lượng, cơ cấu, phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp, thiếu động lực tự học và đổi mới, chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới về chương trình, phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ hay nói cách khác, chưa phát triển được năng lực cho chính người dạy. 1.4. Giáo dục THPT của khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, công tác xã hội hóa giáo dục đều khởi sắc. Tuy vậy, đội ngũ giáo viên tỉnh Lâm Đồng cũng không tránh khỏi những hạn chế, yếu kém như phân tích ở trên, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khu vực là vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nhiều đồng bào dân tộc, đa dạng về tôn giáo,... Qua thống kê của Trung tâm Tin học thuộc Bộ GD&ĐT năm 2013 thì trong số 100 trường THPT chất lượng nhất Việt Nam không có trường nào ở Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 25/QĐ-TTG ngày 05/2/2008 về “Ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế Xã hội đối với các tỉnh vùng Tây nguyên đến năm 2010”. Theo đó giải pháp trọng tâm là phải tăng cường đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên ở khu vực này đủ và mạnh [81]. Với những vấn đề đang tồn tại của giáo dục và đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trước yêu cầu đặt ra từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của BCH TW khóa XI, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, cần có một nghiên cứu khoa học xác đáng với những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT của tỉnh Lâm Đồng toàn diện, khả thi. Vì 3 vậy, đề tài “Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục” cần được đặt ra và nghiên cứu một cách có hệ thống. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng, đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT, chiến lược phát triển trường THPT và yêu cầu của địa phương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường THPT. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục THPT. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sử dụng tiếp cận quản lý nguồn nhân lực để nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT công lập tỉnh Lâm Đồng theo hướng phát triển đội ngũ giáo viên thành nguồn nhân lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường. 4.2. Giới hạn đối tượng khảo sát Nhóm 1: 02 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT; Nhóm 2: 148 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn trường THPT; Nhóm 3: 569 giáo viên trường THPT. Đề tài tiến hành khảo sát trên 12 trường THPT của tỉnh Lâm Đồng gồm thuộc địa bàn thuận lợi, địa bàn ít thuận lợi và địa bàn khó khăn. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng còn nhiều hạn chế về số lượng, cơ cấu, đặc biệt là chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cũng như yêu cầu của cộng đồng dân cư và nhà trường. Nếu tiếp cận nghiên cứu quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo lý thuyết quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadler và lý thuyết chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter để đề xuất và vận dụng những biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên với tư cách là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, đảm bảo sự phù hợp với đặc thù vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường và cá nhân giáo viên, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực 4 cho học sinh của cộng đồng dân cư thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục THPT. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 6.2. Phân tích thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý. 6.3. Đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 6.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm một biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận * Các tiếp cận chính trong nghiên cứu - Tiếp cận thực tiễn Trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, đòi hỏi phải đổi mới quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT. Giáo viên trường THPT với tư cách là những người có nhiệm vụ trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản, chuẩn bị cho giai đoạn học tập và làm việc sau phổ thông có chất lượng. Quản lý có hiệu quả đội ngũ giáo viên trường THPT sẽ đảm bảo góp phần nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong ba đột phá chiến lược phát triển và bảo vệ đất nước trong giai đoạn mới. - Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực Luận án tiếp cận mô hình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức của Leonard Nadler, nên các biện pháp quản lý cần tập trung tạo ra các cơ hội cho các giáo viên trong tổ chức như nhận dạng các giáo viên quan trọng trong các nhiệm vụ khác nhau của tổ chức, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên, huấn luyện, cố vấn và hỗ trợ cho giáo viên để phát triển tốt nhất năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. - Tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp Quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp 5 phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học, yêu cầu của xã hội tại thời điểm đó, phải gắn với nhu cầu của nhà trường trong mối quan hệ hài hòa với nhu cầu của cá nhân giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, đưa đến sự phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. - Tiếp cận chiến lược cạnh tranh Vận dụng lý thuyết chiến lược cạnh tranh của M.E.Porter vào giáo dục phổ thông, Luận án theo quan điểm chiến lược cạnh tranh được mô tả là sự kết hợp của các mục tiêu mà tổ chức hướng tới và những chính sách mà tổ chức sử dụng để thực hiện các mục tiêu. Cụ thể, mục đích quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT là phát triển được đội ngũ giáo viên của nhà trường vừa với tư cách phát triển nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức, vừa là tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường bởi chất lượng của đội ngũ giáo viên sẽ thu hút học sinh và cha mẹ học sinh lựa chọn nhà trường, nâng cao vị thế xã hội của nhà trường, phát huy tầm ảnh hưởng của nhà trường đến cộng đồng dân cư nơi nhà trường đóng. 7.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Tiến hành phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, mô hình hóa, cụ thể hóa… các tài liệu lý luận về lý thuyết quản lý nguồn nhân lực, quản lý đội ngũ giáo viên, văn bản pháp luật, các chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục và quản lý đội ngũ giáo viên THPT, đổi mới giáo dục phổ thông, phát triển năng lực nghề nghiệp, các báo cáo về quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong bối cảnh hiện nay… nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài và đề xuất biện pháp quản lý. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra viết: Nhằm khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng. - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm xin ý kiến đánh giá của nhà khoa học, CBQL, giáo viên am hiểu sâu sắc lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng về thực trạng, những vấn đề cần giải quyết trong quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT, nguyên nhân của thực trạng quản lý để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 6 - Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đánh giá, dự báo của nhà khoa học, CBQL, giáo viên am hiểu sâu sắc lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục THPT tỉnh Lâm Đồng về các nội dung nghiên cứu, những vấn đề đặt ra cần giải quyết của quản lý đội ngũ giáo viên THPT hiện nay và trong thời gian tới. - Phương pháp thực nghiệm: Nhằm khẳng định tính hiệu quả, khả thi của một biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 7.2.3. Phương pháp toán thống kê Sử dụng công thức toán học, phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu thu được từ điều tra, khảo sát; báo cáo các kết quả nghiên cứu dưới dạng các sơ đồ, biểu đồ. 8. Luận điểm bảo vệ 8.1. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT theo tiếp cận nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh là điều kiện quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 8.2. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và chưa được khai thác với vai trò là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho nhà trường. 8.3. Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục theo khung năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển nhà trường THPT của giáo viên, gắn phát triển giáo viên với thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và nhu cầu giáo dục của địa phương. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Bổ sung và xây dựng cơ sở lí luận về quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo tiếp cận nguồn nhân lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh của nhà trường. 9.2. Phát hiện thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT và thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng cùng các yếu tố ảnh hưởng. 9.3. Khẳng định các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng được đề xuất phù hợp với điều kiện giáo dục của Tỉnh và yêu cầu quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục; đồng thời đem đến lợi thế cạnh tranh cho nhà trường trong khu vực. 7 10. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương 2: Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Chương 3: Biện pháp quản lý đội giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan