Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Luận văn bảo tồn di sản văn hoá quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh bắc ninh...

Tài liệu Luận văn bảo tồn di sản văn hoá quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh bắc ninh

.PDF
92
491
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỒNG ANH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN HỒNG ANH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ MAI THỊ ANH HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo nhà trường, khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới. Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Mai Thị Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc Sĩ chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, tới phòng Đào tạo và tới tất cả anh chị em, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Những nội dung học tập được ở trường thông qua tài liệu được các nhà giáo lên lớp hướng dẫn nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp đã giúp đỡ nâng cao nhận thức để hoàn thiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Nguyễn Hồng Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 2017 HỌC VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Hồng Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. MỤC LỤC .......................................................................................................... DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. ......................................................... 2 3.1. Khách thể nghiên cứu......................................................................... 2 3.2. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học. ................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................... 3 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận. .................................................................. 3 5.2. Nghiên cứu thực trạng. ....................................................................... 3 5.3. Đề xuất các giải pháp. ........................................................................ 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. ................................................................... 3 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................ 4 7.1. Phương pháp luận............................................................................... 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 4 8. Cấu trúc luận văn. ..................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 5 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .......................................... 5 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước. .......................................... 8 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1945..................................... 8 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu sau 1945 đến nay .................................. 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa. ......... 15 1.2.1. Quan họ và di sản văn hóa Quan họ ............................................. 15 1.2.1.1. Khái niệm Quan họ ................................................................ 15 1.2.1.2. Di sản văn hóa Quan họ ......................................................... 15 1.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng. ................... 16 1.2.2.1. Khái niệm bảo tồn .................................................................. 16 1.2.2.2. Bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng............. 16 1.3. Chức năng nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng. ............................................................................................................ 17 1.4. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng........... 17 1.4.1. Khái niệm giải pháp ...................................................................... 17 1.4.2. Mục đích, nội dung thực hiện giải pháp. ...................................... 18 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng. ................................................................................................... 18 1.5.1. Yếu tố chủ quan ............................................................................ 18 1.5.2. Yếu tố khách quan ......................................................................... 19 Tiểu kết chương 1: ........................................................................................ 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ Ở TỈNH BẮC NINH TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình KT-XH, văn hóa Quan họ tỉnh Bắc Ninh .............................................................................................. 21 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 21 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội .............................................................. 23 2.1.3. Giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh ............................................... 26 2.1.4. Văn hóa tỉnh Bắc Ninh. ................................................................. 27 2.2. Thực trạng công tác bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua. .......................................................................... 29 2.2.1. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ............................................................................................ 29 2.2.2. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Quan họ .................................. 30 2.2.2.1. Về công tác sưu tầm, nghiên cứu ........................................... 31 2.2.2.2. Công tác khôi phục di sản văn hóa Quan họ.......................... 32 2.2.2.3. Hoạt động của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh. .............. 34 2.2.2.4. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tài năng của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh........................................... 36 2.2.2.5. Công tác chăm lo, xây dựng đội ngũ nghệ nhân, cán bộ quản lý bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ..................................................... 36 2.2.2.6. Công tác tuyên truyền quảng bá............................................. 38 2.2.2.7. Những tác động của quá trình toàn cầu hóa, thương mại hóa, đô thị hóa và vấn đề du lịch văn hóa. .................................................. 40 2.2.3. Đầu tư các nguồn lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ........................................................................................... 41 2.2.4. Công tác kiểm tra giám sát, động viên khen thưởng, xử lý các vi phạm bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ................................................... 42 2.3. Đánh giá chung thực trạng về bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua. .......................................................... 44 2.3.1. Những mặt mạnh .......................................................................... 44 2.3.2. Những mặt yếu .............................................................................. 44 2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng. ....................................................... 45 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 47 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở TỈNH BẮC NINH 3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp.......................................................... 48 3.2 Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh...................................................................................................... 49 3.2.1. Nhóm giải pháp mang tính khẩn cấp trước mắt. .......................... 49 3.2.1.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng về bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ........................................... 49 3.2.1.2. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nghệ sỹ, nghệ nhân truyền bá văn hóa Quan họ. ................................................................ 50 3.2.1.3. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ làm công tác bảo tồn di sản văn hóa Quan họ..................................... 52 3.2.2. Nhóm giải pháp mang tính chiến lược lâu dài ............................. 53 3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bền vững bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng. ........................................................ 53 3.2.2.2. Chỉ đạo tốt công tác khảo sát, quy hoạch bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ....................................................................................... 57 3.2.2.3. Tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ................................................................ 59 3.2.2.4. Tăng cường kiểm tra giám sát, động viên khen thưởng trong cộng đồng dân cư bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. ........................... 60 3.2.2.5. Công tác phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội về bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. .................................. 61 3.2.2.6. Về hội nhập, giao lưu và giới thiệu di sản văn hóa Quan họ. 63 3.2.2.7. Phối hợp với truyền hình báo chí, tuyên truyền quảng bá di sản văn hóa Quan họ trong và ngoài nước. ......................................... 64 3.3. Mối quan hệ của các giải pháp ............................................................. 65 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. ............... 66 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73 1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 73 2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA..................................................................... 80 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG BCHTW Ban chấp hành Trung ương CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KT-XH Kinh tế - xã hội UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Văn hóa Quan họ là một trong những di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, là một loại hình nghệ thuật truyền thống, tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. Nội dung “Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu triển khai thực hiện, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cũng như nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài. Nhiều hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước tổ chức tọa đàm về văn hóa Quan họ. Trong đó, có cuộc hội thảo quốc tế về chủ đề “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam)”, do Viện Văn hóa phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức tại Hà Nội Ngày 29 và 30/6/2006, có trên 100 nhà khoa học trong nước và nước ngoài tham gia gồm: Hoa Kỳ, Đức, Anh, Lào, Nhật Bản, Malaixia…v.v…. Như vậy, chứng tỏ việc bảo tồn di sản văn hóa Quan họ đã trở thành điển hình về di sản trong cộng đồng. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Tri Nguyên: “Văn hóa Quan họ và dân ca Quan họ được xem xét và tranh luận không chỉ trong bối cảnh và quá trình lịch sử phát triển cộng đồng của dân cư Bắc Ninh và châu thổ Sông Hồng mà còn được xem xét và tranh luận trong bối cảnh văn hóa thế giới hiện đại. Có thể nói, văn hóa Quan họ Bắc Ninh đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc và văn hóa từ nhiều châu lục khác nhau. Nó là hiện tượng có tính điển hình để xem xét xu hướng âm nhạc dân gian trong bối cảnh liên văn hóa thế giới hiện nay”[02tr24]. Trong những năm qua công tác bảo tồn các giá trị văn hóa tuy đã có nhiều cố gắng, đạt được những thành tựu nhất định. Nhưng so với yêu cầu 1 phát triển của đất nước và nhu cầu của nhân dân thì vẫn còn những hạn chế nhất định, nhiều di sản văn hóa trong cộng đồng có nguy cơ bị thất truyền. Với quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn di sản Văn hóa dân tộc. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện, tạo sự đồng thuận của nhân dân và xã hội. Nhiều di sản Văn hóa phi vật thể, không những khắc phục được nguy cơ bị thất truyền mà còn được bảo tồn, gìn giữ. Văn hóa Quan họ là di sản văn hóa đặc sắc của vùng Kinh Bắc và là di sản Văn hóa phi vật thể, truyền khẩu của quê hương Bắc Ninh. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, Dân ca Quan họ đang chịu nhiều tác động của cơ chế thị trường, tiềm ẩn nguy cơ bị mai một, cần được bảo tồn và phát triển; do đó, em chọn để tài: “Bảo tồn di sản Văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh”, để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn công tác bảo tồn di sản Văn hóa dựa vào cộng đồng, đề xuất các giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở Tỉnh Bắc Ninh; nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững di sản văn hóa của quê hương Kinh Bắc, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI). 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh. 2 4. Giả thuyết khoa học. Hoạt động bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh, được thông qua nhiều chủ thể khác nhau; các biện pháp tổ chức thực hiện đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại về bảo tồn di sản văn hóa Quan họ. Nếu lựa chọn, đề xuất được các giải pháp động bộ, sát với điều kiện và đối tượng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận. Hệ thống hóa cơ sở lý luận bảo tồn di sản văn hóa; chức năng, nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa dựa vào cộng đồng; giải pháp bảo tồn di sản văn hóa dựa vào cộng đồng; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn di sản văn hóa dựa vào cộng đồng. 5.2. Nghiên cứu thực trạng. - Nghiên cứu thực trạng vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh. - Nghiên cứu thực trạng giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh. 5.3. Đề xuất các giải pháp. Lựa chọn đề xuất giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh. - Đề tài đề cập các chủ đề: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc 3 Ninh, Trung tâm văn hóa tỉnh Bắc Ninh, trường Trung cấp Văn hóa, nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh, các làng Quan họ gốc, các nghệ nhân… 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 7.1. Phương pháp luận. - Phương pháp tiếp cận Văn hóa học; - Phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng. 7.2. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến bảo tồn di sản văn hóa; - Nghiên cứu thực trạng: Quan sát, điều tra, khảo sát thu thập thông tin, xử lý thông tin về bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh;. - Phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý … 8. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng. - Chương 2: Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua. - Chương 3: Bảo tồn di sản văn hóa Quan họ dựa vào cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA QUAN HỌ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Cho đến nay đã có 2 luận án Tiến sĩ nghiên cứu về Quan họ và liên quan đến Quan họ được bảo vệ tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đó là các đề tài: - Hát Quan họ ở miền Bắc Việt Nam: “Khao khát khám phá nghệ thuật Quan họ” của Lê Ngọc Chân đã chỉ rõ mối quan hệ giữa Quan họ với các môn nghệ thuật Chèo, Chầu văn và các sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã. Luận án cũng quan tâm ảnh hưởng của văn hóa Chăm đến một số tập tục văn hóa ở làng Viêm Xá như tục cưới, vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như quan hệ tính giao trong giao du kết bạn Quan họ. - “Sự chuyển tải âm nhạc: âm nhạc dân gian, sự điều chỉnh và quá trình hiện đại hóa ở Miền Bắc Việt Nam” của L.Meeker đã dụng công nghiên cứu về các chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc. Nội dung luận án của Bà cũng đề cập sâu sắc quan điểm của Đảng Công sản Việt Nam đối với việc giữ gìn truyền thống. Bà cho rằng ở Việt Nam, việc bảo tồn di sản văn hóa được Nhà nước hóa. Hai luận án trên đều là luận án triết học, bàn về Quan họ từ góc độ âm nhạc, dân ca. - Hội thảo khoa học quốc tế: “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam)” của Bộ Văn hóa Thông tin phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh với sự tham gia của trên 100 nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học đến từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Lào, Malayxia … 5 - Tại hội thảo, trong tham luận của các học giả nước ngoài, có một số tham luận tiêu biểu đề cập trực tiếp tới dân ca Quan họ: + GS.TS Tokumaru Yosihito, Đại học Không gian, Nhật Bản trong tham luận: Mục đích của Hội nghị đã đánh giá cao việc Việt Nam chọn Di sản phi vật thể Quan họ để ưu tiên bảo tồn, phát triển bên cạnh Di sản phi vật thể Âm nhạc Cung đình Huế và Cồng chiêng Tây nguyên. Ông khẳng định: bằng việc quan tâm đến “truyền thống nhỏ” (chỉ Quan họ) chúng ta có thể quan tâm đến tương lại âm nhạc trên toàn thế giới. + GS.TS Gisa Jahnichen, Đại học Frankfurt, Cộng hòa liên bang Đức trong bài tham luận: Truyền thống hát thi và triết học thông tin hiện nay tại Việt Nam đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về dân ca Việt Nam của ông khi đưa vào bài viết của mình các loại dân ca nổi tiếng của Việt Nam như Ví giặm, Trống quân, Bài chòi, hát Đúm, hò Đối đáp, Quan họ để đối chiếu, so sách và lập luận. Ông nhấn mạnh đặc điểm “ứng tác, ứng ca” của Quan họ theo những qui tắc đặc điểm riêng. Ông kết luận: cuộc sống của chúng ta được bảo vệ bằng chính những thể loại âm nhạc truyền thống phù hợp, ngay cả khi xung quanh chúng ta có những phương tiện thông tin hiện đại. Theo ông, “hát Quan họ là một kiểu thức cuộc sống rất độc đáo, vì nó có ý nghĩa trong việc duy trì một nền âm nhạc bản địa vào đầu thể kỷ XXI”. + TS. Lauren Meecker, Đại học Columbia, Hoa Kỳ trong bài tham luận từ bài hát ra đến sân khấu: sinh hoạt Quan học ở Việt Nam hiện nay, bà bàn về quan hệ giữa Quan họ và nghệ thuật diễn xuất đã thay đổi như thế nào; về sân khấu trung gian giữa loại Quan họ cổ và Quan họ mới như thế nào. Đây cũng là một trong những nội dung chính được nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ của bà, như chúng tôi đã nêu ở trên. Đáng chú ý là bà đặt “Quan họ cổ” gắn với “làng” - sinh hoạt văn hóa Quan họ là, “Quan họ mới” gắn với “hiện đại”. Đặc biệt, bà đặt khái niệm “sinh hoạt Quan họ” tương ứng với khái niệm 6 “chơi Quan họ” và “biểu diễn Quan họ” tương ứng với “hát Quan họ”. Theo bà, “chơi Quan họ” gắn với một hệ thống quy ước và hành động xã hội và cuộc chơi Quan họ không có khán giả như “hát Quan họ” trên sân khấu. Như thế, “chơi Quan họ” là một hiện tượng văn hóa tổng thể -là văn hóa Quan họ. Bà nhận định “sinh hoạt xã hội rất quan trọng đối với cách chơi Quan họ”. Ở đây, trong tham luận này, bà cũng sử dụng khái niệm “Quan họ làng” gắn với xã hội làng. + GS. Deborah Wong, Đại học California, Riverside, Hoa kỳ trong tham luận: Sự biến mất của văn hóa dân gian: một cách tiếp cận từ thế giới thứ nhất, sau khi đưa ra hai ví dụ về âm nhạc dân gian đang tồn tại ở miền Nam nước Mỹ, ông đã liên hệ trở lại để suy nghĩ về tương lại của Quan họ như thế nào? Ông đề cập đến 04 vấn đề liên quan đến Quan họ: “Ra quyết định”: Trả lời cho câu hỏi ai quyết định lưu trữ quá khứ và quyết định tương lai Quan họ. Họ sẽ là chính quyền, các nghệ nhân và toàn thể cộng đồng sở tại nhập cuộc với một tinh thần “Lôi kéo tích cực”; “Bối cảnh diễn xướng” (Thực chất là không gian văn hóa Quan họ - cơ bản là văn hóa Quan họ làng - TG): bối cảnh diễn xướng thường thay đổi theo thời gian đối với bất kỳ truyền thống nào… Đó là một thực tế có tính qui luật - không tốt, cũng không xấu, không tích cực cũng không tiêu cực. Ông cho rằng, từ thế kỷ XIII Quan họ đã qua nhiều bối cảnh. Ở đây, trong trường hợp này GS. Deborah Wong nói về sự đổi thay (của dân ca) theo thời gian và đó là quy luật; “Chuyển giao và phương pháp giáo dục”: Quan họ cần phải được “truyền lại” để tiếp tục sự tồn tại. Ở đây có vai trò nghệ nhân và phương thức treo truyền giữa các thế hệ; “Lưu trữ và sự ủng hộ tích cực”: Sưu tầm tư liệu về Quan họ là quí giá và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, lưu trữ để làm gì lại là một việc khác. Quan họ cần phải được hoạt động. Đặc điểm chủ yếu của di sản văn háo 7 phi vật thể là nó “được các cộng đồng và các nhóm tái tạo không ngừng”. Ông khẳng định Quan họ toofnt ại trong sự thay đổi có tính đương đại. - TS. Bountheng Souksaratd, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Lào trong tham luận: Giá trị nghệ thuật trong dân ca Lào và trong hát quan họ Việt Nam nét tương đồng và dị biệt đã đã đưa ra một cách rất cụ thể các tương đồng và dị biệt giữa dân ca Lào (Khắp Lăm) và Quan họ trên các mặt : Môi trường, kỹ thuật hát, làn điệu, nghệ thuật trình diễn, phương pháp truyền dạy, hệ thống bài bản, lịch sử lưu truyền. Tuy nhiên, trên các mặt kể trên, ông cho rằng nét tương đồng nhiều hơn dị biệt. Như vậy, nghiên cứu về Quan họ của các tác giả nước ngoài chưa nhiều, nhưng cũng cho thấy văn hóa Quan họ độc đáo ở chỗ “một kiểu thức cuộc sống” mà dường như là một “tiểu văn hóa” chứ không chỉ là một loại hình dân ca thuần túy. 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước. 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1945 Qua tìm hiểu, nghiên cứu trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX đến trước Cách mạng Tháng Tám (1945), mảng đề tài Văn hóa Quan họ, về căn bản chưa thật sự được giới khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Một số bài báo đăng tải trong thời kỳ này của các tác giả như: Chu Ngọc Chi, Vũ Bằng, Dương Quảng Hàm, Việt Sinh, Toan Ánh, Minh Trúc v.v… chỉ tập trung vào việc giới thiệu một cách khái lược về một loại hình sinh hoạt cụ thể nào đó của Văn hóa Quan họ. Ví dụ: - “Hát quan họ” của Chu Ngọc Chi [23]. - “Nghe hát Quan họ một đêm ở Lũng Giang” của Việt Sinh [87]. - “Hát quan họ”, Minh Trúc [109]. - “Hội Lim” của Nguyễn Duy Kiện [61]. 8 Trong số ít tác giả kể trên, có phóng sự đăng nhiều kỳ của Minh Trúc viết khá kỹ về địa bàn và lề lối hát Quan họ trong hát canh, hát hội. Đáng chú ý ngoài các giọng thông thường của Quan họ như: Bỉ, Sổng, Vặt còn có các giọng “Trên” mà các tài tử đặt tên là Giọng Đường bạn, Tình tang, Hử la, Xuống sông, Lê núi… Các giọng “Trên” được sử dụng trong hát đối, khó hát nhưng không hay bằng giọng “Vặt”. Nhận xét này khi ứng vào tình hình phát triển văn hóa Quan họ hiện nay ta thấy rất rõ là các bài Quan họ giọng “Vặt” được truyền dạy và sử dụng nhiều hơn so các bài Quan họ lề lối. Đặc biệt, đáng chú ý có Luận án tiến sĩ “Hát đối đáp nam nữ thanh niên” của Nguyễn Văn Huyên được công bố vào năm 1934. Trong công trình giá trị này, Nguyễn Văn Huyên đề cập khá sâu sắc đến dân ca Quan họ lớn và tiêu biểu vào bậc nhất của vùng Quan họ Kinh Bắc. 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu sau 1945 đến nay Từ 1945 đến 1954 là giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian khoảng 10 năm, do chiến tranh, tình hình nghiên cứu không có dấu ấn gì đáng kể. Từ hòa bình lập lại (1954) đến đầu thể kỷ XXI, công tác nghiên cứu Văn hóa Quan họ đã được tiến hành liên tục và có bước phát triển đáng kể. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, dày dặn được in thành sách, thành giáo trình dạy học một cách khá toàn diện. Trong giai đoạn từ 1955 đến 1965 có các công trình nghiên cứu: “Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh” của Trần Linh Quý, Hồng Thao [84]; “Tìm hiểu nguồn gốc Quan họ Bắc Ninh” của Nguyễn Tiến Chiêu [25]; “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” của Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc [82]; “Quan họ Bắc Ninh” của Nguyễn Viêm [120]. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của dân ca Quan họ. Tuy nhiên, do phần lớn là các nhạc sỹ nên chủ yếu sản phẩm 9 nghiên cứu thiên về âm nhạc. Hướng nghiên cứu liên ngành vê Văn hóa Quan họ nói riêng và văn nghệ dân gian nói chung giai đoạn này chưa được áp dụng rộng mà chủ yếu là những nghiên cứu đơn ngành. Vì vậy, Văn hóa Quan họ chưa thật sự được quan tâm một cách toàn diện với tư cách là văn hóa tổng thể. Đáng chú ý, từ 1965 đến 1973, Ty văn hóa Hà Bắc đã tổ chức 5 hội nghị về văn hóa Quan họ (năm 1965, 1967, 1969, 1971, 1973). Đánh giá tình hình nghiên cứu và phát triển văn hóa Quan họ với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa trung ương và địa phương. Kết quả, năm 1972 cuốn kỷ yếu về các hội nghị nói trên đã được xuất bản, đánh dấu một bước tiến triển quan trọng của công tác nghiên cứu Văn hóa Quan họ. Cuốn kỷ yếu: “Một số vấn đề về dân ca Quan họ” (286 trang) đã trở thành tài liệu có tính chất công cụ cho các thế hệ, các nhà nghiên cứu Văn hóa Quan họ sau này. Từ năm 1975 sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, công tác nghiên cứu văn hóa Quan họ đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, góp phần khái quát khá toàn diện về dân ca Quan họ Kinh Bắc cả về nghệ thuật ca hát và sinh hoạt văn hóa phong phú của loại hình dân ca. Năm 1978, nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý đã công bố cuốn: “Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển” [65], đây là công trình nghiên cứu đồ sộ với 527 trang, gồm 6 phần, 12 chương. Công trình được viết chủ yếu trên một kho tàng tư liệu điền dã công phu, có giá trị. Trong số 3 tác giả của cuốn sách, Trần Linh Quý và Hồng Thao là các nhà nghiên cứu tại Sở Văn hóa Thông tin (VHTT) Hà Bắc. Họ sống trên mảnh đất của quê hương Quan họ, gắn bó cả đời với sự nghiệp nghiên cứu loại hình dân ca. Cuốn sách đề cập tương đối toàn diện đến văn hóa Quan họ từ nguồn gốc đến quá trình phát triển. Đây là công trình đầu tiên cho thấy xu hướng nghiên cứu đa ngành, liên ngành về Quan họ với tư cách là hiện tượng văn hóa tổng 10 thể, trong đó bản thân sinh hoạt ca hát là một thành tố cốt lõi. Đặc biệt, đến công trình tập thể này, hầu hết các nhà nghiên cứu đã sử dụng khái niệm “Văn hóa Quan họ” như một sự mặc nhiên, khẳng định văn hóa Quan họ là một hiện tượng văn hóa tổng thể chứ không đơn thuần chỉ là nghệ thuật ca hát. Nhạc sỹ Hồng Thao là một trong số ít các nhà nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Quan họ và cũng là tác giả để lại các công trình có giá trị nhiều mặt về dân ca Quan họ, không chỉ về phương diện âm nhạc. Ngoài các công trình viết chung, ông đã có những nghiên cứu riêng, đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cơ bản về học thuật âm nhạc có tính chất chuyên sâu thang âm - điệu thức, tiết tấu, bố cục về vấn đề lời ca Quan họ. Không giống như nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc khác khi nghiên cứu văn hóa Quan họ, Hồng Thao đã vượt ra khỏi những vấn đề âm nhạc thuần túy để nghiên cứu cả những vấn đề văn hóa Quan họ như nguồn gốc, tên gọi, lề lối, phong tục tập quán, ứng xử, giao tiếp… Ông phân tích mối quan hệ giữa “Quan họ cổ” và “Quan họ kim”. Ông nhất quán quan điểm cần nghiên cứu văn hóa Quan họ với tư cách là một hiện tượng văn hóa dân gian, do vậy ông luôn tìm cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu bằng cách phương pháp đa ngành, liên ngành. Công trình 300 bài Quan họ ông sưu tầm, là một kho tàng tư liệu có nhiều giá trị khoa học và thực tiễn đối với công tác bảo tồn văn hóa Quan họ ngày hôm nay. Năm 2006, năm bản lề của quá trình chuẩn bị hồ sơ khoa học về không gian văn hóa Quan họ để tiến tới trình UNESCO công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UBND tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Bộ Văn hóa thông tin (VHTT) tiến hành thu thập, lựa chọn một số công trình nghiên cứu về văn hóa Quan họ từ trước tới nay (trong khoảng 100 năm) để xuất bản thành sách. Kết quả tháng 4 năm 2006 cuốn sách “Vùng văn hóa Quan họ Bắc Ninh” đã được công bố đến bạn đọc. Mục đích của cuốn sách, ngoài việc góp phần hoàn thiện hồ sơ về Quan họ trình ủy ban UNESCO, còn 11 cung cấp cho bạn đọc một “cách nhìn toàn diện hơn khi tiếp cận với không gian văn hóa Quan họ”. Cuốn sách gồm 3 phần: - Phần I: Vùng văn hóa Kinh Bắc; - Phần II: Văn hóa Quan họ; - Phần III: Âm nhạc Quan họ. Do không thể in tất cả các công trình nghiên cứu về Quan họ trong suốt gần 100 năm, nên các nhà biên soạn đã tổ chức xây dựng một thư mục không gian văn hóa Quan họ để phục vụ cho công tác tra cứu tìm hiểu về văn hóa Quan họ, vùng văn hóa Bắc Ninh - cái nôi của dân ca Quan họ. Thư mục này được bố cục trong cuốn sách như một nội dung quan trọng, gồm 2 phần: - Phần: Quan họ (gồm 579 công trình và bài viết). - Phần: Vùng văn hóa Bắc Ninh (gồm 319 công trình và bài viết). Năm 2006, để chuẩn bị hồ sơ cho việc trình UNESCO công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bộ văn hóa thông tin (nay là Bộ văn hóa, thể thao và du lịch) đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội thảo Quốc tế: “Bảo tồn và phát huy dân ca trong xã hội đương đại (qua trường hợp Quan họ Bắc Ninh ở Việt Nam” [20] có sự tham gia của gần 100 nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa trong nước và quốc tế. Với số lượng 64 bài tham luận (53 tham luận của các nhà khoa học trong nước, 11 tham luận của các nhà khoa học quốc tế) và với một chủ đề như tên của hội thảo, đã cho thấy đây là một hội thảo lớn nhất từ trước đến nay về Quan họ Bắc Ninh (tính từ 1965 đến nay đã có khoảng 10 hội nghị, hội thảo về Quan họ được tổ chức). Kết quả hội thảo là cuốn kỷ yếu dày 867 trang được Viện VHTT (nay là Viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt nam) và Sở VHTT (nay là sở VHTTDL) Bắc Ninh xuất bản năm 2006. Nội dung của Hội thảo tập trung vào các vấn đề: Bảo tồn di sản văn hóa Quan họ trong xã hội hiện đại; tác động của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa; công tác trao 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng