Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non...

Tài liệu Luận văn biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

.PDF
139
2428
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- VŨ THỊ HỒNG NGỌC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƢỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- VŨ THỊ HỒNG NGỌC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƢỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Quý Tỉnh Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Hoàng Quý Tỉnh đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa, quý thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Hướng Dương, trường Mẫu giáo Hoàng Oanh, đặc biệt là các cô giáo, các bậc phụ huynh, các cháu của các trường đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu. Cảm ơn Khoa Sư phạm và trường Đại học An Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh, động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. An Giang, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Học viên Vũ Thị Hồng Ngọc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 6 1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 6 1.1.2. Ở Việt Nam..................................................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 13 1.2.1.Dinh dưỡng và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của cơ thể ......................................................................................... 13 1.2.2. Khái niệm bệnh suy dinh dưỡng ..................................................... 16 1.2.3. Nguyên nhân và sự ảnh hưởng của bệnh suy dinh dưỡng đối với trẻ .. 17 1.2.4. Chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non............................ 26 1.2.5. Đặc điểm lâm sàng của bệnh suy dinh dưỡng ................................ 30 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƢỠNG HIỆN CÓ Ở ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................ 36 2.1. Đối tƣợng và địa bàn điều tra ............................................................... 36 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 36 2.1.2. Địa bàn điều tra .............................................................................. 36 2.1.3. Thông tin chung về địa bàn điều tra ............................................... 36 2.2. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................ 37 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 38 2.3.1. Phân bố đối tượng điều tra ............................................................. 38 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 38 2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 40 2.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu ................................... 41 2.3.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ...................................... 42 2.4. Thực trạng suy dinh dƣỡng của trẻ ở trƣờng mẫu giáo Hƣớng Dƣơng và Mẫu giáo Hoàng Oanh ................................................................ 43 2.4.1. Suy dinh dưỡng nhẹ cân (cân nặng/ tuổi) ....................................... 44 2.4.2. Suy dinh dưỡng thể thấp còi ........................................................... 45 2.4.3. Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng/ chiều cao)....................... 46 2.5. Điều tra nhận thức của giáo viên đối với bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ 5 - 6 tuổi .................................................................................................... 47 2.6. Điều tra nhận thức của phụ huynh đối với việc bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ 5 - 6 tuổi..................................................................................... 48 2.6.1. Tình trạng kinh tế của gia đình và SDD của trẻ............................. 48 2.6.2. Nghề nghiệp của mẹ và SDD của trẻ .............................................. 49 2.6.3. Số con trong gia đình và tình trạng dinh dưỡng ............................ 50 2.6.4. Yếu tố chăm sóc trẻ lúc mới sinh .................................................... 51 2.6.5. Yếu tố cá nhân với SDD của trẻ ..................................................... 52 2.6.6. Thời gian cai sữa với SDD của trẻ ................................................. 53 2.7. Điều tra thói quen ăn uống có ảnh hƣởng đến tình trạng suy dinh dƣỡng của trẻ ................................................................................................. 54 2.8. Các yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh suy dinh dƣỡng của trẻ trong nghiên cứu............................................................................................ 56 2.9. Điều tra về thực trạng các biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dƣỡng ở địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 57 2.10. Đánh giá chung về các biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dƣỡng ở địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 58 2.10.1. Ưu điểm ......................................................................................... 59 2.10.2. Hạn chế ......................................................................................... 59 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 60 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NHẰM GIẢM TỈ LỆ SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON Ở THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG.................................................. 61 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp phòng chống suy dinh dƣỡng cho trẻ trong nghiên cứu............................................................................................ 61 3.1.1. Căn cứ vào thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu . 61 3.1.2. Căn cứ vào những nghiên cứu lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu ........................................................................................ 62 3.2. Đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dƣỡng cho trẻ trong nghiên cứu............................................................................................ 63 3.2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phòng chống SDD cho trẻ em ở một số trường mầm non ......................................................................... 63 3.2.2. Các biện pháp tác động thông qua người chăm sóc trực tiếp trẻ (phụ huynh và giáo viên mầm non) .......................................................... 67 3.2.3. Các biện pháp tác động trực tiếp làm thay đổi thói quen ăn uống của trẻ .............................................................................................. 75 3.3. Tiến hành các nghiên cứu trƣờng hợp để kiểm nghiệm hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất ....................................................................... 77 3.3.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................... 77 3.3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................. 77 3.3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................... 77 3.3.4. Cách tiến hành thực nghiệm ........................................................... 78 3.3.5. Thời gian thực nghiệm .................................................................... 78 3.3.6. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ........................... 78 3.3.7. Kết quả thực nghiệm ....................................................................... 80 KẾT LUẬN THỰC NGHIỆM ................................................................. 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM............................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 100 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNSS : Cân nặng sơ sinh DD : Dinh dưỡng ĐV : Động vật H/A : Chiều cao theo tuổi (Height for Age) GDDD : Giáo dục dinh dưỡng GVMN : Giáo viên mầm non MN : Mầm non NCHS : Trung tâm quốc gia về thống kê sức khỏe của Hoa Kỳ OR : Tỉ suất chênh (Odd – Ratio) THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông SDD : Suy dinh dưỡng SD : Độ lệch chuẩn TTDD : Tình trạng dinh dưỡng TV : Thực vật UNICEF : United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm W/A : Cân nặng theo tuổi (Weight for Age) WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) W/H : Cân nặng theo chiều cao (Weight for Height) DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em......................... 30 Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ.......... 31 Bảng 2.1. Phân bố của đối tượng điều tra theo tuổi và giới tính ........ 38 Bảng 2.2. Thông tin về trẻ 5 – 6 tuổi .................................................. 43 Bảng 2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ............................................... 44 Bảng 2.4. Mức độ SDD nhẹ cân trong nghiên cứu ............................. 45 Bảng 2.5. Mức độ SDD thấp còi trong nghiên cứu............................. 46 Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác phòng chống SDD cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non ......................... 48 Bảng 2.7. Tình trạng kinh tế của các gia đình..................................... 49 Bảng 2.8. Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ ........................... 49 Bảng 2.9. Nghề nghiệp của bố mẹ ...................................................... 50 Bảng 2.10. Số con trong gia đình .......................................................... 51 Bảng 2.11. Mối liên hệ giữa số con trong gia đình với SDD của trẻ. ... 51 Bảng 2.12. Bú mẹ sớm với SDD của trẻ. .............................................. 52 Bảng 2.13. Cân nặng của trẻ với SDD nhẹ cân của trẻ .................... 53 Bảng 2.14. Mối liên quan giữa thời điểm cai sữa và tình trạng SDD nhẹ cân của trẻ ........................................................................... 54 Bảng 2.15. Mối liên hệ giữa thời điểm cai sữa với SDD thể thấp còi .. 54 Bảng 2.16. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ ................... 55 Bảng 2.17. Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ ........................... .56 Bảng 3.1. Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN trước TN...... 81. Bảng 3.2. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ........................ 82 Bảng 3.3. Tăng cường tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của hai nhóm ĐC và TN trước TN .................................................. 83 Bảng 3.4. Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ ở 2 nhóm ĐC và TN sau TN .......... 85 Bảng 3.5. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động sau TN........... 86 Bảng 3.6. Tăng cường tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của hai nhóm ĐC và TN sau TN ..................................................... 88 Bảng 3.7. Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ ở nhóm ĐC trước TN và sau TN ... 89 Bảng 3.8. Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở nhóm ĐC trước TN và sau TN ........................................... 90 Bảng 3.9. Bảng kết quả tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở nhóm ĐC trước TN và sau TN ........................................... 91 Bảng 3.10. Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN ... 92 Bảng 3.11. Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở nhóm TN trước TN và sau TN............................................ 94 Bảng 3.12. Bảng kết quả tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN............................................ 95 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ............................................................................. 82 Biểu đồ 3.2. Biện pháp phòng chống SDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên tiêu chí GDDD cho trẻ của 2 nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm ........................................................................ 83 Biểu đồ 3.3. Tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của 2 nhóm ĐC và TN trước TN ....................................................................... 83 Biểu đồ 3.4. Chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ......................................................................... 85 Biểu đồ 3.5. Biện pháp phòng chống SDD cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên tiêu chí GDDD cho trẻ của 2 nhóm ĐC và TN sau TNError! Bookma Biểu đồ 3.6. Tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ của 2 nhóm ĐC và TN sau TN .......................................................................... 87 Biểu đồ 3.7. Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ ở nhóm ĐC trước TN và sau TNError! Bookmark Biểu đồ 3.8. Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở nhóm ĐC trước TN và sau TN. .......................................... 90 Biểu đồ 3.9. Bảng kết việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở nhóm ĐC trước TN và sau TN ........................................... 91 Biểu đồ 3.10. Bảng kết quả chế độ khẩu phần ăn cho trẻ phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN ... 93 Biểu đồ 3.11. Bảng kết quả giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong các hoạt động ở nhóm TN trước TN và sau TN............................................ 94 Biểu đồ 3.12. Bảng kết việc tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở nhóm TN trước TN và sau TN............................................ 95 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển về thể chất, tâm thần và vận động của trẻ mà còn dẫn đến những hậu quả không thể sửa chữa được như sức lao động của xã hội sau này, tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động của người lớn và trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em là vấn đề thời sự ở các nước nghèo và đang phát triển. Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định trên thế giới hiện còn 36 nước có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trong đó có nước ta. Hiện nay trên thế giới mỗi năm có hàng triệu bà mẹ và trẻ em tử vong do các nguyên nhân liên quan đến dinh dưỡng và có các biểu hiện kém phát triển về thể chất, tinh thần do bị suy dinh dưỡng từ nhỏ. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy, những năm đầu tiên của cuộc đời nếu trẻ bị suy dinh dưỡng có thể để lại những hậu quả về thể chất và tinh thần không phục hồi được và kéo sang thế hệ sau. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi [73,74] .Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2015), tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi chung trong toàn quốc là 24,6% [61]. Theo phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và 1 giảm xuống 12,5% vào năm 2020. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc. Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao là rất cần thiết [74]. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu cũng như chỉ số phát triển con người và gần đây thì mức độ giảm suy dinh dưỡng có chiều hướng chậm lại. Việc hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và hạ thấp một cách đồng đều giữa các vùng vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn. Suy dinh dưỡng là hậu quả của nguyên nhân trực tiếp do thiếu ăn và bệnh tật cùng với các nguyên nhân tiềm tàng là tình trạng mất an ninh lương thực, dịch vụ chăm sóc sức khỏe kém.... Những nguyên nhân đó lại bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân cơ bản như nghèo đói, trình độ văn hóa thấp. Gần đây, tổng kết của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Dinh dưỡng quốc tế cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng, trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1% đối với suy dinh dưỡng. Điều này cho thấy yếu tố về kiến thức và thực hành nuôi con (một phần thể hiện qua trình độ học vấn của người phụ nữ) có vai trò quan trọng đối với suy dinh dưỡng.Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi của tỉnh An Giang năm 2015 là 12,8% thấp hơn so với tỉ lệ chung của cả nước [62]. Tuy nhiên, kết quả này chưa phản ánh được thực trạng tại các xã vùng sâu vùng xa (với nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người dân khác với mặt bằng chung của tỉnh). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 trường mầm non” với mong muốn góp phần nhỏ vào việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở địa phương ngày càng hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến thực trạng suy dinh dưỡng và thực trạng dự phòng suy dinh dưỡng của trẻ 5 - 6 tuổi trong địa bàn nghiên cứu. Trên các cơ sở nói trên, đề xuất một số biện pháp phòng chống tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 5 – 6 tuổi. 4. Giả thuyết khoa học Thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang sẽ được cải thiện nếu sử dụng một số biện pháp phòng chống bệnh suy sinh dưỡng cho trẻ em. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu những cơ sở lý luận về biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 3 Đưa ra một số biện pháp phòng chống nhằm giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em ở một số trường mầm non thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra. 6. Phạm vi nghiên cứu Trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mẫu giáo Hướng Dương, Mẫu giáo Hoàng Oanh thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập, đọc, phân tích, phân loại và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Dùng phiếu điều tra 40 phụ huynh và 30 giáo viên mầm non để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. 7.2.2. Phương pháp trò chuyện Trao đổi, trò chuyện với phụ huynh, giáo viên mầm non để xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ trong nghiên cứu. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Tiến hành nghiên cứu trường hợp trên 5 – 10 trẻ bị suy dinh dưỡng của trẻ nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp xử lý số liệu, thu thập, xử lý, phân tích nghiên cứu các số liệu thu thập được để đánh giá được tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Nhập và xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS để xác định các yếu tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. 4 Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí số liệu một cách khách quan, khoa học để có được kết quả nghiên cứu của luận văn. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn sẽ gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thực trạng suy dinh dưỡng và thực trạng các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng hiện có ở địa bàn nghiên cứu Chương 3: Đề xuất một số biện pháp dự phòng nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển. Ở cộng đồng người ta thường gặp những trẻ em SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi thấp), SDD thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi thấp) và thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao thấp). Nguyên nhân SDD rất phức tạp và đa dạng: trong đó do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý chiếm tỷ lệ cao. Dinh dưỡng (DD) đã có lịch sử lâu đời trên thế giới, ở phương Đông cũng như ở phương Tây, từ buổi sơ khai con người đã hiểu rõ rằng: con người không thể sống nếu không có thức ăn và dần dần con người cũng nhận thức rằng thức ăn không những quyết định sự sinh tồn mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức lực, tầm vóc, khí chất, tình cảm, tinh thần, trí tuệ của con người. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định sức khỏe và tuổi thọ. Thoát khỏi nạn đói đã từ lâu là ước mơ của loài người. Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng họp tại Rome tháng 12/1992, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh toán nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh dưỡng. Vì thế, hội nghị đã khẳng định “nạn đói và suy dinh dưỡng không thể nào chấp nhận được trong một thế giới mà ở đó có đầy đủ kiến thức và của cải vật chất để thanh toán thảm họa này của loài người”. Và trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền tại điều 25 cũng đã nhấn mạnh “tất cả mọi người đều có quyền được sống đầy đủ, kể cả quyền được ăn uống, được chăm lo sức khỏe’’ [63]. Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về DD và vai trò của DD đối với sức khỏe con người. Khoa học đã chứng minh được tầm quan trọng của DD đối với sức khỏe về thể chất, tinh thần của con người cũng như mối quan hệ qua lại giữa DD và sức khỏe của con người. 6 Năm 1942 Daray Thompson đã đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng cùng 2 đại lượng của tăng trưởng chiều cao và cân nặng như những chỉ tiêu về sức khỏe [25]. C.William phát hiện ra bệnh gọi là SDD thiếu Protein – năng lượng thể phù năm 1938 (Kwashiokor) [31]. Bước vào thế kỷ XX, nhiều viện nghiên cứu về nhân học đã được thành lập và có rất nhiều công trình nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đã vượt xa các giai đoạn trước cả về số lượng và chất lượng. Trong các nghiên cứu trên đã rất chú ý đến sự ảnh hưởng của các điều kiện xã hội đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là cơ thể trẻ. Năm 1925, Tổ chức y tế của liên minh quốc gia đã nghiên cứu về mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng. J.Boyd Orrda đã thực sự nổi tiếng khi phát hiện ra mối liên quan trực tiếp giữa tầng lớp xã hội và sức khỏe của họ [22]. Năm 1955, Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – các tổ chức của liên hợp quốc cho rằng thế giới đang có cuộc khủng hoảng về protein và đã đưa ra một loạt các giải pháp để giải quyết vấn đề này, trong đó đã đề cập đến giáo dục dinh dưỡng. Năm 1984 WHO đã tổ chức một hội nghị về dinh dưỡng ở Fiji để đánh giá tình hình và kinh nghiệm phòng chống dinh dưỡng ở các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Hội nghị kết thúc đã đưa ra một quyết định quan trọng: “Suy dinh dưỡng trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, cho nên việc phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em không thể hoạt động riêng lẻ của từng ngành, ngành nhi, ngành phòng dịch, ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm, mà phải do những người cầm đầu các nước đứng ra nhận trách nhiệm phối hợp các ngành và giáo dục vận động nhân dân, các gia đình tự giác tham gia bằng khả năng và phương tiện hiện có của mình”. Hội nghị đã đưa ra việc phòng chống SDD bắt đầu từ thời kì nhi khoa chuyển sang thời kì phòng dịch [31]. 7 Năm 1990, WHO thành lập Nhóm nghiên cứu về tăng trưởng của trẻ nhằm đưa ra những khuyến cáo cho việc sử dụng và giải thích một cách hợp lý về các kích thước nhân trắc áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu này: dữ liệu tham chiếu của Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y học của Mỹ/WHO có những sai sót và thất bại trong việc dự đoán một cách đầy đủ sự tăng trưởng về mặt thể chất của trẻ. Những hạn chế này đã làm cản trở công tác quản lý dinh dưỡng hợp lý của trẻ nhỏ. Vì vậy cần phải có những đường tăng trưởng mới để đáp ứng cho nhu cầu trên [86]. Theo kết quả điều tra suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE) dưới 5 tuổi tại 79 nước đang phát triển giai đoạn từ 1980 – 1992 của Onis M. và cộng sự thấy có 192,5 triệu nhẹ cân (35,8%); 229,9 triệu thấp còi (42,7%) và 49,5 triệu gầy còm (9,2%). Tại hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng tổ chức tại Rome tháng 12/1992, các chuyên gia đã đưa ra chương trình hành động, có sự cam kết của các quốc gia nhằm làm giảm suy dinh dưỡng trẻ em xuống còn một nữa vào năm 2000 so với năm 1990 [70]. Trong vòng 15 năm trở lại đây, SDDTE có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu. Theo số liệu của WHO cho thấy các nước thuộc châu Á, châu Phi từ trước cho đến nay vẫn có tỷ lệ SDDTE cao hơn so với các châu lục khác [77]. Các số liệu SDDTE trên toàn cầu chủ yếu phân theo các châu lục, vùng lãnh thổ và theo từng quốc gia; chưa chú trọng đúng mức việc xác định SDDTE theo từng chủng tộc, tộc người trong các báo cáo thường niên của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) [81] [84]. Nghiên cứu của Larrea C. và Freire W. tại các nước Nam Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ em thấp còi năm 1999 ở các tộc người bản xứ liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế đói nghèo cao hơn và cách biệt so với trẻ không thuộc tộc người bản xứ [72]. Tổ chức xã hội học Hoa Kỳ đã tiến hành nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe với các yếu tố chủng tộc, dân tộc tại chính quốc năm 2005 thấy có sự khác 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan