Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại nhà máy đạm phú mỹ...

Tài liệu Luận văn các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại nhà máy đạm phú mỹ.

.PDF
126
260
99

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ --------------------------***--------------------- PHẠM ĐÌNH THỦY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Đề tài CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS-TS:Đỗ Văn Phức Hà nội năm 2012 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này,Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Đỗ Văn Phức,trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và có nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ Em trong suốt quá trình làm luận văn. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Viện đào tạo sau đại học,Viện kinh tế và quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và giúp đỡ Em hoàn thành chương trình học cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Em xin chân thành cám ơn Các đồng chí Lãnh đạo Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí, Nhà máy Đạm Phú Mỹ ,các Anh,Chị đồng nghiệp đang công tác tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho em rất nhiều thông tin, tư liệu quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Xin trân trọng cám ơn ! Hà nội, ngày 22 tháng 3 năm 2012 Học viên Phạm Đình Thủy Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ LỜI CAM ĐOAN Kể từ khi đất nước bắt đầu hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội mới cùng những thách thức mới. Nhà máy Đạm Phú Mỹ được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu phân bón trong nước,nhưng để tồn tại và phát triển thì phải đổi mới tổ chức quản lý, định hướng cho chiến lược phát triển trong tiến trình hội nhập chung. Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội em đã chủ động đề nghị và được chấp nhận cho làm tốt nghiệp theo đề tài: “Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ ”. Trong quá trình làm luận văn em đã thực sự dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu; vận dụng kiến thức để phân tích và đề xuất cải tạo thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Em xin cam đoan: luận văn này là của em tự làm và chưa được công bố ở bất kỳ dạng nào. Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ DANH MỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CBQL: Cán bộ quản lý - PVFCCo: Tổng công ty Phân bón & Hóa chất Dầu khí – Công ty cổ phần - X. ĐL-TĐH: Xưởng Đo lường – Tự động hóa - X. SCCK: Xưởng Sửa chữa cơ khí - X. GCCT: Xưởng Gia công chế tạo Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ DANH SÁCH HÌNH, BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Danh sách bảng Trang Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam ........................................................................................................................... 5 Bảng 1.2 Đánh giá mức độ đáp ứng theo chuyên môn ngành nghề ............. 19 Bảng 1.3 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt Nam .......................................... 20 Bảng 1.4 Bảng đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ............................................................ 22 Bảng 1.5 Đáng giá hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp........................... 23 Bảng 1.6 Đánh giá các chỉ tiêu chất luợng cán bộ quản lý của Doanh nghiệp ......................................................................................................................... 23 Bảng 1.7 Đáng giá mức độ hợp lý của Doanh nghiệp .................................... 25 Bảng 2.3 Chỉ số tài chính qua các năm 2006-2010......................................... 37 Bảng 2.4 Bảng tóm tắt đánh giá các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh. ......................................................................................................................... 38 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn, phân công lao động và phân công theo độ tuổi lao động tính đến 31/12/2010.................................... 42 Bảng 2.6 Bảng so sánh cơ cấu đội ngũ CBQL nhà máy về mặt chuyên môn nghiệp vụ với cơ cấu yêu cầu.......................................................................... 45 Bảng 2.7 Bảng so sánh tỷ lệ (%) biểu hiện về chất lượng lượng kết quả làm việc theo khảo sát của đội ngũ CBQL tại nhà máy với tỷ lệ (%) biểu hiện về chất lượng lượng kết quả làm việc chấp nhận được theo ý kiến chuyên gia. . 49 Bảng 2.8 Đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL của Nhà máy Đạm Phú mỹ............................................................................................ 50 Bảng 2.9 Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của nhà máy. ............... 51 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ Bảng 2.10:Tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu thể hiện chất lượng của đội ngũ CBQL nhà máy Đạm Phú M ỹ........................................................................ 52 Bảng 2.11 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ quản lý nhà máy.. 53 Bảng 2.12 Thống kê mức trả lương một số chức danh trên thị trường hiện nay. ......................................................................................................................... 56 Bảng 3.1 Tiêu chuẩn Giám đốc, Phó giám đốc nhà máy................................ 66 Bảng 3.2 Tiêu chuẩn trưởng, phó các đơn vị ................................................. 67 Bảng 3.3 Bảng đề xuất đổi mới tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm các chức vụ của nhà máy Đạm Phú Mỹ. ............................................................................. 69 Bảng 3.4 So sánh và các biện pháp nhằm thu hút và giữ CBQL giỏi............. 73 Bảng 3.5 Các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ CBQL. ............................................................................................................. 77 Bảng 3.6 Chất lượng đội ngũ CBQL của Nhà máy Đạm Phút Mỹ dự kiến đạt được khi thực hiện các giải pháp đề xuất........................................................ 89 Danh sách hình Trang Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh (U) quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................................................................................ 7 Hình 1.2. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. .............. 9 Hình 1.3. Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh ............................................................................................................... 12 Hình 1.4 Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý.............................. 13 Hình 1.5. Phân cấp mức độ cần thiết các kỹ năng của cán bộ quản lý. ............ 1 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của PVFCCo. ........................................................... 30 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức nhà máy Đạm Phú Mỹ. ............................................ 33 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu – lợi nhuận qua các năm. ............................. 39 Hình 2.3. Sơ đồ đánh giá mức độ đáp ứng của các chỉ tiêu............................ 45 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài luận văn ............................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................... 3 6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 4 1.1 Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. ........................................................................................................................... 4 1.2 Bản chất,nội dung và vai trò của quản lý đối với hiệu quả hoạt động ......................................................................................................................... 10 1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ............................................................................................................. 12 1.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp................ 18 1.4.1 Đánh giá chất lượng đào tạo đội ngũ CBQL doanh nghiệp ........... 18 1.4.2 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL doanh nghiệp ... 19 1.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.............................. 22 1.4.4 Tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng đội ngũ CBQL ................................................................................................................... 23 1.5 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ...................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 29 2.1 Đặc điểm sản phẩm, khách hàng, công nghệ và hiệu quả kinh doanh.............................................................................................................. 30 2.1.1 Các loại sản phẩm và đặc điểm của từng loại ............................ 30 2.1.2 Các loại khách hàng và đặc điểm của từng loại ..................... 31 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ 2.1.3 Đặc điểm công nghệ và hiệu quả kinh doanh ............................ 31 2.2 Đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL của Nhà máy.................................................................................................................. 45 2.2.1 Đánh giá mức độ đáp ứng,phù hợp về ngành nghề được đào tạo ... 45 2.2.2 Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL nhà máy Đạm Phú Mỹ. ............................................................................................................ 47 2.2.3 Tổng hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL................................................................................................. 49 2.2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy Đạm Phú Mỹ ............... 51 2.2.5 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL nhà máy 52 2.3 Những nguyên nhân của tình hình thực trạng chất lượng chưa cao 53 2.3.1 Nguyên nhân do qui hoạch thăng tiến,bổ nhiệm,miễn nhiệm,đánh giá thành tích đóng góp,đãi ngộ cán bộ quản lý chưa phù hợp ................ 54 2.3.2 Nguyên nhân do chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của Nhà máy chưa tốt; ...................................... 56 2.3.3 Nguyên nhân do trình độ chuyên môn ngành nghề của CBQL chưa cao ............................................................................................................. 57 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 60 3.1 Các sức ép mới đối với nhà máy và đối với đội ngũ CBQL nhà máy đến 2015.......................................................................................................... 60 3.1.1 Định hướng phát triển của PVFCCo đến 2015................................ 60 3.1.2 Các sức ép mới đối với nhà máy và đối với đội ngũ CBQL nhà máy đến 2015.................................................................................................... 62 3.2 Giải pháp1: Đổi mới cơ chế sử dụng;qui hoạch thăng tiến, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ cán bộ quản lý của Nhà máy trong 5 năm tới.............................................................................. 64 3.2.1 Mục tiêu và hiệu quả mang lại của giải pháp .................................. 64 3.2.2 Căn cứ của giải pháp......................................................................... 65 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ 3.2.3 Nội dung của giải pháp .................................................................... 65 3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của nhà máy trong 4 năm tới (giai đoạn 20122015)................................................................................................................ 70 3.3.1 Mục tiêu và hiệu quả mang lại của giải pháp .................................. 70 3.3.2 Căn cứ của giải pháp......................................................................... 71 3.3.3 Nội dung của giải pháp .................................................................... 72 3.4 Giải pháp 3: Đổi mới đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL đến 2015.......................................................................................................... 75 3.4.1 Mục tiêu và hiệu quả mang lại của giải pháp .................................. 75 3.4.2 Căn cứ của giải pháp........................................................................ 76 3.4.3 Nội dung của giải pháp .................................................................... 77 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ PHẦN MỞ ĐẦU   1. Lý do chọn đề tài luận văn Hiện nay thế giới đã trải qua thập niên đầu của thế kỷ XXI và kỷ nguyên công nghệ thông tin, cả thế giới là một thị trường mở. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra gay gắt hơn trên quy mô toàn cầu. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Nó mang lại hiệu quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa, xã hội. Ngày nay, người quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong thế kỷ XXI người quản lý đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Cách thức quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cộng đồng một cách to lớn. Vì thế để quản lý một cách có hệ thống nhằm mang lại hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ quản lý. Với xu thế hòa nhập phát triển, Việt Nam đang đổi mới toàn diện nền kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta đã là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN (1995), gia nhập APEC(1998), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN gọi tắt là AFTA (2006), là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (11/2006). Đây là môi trường thương mại thuận lợi, cơ hội kinh doanh để phát triển nhưng cũng là thử thách quyết liệt đối với các doanh nghiệp Việt nam. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần - nhà máy Đạm Phú Mỹ được thành lập theo quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, tổng công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004, có nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, vận hành nhà máy Đạm Phú Mỹ; sản xuất, kinh doanh phân đạm, amonia lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan.   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đã tiếp nhận bàn giao nhà máy Đạm Phú Mỹ từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban Quản Lý Dự Án Nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây cũng là thời điểm sản phẩm đạm chính thức đầu tiên được đưa ra thị trường với thương hiệu “Đạm Phú Mỹ ”. Qua 07 năm hình thành phát triển, khả năng đáp ứng của nhà máy hiện nay khoảng trên 740.000 tấn urê/năm, tương ứng khoảng 40% nhu cầu urê của cả nước. Thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón Việt Nam về chất lượng và được bà con nông dân cả nước tin dùng, góp phần bình ổn thị trường phân bón trong nước. Đạm Phú Mỹ là nhà máy phân bón có công suất lớn nên kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy Đạm Phú Mỹ có liên quan chặt chẽ với mùa vụ nông nghiệp, hệ thống dây chuyền sản xuất sản phẩm hiện đại, phức tạp, có nhiều rủi ro cũng như tần suất hư hỏng máy cao. Với tính chất và qui mô như trên, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển lâu dài của nhà máy trong thời kỳ hội nhập, nhu cầu bức thiết đặt ra là phải nâng cao trình độ quản lý tất cả các nguồn lực. Vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý chính là yếu tố quyết định đối với nhà máy. Trên thực tiễn đó, tôi nghiên cứu và trình bày đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý tại nhà máy Đạm Phú Mỹ ” làm luận văn Thạc sỹ Kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và hoàn thiện lý thuyết về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và sự tác động của chất lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy Đạm Phú Mỹ cùng các nguyên nhân trực tiếp, trung gian và sâu xa. Đề xuất một số giải pháp quan trọng,cụ thể chi tiết nhằm góp phần nâng   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ cao chất lượng cán bộ quản lý tại nhà máy Đạm Phú Mỹ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy Đạm Phú Mỹ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp mô hình hóa thống kê, điều tra khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu lý thuyết của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Doanh nghiệp:bổ xung cách tiếp cận mới khi xem xét đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý Doanh nghiệp,tên và nội hàm của các nhân tố trực tiếp; Kết quả nghiên cứu thực tế của đề tài cho phép nhìn nhận thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy Đạm Phú Mỹ với đầy đủ các căn cứ lý luận cụ thể: phương pháp đánh giá có sức thuyết phục,số liệu đầy đủ và tương đối sát đúng,có so sánh của đối thủ cạnh tranh,chuẩn mực do các chuyên gia cung cấp…. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tóm tắt luận văn và các phụ lục, kết cấu luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Phân tích tình hình chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy Đạm Phú Mỹ. Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà máy Đạm Phú Mỹ trong thời gian tới.   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh ngày càng khốc liệt chúng ta cần phải hiểu, quán triệt bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong khi giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của hoặc liên quan đến quá trình kinh doanh. Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ. Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những lợi ích phát sinh. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [12, tr 15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp quy tính thành tiền với tất cả các chi phí cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính thành tiền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính toán tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ tương thích. Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm thường rất phong phú, đa dạng, hữu hình và vô hình (tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn - việc làm, cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trương sinh thái, môi trường chính trị - xã hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách - quy tính ra tiền cho tương đối chính xác. Theo GS, TS kinh tế Đỗ Văn Phức [12, tr 16 và 17], mỗi khi phải tính toán, so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội và môi trường sinh thái như sau : Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam Giai đoạn Loại ảnh hưởng Loại A Loại B Loại C   2006 - 2010 2011 - 2015 2016 - 2020 Xã hội - chính trị 1, 35 1, 25 1, 15 Môi trường 1, 2 1, 3 1, 45 Xã hội - chính trị 1 1 1 Môi trường 1 1 1 Xã hội - chính trị 0, 80 0, 85 0, 90 Môi trường 0, 80 0, 75 0, 70 Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản, Lãi/ Toàn bộ chi phí sinh lãi, Lãi ròng/ Vốn chủ sở hữu. Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh ∆1 < ∆ 2, là vị thế cạnh tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hoàn toàn. Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế giới luôn chỉ ra rằng : vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ         Đối thủ cạnh tranh Đ i th c nh tranh        U1 U1 < < U2 Ta DNVN cụ thể  U2     T1 T1 T2 T2 Thời gian Th i gian          Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh (U) quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các giai đoạn phát triển kinh tế đã đưa ra một thực tế rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cao thì phải được quản lý tốt. Nếu quản lý yếu kém thì dù các nguồn lực có dồi dào đến mấy thì cuối cùng cũng đi đến thất bại. Quản lý là một hệ thống những tư tưởng, quan niệm: đúc kết, giải thích về các hoạt động quản lý được thực hành trong thế giới thực. Lý thuyết quản lý dựa vào thực tế và được nghiên cứu một cách có hệ thống qua các thời đại. Trước đây, lý thuyết quản lý chưa phát triển trong kinh doanh vì công việc sản xuất kinh doanh chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình. Đến thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy. Quy mô, độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ quản lý bắt đầu trở nên cấp bách, song cũng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất hơn nội dung của hoạt động quản lý. Đến thế kỷ 19, sự quan tâm của những người trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh và của cả những nhà khoa học đến các hoạt động quản lý mới thật sự sôi nổi. Dù tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật sản xuất nhưng đồng thời cũng chú ý đến khía cạnh lao động trong quản lý, như Robert Owen (1771 - 1858) đã tìm cách cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân. Xét về phương diện quản lý, việc làm của Owen đã đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu quản lý nhất là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lao động với kết quả của doanh nghiệp. Xuất phát từ tư tưởng quản lý, rất nhiều các nghiên cứu về phương pháp quản lý hiệu quả đã ra đời cùng với phong trào quản lý khoa học. Nhưng đến năm 1911, khái niệm về khoa học quản lý và phương pháp làm việc khoa học mới ra đời với cuốn sách có nhan đề “Những nguyên tắc quản lý khoa học” của Fredrick Winslow Taylor (1856 – 1915) được coi là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học. Ngày nay, rất nhiều các phương pháp quản lý khoa học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các nhà máy, doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới. Những năm 70 của thế kỷ XX, các nước phương Đông đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp quản lý của riêng mình mà được biết tới rất nhiều như là: Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của William Ouchi và Lý thuyết Kaizen - chìa khóa của thành công về quản lý ở Nhật Bản của Massaakiimai. Hai thuyết này đã được ứng dụng trở thành văn hóa quản lý đem đến hiệu quả rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản cũng như tại nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Để phân tích, áp dụng thành công các phương pháp quản lý vào hoạt động của doanh nghiệp thì trước tiên ta cần phải hiểu bản chất và mục đích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ Các định nghĩa được trình bày trên hình 1.1. Tìm kiếm lợi nhuận và một số mục tiêu khác Là một nhóm người có tổ chức và cấp bậc Tổ hợp các nhân tố ( sản xuất, kỹ thuật, tài chính) DOANH NGHIỆP Sản xuất ra để bán Phân phối lợi nhuận cho: chủ sở hữu, chủ nợ, người lao động, người cung ứng Hình 1.2. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với đối thủ phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt được hiệu quả cao bền lâu có thể. Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Có thể tham khảo định nghĩa dưới đây của viện thống kê Pháp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra các của cải vật chất hoặc dịch vụ dùng để bán[3, 23]. Bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu tư, tổ hợp các nguồn lực nhân tố sản xuất, kỹ thuật tài chính nhằm sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá trên lợi nhuận và một số mục tiêu khác. Để tính toán được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính toán được toàn bộ các lợi ích và toàn bộ các chi phí của quá trình hoạt động. Lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm rất đa dạng có những lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình nên cần nhận biết, thống kê cụ thể và biết cách quy tính tương   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ đối ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vô hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ, bóc tách quy ra tiền cho tương đối chính xác. Sau khi đã quy tính, hằng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu: Lãi (Lỗ), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /Doanh thu thuần, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu. 1.2 Bản chất,nội dung và vai trò của quản lý đối với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Áp dụng các phương pháp quản lý khoa học để quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, cần thiết phải xây dựng một lực lượng cán bộ quản lý vững mạnh. Cán bộ quản lý (CBQL) là tập hợp tất cả các CBQL trong bộ máy quản lý. CBQL là những người thực hiện các chức năng quản lý và các nhiệm vụ quản lý nhất định trong bộ máy quản lý nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao. Một CBQL được xác định bởi ba yếu tố cơ bản: Thứ nhất, có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định quản lý. Thứ hai, có chức năng thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhất định trong quản lý tổ chức. Thứ ba, có nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc. Một bộ máy quản lý có nhiều loại CBQL với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác nhau. Việc phân loại cán bộ thường được tiến hành theo hai tiêu thức: theo cấp quản lý và theo phạm vi của hoạt động quản lý. Với chức năng và vai trò của mình, nhà quản lý giữ phần quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Đó cũng là lý do chính của nhu   Phạm Đình Thủy Luận văn thạc sĩ cầu cấp bách phải đào tạo các nhà quản lý, vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của cả quốc gia. Với các vai trò như trên,đội ngũ CBQL là nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nhà quản lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp dù có quy mô lớn đến đâu, mức độ trang thiết bị hiện đại đến đâu, nguồn vốn to lớn đến đâu nhưng Giám đốc điều hành bất tài vô dụng, thiếu nhân cách cũng khó có thể làm cho doanh nghiệp ổn định và phát triển được. Nhà quản lý doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp thành một khối đoàn kết có chất lượng cao, thích nghi với mọi biến động của môi trường. Họ dẫn dắt hệ thống, dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh đặt ra của doanh nghiệp [Theo GS-TS Đỗ Văn Phức 4, 347]. Trình độ quản lý doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện các vai trò của mình. Hình 1.3 trình bày mối liên hệ tương quan giữa trình độ quản lý doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan