Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu khung cơ kim kết hợp với tio...

Tài liệu Luận văn chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu khung cơ kim kết hợp với tio2 định hướng ứng dụng khử kim loại nặng

.PDF
65
387
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ THU QUỲNH CHẾ TẠO VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU KHUNG CƠ KIM KẾT HỢP VỚI TiO2 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG KHỬ KIM LOẠI NẶNG Chuyên ngành: Hóa vô cơ Mã số : 60440113 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÓA HỌC Hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH HƯỜNG Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Hường. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Quỳnh I LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Hường người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tại phòng Quang hóa Điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và TS. Ngô Tuấn Cường người đã hướng dẫn, dạy cho tôi biết từ bước đầu trong khoa học tính toán lí thuyết cũng như đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Cho phép tôi được cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Hóa học - Trường ĐHSP Hà Nội, các thầy cô giáo ở bộ môn Hóa học Vô cơ, các thầy trong Trung tâm Khoa học Tính toán cùng các bạn trong nhóm đã hết lòng giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Phạm Thị Liên cùng tập thể cán bộ phòng Quang hóa Điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và cổ vũ, là chỗ dựa vững chắc cả về tinh thần và vật chất để tôi yên tâm hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Thu Quỳnh II MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... VI DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... VI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................5 1.1. Giới thiệu chung về vật liệu khung cơ kim (Metal-Organic Frameworks – MOFs) .................................................................................................................5 1.2. Cấu trúc đặc trưng và tiềm năng ứng dụng của MOFs .............................6 1.2.1. Thành phần của MOFs ........................................................................... 6 1.2.1.1. Các tâm ion kim loại ......................................................................... 6 1.2.1.2. Các cầu nối hữu cơ ........................................................................... 6 1.2.2. Cấu trúc đặc trưng của MOFs ................................................................ 7 1.2.2.1. Đơn vị cấu trúc thứ cấp SBUs ........................................................... 7 1.2.2.2. Độ xốp cao ........................................................................................ 9 1.2.3. Ứng dụng ................................................................................................. 9 1.2.3.2. Lưu trữ khí ....................................................................................... 10 1.2.3.3. Xúc tác .............................................................................................. 11 1.2.3.4. Phát quang và cảm biến .................................................................. 12 1.3. Vật liệu bán dẫn TiO2 ..................................................................................13 1.4. Phản ứng quang xúc tác ..............................................................................14 1.5. Vật liệu MOFs ..............................................................................................16 1.5.1. UiO-66 .................................................................................................... 16 1.5.2. CuBTC.................................................................................................... 17 1.6. Mô phỏng cấu trúc tinh thể vật liệu theo phương pháp tính toán lí thuyết................................................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM .............................................................................20 2.1. Tổng hợp vật liệu .........................................................................................20 2.1.1. Hóa chất và các thiết bị thí nghiệm ...................................................... 20 2.1.1.1. Hoá chất .......................................................................................... 20 III 2.1.1.2. Thiết bị............................................................................................. 20 2.1.2. Phương pháp thí nghiệm....................................................................... 20 2.1.3. Quy trình tổng hợp mẫu ........................................................................ 22 2.1.3.1. Tổng hợp vật liệu MOFs ................................................................. 22 2.1.3.2. Tổng hợp vật liệu TiO2@MOFs ...................................................... 23 2.2. Phản ứng quang xúc tác ..............................................................................24 2.3. Các phương pháp đo thực nghiệm .............................................................25 2.3.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X ................................................................. 25 2.3.2. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) ............................................ 25 2.3.3. Phép đo phân tích nhiệt trọng lượng (TGA) ........................................ 26 2.3.4. Phương pháp xác định diện tích bề mặt riêng (BET).......................... 27 2.3.5. Phương pháp đo phổ hấp thụ UV-VIS ................................................. 29 2.4. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết......................................................31 2.4.1. Phương pháp phiếm hàm mật độ DFT (Density Functional Theory) ........ 31 2.4.2. Phương pháp phiếm hàm mật độ phụ thuộc thời gian TD-DFT (TimeDependent Desity Functional Theory) ................................................................ 32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................35 3.1. Cấu trúc và một số đặc trưng của vật liệu.................................................35 3.1.1. Kết quả chụp SEM ................................................................................. 35 3.1.2. Kết quả chụp X-ray (XRD) .................................................................... 36 3.1.3. Kết quả đo TGA ..................................................................................... 39 3.1.4. Kết quả đo BET...................................................................................... 41 3.2. Hoạt tính xúc tác quang của vật liệu ..........................................................42 3.3. Cấu trúc hình học và phổ UV-VIS của vật liệu theo phương pháp tính toán lí thuyết ........................................................................................................44 3.3.1. Cấu trúc hình học và phổ UV-VIS của cluster Cu2(BTC)4 ................. 44 3.3.1.1. Cấu trúc hình học của cluster Cu2(BTC)4 ....................................... 44 3.3.1.2. Phổ hấp thụ electron của cluster Cu2(BTC)4 .................................. 45 3.3.2. Cấu trúc hình học và phổ UV-VIS của cluster Zr6O4(OH)4(BDC)6 ... 47 3.3.2.1. Cấu trúc hình học của cluster Zr6O4(OH)4(BDC)6 ......................... 47 IV 3.3.2.2. Phổ hấp thụ electron của cluster Zr6O4(OH)4(BDC)6 .................... 47 KẾT LUẬN ..............................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................51 V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DMF N,N-dimethylformamide H3BTC 1,3,5 – Benzene Tricarboxylic Acid H2BDC 1,4-Benzene Dicarboxylic Acid MB Methylene Blue (xanh methylen) MOFs Metal-organic frameworks (Khung cơ kim) SBUs Secondary Building Units (Đơn vị xây dựng thứ cấp) SEM Scanning Electron Microcospy (Kính hiển vi điện tử quét) TGA Thermal Gravimetric Analysis (Phân tích nhiệt trọng lượng) BET Brunauer, Emnet và Teller (Diện tích bề mặt riêng) UV-VIS Ultraviolet-Visible Spectroscopy (Quang phổ tử ngoại – khả kiến) DFT Density Functional Theory (Lí thuyết hàm mật độ) DT-DFT Time-Dependent Desity Functional Theory (Lí thuyết hàm mật độ theo thời gian) HOMO Highest Occupied Molecular Orbital (Quỹ đạo phân tử cao nhất bị chiếm) LUMO Lowest Unoccupied Molecular Orbital (Quỹ đạo phân tử thấp nhất không bị chiếm) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số thông số vật lý của ruitle and anatase ......................................... 14 VI DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Cấu trúc các ligand [30] ............................................................................. 6 Hình 1.2: Ví dụ về các đơn vị cấu trúc thứ cấp SBUs [23] ........................................ 7 Hình 1.4: Cách xây dựng khung MOFs chung [11] ................................................... 8 Hình 1.5: Phân bố ứng dụng MOFs ............................................................................ 9 Hình 1.6: Các phân tử khí có thể khuếch tán vào MOFs và được giữ lại trong các lỗ xốp trong cấu trúc của nó ......................................................................................... 10 Hình 1.7: Khả năng lưu trữ CO2 của MOF-177 [13] ............................................... 11 Hình 1.8: Phản ứng alkyl hóa Friedel – Crafts toluene và benzyl bromide ............ 11 Hình 1.9: Ví dụ một số cầu nối phát quang .............................................................. 12 Hình 1.10: Cấu trúc tinh thể các dạng thù hình của TiO2: (A) rutile, (B) anatase, (C) brookite...................................................................................................................... 13 Hình 1.11: Cấu trúc hình khối bát diện của TiO2 ..................................................... 14 Hình 1.12: Cơ chế quang xúc tác của TiO2 .............................................................. 16 Hình 1.13: Mô hình cấu trúc 3D của UiO-66 ........................................................... 17 Hình 1.14: Cấu trúc hai chiều (a) và (b) mô hình cấu trúc 3D của CuBTC............. 18 Hình 2.1: Bình autoclave và lò nung gia nhiệt phản ứng tại phòng Quang Hóa Điện Tử (Viện KHVL) ........................................................................................................ 22 Hình 2.2: Quy trình tổng hợp vật liệu MOFs UiO-66, CuBTC ................................ 23 Hình 2.3: Quy trình tổng hợp mẫu TiO2@MOFs...................................................... 23 Hình 2.4: Hệ đèn chiếu UV-C LAMP (254nm – 10W) .............................................. 24 Hình 2.5: Thiết bị đo nhiễu xạ tia X thuộc Viện Khoa học vật liệu .......................... 25 Hình 2.6: Hình ảnh một kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường Hitachi S-4800 ... 26 Hình 2.7: Thiết bị đo diện tích bề mặt riêng BET ..................................................... 29 VII Hình 2.8: Thiết bị đo phổ hấp thụ UV-VIS. ............................................................... 30 Hình 3.1: Ảnh SEM của UiO-66 tổng hợp ở 120oC trong 36h (a)............................ 35 Ảnh SEM của CuBTC tổng hợp ở 110oC trong 24h (b) ............................................ 35 Hình 3.3: Giản đồ nhiễu xạ tia X của UiO-66 .......................................................... 36 Hình 3.4: Giản đồ nhiễu xạ tia X của TiO2@UiO-66 ............................................... 37 Hình 3.5: Giản đồ nhiễu xạ tia X của CuBTC .......................................................... 38 Hình 3.6: Giản đồ nhiễu xạ tia X của TiO2@CuBTC ............................................... 38 Hình 3.7: Giản đồ phân tích nhiệt trọng lượng của UiO-66 .................................... 39 Hình 3.8: Giản đồ phân tích nhiệt trọng lượng của CuBTC..................................... 40 Hình 3.9: Giản đồ đo diện tích bề mặt riêng BET của UiO-66 ................................ 41 Hình 3.10: Giản đồ đo diện tích bề mặt riêng BET của CuBTC .............................. 41 Hình 3.11: Phổ hấp thụ của Xanh methylen (MB) với chất quang xúc tác TiO2@UiO66 (hình a) và TiO2@CuBTC (hình b) ..................................................................... 42 Hình 3.12: Ảnh dung dịch K2Cr2O7 và phổ hấp thụ của K2Cr2O7 với chất quang xúc tác TiO2@UiO-66 ..................................................................................................... 43 Hình 3.13: Ảnh dung dịch K2Cr2O7 và phổ hấp thụ của K2Cr2O7 với chất quang xúc tác TiO2@CuBTC ...................................................................................................... 44 Hình 3.14: Cấu trúc hình học của cluster Cu2(BTC)4 được tối ưu ở mức lí thuyết CAM-B3LYP/LANL2DZ. ........................................................................................... 45 Hình 3.15: Phổ hấp thụ electron của cluster Cu2(BTC)4. ......................................... 45 Hình 3.16: Mật độ trạng thái lượng tử (DOS) của cluster Cu2BTC4. Phần góp của các obitan của các nguyên tử thành phần của cluster vào HOMO và LUMO như sau: a) HOMO: 44,4%Cu+40,3%O+15,2%C+0,1%H; b) LUMO: 39,0%Cu+ 31,2%O+29,8%C+ 0,0%H. ...................................................................................... 46 VIII Hình 3.17: Các obitan phân tử vùng biên của cluster Cu2(BTC)4: a) HOMO; b) LUMO........................................................................................................................ 47 Hình 3.18: Cấu trúc hình học của cluster Zr6O4(OH)4(BDC)6 được tối ưu ở mức lí thuyết CAM-B3LYP/LANL2DZ. ................................................................................ 47 Hình 3.19: Phổ hấp thụ electron của cluster Zr6O4(OH)4(BDC)6. ........................... 48 Hình 3.20: Các obitan phân tử vùng biên của cluster Zr6O4(OH)4(BDC)6. a) HOMO; b) LUMO ................................................................................................................... 48 IX MỞ ĐẦU Trong gần hai thập kỷ gần đây, một loại vật liệu mới trong họ vật liệu xốp với tên là vật liệu khung cơ kim (MOFs=metal organic frameworks) được xây dựng dựa trên liên kết của các ion kim loại và các phối tử hữu cơ, hình thành tinh thể mới là vật liệu xốp với bộ khung lai 3D. MOFs đã thu hút sự quan tâm to lớn do có nhiều đặc điểm hấp dẫn về cấu trúc và những tính năng nổi bật, chẳng hạn như diện tích bề mặt riêng lớn, cấu trúc tinh thể kiểu khung rỗng, thể tích lỗ trống lớn, cấu trúc đa dạng, linh hoạt, tính chất hóa học và vật lý dễ dàng thay đổi khi có phân tử khách (guests) trong khung, ... Đến nay, MOFs đã được sử dụng trong một phạm vi rộng rãi với các tiềm năng ứng dụng đầy hứa hẹn như dự trữ khí/ tách/ hấp phụ, loại bỏ chất gây ô nhiễm, xúc tác, cảm biến, phân phối thuốc, .... Trong số các ứng dụng này, xúc tác đã thu hút được sự quan tâm rất lớn. Ngày nay, phương pháp quang xúc tác để làm sạch không khí và làm sạch nguồn nước đã và đang được đề cập trong rất nhiều các nghiên cứu, bởi vì nó có khả năng phân hủy hoàn toàn các hóa chất độc hại. So với các vật liệu quang xúc tác truyền thống, điểm ưu thế của vật liệu MOFs là có thể dễ dàng thay đổi hình thái học của chúng theo mong muốn và có diện tích bề mặt riêng cao. Điều này có lợi cho việc di chuyển nhanh và cư trú tốt của các phân tử khách. Hơn thế nữa độ rộng vùng cấm của MOFs liên quan chặt chẽ đến độ rộng của HOMOLUMO. Độ rộng này có thể dễ dàng thay đổi thông qua sự chuyển giao năng lượng có thể diễn ra từ mối liên kết hữu cơ, cụm kim loại-oxo trong một số MOFs khi được chiếu sáng [6]. Vì vậy, chúng ta có thể tăng khả năng hấp phụ ánh sáng của vật liệu một cách dễ dàng. Trong nghiên cứu của mình, Gascon đã quan sát thấy rằng năng lượng vùng cấm của MOF-5 có thể thay đổi bằng việc thay đổi cầu hữu cơ [16]. Một nghiên cứu lý thuyết của Walsh và đồng nghiệp cho thấy sự phản hồi quang của TiMOFs tương thích thành công thông qua chức năng hóa đơn vị liên kết [10]. Việc kết hợp với hoạt tính quang hoạt trong MOFs là một trong những cách hiệu quả để sử dụng ánh sáng mặt trời, bên cạnh sự thay đổi của các ion kim loại hoặc phối tử hữu cơ [6]. Hoạt tính quang xúc tác cao không chỉ do độ xốp cao của vật liệu MOFs, mà còn vì sự phân bố các lỗ trống của MOFs có thể dẫn đến các hoạt tính quang hoạt 1 phân tán tốt trên MOFs [6]. Ngoài ra, các MOFs có thể cung cấp thêm nhiều con đường cho sự di cư của các electron, và do đó tạo thuận lợi cho sự tách của các hạt mang điện tích [6]. Trong những năm gần đây, sự có mặt của các ion kim loại nặng độc hại như Hg, Cr, As,.. trong các nguồn nước tự nhiên ngày càng tăng và trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu các công nghệ tiên tiến và phương pháp phù hợp để xử lý các nguồn nước ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với kim loại nặng Crôm, Cr(VI) là một ion kim loại nặng độc điển hình trong nước đang tăng lên cùng với quá trình công nghiệp hóa do các chất thải của công nghiệp làm sơn, chế tạo thép, thuộc da, .... Các hợp chất của Cr(VI) là các chất có tính độc cao đối với các tổ chức tế bào trong cơ thể con người và cũng là tác nhân gây ung thư. Vì vậy, Cr(VI) được đưa vào danh sách các chất độc trong nước ưu tiên cần được xử lý. Đã có một vài công nghệ được nghiên cứu và phát triển để loại bỏ Cr(VI) như tạo kết tủa, lọc, trao đổi ion, hấp thụ, khử. Trong đó, sự khử từ Cr(VI) xuống Cr(III) được coi là phương pháp hiệu quả để loại bỏ Cr(VI) trong nước do các hợp chất Cr(III) là một trong những chất vi lượng thiết yếu trong cơ thể con người và đóng một vai trò quan trọng nhất định trong sự chuyển hóa glucose và một số chất béo. Đồng thời phương pháp này có lợi thế về chi phí thấp, hiệu quả cao và thân thiện môi trường. Mặt khác, nhiều chất bán dẫn đã được sử dụng như chất xúc tác quang để khử Cr(VI) về Cr(III). Phản ứng quang xúc tác này dựa trên quá trình sinh cặp điện tử - lỗ trống trong vật liệu bán dẫn dưới tác động của ánh sáng có năng lượng lớn hơn độ rộng vùng cấm. Những electron này sẽ chuyển đến bề mặt chất bán dẫn và có thể khử Cr(VI) thành Cr(III) trong dung dịch. Trong số các chất bán dẫn được sử dụng cho phản ứng quang xúc tác để khử Cr(VI) thành Cr(III), TiO2 là một chất bán dẫn điển hình được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, hiệu suất của phản ứng chưa cao do độ rộng vùng cấm của TiO2 khá lớn (3,2 eV) do vậy trong quá trình thực hiện phản ứng quang xúc tác nó chỉ nhận được khoảng 5% ánh sáng chiếu tới [27]. Chính vì vậy, sự kết hợp của xúc tác quang hóa trên các chất hấp thụ mà không giảm đi tính chất xốp của chúng là một trong những phương pháp hứa hẹn nhất để nâng cao hiệu quả việc loại bỏ Cr(VI). Gần đây, MOFs được nghiên cứu là sự lựa chọn của 2 các chất hấp thụ bởi vì đặc trưng có diện tích bề mặt lớn của chúng và đồng thời có kích thước lỗ trống khác nhau [6, 24]. Ngoài ra một số chất bán dẫn được đưa vào MOFs cho phản ứng quang xúc tác nhất định. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự kết hợp giữa chất bán dẫn TiO2 và vật liệu khung cơ kim, ví dụ TiO2@UiO-66, TiO2@CuBTC, chỉ ra hiệu ứng quang xúc tác cao trong việc phân hủy các chất màu trong nước hay chuyển đổi CO2. Sự kết hợp này cũng đã đang được nghiên cứu tại phòng Quang hóa Điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Vì vậy, để phát huy những đặc tính hấp dẫn của vật liệu MOFs và làm tăng khả năng xúc tác của vật liệu TiO2 chúng tôi kết hợp giữa TiO2 và MOFs định hướng khử ion kim loại nặng Cr(VI) ở trong nước. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài để nghiên cứu: “Chế tạo và khảo sát tính chất của vật liệu khung cơ kim kết hợp TiO2 định hướng ứng dụng khử kim loại nặng”.  Mục tiêu của luận văn - Chế tạo vật liệu khung cơ kim (MOFs) với tâm kim loại Zr, Cu. - Chế tạo vật liệu TiO2@MOFs với các tâm kim loại trên. - Khảo sát các đặc trưng cấu trúc, hình thái học và tính chất đặc biệt là các tính chất quang phổ hấp thụ vùng tử ngoại khả kiến của các vật liệu tổng hợp được. - Bước đầu khảo sát khả năng khử Cr(VI) về Cr(III) dưới tác dụng quang xúc tác của vật liệu tổng hợp được.  Mô phỏng cấu trúc hình học của vật liệu theo phương pháp tính toán lí thuyết. Nhiệm vụ của luận văn - Chế tạo vật liệu MOFs và TiO2@MOFs bằng phương pháp thủy nhiệt. - Nghiên cứu cấu trúc, hình thái và tính chất quang xúc tác của vật liệu tổng hợp được. - Sử dụng phần mềm tính toán lí thuyết mô phỏng hình thái của vật liệu, từ đó xây dựng phổ UV-VIS của vật liệu theo lí thuyết.  Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 3 - Phương pháp phiếm hàm mật độ (DFT). - Phương pháp phiếm hàm mật độ phụ thuộc theo thời gian (DT-DFT). Các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: - Phương pháp thủy nhiệt. - Thực hiện phản ứng quang xúc tác: dùng để loại bỏ kim loại nặng trong nước. Dùng Methylene Blue (MB) và K2Cr2O7 (khử Cr) làm chất màu. - Thu thập dữ liệu từ các phép đo Xray, SEM, TGA, BET (specific surface area), đo UV-VIS.  Xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Nội dung luận văn bao gồm:  Chương 1: TỔNG QUAN Giới thiệu đặc điểm và tính chất của vật liệu khung cơ kim MOFs, vật liệu TiO2 và phản ứng quang xúc tác.  Chương 2: THỰC NGHIỆM Trình bày các phương pháp kĩ thuật dùng để chế tạo và khảo sát đặc điểm, tính chất, cấu trúc hình học của vật liệu quang xúc tác trên cơ sở vật liệu khung cơ kim kết hợp với TiO2.  Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Phân tích, đánh giá các kết quả thu được từ các phép đo X-ray, SEM, TGA, UVVIS, đo diện tích bề mặt BET. Từ đó, rút ra các kết luận và đánh giá khả năng thành công trong việc chế tạo vật liệu quang xúc tác mới từ vật liệu khung cơ kim kết hợp với TiO2 định hướng trong ứng dụng khử kim loại nặng. Cuối cùng, kết luận và tài liệu tham khảo. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung về vật liệu khung cơ kim (Metal-Organic Frameworks – MOFs) Những năm trước đây, các nhà hóa học đã nghiên cứu và sử dụng những loại vật liệu có cấu trúc xốp để ứng dụng trong công nghiệp như: xúc tác, hấp phụ khí, lưu trữ khí... Tuy nhiên những loại vật liệu này có cấu trúc mạng lỗ xốp không đồng đều và diện tích bề mặt còn thấp. Các vật liệu xốp truyền thống thường được nghiên cứu hoặc là vô cơ hoặc là hữu cơ. Trong đó, vật liệu hữu cơ xốp, chúng có diện tích bề mặt lớn và khả năng hấp phụ cao, tuy nhiên chúng lại không có cấu trúc trật tự. Trong khi đó, các vật liệu vô cơ xốp lại có cấu trúc trật tự cao, nhưng khung của chúng lại dễ dàng bị sụp đổ và không đa dạng. Vì vậy, để kết hợp các tính chất tốt của vật liệu xốp hữu cơ và vô cơ, vật liệu lai vô cơ và hữu cơ được hình thành và được biết đến là vật liệu khung cơ kim (MOFs=metal organic frameworks). Như vậy, đây là một loại vật liệu mới, với nhiều đặc tính hấp dẫn như: diện tích bề mặt riêng lớn, bền, khả năng hấp phụ lớn và có cấu trúc trật tự cao…[33]. Thuật ngữ “vật liệu khung cơ kim” được định nghĩa bởi G.S. Omar Yaghi vào năm 1997 [30] và ngày nay thuật ngữ này được ứng dụng rộng rãi cho tất cả các loại vật liệu xốp kích thước micro được tạo thành từ sự kết hợp giữa kim loại trung tâm và các hợp chất hữu cơ tạo nên cấu trúc khung sườn ba chiều. Nhóm nghiên cứu của ông thuộc Trường Đại Học Carlifornia (UCLA) đã tìm ra MOFs là vật liệu có cấu trúc tinh thể, có bề mặt riêng lớn. Đã có nhiều loại MOFs được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở các kim loại chuyển tiếp với các phối tử đa nhóm chức như các axit polycarboxylic, poly-sunfonic… hình thành nên khung có cấu trúc khối đa diện kiểu lập phương (MOF-5), kim cương (CuBTC)…[23]. Cho đến nay, có rất nhiều công trình được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế và tạp chí chuyên ngành có uy tín trong nước. Do vậy việc nghiên cứu tổng hợp vật liệu MOFs và ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực khác nhau có sức hấp dẫn lớn ở Việt Nam nói riêng và với nhiều nhà khoa học, nhóm nghiên cứu trên thế giới nói chung. 5 1.2. Cấu trúc đặc trưng và tiềm năng ứng dụng của MOFs 1.2.1. Thành phần của MOFs Vật liệu MOFs gồm những tâm ion kim loại liên kết với các cầu nối hữu cơ tạo nên bộ khung hữu cơ - kim loại vững chắc, có không gian ba chiều như những giàn giáo xây dựng, bên trong bộ khung là những lỗ trống tạo nên một hệ thống xốp với những vách ngăn chỉ là nguyên tử hoặc phân tử [35]. 1.2.1.1. Các tâm ion kim loại Các tâm ion kim loại thường là các cation kim loại chuyển tiếp: Zr4+, Cu2+, Fe3+, Pb2+ ... các muối kim loại dùng để tổng hợp thường là loại khan hoặc ngậm nước như: ZrCl4, Zn(NO3)2.6H2O, FeCl3.6H2O, Cu(NO3)2.3H2O ... 1.2.1.2. Các cầu nối hữu cơ Các phân tử hữu cơ sử dụng trong quá trình tổng hợp MOFs sẽ tạo ra các liên kết hữu cơ cacboxylate với tâm kim loại [30]. Các phân tử hữu cơ thường là các diacid hữu cơ chứa hai nhóm -COOH. Ngoài ra còn có các nhóm chức khác như: nitrile, sufate, amine, photphate... [30]. Hình 1.1: Cấu trúc các ligand [30] Đối với vật liệu MOFs, cách bố trí mạng lưới liên kết các đơn vị cấu trúc trong sản phẩm MOFs quyết định chủ yếu đến tính chất của MOFs. Vì vậy, việc lựa chọn 6 các đơn vị cấu trúc để tổng hợp nên vật liệu MOFs phải được lựa chọn một cách cẩn thận để các tính chất của những đơn vị cấu trúc này được bảo toàn và sản phẩm MOFs phải có những tính chất đó [30]. 1.2.2. Cấu trúc đặc trưng của MOFs 1.2.2.1. Đơn vị cấu trúc thứ cấp SBUs Đơn vị cấu trúc thứ cấp viết tắt là SBUs là những phân tử phức chất và sự tụ hợp lại của những thực thể này, trong đó những kiểu kết hợp của ligand và kim loại có thể được sử dụng để kết hợp các phân tử này thành một mạng lưới xốp bằng cách sử dụng nhiều kiểu liên kết. Những liên kết này cho thấy ảnh hưởng quan trọng đến độ cứng của khung và khuynh hướng để hình thành các cụm kim loại-carboxylate bền vững, được gọi là đơn vị cấu trúc thứ cấp (SBUs) được trình bày trong hình 1.2. Các SBUs vô cơ Các SBUs hữu cơ Hình 1.2: Ví dụ về các đơn vị cấu trúc thứ cấp SBUs [23] Khái niệm SBUs đã được nhóm nghiên cứu của GS. Yaghi đưa ra nhằm mô tả cấu trúc của MOFs một cách đơn giản hơn. Sự ra đời của đơn vị xây dựng SBUs tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu: dựa vào đơn vị xây đựng đơn vị thứ cấp SBUs, có thể tiên đoán được cấu trúc hình học của vật liệu tổng hợp [14, 23], từ đó 7 thiết kế và tổng hợp vật liệu polymer, các đơn vị cơ sở hình thành nên MOFs phải có cấu tạo sao cho có thể mở rộng mạng không gian thông qua các liên kết nhiều chiều, chính vì vậy các ligand hữu cơ phải là các phân tử đa nhóm chức như Di-, Tricarboxylic axit…, các ion kim loại phải có khả năng tạo đa phối trí. Sự kết hợp của các ion kim loại với các ligand hữu cơ hình thành các loại MOFs khác nhau có cấu trúc và hình thái học khác nhau. Hình 1.3: Ví dụ về sự kết hợp của ion kim loại với ligand hữu cơ khác nhau Quá trình tự sắp xếp và liên kết giữa các phối tử hữu cơ với các ion kim loại hoặc các cụm tiểu phân kim loại trong vật liệu MOFs như ở hình 1.4 đã tạo thành một hệ thống khung mạng không gian ba chiều [11]. Hình 1.4: Cách xây dựng khung MOFs chung [11] 8 Do cấu tạo không gian theo kiểu khung rỗng của MOFs đã hình thành các khoảng trống kích thước nano bên trong với các kênh mở cho phép chúng có diện tích bề mặt riêng cực lớn, có khả năng siêu hấp phụ lượng lớn các phân tử. Đây chính là những đặc tính tương đồng nhưng với ưu thế vượt trội so với các vật liệu xốp đã biết như than hoạt tính, zeolite... 1.2.2.2. Độ xốp cao Về đặc điểm cấu trúc thì MOFs có cấu trúc vách ngăn ở dạng phân tử còn các vật liệu truyền thống khác không có cấu trúc vách ngăn ở dạng phân tử. Vì thế MOFs có diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp cao [1]. Tổng hợp vật liệu có diện tích bề mặt lớn là một vấn đề thách thức lớn của các nhà nghiên cứu, diện tích bề mặt cao nhất của cấu trúc mất trật tự cacbon là 2030 m2/g, cấu trúc trật tự của zeolite Y là 904m2/g. Đặc biệt với khung hữu cơ - kim loại diện tích bề mặt lên tới 3000 m2/g, MOF-117 đạt 4500 m2/g, MOF-200 đạt 8000 m2/g [9]. 1.2.3. Ứng dụng Ngoài việc tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc MOFs, các nhà khoa học trên thế giới còn đặc biệt quan tâm khám phá ứng dụng của MOFs như: lưu trữ khí, hấp phụ, tách khí, xúc tác, từ tính, phát quang, phân phối thuốc… [20]. Biểu đồ sau cho thấy sự phân bố các ứng dụng của vật liệu MOFs trong các lĩnh vực: Hình 1.5: Phân bố ứng dụng MOFs 1. Tích trữ khí 2. Hấp phụ/tách khí chọn lọc 3. Xúc tác 4. Từ tính 5. Phát quang 6. Điện tử 7. Đặc tính khác [20] 1.2.3.1. Hấp phụ khí Sự hấp phụ khí chọn lọc xảy ra khi các chất khác nhau có ái lực khác nhau lên bề mặt chất hấp phụ, sự tách khí dựa vào sự chọn lọc hấp phụ, các công nghệ tách khí dựa trên chưng cất nhiệt độ thấp, công nghệ hấp phụ khí... 9 Hình 1.6: Các phân tử khí có thể khuếch tán vào MOFs và được giữ lại trong các lỗ xốp trong cấu trúc của nó 1.2.3.2. Lưu trữ khí Lưu trữ khí trong vi xốp MOFs đã được nghiên cứu từ vài thập kỷ qua: việc lưu trữ khí cacbonic là nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt với mục đích ứng dụng làm bình chứa phân tử làm nhiên liệu cho động cơ sử dụng các khí đốt như H2 và CH4... Các nghiên cứu của nhóm Yaghi về hấp thụ hydro bão hòa trong một số loại MOFs khác nhau đã được cho thấy ứng dụng tiềm năng của MOFs trong lĩnh vực năng lượng xanh, như MOF-177 có khả năng lưu trữ hydrogen với tỷ lệ 7.5% theo khối lượng, các nghiên cứu khác cũng chứng minh khả năng của MOFs trong lưu trữ metan. Trong số các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, CO2 là nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vấn đề phát thải CO2 luôn là chủ đề nóng trên các diễn đàn, hội nghị về môi trường trên toàn thế giới, vì thế giải pháp lưu trữ, xử lí khí CO2 đang được thế giới quan tâm. Để giải quyết lượng khí thải CO2 đang ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường, trước đây, người ta đã dùng màng chuyên dụng để hấp thụ CO2 sau đó CO2 được sục vào dung dịch amine. Dung dịch amine này được gia nhiệt để giải hấp phụ và CO2 được tách ra, sau đó nó được chôn xuống đất hoặc dùng CO2 cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chi phí cho quá trình này khá tốn kém. Nhóm GS. Yaghi đã nghiên cứu khả năng hấp phụ CO2 tại nhiệt độ phòng của các MOFs khác nhau. Kết quả cho thấy MOF-177 có thể chứa 33.5 mmol/g CO2 tại nhiệt độ phòng và áp suất chấp nhận được. Tại áp suất 35 bar, một thùng chứa MOF-177 có thể chứa gấp 9 lần lượng CO2 thùng không chứa chất hấp phụ (hình 1.7) [31]. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan