Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn chức quan tham tụng trong triều đình đại việt thời lê trịnh...

Tài liệu Luận văn chức quan tham tụng trong triều đình đại việt thời lê trịnh

.PDF
176
547
118

Mô tả:

MỤC LỤC Table of Contents MỞ ĐẦU .................................................................................................................3 1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..........................................................................4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................8 3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................8 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................8 4. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................9 6. Dự kiến đóng góp của đề tài ...........................................................................10 7. Bố cục của đề tài ............................................................................................10 NỘI DUNG ...........................................................................................................11 CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC VÀ ĐỊA VỊ CHÍNH TRỊ CỦA CHỨC QUAN THAM TỤNG THỜI LÊ – TRỊNH ....................................................................................11 1.1. Nguồn gốc của chức quan Tham tụng .........................................................11 1.1.1. Ngôi vị Tể tướng và các danh xưng khác nhau thời Lý, Trần, Lê Sơ 11 1.1.2. Sự thiết đặt chức quan Tham tụng trong bối cảnh chính trị thế kỉ XVII – XVIII ...................................................................................................21 1.2. Địa vị chính trị của chức quan Tham tụng ...................................................35 1.2.1. Tiêu chuẩn và phương thức tuyển chọn ................................................35 1.2.2. Số lượng, thứ trật và quan hàm ............................................................43 1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ......................................................49 1.2.4. Quan lộc và chế độ đãi ngộ ..................................................................65 Tiểu kết chƣơng 1 ..............................................................................................72 Chƣơng 2. MỘT SỐ QUAN THAM TỤNG TIÊU BIỂU THỜI LÊ TRỊNH ..........76 2.2.1. Vũ Duy Chí ..............................................................................................76 2.2.2. Nguyễn Mậu Tài ...................................................................................80 1 2.2.3. Hồ Sỹ Dƣơng ........................................................................................83 2.2.4. Nguyễn Quán Nho .................................................................................88 2.2.5. Lê Hy ....................................................................................................92 2.2.6. Nguyễn Quý Đức ..................................................................................98 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 106 Chƣơng 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CHỨC QUAN THAM TỤNG THỜI LÊ TRỊNH ................................................................................................................ 111 3.1. Quan danh trong so sánh với ngôi vị Tể tƣớng các thời kì trƣớc .................... 111 3.2. Quyền vị và mối quan hệ với vua Lê – chúa Trịnh ........................................ 116 3.3. Đóng góp và hạn chế của chức quan Tham tụng............................................ 125 3.3.1. Đóng góp ........................................................................................... 125 3.2.2. Hạn chế .............................................................................................. 135 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 144 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 156 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 165 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tập quyền và phân quyền, hƣớng tâm và li tâm luôn là hai vấn đề lớn, tồn tại xen kẽ, song song ở các dân tộc có thể chế quân chủ, đặc biệt là các quốc gia phƣơng Đông và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Từ khi xác lập thể chế quân chủ từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, khi đất nƣớc đối mặt với sự xâm lƣợc và thôn tính của Thực dân phƣơng Tây, các ông vua chuyên chế luôn cố gắng tập trung quyền hành một cách cao độ, ngăn chặn mọi nguy cơ cát cứ, phân quyền của các thế lực địa phƣơng. Tuy nhiên dòng chảy lịch sử trung đại Việt Nam không “êm ả” một chiều mà tồn tại những “đứt gãy” rất lớn tạo nên sự phân hóa rõ nét đặc biệt là trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các triều đại quân chủ. Nếu nhƣ từ thế kỉ X – XV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ từng bƣớc xây dựng thể chế quân chủ, xu hƣớng chủ đạo là tập quyền, đặc biệt phát huy cao độ ở triều đại Lê sơ – đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam thì từ thế kỉ XVI, phân quyền dần trở thành dòng chảy chính buộc các triều đại kế cận đối mặt, giải quyết. Sự chấm dứt của vƣơng triều Lê sơ sau đúng một thế kỉ tồn tại đã khiến tình hình chính trị Đại Việt bấy giờ vô cùng rối ren, hàng loạt các tập đoàn phong kiến lớn nổi lên tranh giành quyền lợi. Với thực lực và đặc biệt là sự khôn khéo, thức thời, họ Trịnh đã vƣơn lên nắm quyền hành dƣới chiêu bài “phù Lê” sau khi đánh đuổi họ Mạc tại Thăng Long. Từ đó tạo nên một cơ chế chính trị rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam – cơ chế chính trị “Lưỡng đầu chế” hay “song trùng lãnh đạo” mà lịch sử quen gọi là thời kì “vua Lê - chúa Trịnh”. Chính thể chế chính trị đó đã quy định nên bộ máy chính quyền rất đặc biệt, vừa có cung Vua lại vừa có phủ Chúa, trong đó “Hoàng gia giữ uy phúc – Vương phủ nắm quyền bính”, quyền lực thực sự thuộc vào tay họ Trịnh. Để thực thi quyền hành của mình, chúa Trịnh đã thiết lập nên hệ thống quan chức riêng, có chức năng, nhiệm vụ riêng rẽ thậm chí kiểm soát bộ máy quan lại 3 “truyền thống” của triều đình và Tham tụng là một trong những chức quan ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ấy. Chức quan Tham tụng chỉ duy nhất xuất hiện trong thời kì Lê – Trịnh, là chức quan nắm quyền vị lớn, quan trọng bậc nhất trong phủ Chúa và có những tác động nhất định đến cung Vua nhƣng lại chƣa đƣợc quy định phẩm thứ. Nguồn gốc xuất thân, quy trình tuyển chọn, bổ dụng quan Tham tụng cũng rất đặc biệt, khác với các chức quan đồng cấp thời kì trƣớc đó. Quá trình thực thi quyền hành của Tham tụng cũng đồng thời là quá trình xác lập quyền lực thực sự của phủ Chúa trong việc điều hành chính sự quốc gia. Xuất phát từ những lí do đó cùng với mong muốn tìm hiểu rõ hơn thời kì “vua Lê chúa Trịnh” – một giai đoạn lịch sử rất đặc biệt trong lịch sử trung đại Việt Nam, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Chức quan Tham tụng trong triều đình Đại Việt thời Lê - Trịnh” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chọn lọc và xử lí tƣ liệu, ngƣời viết đã tìm đọc nhiều tài liệu về lịch sử Việt Nam thời trung đại nói chung và lịch sử Việt Nam thời kì Lê – Trịnh nói riêng. Hầu hết các tài liệu đều viết theo lối thông sử, bao quát cả một quá trình phát triển, suy vong của các triều đại, trong đó quan chế thuộc vào phần nội dung chính trị của các vƣơng triều phong kiến. Tuy nhiên, Tham tụng là chức quan trong phủ Chúa, chỉ tồn tại duy nhất trong thời kì lịch sử đặc biệt này, không thuộc bộ máy quan lại “chính thống” của nhà Lê Trung hƣng nên các sử liệu ghi chép một cách rất khái quát, chung chung và vụn vặt khi gắn liền với những công việc trong cung Vua. Đầu thế kỉ XX, Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược” (Nxb Tân Việt in tại Sài Gòn năm 1953, in lần đầu tiên năm 1920) đã trình bày đầy đủ lịch sử từ nguồn gốc đến thời kì thuộc Pháp. Trong đó thời kì Lê – Trịnh đƣợc 4 đề cập đến trong phần IV “tự chủ thời đại”. Chức quan Tham tụng đƣợc nhắc đến trong phần Quan chế của triều Mạc một cách rất khái quát để làm nổi bật việc trị vì và quyền hành của phủ Chúa so với cung Vua. Tác phẩm “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” tập 3 do Nxb Giáo dục in tại Hà Nội năm 1965 của các tác giả Phan Huy Lê, Chu Thiên, Đinh Xuân Lâm là cuốn sách viết thời kì khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX. Vấn đề triều chính Đàng Ngoài của vua Lê – chúa Trịnh cũng nhƣ chúa Nguyễn Đàng Trong đƣợc khắc họa theo lối viết biên niên từ khi mới thành lập đến khi khủng hoảng, suy vong do sự nổi dậy mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh của nông dân. Do đó, vấn đề quan chức trong phủ Chúa đƣợc đề cập một cách cơ bản, khái lƣợc làm nổi bật những chuyển biến về chính trị của đất nƣớc. Năm 1974, tác giả Lê Kim Ngân lại cho ra mắt chuyên khảo “Văn hóa chính trị Việt Nam – Chế độ chính trị Việt Nam thế kỉ XVII – XVII” (Viện Đại học Vạn Hạnh ấn hành). Đây là công trình nghiên cứu đề cập khá rõ về một số chức năng của một số cơ quan và chức quan trong triều đình Đại Việt. Trong đó các hoạt động cụ thể của những cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc trung ƣơng thời Lê – Trịnh đƣợc đề cập và phân tích cụ thể. Tuy nhiên, nội dung công trình lại đi sâu nghiên cứu ở góc độ văn hóa – xã hội dƣới cái nhìn của một luật gia. Năm 2002, Đỗ Văn Ninh cho ra đời tác phẩm “Từ điển quan chức Việt Nam” (Nxb. Thanh niên, Hà Nội) giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn bao quát về các chức vụ của chức quan Tham tụng thời Lê - Trịnh. Nhìn chung, mức độ đề cập mới chỉ rất sơ lƣợc, khái quát ngắn gọn chỉ trong vài ba dòng về tên gọi, thời gian xuất hiện và chức vụ chính của chức quan trong phủ Chúa. Năm 2007, cuốn sách “Lịch sử Việt Nam, tập III (thế kỉ XV-XVI)” của các tác giả Tạ Ngọc Liễn (Cb), Nguyễn Thị Phƣơng Chi, Nguyễn Đức Nhuệ, Nguyễn Minh Tƣờng, Vũ Duy Mền đƣợc xuất bản đã dành một phần để 5 nghiên cứu về thiết chế chính trị và bộ máy nhà nƣớc thời Lê – Trịnh, trong đó các chức quan Tham tụng đƣợc nhắc đến khái lƣợc sau cuộc chiến Nam – Bắc triều. Trần Thị Vinh (2012) với chuyên khảo “Thiết chế và phƣơng thức tuyển dụng quan lại của chính quyền nhà nước trong lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII” (Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội) đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về bộ máy nhà nƣớc từ thời Lê Sơ đến Lê Trung Hƣng. Trong đó, tác giả giới thiệu sơ lƣợc về lịch sử chức vị Tể tƣớng qua các thời kì lịch sử và chức quan Tham tụng trong các cơ quan thuộc nền hành chính trung ƣơng thời vua Lê – chúa Trịnh Đàng Ngoài đặt trong sự đối chiếu với chính quyền chúa Nguyễn Đàng Trong một cách khá quy củ, chặt chẽ trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của đất nƣớc. “Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX” xuất bản năm 2014 là cuốn sách của tác giả Lê Thành Khôi, trong đó có chƣơng XVI và chƣơng XVII viết về thời kì đất nƣớc phân chia. Tác giả làm nổi bật tình hình Đại Việt thế kỉ XVIII với nhiều biến động mạnh mẽ với sự phân chia quyền lực giữa Đàng Trong – Đàng Ngoài và sự phối kết hợp chặt chẽ của chính quyền vua Lê – chúa Trịnh trong việc điều hành chính sự. Chức quan Tham tụng ra đời và đƣợc đề cập khái lƣợc trong bối cảnh lịch sử đặc biệt ấy. Tác giả Phạm Đức Anh (2016) với chuyên khảo “Biến đổi mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỉ X - XIX” (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội). Thông qua công trình này ngƣời đọc có cái nhìn khái quát và toàn diện về cấu trúc, sự vận hành của các thiết chế nhà nƣớc ở Việt Nam thời trung đại – nền tảng chính trị của chế độ phong kiến Việt Nam. Tác giả chỉ ra tính chất quân sự đậm nét, mức độ tập quyền không cao của các thiết chế nhà nƣớc giai đoạn XVI – XVIII (chính quyền Mạc, Lê – Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn) song lại có khả năng quyết đoán nhanh và dễ ứng biến trƣớc thực tiễn xã hội. Có 6 thể thấy, sự ra đời của chức quan Tham tụng trong phủ Chúa là một trong những minh chứng cho khả năng thích ứng ấy. Đặc biệt, bên cạnh các tác phẩm chính sử, quan Tham tụng còn đƣợc ghi chép, miêu tả một cách gián tiếp qua các tác phẩm đƣơng thời mang đậm tính văn chƣơng nhƣ “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái, tác phẩm “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ hay qua những ghi chép của Lê Hữu Trác trong “Thượng kinh ký sự”. Ngoài ra, trong các tác phẩm, tạp chí, hội thảo khoa học nhƣ: “Danh nhân họ Bùi” của Bùi Xuân Ngật; “Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan” của Bùi Duy Tân, Ngọc Liễn năm 1979; tác giả Trần Thị Vinh với “Thể chế chính quyền nhà nước thời Lê – Trịnh sản phẩm đặc biệt của Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVII – XVIII”; Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1 (21 – 30), Thái Hoàng, Bùi Qúy Lộ (1995); “Thanh tra, giám sát và khảo xét quan lại ở nước ta thời phong kiến”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (26 – 31)..... vấn đề nghiên cứu có thể đƣợc làm rõ qua một số cá nhân tiêu biểu đƣợc ghi chép trong chính sử thông qua cách nhìn nhận, đánh giá của các tác giả. Mặt khác, vấn đề nghiên cứu là một chức quan trong hệ thống quan chế Việt Nam nên có thể đƣa ra những so sánh với Trung Quốc – hình mẫu tiêu biểu của chế độ phong kiến phƣơng Đông thông qua 2 tập “Quan chế, binh chế, khoa cử chế các triều đại Trung Quốc” (1982) do Thái Hoàng dịch, Học viện Sƣ phạm Từ Châu (tài liệu lƣu hành nội bộ), Đại học Sƣ phạm Hà Nội và cụ thể hơn là có thể đƣa ra nhận định, làm rõ vấn đề khi đối sánh với chính chức danh này trong lịch sử Đại Việt các thời kì trƣớc đó. Nhƣng nhìn chung, các tác phẩm tiếng Việt hay những tác phẩm đã đƣợc dịch sang tiếng Việt liên quan đến đề tài nghiên cứu đều dựa trên lối viết thông sử, miêu tả hay tƣờng thuật lịch sử theo lối biên niên qua các triều đại lịch sử. Vấn đề nghiên cứu chỉ là một chức quan trong một thời kì lịch sử nhất định và không phải là chức quan thông thƣờng trong cung Vua nên các tài 7 liệu liên quan đều đề cập một cách rất khái quát, sơ lƣợc, những sự kiện vụn vặt, chƣa có hệ thống rõ ràng, đầy đủ. Mặc dù vậy, những tác phẩm đó đều là những tƣ liệu tham khảo quý giá đặc biệt là những bài viết về các cá nhân tiêu biểu hay các hội thảo khoa học thực sự có giá trị đối với tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết đề tài của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ sự ra đời, chức năng, nhiệm vụ và nêu ra những nhận xét, đánh giá về chức quan Tham tụng trong triều đình Đại Việt thời Lê – Trịnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Lý giải nguyên nhân, nguồn gốc ra đời chức quan Tham tụng - Làm rõ địa vị, chức năng, nhiệm vụ chính và phƣơng thức tuyển chọn quan Tham tụng trong phủ Chúa. - Nêu ra một số đánh giá, nhận xét về chức quan Tham tụng trong thời kì lịch sử này thông qua một số quan Tham tụng tiêu biểu đƣợc ghi chép trong chính sử. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ và nhận xét, đánh giá về vai trò và tác động lịch sử của chức quan Tham tụng trong triều đình Đại Việt thời kì Lê – Trịnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong giai đoạn thế kỉ XVII – XVIII, tức là năm đầu niên hiệu Hoằng Định thời vua Lê Kính Tông (1601) – thời điểm chúa Trịnh Tùng đặt chức Tham tụng cho đến năm 1787 – thời điểm vua Lê Chiêu Thống bãi bỏ chức Tham tụng. 8 + Về không gian: Khu vực Đàng Ngoài (Bắc Hà) nằm dƣới sự quản lí của triều đình Lê – Trịnh. + Về mặt nội dung: Do sự hạn chế về tƣ liệu, đề tài chủ yếu tập trung phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến chức quan Tham tụng thông qua những việc làm của một số quan Tham tụng tiêu biểu đƣợc ghi chép trong chính sử thời Hậu Lê. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với nội dung, mục đích, yêu cầu đặt ra, luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp truyền thống của khoa học lịch sử. Trong quá trình sƣu tầm, xử lí tài liệu, ngƣời viết đã tiến hành giám định, phê phán để xác định độ tin cậy, chính xác của nguồn tài liệu nghiên cứu, trên cơ sở đó, tiến hành đối chiếu, so sánh, phân loại tƣ liệu theo từng vấn đề. Từ những nguồn tƣ liệu thu thập đƣợc, ngƣời viết vận dụng hai phƣơng pháp chính là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic nhằm nhìn nhận, kiến giải, từ đó đánh giá, giải quyết, làm rõ vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, ngƣời viết đã tiến hành điền dã, đến đền thờ cụ Nguyễn Quý Đức – 1 trong những vị Tham tụng đƣợc khắc họa), tìm hiểu sâu trong Luận văn (tại thôn Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) để xác minh thêm tƣ liệu đồng thời có cái nhìn chân thực, tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, ngƣời viết còn sử dụng phƣơng pháp thống kê nhằm hệ thống các sự kiện lên quan đến các quan Tham tụng triều Lê – Trịnh thế kỉ XVII – XVIII. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu hỗ trợ giúp ngƣời viết nhận thức đƣợc khái quát nhất những nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp của các vị Tham tụng thông qua một số cá nhân tiêu biểu. Từ đó đƣa ra những phân tích cụ thể, đánh giá một cách rõ nét, tổng quan hơn về các vị nói riêng và chức quan Tham tụng nói chung trong thời kì lịch sử đặc biệt này. 9 6. Dự kiến đóng góp của đề tài Đề tài mong muốn sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về chức quan Tham tụng trong triều đình Lê – Trịnh. Qua đó, đề tài hi vọng sẽ góp phần cung cấp, bổ sung một phần tƣ liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Việt Nam thời trung đại nói chung và thời kì “vua Lê - chúa Trịnh” nói riêng. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Nguồn gốc và địa vị chính trị của chức quan Tham tụng thời Lê – Trịnh. Chƣơng 2. Một số quan Tham tụng tiêu biểu thời Lê – Trịnh. Chƣơng 3. Nhận xét, đánh giá về chức quan Tham tụng thời Lê – Trịnh. 10 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC VÀ ĐỊA VỊ CHÍNH TRỊ CỦA CHỨC QUAN THAM TỤNG THỜI LÊ – TRỊNH 1.1. Nguồn gốc của chức quan Tham tụng 1.1.1. Ngôi vị Tể tướng và các danh xưng khác nhau thời Lý, Trần, Lê Sơ Là một nƣớc láng giềng với Trung Quốc, lại trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc nên Đại Việt chịu ảnh hƣởng một cách toàn diện, sâu sắc từ quốc gia rộng lớn, hùng mạnh này. Trong suốt một thời gian dài, cũng giống nhƣ Triều Tiên, triều đình Đại Việt đã coi thể chế, văn hiến Trung Hoa là nguồn tham khảo chính trên nhiều lĩnh vực tƣ tƣởng, tôn giáo, chính trị... Trong đó, quan chế là một phƣơng diện quan trọng của lĩnh vực chính trị. Để có cái nhìn toàn diện, khách quan về ngôi vị Tể tƣớng trong triều đình Đại Việt các thời Lý, Trần, Lê sơ, ngƣời viết sẽ khảo cứu nguồn gốc của chức quan này từ chính sử Trung Quốc. Theo tác phẩm “Quan chế, binh chế, khoa cử chế các triều đại Trung Quốc” tập 1, xuất bản năm 1982, do Thái Hoàng dịch, Tể tƣớng đƣợc định nghĩa là ngƣời phụ trách trông nom chính sự giúp vua, “Tể” có nghĩa là chủ trì, “tướng” là phụ tá [57; 14]. Cùng với sự chuyển giao quyền lực qua các thời kì, ngôi vị Tể tƣớng có tên gọi, quyền hạn và phƣơng thức thực hiện chức quyền cũng không giống nhau. 11 Bắt đầu từ thời Chiến quốc, Tể tƣớng có tên gọi là Thừa tƣớng hoặc Tƣớng bang, là ngƣời đứng đầu trăm quan. Về sau, đây đƣợc coi là chức cao nhất trong tổ chức quan lại phong kiến, phụ tá Hoàng đế cai quản chính sự trong cả nƣớc. Đến đầu thời Tây Hán, chức vị này có tên là Tƣớng quốc, sau đổi là Thừa tƣớng – một trong Tam công cùng với các chức Thái úy, Ngự sử đài. Tên gọi Thừa tƣớng đƣợc duy trì đến cuối thời Đông Hán, chỉ có nửa sau Tây Hán có danh xƣng là Đại Tƣ đồ. Đặc biệt, vào thời Ngụy, Tấn, các chức nhƣ Trung thƣ giám, Trung thƣ lệnh, Thị trung, Thƣợng thƣ lệnh, Bộc xạ cùng các Tƣớng quân, các quan tham dự chính sự trọng yếu đều có thể làm Tể tƣớng. Điều này tùy thuộc vào sự chỉ định của nhà vua, không định việc cũng không định tên [57; 13-14]. Đến thời Tùy, Đƣờng, khi chính sự đã ổn định hơn, quan đứng đầu ba sảnh1 trên danh nghĩa đã là Tể tƣớng. Nhƣng để làm Tể tƣớng thực sự, chức vị này phải vua chú tâm kén chọn và gia thêm chức hàm “Đồng Bình Chương sự”. Đặc biệt, đời Đƣờng chức Tể tƣớng có sự thay đổi nhiều lần. Lúc đầu, vua chỉ định lấy trƣởng quan của Tam tỉnh: Thƣợng thƣ Tả, Hữu bộc xạ2 đảm đƣơng chức Tể tƣớng nhƣng sau đó mở rộng thêm các quan chức khác và phong thêm “Đồng Trung thư môn hạ tam phẩm”, “Đồng Trung thư môn hạ Bình Chương sự” để cho họ làm công việc của Tể tƣớng. Nếu nhƣ không đƣợc phong thêm danh hiệu này thì quan Thƣợng thƣ bộc xạ cũng chỉ có thể làm công việc của Thƣợng thƣ tỉnh, không đƣợc sử dụng quyền của Tể tƣớng. Đầu thời Khai Nguyên, chức Thƣợng thƣ Tả, Hữu bộc xạ đƣợc đổi thành “Tả, Hữu Thừa tướng”. Đến đời Thiên Bảo, chức vị Môn hạ Sảnh thị trung tiếp tục đƣợc đổi thành “Tả tướng”, Trung thƣ lệnh đổi thành “Hữu tướng” còn Bộc xạ lại đƣợc phục hồi danh hiệu cũ. Thời vua Túc Tông, các tên gọi: Bộc xạ, Thị trung, Trung thƣ lệnh đƣợc dùng lại [58; 65]. 1 2 Trung thƣ lệnh, Thị trung, Thƣợng thƣ lệnh, Bộc xạ. Do không đặt chức Thƣợng thƣ lệnh, Trung thƣ lệnh, Môn hạ thị trung. 12 Theo lệ đó, vào đời Tống, chức Tể tƣớng có quan hàm rất cao, đặt quan danh, nhƣng không bổ dụng ngƣời đảm nhiệm. Nhà Tống làm theo nhà Đƣờng, trực tiếp lấy “Đồng Bình Chương sự” để gọi chức Tể tƣớng, số ngƣời không kể, cùng với “Tham tri chính sự” bậc thứ nhất gọi chung là “Tể chấp”3 [58; 124]. Đời Nguyên có khác hơn, lấy Trung sảnh làm Chính vụ trung khu, Trung thƣ lệnh thƣờng thƣờng do Thái tử, Thân vƣơng kiêm lĩnh, sau đó mới đến Thừa tƣớng, Bình chƣơng, Tham chính, thậm chí “Hành Trung thư sảnh” ở ngoài cũng đặt tên gọi chức quan này. Đến thời Minh, Thanh, chức danh Tể tƣớng đã có sự thay đổi lớn. Theo “Minh sử” thời Minh sơ vẫn đặt Tể tƣớng nhƣng từ năm Hồng Vũ thứ 15, do chủ trƣơng tăng cƣờng chuyên chế, phòng ngừa quyền thần nên đã bãi bỏ chức vị này, chỉ lấy Đại học sĩ4 trong Nội các giúp đỡ Hoàng đế giải quyết chính sự [58; 82]. Đến đây, có thể xem chức Đại học sĩ trở thành Tể tƣớng thực sự trong đời Minh. Tƣơng tự nhƣ vậy, đời Thanh, để đề phòng Nội các tiết lộ việc cơ mật, vua cho đặt thêm chức Quân cơ xứ ở nội đình. Từ đó, chức Quân cơ đại thần có thể coi là chức vị Tể tƣớng. Nhƣng nhà Thanh vẫn gọi theo nhƣ cũ, phong cho Nội các đại học sĩ là “Bái tướng”. Nhƣ vậy, có thể nói, do sự tăng cƣờng độc tài chuyên chế của các vua thời Minh, Thanh, quyền Tể tƣớng cũng theo đó mà dần dần thu hẹp lại [58; 13-14]. Tựu trung lại, mặc dù tên gọi khác nhau, cách tuyển chọn, bổ dụng không giống nhau dẫn đến quyền hạn của các vị Tể tƣớng cũng thay đổi nhƣng ở các triều đại đều có điểm chung nổi bật là chức vị này chiếm một vị trí rất quan trọng trong bộ máy quan chế quân chủ. Chức vụ “dưới một người, trên vạn người” này hầu nhƣ xuyên suốt trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, nó chỉ bị hạn chế quyền lực, địa vị khi các ông vua chuyên chế ra sức tập quyền trong một khoảng thời gian nhất định. Đây có thể coi là đặc trƣng cơ bản nhất của danh xƣng Tể tƣớng. Trên cơ sở ấy, khi soi vào lịch sử các 3 Tể tƣớng – Chấp chính. Đại học sĩ (gồm: Trung cực điện, Kiến cực điện, Văn hoa điện, Vũ anh điện, Văn uyên các, Đông các) thuộc Chánh ngũ phẩm. 4 13 triều đại Lý, Trần, Lê sơ, ngƣời viết nhận thấy chức vị Tể tƣớng Đại Việt vừa mang “mẫu số chung” nhƣ trên nhƣng đồng thời cũng có những nét rất riêng biệt. Từ đó, danh xƣng Tể tƣớng sẽ đƣợc xem xét, đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc hơn. Theo ghi chép của sử gia Phan Huy Chú, chức vị Tể tƣớng chính thức đƣợc đảm nhiệm từ thời vua Lê Đại Hành vào năm 995: “Chức Tể tướng, đời Đinh về trước tên gọi là gì không thể khảo rõ được. Lê Đại Hành đặt quan, mới có chức Tổng quản coi việc quân dân5, cho Từ Mục làm chức ấy, tóm giữ việc nước, tức là công việc của Tể tướng”. Tuy nhiên, chức Tể tƣớng lúc này nhìn chung còn rất sơ lƣợc, khái quát. Đến thời Lý, nét nổi bật là quan tƣớc đều đƣợc phong cho ngƣời thân thuộc và những ngƣời có công nhƣng ngôi Tể tƣớng đã bắt đầu đƣợc bàn định rõ hơn và có vai trò sắc nét hơn. Các chức trọng yếu, giữ vai trò đầu não trong cơ quan trung ƣơng lúc này có các danh hiệu: Thái sƣ, Thái phó, Thái bảo, Tổng quản, Tƣớng công, Cơ mật sứ, Tả Hữu kim ngô, Tả Hữu võ vệ, viên Ngoại lang [6; 14]. Trong đó, chức Tƣớng công chính là ngôi vị Tể tƣớng trong triều. Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” ghi rõ: “Đời vua Lý Thái Tổ, Trần Cao được phong Tướng công nhưng tên chức rất quê. Khi Thái Tông nối ngôi, chức Phụ quốc Thái úy giữ chính sự, chức nhiệm cầm cân, tức là Tể tướng. Đời vua Lý Nhân Tông, tên quan đƣợc gia thêm mấy chữ “kiểm nhiệm Bình Chương quân quốc trọng sự”. Đến đây thì tên quan thanh nhã mà chức càng trọng” [6; 51]. Có thể thấy thời Lý, ngôi Tể tƣớng sau nhiều lần cân nhắc qua các đời vua, có tên gọi chính thức là “Phụ quốc thái úy kiểm nhiệm Bình Chương quân quốc trọng sự”. Chức vị này đƣợc phong cho những ngƣời thân thuộc, có công, đứng vào hàng trọng chức trong triều đình. Sang triều Trần, tính chất “thân tộc” trong bộ máy quan chức tiếp tục là một đặc điểm nổi bật. Cũng theo “Lịch triều hiến chương loại chí”, quan chế 5 Năm Hƣng Thống thứ 7. 14 đời Trần, đại yếu lấy ba chức Thái6, ba chức Thiếu7, Thái úy, Tƣ đồ, Tƣ mã, Tƣ không làm trọng chức của các đại thần văn võ. Chức Tể tƣớng thì thêm danh hiệu Tả hữu tƣớng quốc Bình Chƣơng sự; Thứ tƣớng thêm danh hiệu Tham tri chính sự, nhập nội Hành khiển, hoặc thêm Tả Hữu phù bật, tham dự triều chính…. “Về danh hiệu các quan có phần hay hơn đời Lý, nhưng về chức sự diên cách thì đại lược cũng có tham chước theo trước. Trong khoảng 160 năm, duy trì được chính trị giáo hóa, kể cũng là chế độ hay của một đời” [6; 19-21]. Cụ thể hơn, khi vua Trần Thái Tông đặt quan, chức Thái úy phụ quốc thời Lý đƣợc đổi thành Tả hữu tƣớng quốc, kiêm kiểm hiệu đặc tiến khai phủ đồng nghi tam ty Bình Chƣơng sự. Các đời vua về sau8, đều cho thân vƣơng tôn thất giữ chức ấy, gia phong tƣớc quốc công. Đối với những ngƣời họ khác, dù là bậc hiền tài, đƣợc tuyển chọn làm quan cũng không đủ tiêu chuẩn giữ những chức vị này xuất phát từ tiêu chí “lấy sự thân với người thân làm trọng” [6; 51]. Tuy nhiên, lệ này đến cuối triều Trần không thể duy trì, vị Tể tƣớng cuối triều lại là ngoại thích nhà vua và đó cũng là nhân tố quyết định đến việc mất ngôi của nhà Trần mà sử cũ còn ghi lại rất rõ: “Cái tệ về sau là để cho họ ngoại chuyên quyền rồi đến cướp ngôi”9 [6; 51]. Nhƣ vậy, triều Trần (1225 – 1400) về cơ bản giống với triều Lý, đều đặt tiêu chuẩn “thân tộc” là điều kiện tiên quyết hàng đầu cho những chức vị quan trọng. Trong đó, ngôi vị Tể tƣớng là một trong những trọng chức đứng đầu nhà nƣớc với tên gọi đầy đủ “Kiểm hiệu đặc tiến khai phủ nghi đồng tam ty Bình Chương sự”. Đến thời Lê sơ, hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn thay đổi. Lê sơ là triều đại đƣợc khai sinh từ cuộc khởi nghĩa toàn dân, giành lại độc lập dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của chính quyền phƣơng Bắc, do đó, tính chất “thân tộc” trong bộ máy nhà nƣớc dần đƣợc thay thế bằng tính chất “đa tộc” mang yếu tố chuyên chế tập quyền cao độ. Sự “chuyển dòng” này đƣợc thể hiện từng bƣớc 6 Thái sƣ, Thái phó, Thái bảo. Thiếu sƣ, Thiếu phó, Thiếu bảo. 8 Từ đời Kiến Trung (1225 – 1232). 9 Cuối đời Trần, Lê Quý Ly là họ ngoại cầm quyền, tiến phong tƣ không đồng bình chƣơng, gia đến phụ chính thái sƣ, quốc tổ chƣơng hoàng, rồi cƣớp ngôi nhà Trần. 7 15 qua các triều vua, từ đó, chế độ quan chế nói chung và chức vị Tể tƣớng nói riêng cũng dần có những biến đổi để phù hợp với những điều kiện mới. Giai đoạn đầu triều, về cơ bản, các chức quan không khác biệt nhiều so với thời Lý, Trần. Vua Lê Thái Tổ khi mới lên ngôi cũng đặt chức Bình Chƣơng “nhưng lúc đầu vội vàng, chức danh chưa trọng”. Sau khi đánh thắng giặc Minh, lập lại kỉ cƣơng, chức Tƣớng quốc đƣợc đặt, gia thêm “Kiểm hiệu Bình Chương quân quốc trọng sự” – tên gọi giống nhƣ nhà Lý, Trần [79; 83]. Trọng chức này cũng giao cho thân thuộc nhà vua và bầy tôi có công trong cuộc khởi nghĩa trƣờng kì vừa qua. Đặc điểm này không khác biệt nhiều so với các thời kì Lý, Trần trƣớc đó. Điều này đã đƣợc sử gia Phan Huy Chú tóm lƣợc lại: “Xét quan chế nhà Lê lúc đầu đại yếu lấy Tả Hữu Tướng quốc, kiểm hiệu Bình Chương quân quốc trọng sự, Đại Tư đồ, Tư không, Đại Tư mã, Thái phó, Thái bảo, Thái úy, Thiếu phó, Thiếu bảo, Thiếu úy, Tả Hữu bộc xạ, Hữu bật, Thượng thư lệnh, Đặc tiến khai phủ nghi đồng tam ty, tham dự triều chính, làm trọng chức của các đại thần văn võ, trao cho các thân thuộc của nhà vua và bầy tôi có công. Lại có Chính sự viện để giữ then chốt, dùng cả văn võ10. Văn ban thì có Đại Hành khiển và Hành khiển năm đạo đứng đầu11 …” [6; 25]. Tuy nhiên, đến giữa thế kỉ XV, dƣới sự cầm quyền của vị vua kiệt xuất Lê Thánh Tông, tính chất chuyên chế quân chủ quan liêu trong bộ máy chính quyền nhà nƣớc đƣợc đẩy lên cao độ. Qua cuộc cải cách hành chính sâu rộng, vua Lê Thánh Tông đã tạo nên một nƣớc Đại Việt với diện mạo hoàn toàn khác so với tính chất “truyền thống” thời Lý, Trần. Tổ chức chính quyền trung ƣơng lúc này mang hơi hƣớng Trung Hoa rõ nét hơn khi Nho giáo đƣợc xem là hệ tƣ tƣởng chính thay thế vị trí của Phật giáo trong giai đoạn trƣớc đó. Vua Lê Thánh Tông đã khẳng định sự chuyên chế cao độ bằng cách tự mình đứng ra điều hành trăm quan với chủ trƣơng cứng rắn là bãi chức Bình 10 11 Có những chức Tham tri chính sự, Tham nghị, Đồng Tham nghị, sau lại đặt Chính sự viện Thƣợng thƣ. Sau cũng có lấy chức bộc xạ làm Hành khiển. 16 Chƣơng Tƣớng quốc, việc cầm quyền giao cho trọng thần kiêm thêm, không đặt tên quan khác của chức Tể tƣớng. Quyết sách này đƣợc phân trần rất rõ qua lời dụ của Vua trƣớc các tƣớc công, hầu, bá, các quan viên văn võ và nhân dân khi hiệu đính “Lê triều quan chế”: “[…] Đời Thái Tổ Cao Hoàng đế ta, mang chí lớn kế thừa các bậc tiên vương mà làm nên công lao to lớn. Thái Tông Hoàng đế, kế nghiệp buổi đầu, do bầy tôi phụ bật mê muội về đường trị thế, mà phế bỏ phép cũ của tiên triều; tập theo lối của nhà Lý, nhà Trần. Chuyển ngược mưu mô, mê hoặc nhà vua, nói rằng giao trọng nhiệm cho đại thần là giúp cho bậc nhân quân thêm vững chắc; ưu tăng tước lộc là việc trị chính ắt nên làm, đề cao các quyền hành cho Tể tướng, mà thâu tóm mọi việc nước việc quân; dùng loại quan đao bút mà bài trừ kinh thuật của nhà nho; trọng viện Cơ mật mà cho gồm cả sáu khoa: đặt ra tam sảnh mà bãi bỏ cả Lục bộ; quyền hành quy cả về một kẻ, học theo bọn Hưa, Lý của nhà Đường chuyên chế; uy hiếp khắp hai cung, đi theo gót bọn Tần, Hàn của nhà Tống nghiêng ngả, gây thêm thù hằn, chứa thêm mối họa, làm cho tệ nạn ngày càng nhiều lên. […] Chế độ trước đây, đặt quan phần nhiều lấy quan to tước cao, chế độ ngày nay đặt quan đều là lương ít, phẩm trật thấp. Đặt quan so với trước nhiều hơn mà chi lộc so với xưa vẫn thế. Kẻ ăn hại đã không có trách nhiệm lại quy đến nơi. Để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, khinh trọng cùng kiềm chế nhau. Uy quyền không giả mà lẽ nước khó lay. Thành thói quen theo đạo giữ phép; không có lỗi trái nghĩa phạm hình. Để giúp nên chí của thánh tổ thần tôn ta, mà giữ trị yên đến vô cùng. Không phải là ta làm ra thông minh mà biến đổi phép cũ để buộc miệng thiên hạ vậy. […] Người làm tôi giúp rập cũng nên kính giữ phép thường, mãi giúp đỡ vua, để nối được công liệt của người trước, lâu dài không lỗi. Kẻ nào dám dẫn càn chế độ cũ mà bàn bậy một quan nào, đổi thay một chức nào đều làm kẻ làm tôi gian nghịch, rối loạn phép thành, thì xử tội vứt xác ra chợ không 17 thương, gia thuộc thì cho đày đi ngõ hầu muôn đời sau này biết rõ ý của người sáng lập ra chế độ này là có căn cứ” [34; 9-14]. Rõ ràng, nhà vua thấy đƣợc sự lộng quyền, độc đoán, “dưới một người, trên vạn người” của chức vị Tể tƣớng. Vua đã trích dẫn những “tấm gương” làm sụp đổ cả một triều đại chỉ vì chức vị quá cao này, tỏ ý không đồng tình với mô hình quan chức còn nhiều thiếu sót thời Lý, Trần; chủ trƣơng đề cao Nho giáo. Quyết sách tập trung toàn bộ quyền hành trong tay Hoàng đế đƣợc đẩy lên hàng đầu và quyết tâm ấy đƣợc chính vua Thánh Tông thực thi trong suốt thời kì trị vì của mình. Có thể xem đây là thời kì chức vị Tể tƣớng gần nhƣ bị loại bỏ khỏi vƣơng triều Đại Việt kể từ khi bắt đầu xuất hiện vào thời vua Lê Đại Hành. Nếu nhìn vào đất nƣớc dƣới thời vua Lê Thánh Tông với một nền thái bình thịnh trị, kinh tế phát triển, nhân dân yên ổn làm ăn có thể cho rằng chủ trƣơng này đã mang lại những kết quả tích cực. Song, thực tiễn lịch sử đã cho thấy những chủ trƣơng ấy chỉ phát huy hiệu quả khi đặt dƣới sự cai trị của một đấng minh quân nhƣ Lê Thánh Tông. Các vị Hoàng đế kế nhiệm đã không thể tiếp tục duy trì đƣợc một quốc gia thịnh trị mà thay vào đó là sự “xuống dốc không phanh” của dân tộc Đại Việt trên tất cả mọi phƣơng diện. Sự khủng hoảng thời Lê sơ bắt đầu khi vua Lê Thánh Tông mất và sự nối ngôi của vua Lê Tƣơng Dực. Tuy nhiên, không bàn đến sự tàn bạo của các vị “vua quỷ”, “vua lợn”, ở đây, tác giả chỉ tìm hiểu quan chế và cụ thể là chức Tể tƣớng qua các thời kì lịch sử. Sau thời vua Lê Thánh Tông, chức vị Tể tƣớng đã đƣợc khôi phục lại dƣới thời vua Lê Tƣơng Dực và tiếp tục đƣợc duy trì hàng mấy thế kỉ sau. Đời Hồng Thuận (1509 – 1516), vua Lê Tƣơng Dực lại đặt chức Bình Chƣơng phụ quốc, lại có tên gọi Thừa thƣớng, Thƣợng tể, Thái tể, để trao cho 18 các công thần ứng nghĩa12 [6; 33]. Đến đây, “Danh hàm tôn trọng của Tể tướng so với trước hơn hẳn, nhưng cường thần chuyên quyền, mối loạn cũng gây ra tự đấy” [6; 53]. Khi lƣợc lại quan chức các triều đại trƣớc thời vua Lê Thánh Tông, tác giả Lê Kim Ngân trong tác phẩm “Tổ chức chính quyền trung ương dưới triều Lê Thánh Tông” lí giải về sự khác biệt trong hệ thống quan chế phần lớn là do sự tác động, chi phối của hoàn cảnh lịch sử. Lê Kim Ngân cho rằng, do mới giành đƣợc chính quyền trong tay ngƣời Tàu, các triều đại Ngô và Đinh chƣa kịp tổ chức lại triều chính thì đã mất, nên tổ chức chính quyền còn lỏng lẻo, quá sơ sài. Đến nhà Lý, Đại Việt tƣơng đối yên bình, cơ nghiệp nhà Lý lại không mấy bị đe dọa nên các vị vua kế tiếp nhau chỉnh đốn lại bộ máy cai trị, nhƣng vì nhu cầu nhân dân lúc đó không đòi hỏi nhiều cải tổ mới nên guồng máy chính quyền bấy giờ chƣa đƣợc tinh tế và quy củ. Tới đời Trần, các vua hết phải lo chống nhau với quân Nguyên, lại bận việc đối phó với Chiêm Thành, nên việc cai trị dân thƣờng phỏng theo triều Lý, không có nhiều cải cách quan trọng. Tuy nhiên, nhà Trần cũng đã có công lập ra nhiều cơ quan chuyên môn để điều hành guồng máy cai trị và giúp cho công việc đƣợc thi hành mau chóng. Trong cách tổ chức các cơ quan thuộc chính quyền trung ƣơng, từ triều Lê Thánh Tông trở về trƣớc, ngƣời đứng đầu quốc gia là Vua, nhƣng vua thƣờng giao quyền trực tiếp điều khiển các quan lại cho một vị Tể tƣớng (hay Tƣớng quốc). Chỉ khi đến thời Lê Thánh Tông, năm Hồng Đức thứ hai (1471) trong bài dụ “Hiệu định quan chế”, Vua mới ra lệnh bãi bỏ chức vụ Tể tƣớng và tự mình đứng ra điều khiển trăm quan: “Ngày nay đất đai, bản chương so với thời trước khác xa nhau lắm, không thể tự mình cầm lấy quyền chế tác, hết sức theo cái đạo biến thông”. Nhìn lại tổ chức chính quyền qua các thời Lý, Trần, Lê sơ, có thể thấy rõ tầm quan trọng của chức danh Tể tƣớng. Cũng giống nhƣ Trung Quốc, 12 Nhƣ Lạng quốc công Lê Phụ gia chức Tả bình chƣơng quân quốc trọng sự nhập nội kiểm hiệu Thƣợng tƣớng và nhƣ Quốc công Nguyễn Văn Lang gia chức Khai phủ nghi đồng tam ty Bình Chƣơng quân quốc trọng sự Thừa tƣớng Thƣợng tể. Đời sau vẫn dùng làm tôn hàm cho bọn cƣờng thần. 19 chức vị này qua các triều đại có các danh xƣng khác nhau, nhiệm vụ cụ thể cũng không giống nhau mà chỉ đƣợc quy định qua từng thời kì. Trong đó, thời Lý, Trần và giai đoạn đầu của Lê sơ, ngôi vị Tể tƣớng này chỉ đƣợc giao cho những ngƣời thân tộc, trong họ vua hoặc những ngƣời có công rất lớn trong quá trình giúp vua giành nƣớc, trị dân. Khi tính chất “quan liêu” thay thế tính chất “thân tộc”, Nho giáo trở thành hệ tƣ tƣởng cai trị chính, tức là khi Nho sĩ đƣợc bổ dụng nhiều hơn trong bộ máy quan lại cũng là lúc chức vị Tể tƣớng tạm thời biến mất khỏi hệ thống quan lại trong chính trƣờng Đại Việt. Và điều này cũng chỉ xảy ra trong thời kì cai trị của Lê Thánh Tông – vị vua đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo chính trị Đại Việt, đƣa chính thể nƣớc nhà đến gần hơn với “tính chất Trung Hoa” coi Nho giáo là hệ tƣ tƣởng chính và chủ trƣơng tập quyền, chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, ngay sau đó, từ thời vua Lê Tƣơng Dực, ngôi vị Tể tƣớng đã trở lại và còn nắm quyền hành cao hơn các giai đoạn trƣớc nguyên do là sự bất tài của các vị vua kế nhiệm và sự rối ren của tình hình chính trị đất nƣớc trong thời mạt kì Lê sơ. Song, dù trong thời kì định hình thể chế nhƣ Tiền Lê, thời kì phát triển bƣớc đầu nhƣ Lý, Trần hay đến thời kì hoàn thiện của chính thể quân chủ chuyên chế nhƣ triều Lê sơ thì cũng không thể phủ định đƣợc vai trò và vị trí của chức vị Tể tƣớng trong triều đình phong kiến. Tể tƣớng luôn là trọng chức, đứng đầu trăm quan, là ngƣời trực tiếp đứng ra giúp vua giải quyết mọi việc chính sự trên tất cả các lĩnh vực. Hay nói cách khác, giống nhƣ Trung Quốc, chức vị Tể tƣớng trong triều đình Đại Việt luôn giữ một vai trò, vị trí rất quan trọng, gần nhƣ thƣờng trực bên cạnh nhà vua. Chức vị này chỉ mất đi, hay nói đúng hơn là tạm thời mất đi, khi vị vua cai trị nhận thức đƣợc sâu sắc nhiệm vụ, quyền hạn tối cao của mình và đủ khả năng để cai trị đất nƣớc, tự thân điều hành toàn bộ chính sự quốc gia. Nói cách khác, đó là những vị vua có tầm nhìn lớn, có tài năng trị nƣớc và am hiểu về mọi mặt chính sự quốc gia. Một lần nữa có thể khẳng định, Tể tƣớng là một chức vị rất quan trọng trong quan chế nhà nƣớc quân chủ. Từ đó, quyền hạn, trách nhiệm và tiêu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan