Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh việ...

Tài liệu Luận văn đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện tuyến trung ƣơng

.PDF
48
328
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------------- Phạm Thị Quỳnh Trang ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------------------------- Phạm Thị Quỳnh Trang ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN TRUNG ƢƠNG Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hƣớng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. NGUYỄN MẠNH KHẢI PGS.TSKH. NGUYỄN XUÂN HẢI Hà Nội – 2016 LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập, giờ đây khi cuốn luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ về khoa học môi trường đang được hoàn thành, tận đáy lòng mình, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Mạnh Khải, người đã giúp đỡ tôi từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn thành luận văn này. Cùng với sự tận tình trong giảng dạy của các thầy, cô đã giúp tôi có được những kiến thức, kinh nghiệm qúy báu trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cục Quản lý môi trường y tế và Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện của Bộ Y tế, các khoa phòng, đặc biệt Phòng Môi trường cơ sở y tế - nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn và tham gia vào nghiên cứu này. Xin cảm ơn các bậc sinh thành, chồng và những người thân trong gia đình tôi đã chịu nhiều hy sinh, vất vả, luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và phấn đấu. Xin cảm ơn tất cả các bạn đồng môn trong lớp cao học K22 đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm học qua. Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả các bạn đồng nghiệp nhất là những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2016 Tác giả MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................4 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................5 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN ..........................................................................................3 1.1. Quản lý chất thải y tế .......................................................................................3 1.1.1. Các khái niệm............................................................................................3 1.1.2. Phân loại chất thải y tế ..............................................................................4 1.1.3. Các Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 6 1.1.4. Quản lý CTRYT theo Quyết định số 43/2007/BYT .................................8 1.1.5. Quản lý CTRYT theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT .............................................................................................................12 1.1.6. Những nguy cơ của chất thải y tế đối với sức khỏe con ngƣời ...............14 1.1.7. Các phƣơng pháp xử lý CTRYT .............................................................17 1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới ........................................20 1.3. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam............................22 1.3.1. Các nghiên cứu quản lý chung về chất thải rắn y tế ...............................22 1.3.2. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành trong quản lý CTRYT ............26 1.4. Quản lý nƣớc thải y tế tại Việt Nam ..............................................................27 1.4.1. Khái niệm về nƣớc thải y tế ....................................................................27 1.4.2. Khối lƣợng phát sinh nƣớc thải y tế ........................................................27 1.4.3. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải y tế ....................................................28 1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng quản lý chất thải y tế .....................33 1.5.1. Trên Thế giới...........................................................................................33 1.5.2. Tại Việt Nam ...........................................................................................34 Chƣơng 2 – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................36 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................36 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................36 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................36 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................36 2.3.2. Cỡ mẫu ....................................................................................................36 2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu .........................................................................37 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ..............................................................................39 2.6. Các biến số nghiên cứu và các khái niệm, thƣớc đo ......................................39 Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................................46 3.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế .....................................................46 3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chất thải y tế ........................63 3.2.1. Yếu tố kinh phí và sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện ........................63 3.2.2. Ảnh hƣởng của các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong công tác quản lý chất thải y tế .................................................................64 3.2.3. Tập huấn, đào tạo về công tác quản lý chất thải y tế cho nhân viên y tế 65 3.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý chất thải y tế ..................66 3.2.5. Chính sách đãi ngộ, lƣơng thƣởng trong quản lý chất thải y tế ..............67 3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải y tế tại các Bệnh viện tuyến Trung ƣơng ..........................................................................67 3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách...................................................................67 3.3.2. Giải pháp kỹ thuật ...................................................................................68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................73 KẾT LUẬN ...........................................................................................................73 KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................74 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Những nguy cơ của chất thải nhiễm khuẩn [18] .........................................15 Bảng 2: Nguy cơ của chất thải sắc nhọn [42] .........................................................16 Bảng 3: Lƣợng chất thải phát sinh tại các nƣớc trên thế giới [48]............................22 Bảng 4: Lƣợng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện trên thế giới [48] ..........22 Bảng 5: Lƣợng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện Việt Nam .....................24 Bảng 6: Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................37 Bảng 7: Các thông số hành chính của các Bệnh viện trong nghiên cứu ...................46 Bảng 8: Khối lƣợng CTRYT phát sinh hàng ngày tại bệnh viện trong năm 2016 ...47 Bảng 9: Thực hiện các quy định hành chính trong quản lý chất thải rắn .................48 Bảng 10: Thực trạng phân loại chất thải rắn y tế tại nơi phát sinh ...........................50 Bảng 11: Thực trạng thu gom chất thải rắn ..............................................................53 Bảng 12: Thực trạng lƣu giữ chất thải rắn y tế .........................................................55 Bảng 13: Thực trạng vận chuyển chất thải rắn .........................................................57 Bảng 14: Đánh giá hoạt động vận chuyển CTYT ra ngoài bệnh viện ......................58 Bảng 15: Khối lƣợng CTLYT phát sinh hàng ngày ..................................................60 tại bệnh viện trong năm 2016 ....................................................................................60 Bảng 16: Chất lƣợng nƣớc thải y tế các BV sau xử lý ..............................................61 Bảng 17: Thành phần chất thải y tế [50] ………………………………………….69 Bảng 18: Sản lƣợng năng lƣợng từ chất thải y tế ......................................................71 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ Y tế CBYT CTR Cán bộ y tế Chất thải rắn CTRYT CTLN CTYT Chất thải rắn y tế Chất thải lây nhiễm Chất thải y tế CT QLCTYT Chất thải Quản lý chất thải y tế ĐTNC ĐTPV HBV HCV Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng phát vấn Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B) Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C) Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời) HIV NVYT KSNK Nhân viên y tế Kiểm soát nhiễm khuẩn IPCS IRTPC QLCT TĐCM TCYTTG TNHH TƢ Chƣơng trình toàn cầu về an toàn hóa chất Tổ chức đang ký toàn cầu về hóa chất độc tiềm tàng Quản lý chất thải Trình độ chuyên môn Tổ chức Y tế Thế Giới Trách nhiệm hữu hạn Trung ƣơng QLCT QLCTYT WHO Quản lý chất thải Quản lý chất thải y tế World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới) MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi tiến bộ, các cơ sở y tế đã đƣợc củng cố và phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở, dịch vụ khám chữa bệnh một mặt đem lại lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe con ngƣời tuy nhiên việc kiểm soát xử lý chất thải từ các cơ sở y tế đang là một vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh việc chứa các yếu tố hóa chất độc hại, chất thải y tế tiềm tàng một mối nguy cơ lây nhiễm cũng nhƣ gây thƣơng tích lớn nếu nhƣ không đƣợc quản lý đúng cách. Theo số liệu từ Báo cáo quản lý các nguy cơ môi trƣờng của dự án hỗ trợ xử lý chất thải BV cho thấy năm 2010 Việt Nam có 1.186 BV với tổng số giƣờng bệnh là 18.743 giƣờng và khối lƣợng CTYT phát sinh tại các cơ sở y tế trung bình khoảng 350 tấn/ngày trong đó chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là 40 tấn/ngày. Các bệnh viện khi hoạt động đều tạo ra chất thải, ngoài chất thải dạng lỏng, chất thải dạng khí thì còn chất thải rắn, một loại chất thải đặc thù khác với các xí nghiệp hay nhà máy mà chỉ trong bệnh viện mới có, đó là bơm tiêm, kim tiêm, bông, gạc…các vật tƣ qua sử dụng nhƣng dính dịch tiết, dính máu của ngƣời bệnh. Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh, quản lý chất thải rắn y tế không đúng cách sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời, cộng đồng dân cƣ và gây ô nhiễm môi trƣờng Trong chất thải rắn y tế thƣờng chứa một lƣợng lớn các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con ngƣời thông qua các con đƣờng lây nhiễm nhƣ qua da (do trầy xƣớc, tổn thƣơng), qua niêm mạc (do giọt bắn), qua đƣờng hô hấp hoặc qua đƣờng tiêu hoá. Các chất thải là vật sắc nhọn còn có khả năng vừa gây tổn thƣơng do đâm xuyên, vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho các đối tƣợng phơi nhiễm. Các nghiên cứu đã cho thấy t lệ nguy cơ lây nhiễm HBV khi bị tổn thƣơng do kim tiêm là 30 , HCV là 1,8 và HIV là 0,3 . Hiện nay xử lý chất thải chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, chất thải y tế kể cả chất thải y tế nguy hại 1 vẫn đƣợc xử lý chung với các chất thải thông thƣờng gây nên các nguy cơ sức kho đối với con ngƣời và môi trƣờng xung quanh. Kết quả đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2002 đƣợc tiến hành tại 22 nƣớc đang phát triển cho thấy: 18 – 64 các cơ sở y tế không sử dụng các phƣơng pháp xử lý chất thải y tế thích hợp. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý môi trƣờng y tế – Bộ Y tế năm 2010, hiện nay bình quân mỗi ngày các cơ sở y tế trên cả nƣớc thải ra khoảng 380 tấn chất thải rắn, trong đó có khoảng 45 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại. Năm 2015, lƣợng chất thải này tăng lên gần gấp đôi, khoảng 600 tấn/ngày và dự kiến đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Tuy vậy, hiện mới có khoảng 44 các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải y tế trong số đó nhiều hệ thống xử lý đã xuống cấp nghiêm trọng. T lệ các bệnh viện tuyến Trung ƣơng chƣa có hệ thống xử lý chất thải y tế là 25 , tuyến tỉnh là gần 50 và ở bệnh viện tuyến huyện là trên 60%. Để khắc phục thực trạng trên và để đảm bảo thực hiện đúng luật bảo vệ môi trƣờng, ngày 30 tháng 11 năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế. Quy chế này đƣợc áp dụng đối với tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, các bệnh viện và các cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế. Hiện nay, thay thế cho QĐ 43/2007 là thông tƣ liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về quản lý CTYT. Đây là văn bản cập nhật nhất và sẽ đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá công tác QLCTYT. Do chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện về việc đánh giá tình hình quản lý chất thải y tế theo văn bản mới của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng nên nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên Bệnh viện Mắt Trung ƣơng, Bệnh viện Châm cứu Trung ƣơng, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng nhằm đƣa ra các điểm mạnh và hạn chế của các bệnh viện để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý chất thải y tế phù hợp cho các bệnh viện theo nội dung cập nhật tại văn bản nêu trên. 2 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN 1.1. Quản lý chất thải y tế 1.1.1. Các khái niệm Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí đƣợc thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thƣờng [1, 2]. Chất thải rắn là tất cả những chất thải không phải nƣớc thải và khí thải [46]. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ ăn mòn hoặc có tính nguy hại khác nếu những chất thải này không đƣợc tiêu hủy an toàn [5]. Chất thải y tế thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ. Chất thải y tế nằm trong Danh mục A của danh mục chất thải nguy hại và có mã số A4020-Y1 [2]. Việc quản lý chất thải y tế cần tuân thủ các quy định có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng [4]. Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hu chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lƣu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lƣu giữ, tiêu hu . Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trƣớc khi vận chuyển tới nơi lƣu giữ hoặc tiêu hu . 3 Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức kho của con ngƣời và môi trƣờng. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển ngƣời bệnh trong nƣớc và ra nƣớc ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học. 1.1.2. Phân loại chất thải y tế 1.1.2.1 Phân loại chất thải y tế theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Theo WHO, chất thải y tế đƣợc phân thành 8 loại [48]: - Chất thải nhiễm trùng Là chất thải có chứa mầm bệnh nhƣ vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng với số lƣợng đủ để gây bệnh cho những ngƣời dễ bị cảm nhiễm, bao gồm các loại: + Môi trƣờng nuôi cấy từ phòng thí nghiệm. + Chất thải từ phòng mổ, nhất là phòng mổ tử thi và bệnh nhân bị nhiễm trùng. + Chất thải từ phòng cách ly bệnh nhân bị nhiễm trùng. + Súc vật đƣợc tiêm, truyền trong phòng thí nghiệm. + Dụng cụ hoặc vật tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm. - Chất thải sắc nhọn Là chất thải có thể làm rách hoặc tổn thƣơng da bao gồm: bơm kim tiêm, dao mổ, bộ tiêm truyền... - Thuốc thải loại Là thuốc quá hạn, thuốc không dùng hoặc các loại vaccin, huyết thanh, kể cả chai, lọ đựng chúng... - Chất thải có tính độc với tế bào Là chất thải có thể làm biến đổi gen, gây quái thai nhƣ các chất chống ung thƣ. - Hóa chất 4 Có thể dƣới dạng rắn, lỏng hoặc khí, bao gồm: + Hóa chất độc. + Hóa chất có tính ăn mòn (pH<2 hoặc pH>12). + Hóa chất dễ gây nổ. - Chất thải chứa kim loại nặng, độc: chất thải chứa kim loại nhƣ chì, thủy ngân, asen. - Các bình chứa khí nén: đƣợc dùng trong y tế dƣới dạng khí nhƣ oxy, khí gây mê. - Chất phóng xạ: không thể phát hiện bằng các giác quan, chúng thƣờng gây ảnh hƣởng lâu dài (gây ion hóa tế bào) nhƣ tia X, tia α, tia β...[49]. 1.1.2.2. Phân loại theo Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế Bao gồm 5 loại:  Chất thải lây nhiễm + Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lƣỡi dao mổ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các loại hoạt động y tế. + Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải có thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. + Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm nhƣ bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. + Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể ngƣời; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.  Chất thải hóa học nguy hại + Dƣợc phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. + Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế. + Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết của ngƣới bệnh đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu. 5 + Chất thải kim loại nặng: Thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), Cadimi (từ pin ắc quy), Chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).  Chất thải phóng xạ Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng, khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.  Bình chứa áp suất Gồm bình đựng ô xy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt.  Chất thải thông thường Là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ bao gồm: + Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh. + Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai, lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xƣơng kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. + Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. + Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh [5]. 1.1.3. Các Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam Cùng với công tác khám chữa bệnh, công tác quản lý CTRYT đƣợc nhà nƣớc quan tâm thông qua các điều luật, các quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn về quản lý CTYT, đặc biệt từ năm 2007 đến nay có một số văn bản sau: - Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của BYT về Quy chế quản lý chất thải y tế: quy định chi tiết các nhóm CTRYT, các phƣơng tiện, dụng cụ để phân loại, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý CTRYT [5]. - Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008 của Bộ trƣởng BYT chỉ đạo tăng 6 cƣờng triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế [6]. - Thông tƣ 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của BYT “Hƣớng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”: Trang bị đầy đủ phƣơng tiện vệ sinh môi trƣờng thích hợp và chuyên dụng, tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải y tế theo đúng quy định, có cơ sở hạ tầng đảm bảo xử lý an toàn chất thải rắn theo quy định về quản lý CTRYT [7]. - Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050: Phân công BYT chịu trách nhiệm tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý CTYT trên toàn quốc [37]. - Quyết định số 2038/2011/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 về việc phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hƣớng đến năm 2020: 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ƣơng và tuyến tỉnh, 70% các cơ sở y tế tuyến huyện và 100 các cơ sở y tế tƣ nhân thực hiện xử lý chất thải rắn bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trƣờng [38]. - Quyết định số 170/2012/QĐ - TTg ngày 8/2/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025: 100 lƣợng CTRYT nguy hại tại các cơ sở y tế đƣợc thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70 lƣợng CTRYT nguy hại đƣợc xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trƣờng [39]. - Thông tƣ số 31/2013/ TT-BYT Quy định về quan trắc tác động môi trƣờng từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. Trong đó có nội dung về quan trắc CTRYT gồm nguồn phát thải, tên, số lƣợng, thành phần và phƣơng pháp phân loại, thu gom, xử lý CT [8]. 7 - Nghị định số 179/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Theo đó các cơ sở y tế vi phạm về quản lý CT nguy hại sẽ bị phạt tối thiểu 5 triệu đồng cho đến hàng 100 triệu đồng [11]. - Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13, tại chƣơng VII, Điều 72 có quy định bảo vệ môi trƣờng đối với bệnh viện và cơ sở y tế là thực hiện phân loại CTRYT tại nguồn, thực hiện thu gom, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý CTRYT đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng [31]. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu. Tại Điều 5, Chƣơng II có ghi CT nguy hại phải đƣợc phân định theo mã và phân loại trƣớc thời điểm lƣu giữ và đƣa đi xử lý [12]. - Thông tƣ số 36/2015/TT- BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Trong đó có quy định CTYT nguy hại phải đƣợc phân định, phân loại trƣớc khi đƣa vào lƣu giữ và trƣớc khi chuyển giao đi xử lý [3]. - Thông tƣ liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải y tế. Thông tƣ này thay thế cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về quản lý chất thải từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 [9]. 1.1.4. Quản lý CTRYT theo Quyết định số 43/2007/BYT * CTRYT đƣợc chia thành 5 nhóm: - Chất thải lây nhiễm - Chất thải hóa học nguy hại - Chất thải phóng xạ - Bình chứa áp suất - Chất thải thông thƣờng * Mã màu sắc - Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm. - Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ. 8 - Màu xanh đựng chất thải thông thƣờng và các bình áp suất nhỏ. - Màu trắng đựng chất thải tái chế. * Túi đựng chất thải - Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC. - Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thƣớc túi phù hợp với lƣợng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1m3. - Bên ngoài túi phải có đƣờng k ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƢỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”. * Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn - Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn. + Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng. + Có khả năng chống thấm. + Kích thƣớc phù hợp. + Có nắp đóng mở dễ dàng. + Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy. + Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƢỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”. + Màu vàng. + Có quai hoặc kèm hệ thống cố định. + Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài. - Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trƣớc khi tái sử dụng, hộp nhựa phải đƣợc vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu. * Thùng đựng chất thải - Phải làm bằng nhựa có t trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy. - Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng. 9 - Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại. - Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh. - Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng. - Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƢỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”. * Biểu tƣợng chỉ loại chất thải: - Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tƣợng nguy hại sinh học. - Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tƣợng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”. - Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tƣợng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”. - Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tƣợng chất thải có thể tái chế. * Xe vận chuyển chất thải Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô. * Phân loại chất thải rắn - CTRYT đƣợc phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải. - Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tƣợng theo đúng quy định. * Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế - Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tƣơng ứng. - Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hƣớng dẫn cách phân loại và thu gom. - Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải đƣợc vệ sinh hàng ngày. - Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã đƣợc thu gom chuyển về nơi lƣu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế. 10 - Mỗi loại chất thải đƣợc thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. - Các chất thải y tế nguy hại không đƣợc để lẫn trong chất thải thông thƣờng. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thƣờng thì hỗn hợp chất thải đó phải đƣợc xử lý và tiêu hủy nhƣ chất thải y tế nguy hại. - Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên đƣợc phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trƣớc khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải đƣợc xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải. * Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng phát sinh tại các khoa/phòng phải đƣợc vận chuyển riêng về nơi lƣu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần. - Cơ sở y tế phải quy định đƣờng vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc ngƣời bệnh và các khu vực sạch khác. - Túi chất thải phải buộc kín miệng và đƣợc vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không đƣợc làm rơi, vãi chất thải, nƣớc thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. * Lƣu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng phải lƣu giữ trong các buồng riêng biệt. - Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải đƣợc lƣu giữ riêng. - Nơi lƣu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau: + Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông ngƣời tối thiểu là 10 mét. + Có đƣờng để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến. + Nhà lƣu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và ngƣời không có nhiệm vụ tự do xâm nhập. + Diện tích phù hợp với lƣợng chất thải phát sinh của cơ sở y tế. 11 + Có phƣơng tiện rửa tay, phƣơng tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh. + Có hệ thống cống thoát nƣớc, tƣờng và nền chống thấm, thông khí tốt. + Khuyến khích các cơ sở y tế lƣu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh. - Thời gian lƣu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế. - Thời gian lƣu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ. - Lƣu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lƣu giữ có thể đến 72 giờ. 1.1.5. Quản lý CTRYT theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT * CTRYT đƣợc phân thành 3 nhóm: - Chất thải lây nhiễm - Chất thải nguy hại không lây nhiễm - Chất thải y tế thông thƣờng * Mã màu sắc - Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải lây nhiễm - Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm - Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải y tế thông thƣờng - Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải tái chế * Phân loại chất thải y tế - CTRYT phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh - Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lƣu chứa chất thải - Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế và có hƣớng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải. * Thu gom chất thải y tế - Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lƣu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế - Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan