Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của công ...

Tài liệu Luận văn đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của công ty tnhh sumi hanel

.PDF
111
369
89

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- DƯƠNG TUẤN QUANG ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SUMI-HANEL Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS,TS. ĐỖ VĂN PHỨC Hà Nội – Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam bản luận văn tốt nghiệp với đề tài: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH SUMI-HANEL do em tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS,TS. ĐỖ VĂN PHỨC. Mọi số liệu và biểu đồ mô tả trong luận văn đều do em trực tiếp thu thập và được sự đồng ý của BGĐ công ty TNHH Sumi-Hanel. Để hoa thành luận văn này, em chỉ sử dụng những tài liệu được ghi trong TÀI LIỆU THAM KHẢO ở cuối quyển, ngoài những tài liệu trên em không sử dụng bất cứ một tài liệu nào khác. Nếu phát hiện sai xót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Dương Tuấn Quang i DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACC Bộ phận kế toán ADM Bộ phận Hành chính tổng hợp ASSY Bộ phận Lắp ráp C&C Bộ phận cắt dây và gia công bao ép HaiPro Phòng Hỗ trợ sản xuất HVN Honda Việt Nam ISS Phòng Hệ thống thông tin MC Bộ phận Quản lý vật tư NCR, Claim Khiếu nại khách hàng PC Bộ phận Kế hoạch sản xuất PE Bộ phận Kĩ thuật sản xuất PROJ Bộ phận Dự án PUR Bộ phận Mua hàng QA Bộ phận Chất lượng QH Quốc hội SDVN Sumidenso Việt Nam SEI Sumitomo Electric Industries SHWS Sumi-Hanel Wiring Systems SVWS Sumitomo-Việt Nam SWS Sumitomo Wiring Systems TNHH Trách nhiệm hữu hạn W/H Wire Harness ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Bảng 2.11 Bảng 2.12 Bảng 2.13 Bảng 2.14 Bảng 2.15 Bảng 2.16 Bảng 2.17 Bảng 2.18 Bảng 2.19 Bảng 2.20 Bảng 2.21 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Tên Trang Tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình 12 chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp SXCN Phân loại các phương thức kiểm tra chất lượng sản phẩm 19 Tiêu chuẩn dung sai chiều dài dây của Toyota và Honda 32 Doanh thu xuất khẩu năm 2011 của Công ty Sumi-Hanel vào các 33 thị trường Các nhà cung cấp vật tư cho SHWS cùng Leadtime đặt hàng 37 Số lượng thiết bị gia công cắt và bao ép dây tại bộ phận C&C 38 Số lượng bàn lắp ráp tại các dây chuyền lắp ráp ASSY 40 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Sumi-Hanel 2010-2011 42 Các tiêu chuẩn kĩ thuật công đoạn cắt dây và gia công bao ép 43 Các tiêu chuẩn kĩ thuật công đoạn quấn băng và lắp ráp dây W/H 44 Tỉ lệ lỗi tại công đoạn cắt dây và gia công bao ép 45 Tỉ lệ lỗi tại công đoạn lắp ráp W/H 46 Chất lượng sản phẩm sau bán hàng của Công ty Sumi-Hanel 47 Tổng hợp chất lượng sản phẩm công ty năm 2011 47 Mức độ đạt chất lượng về mặt số lượng sản phẩm của các 48 Công ty SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị sản phẩm của các Công ty 49 SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chất lượng của c 50 Công ty SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Mức độ tổn hại do sản phẩm chưa đạt chất lượng của các 51 Công ty SHWS, SDVN, SVWS năm 2011 Bảng tổng hợp và cho điểm từng chỉ số chất lượng 52 Thống kê số lượng lỗi hỏng bao ép chưa có tiêu chuẩn phán định 56 Năng suất tiêu chuẩn của các máy bao ép bán tự động 62 Mức thưởng theo điểm thi đua hàng tháng 66 Mức thưởng theo điểm đánh giá cải tiến về chất lượng 67 Mục tiêu về sản lượng, lợi nhuận của SHWS đến năm 2016 71 Giá trị vật tư dự kiến tiết kiệm được 2012 74 Các biện pháp cụ thể hóa tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm W/H 80 iii Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Kết quả đo thời gian thao tác của KTV theo phương pháp kiểm tra Kết quả tính toán số lượng KTV cần bố trí tại công đoạn C&C Kết quả thu thập thao tác khó của các D/C tại Bộ phận ASSY3 Kết quả kiểm tra tuân thủ quy trình thao tác của công nhân Tổng hợp các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel trong 5 năm tới. Quy định cộng/trừ điểm đối với kiểm tra viên công đoạn cắt và bao ép C&C Tổng hợp các giải pháp đổi mới chế tài thưởng (phạt) về chất lượng sản phẩm Dự kiến kết quả các chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel sau khi thực hiện các giải pháp 82 82 85 88 89 90 93 94 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Hình 2.7 Hình 2.8 Hình 2.9 Hình 2.10 Hình 3.1 Hình 3.2 Hình 3.3 Tên Vi trí, vai trò của chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Sơ đồ hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp Biểu đồ kết quả phương pháp kiểm tra thống kê ngăn ngừa Giới thiệu về Công ty Sumi-Hanel Sơ đồ tổ chức Công ty Sumi-Hanel Sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel Sơ đồ công nghệ quá trình sản xuất W/H tại Công ty Sumi-Hanel Các vật tư chính để sản xuất dây W/H của Công ty Sumi-Hanel Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất dây W/H Sản phẩm bao ép tiêu chuẩn Danh mục các dạng lỗi bao ép Biểu đồ cơ cấu kinh nghiệm của công nhân viên SHWS Biểu đồ tỉ lệ nghỉ việc trung bình hàng tháng (%) của SHWS Hình ảnh về các sản phẩm bao ép chưa phán định được về chất lượng Danh sách người được phép sửa sản phẩm W/H Mẫu phiếu thu thập thao tác khó dành cho công nhân iv Trang 6 21 24 27 28 31 34 36 40 54 55 58 58 73 79 84 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP...........................................................................................................................3 1.1. Chất lượng sản phẩm đối với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ......................3 1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp....................................................................................................................7 1.3 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp .....................................................................................................13 Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SUMI-HANEL ..............................................................................................................26 2.1 Đặc điểm sản phẩm, khách hàng, công nghệ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty Sumi-Hanel .......................................................................................................26 2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Sumi-Hanel. ....................................................... 26 2.1.2 Các loại sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel và đặc điểm của từng loại. ....... 30 2.1.3 Các loại khách hàng của Công ty Sumi-Hanel và đặc điểm của từng loại. .... 32 2.1.4 Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm W/H của Công ty Sumi-Hanel. 33 2.1.5 Tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty Sumi-Hanel................................ 41 2.2 Đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của công ty Sumi-Hanel. ........................43 2.2.1 Khái quát về tình trạng chất lượng sản phẩm của Công ty .............................. 43 2.2.1.1 Thực trạng chất lượng công đoạn cắt dây và gia công bao ép của Công ty .........................................................................................................................45 2.2.1.2 Thực trạng chất lượng tại công đoạn lắp ráp dây W/H của Công ty. .....45 2.2.1.3 Thực trạng chất lượng sau bán hàng của Công ty Sumi-Hanel..............46 v 2.2.2 Đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel .................................................................................................................. 48 2.2.2.1 Chỉ số về mức độ đạt chất lượng về mặt số lượng. ................................48 2.2.2.2 Chỉ số về mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị......................................49 2.2.2.3 Chỉ số mức độ đạt chất lượng về mặt cơ cấu sản phẩm .........................50 2.2.2.4 Chỉ số về mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chất lượng ...................................................................................................................50 2.2.2.5 Chỉ số về mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng ..51 2.2.2.6 Tổng hợp kết quả tính toán và đánh giá cho điểm từng chỉ số...............52 2.3 Các nguyên nhân của tình hình chất lượng sản phẩm chưa cao của Công ty SumiHanel. .............................................................................................................................53 2.3.1 Mức độ cụ thể hóa, hợp lý chưa hoàn toàn cao của tiêu chuẩn chất lượng trong các khâu sản xuất và sản phẩm đầu ra của Công ty Sumi-Hanel.................... 54 2.3.2 Mức độ hợp lý chưa hoàn toàn cao của chế độ kiểm tra chất lượng trong các khâu sản xuất của Công ty Sumi-Hanel. .................................................................... 60 2.3.3 Mức độ hợp lý chưa hoàn toàn cao của chế tài thưởng (phạt) về chất lượng của Công ty Sumi-Hanel. ............................................................................................ 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................69 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRỌNG YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY SUMI -HANEL TRONG 5 NĂM TỚI.................................................................................................................................71 3.1 Các sức ép mới đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty Sumi-Hanel và những yêu cầu mới về chất lượng sản phẩm của Công ty trong 5 năm tới. .............................71 3.1.1 Các sức ép mới đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty Sumi-Hanel. ..... 71 3.1.2 Những yêu cầu mới về chất lượng sản phẩm của Công ty Sumi-Hanel trong 5 năm tới. ......................................................................................................................... 72 3.2 Một số giải pháp trọng yếu nhằm cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel trong 5 năm tới..........................................73 vi 3.2.1 Giải pháp 1: Triệt để cụ thể hóa tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel trong 5 năm tới. .................................................. 73 3.2.1.1 Hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao ép ...............................73 3.2.1.2 Lập nhóm sản phẩm mới để cải thiện chất lượng sản phẩm mới ...........76 3.2.1.3 Hoàn thiện quy trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho công nhân. ..........77 3.2.1.4 Lập nhóm sửa sản phẩm để cải thiện chất lượng sản phẩm sau khi sửa.......................................................................................................................80 3.2.2 Giải pháp 2: Hợp lý thêm một bước chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel trong 5 năm tới. .................................... 82 3.2.2.1 Hoàn thiện phương pháp kiểm tra và bố trí nhân sự tại công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm bao ép. .........................................................................82 3.2.2.2 Xây dựng hệ thống thu thập và giải quyết thao tác khó trong quá trình sản xuất. .............................................................................................................84 3.2.2.3 Nâng cao nhận thức cho công nhân và hoàn thiện hoạt động kiểm tra tuân thủ nội bộ ....................................................................................................86 3.2.3 Giải pháp 3: Đổi mới chế tài thưởng (phạt) về chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel trong 5 năm tới. .............................................. 91 KẾT LUẬN ...................................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................97 PHỤ LỤC ......................................................................................................................98 vii Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu cơ bản định hướng chung cho mọi hoạt động của các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận lớn một cách lâu dài và ổn định. Từ khi Việt nam chính thức là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế thị trường chấp nhận cạnh tranh với nhiều cơ hội và thách thức, thì sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thử thách. Như đã biết, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2009 đã đem lại những hậu quả nặng nề cho các nền kinh tế lớn trên thế giới, như Mỹ, Nhật, Châu Âu,… Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng, nhưng những tác động của nó tới Việt Nam cũng có thể thấy rõ ràng, đặc biệt là đối với các ngành kinh tế mà đối tác kinh doanh là các nền kinh tế lớn. Vừa ra khỏi khủng hoảng, trong tháng 3 năm 2011 vừa qua, Nhật Bản đã phải hứng chịu thảm họa kép động đất, sóng thần làm đình trệ hoạt động của rất nhiều nhà sản xuất công nghiệp, trong đo có các Công ty sản xuất ô tô lớn như Toyota, Honda, Suzuki,... Bản thân Công ty Sumi-Hanel là một doanh nghiệp mà thị trường chủ yếu là Nhật Bản, lại cung cấp dây điện cho các hãng xe lớn kể trên, cũng chịu những tác động rõ ràng như sản lượng đặt hàng giảm đột biến, biến động về nhu cầu khách hàng trong một thời gian dài. Chính vì vậy, đứng vững và duy trì sản xuất là mục tiêu trước mắt hàng đầu đối với Công ty. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành, yêu cầu về việc nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty đang là nhiệm vụ chiến lược. Do những lý do trên học viên đã chủ động đề xuất và được Giáo viên hướng dẫn, Viện chuyên ngành đồng ý cho làm luận văn thạc sĩ QTKD với đề tài: Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH SumiHanel Dương Tuấn Quang 1 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel 2. Mục tiêu (Kết quả) nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này học viên phải tạo ra được các kết quả quan trọng sau: - Kết quả thiết lập phương pháp đánh giá và các yếu tố trực tiếp quyết định tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. - Kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng sản phẩm của công ty của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel. - Kết quả đề xuất một số giải pháp trọng yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu làm đề tài của luận văn học viên sử dụng phối hợp các phương pháp hư: mô hình hóa thống kê, điều tra - phân tích, chuyên gia . 4. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận chung và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp Chương 2. Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel. Chương 3. Một số giải pháp trọng yếu cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel trong 5 năm tới. Dương Tuấn Quang 2 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP Thực tế luôn đòi hỏi chúng ta phải trả lời 3 câu hỏi của vấn đề chất lượng sản phẩm: tại sao phải nâng cao; nâng từ đâu đến đâu và nâng cao bằng cách nào. Câu hỏi 1 lâu nay chúng ta đã quan tâm trả lời, được trả lời mục 1.1; câu hỏi 2 lâu nay quan tâm ít cụ thể, được trả lời mục 1.2; câu hỏi 3 lâu nay trả lời lệch lạc, được trả lời mục 1.3. 1.1. Chất lượng sản phẩm đối với tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Trong đề tài này điều đầu tiên chúng ta cần làm rõ, thống nhất là khái niệm về sản phẩm. Theo Mác: " Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thoả mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị trường ". Theo quan niệm của môn học Marketing: "Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể mang ra thị trường nhằm tạo ra sự chú ý mua sắm và tiêu dùng". Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của văn hoá xã hội, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường, sản phẩm được quan niệm khá rộng rãi: " Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay của các quá trình". (theo TCVN 5814) Sản phẩm là kết quả của các quá trình hoạt động có thể hữu hình, có thể vô hình. Tiếp theo chúng ta cần làm rõ khái niệm về chất lượng sản phẩm. Theo Giáo sư người Mỹ Philíp B. Crosby: Chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy; Chất lượng của sản phẩm là năng lực mà sản phẩm ấy thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng. Theo TCVN 5814 - 94:" Chất lượng là đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn" Dương Tuấn Quang 3 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel " Chất lượng của sản phẩm là tổng hợp những tính chất, đặc trưng của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong điều kiện sản xuất - kỹ thuật- kinh tế - xã hội nhất định". Theo GS, TS Đỗ Văn Phức[2, tr 44], chất lượng sản phẩm là mức độ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng; Chất lượng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng các yếu tố đầu vào và chất lượng của các công việc tham gia tạo ra sản phẩm đầu ra đó; Điều quan trọng đầu tiên thuộc quản lý chất lượng sản phẩm là phải làm rõ, cụ thể hóa, chi tiết hóa các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau đó là tìm cách đáp ứng; trường hợp đáp ứng gần sát nhu cầu là trường hợp chất lượng cao. Những tính chất đặc trưng đó thường được xác định bằng những chỉ tiêu, những thông số về kinh tế- kỹ thuật- thẩm mỹ...có thể cân, đo, tính toán được, đánh giá được. Như vậy chất lượng của sản phẩm là thước đo của giá trị sử dụng. Cùng một giá trị sử dụng, sản phẩm có thể có mức độ hữu ích khác nhau, mức chất lượng khác nhau. Một sản phẩm có chất lượng cao là một sản phẩm có độ bền chắc, độ tin cậy cao, dễ gia công, tiện sử dụng, đẹp, có chi phí sản xuất, chi phí sử dụng và chi phí bảo dưỡng hợp lí, tiêu thụ nhanh trên thị trường, đạt hiệu quả cao. Như vậy, chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Quan niệm chất lượng sản phẩm hàng hoá nêu trên thể hiện một lập luận khoa học toàn diện về vấn đề khảo sát chất lượng, thể hiện chức năng của sản phẩm trong mối quan hệ: " sản phẩm - xã hội - con người" Khi đề cập đến vấn đề chất lượng sản phẩm, tức là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của nó. Mức độ thoả mãn nhu cầu không thể tách rời khỏi những điều kiện sản xuất - kinh tế - kỹ thuật - xã hội cụ thể. Khả năng thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ được thể hiện thông qua các tính chất, đặc trưng của nó. Tính kinh tế: Thể hiện ở khía cạnh chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế. Một sản phẩm có chất lượng tốt nhưng nếu được cung cấp Dương Tuấn Quang 4 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel với giá cao, vượt khả năng của người tiêu dùng thì sẽ không phải là sản phẩm có chất lượng cao về mặt kinh tế. Tính kỹ thuật: Được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu thể lượng hoá và so sánh được. Những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nhất của sản phẩm gồm: + Chỉ tiêu công dụng: Đo giá trị sử dụng của sản phẩm + Chỉ tiêu độ tin cậy: Đo mức độ hỏng hóc, mức độ dễ bảo quản, tuổi thọ. + Chỉ tiêu thẩm mĩ: Đo mức độ mỹ quan. + Chỉ tiêu công nghệ: Đánh giá mức độ tối ưu của các giải pháp công nghệ để tạo ra sản phẩm. + Chỉ tiêu sinh thái học: Đánh giá mức độ tác động của sản phẩm đến môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng. + Chỉ tiêu an toàn: Đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất và trong quá trình sử dụng. Tính xã hội: Thể hiện khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của một xã hội nhất định. Tính tương đối: Thể hiện ở sự phụ thuộc của nó vào không gian, thời gian ở mức độ tương đối khi lượng hoá chất lượng sản phẩm. Trình độ khoa học kỹ thuật của từng nước cũng như trên thế giới càng ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm cho xã hội. Người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn, do đó có những yêu cầu ngày càng cao, những đòi hỏi của họ về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng và khắt khe hơn. Do có chính sách mở cửa, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm của nhiều hãng, nhiều quốc gia khác nhau cùng một lúc. Buôn bán quốc tế ngày càng ðýợc mở rộng, sản phẩm hàng hoá phải tuân thủ những quy ðịnh, luật lệ quốc tế, thống nhất về yêu cầu chất lýợng và ðảm bảo chất lýợng. Quy luật cạnh tranh vừa là ðòn bẩy để các Doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là sức ép lớn đối với mỗi Doanh nghiệp. Trong quản trị kinh doanh, nếu không lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu trước tiên, nếu chạy theo lợi nhuận trước mắt, rõ ràng Doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra ngoài vòng quay của thị trường và dẫn đến thua lỗ phá sản. Dương Tuấn Quang 5 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Chính vì vậy, mà cạnh tranh không phải là thực tế đơn giản, nó là kết quả tổng hợp của toàn bộ các nỗ lực trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm chính là một trong những phương thức Doanh nghiệp tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt ấy trên thương trường, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp . Hiện nay vấn đề chất lượng sản phẩm đã trở thành nhân tố chủ yếu trong chính sách kinh tế của mỗi Doanh nghiệp. Như vậy, có thể tóm tắt tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm như sau: * Chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu, là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp. Nó là sự sống còn của mỗi Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. * Chất lượng sản phẩm là yếu tố hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp. * Chất lượng sản phẩm là điều kiện quan trọng nhất để không ngừng thoả mãn nhu cầu thay đổi liên tục của con người. Hình 1.1 Vi trí, vai trò của chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Mức độ khoa học của các Chất lượng và động cơ làm việc của người lao động Chất lượng sản phẩm Tiêu thụ và hiệu quả KD của DN chính sách quản lý của doanh nghiệp Dương Tuấn Quang Trình độ khoa học công nghệ Giá thành và thời gian sản phẩm 6 Tồn tại và phát triển của DN CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel 1.2 Phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [2, tr 385], để trả lời câu hỏi 2 cần đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm. Muốn đánh giá phải có phương pháp đánh giá. Kết quả đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm chỉ có sức thuyết phục khi phương pháp đánh giá được chọn dùng có hàm lượng khoa học cao. Phương pháp đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bao gồm 4 yếu tố cấu thành. Từng thành tố có cơ sở khoa học, có lý góp phần đem lại kết quả đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có sức thuyết phục cao. Các thành tố đó như sau: 1. Bộ chỉ số: Các chỉ số được thiết lập xuất phát từ bản chất, mục tiêu và bao quát tình hình chất lượng sản phẩm: về mặt lượng, về mặt giá trị, về mặt cơ cấu, về mặt chi phí quản lý chất lượng, chi phí xử lý khiếu nại của khách hàng... 2. Bộ dữ liệu: Dữ liệu, số liệu dùng để tính toán các chỉ số, so sánh đánh giá phải đảm bảo chất lượng, dùng được. Nếu là số liệu thống kê thì phải là số liệu thực. Nếu là dữ liệu điều tra, khảo sát (thống kê không chính thức) thì mẫu được chọn phải đại diện (đối tượng điều tra và quy mô hợp lý, hướng dẫn chi tiết, cụ thể, xử lý kết quả một cách khoa học). 3. Chuẩn so sánh chấp nhận được, tạm coi là chuẩn. Chuẩn chấp nhận được là mức đạt của từng chỉ số của đối thủ cạnh tranh thành đạt nhất. Chuẩn tạm coi là chuẩn phải là kết quả xin ý kiến chuyên gia về trị số của từng chỉ số. 4. Cách lượng hóa từng chỉ số và đánh giá chung kết định lượng tình hình tương đối hợp lý Về chỉ số 1: Mức độ đạt chất lượng về mặt số lượng. Đây là tỷ lệ % sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, được tính bằng số lượng sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng/tổng số sản phẩm doanh nghiệp sản xuất trong kỳ x 100%. Đây là chỉ số phản ánh tình hình chất lượng sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp cụ thể. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về mặt số lượng càng cao, điểm cho chất lượng sản phẩm của doanh Dương Tuấn Quang 7 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel nghiệp cụ thể theo chỉ số này càng gần 20, tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó càng tốt. Khi đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất theo chỉ số 1, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng và tính chất của các chỉ tiêu, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định giá trị bằng số của các chỉ tiêu đó. Thông thường các phương pháp này được quy định trong các tiêu chuẩn. Các phương pháp đánh giá chất lượng có thể phân loại như sau: Phương pháp phòng thí nghiệm. Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật cơ bản đồng thời cũng là các thông số về chất lượng tiêu dùng của sản phẩm (công suất động cơ, tốc độ quạt gió, hàm lượng các chất, độ mài mòn) hoặc khi trình độ chất lượng được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Phương pháp này được tiến hành trong các phòng thí nghiệm với những thiết bị máy móc chuyên dùng và kết quả thu được là những số liệu dưới dạng những quan hệ về số lượng rõ ràng, khách quan. Phương pháp này đòi hỏi nhiều chi phí và không phải ai cũng thực hiện được. Mặt khác, đối với một số các chỉ tiêu về tình trạng sản phẩm, tính thẩm mỹ, mùi, vị (đối với các sản phẩm thực phẩm), sự thích thú phương pháp này không phản ánh được. Căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp phòng thí nghiệm được thực hiện bằng các cách khác nhau: Phương pháp đo là phương pháp dựa trên những thông tin thu được nhờ sử dụng các phương tiện đo. Phương pháp này xác định trực tiếp các chỉ tiêu như khối lượng, cường độ dòng điện, số vòng quay, tốc độ roto Phương pháp phân tích hóa lý. Phương pháp này xác định thành phần hóa học, hàm lượng các chất, tạp chất, một số tính chất lý học, sự co giãn, kéo dài của sản phẩm. Phương pháp ghi chép Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được bằng cách đếm các biến số nhất định, các vật thể, các chi phí. Ví dụ: số hư hỏng khi thử nghiệm Dương Tuấn Quang 8 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel sản phẩm, chi phí cho chế tạo, sử dụng sản phẩm, số bộ phận tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa, số bộ phận được cấp bằng phát minh. Phương pháp tính toán Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng các thông tin nhận được nhờ các mối quan hệ lý thuyết hay nội suy. Phương pháp này sử dụng chủ yếu để xác định một số chỉ tiêu ở giai đoạn thiết kế. Ví dụ: các chỉ tiêu năng suất, tuổi thọ, tính bảo toàn, tính dể sử chữa được xác định bằng phương pháp tính toán. Khi cần thiết để tính toán các chỉ tiêu, có thể sử dụng các số liệu được tính toán bằng các phương pháp khác. Phương pháp cảm quan Đây là phương pháp dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được nhờ phân tích cảm giác của các cơ quan thụ cảm: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. Các cơ quan thụ cảm đóng vai trò thu nhận cảm giác. Giá trị của các chỉ tiêu chất lượng được xác định bằng cách phân tích các cảm giác đó trên cơ sở kinh nghiệm đã tích lũy và được biểu thị bằng một hệ thống điểm. Phương pháp này được dùng phổ biến để xác định giá trị của các chỉ tiêu chất lượng thực phẩm và một số chỉ tiêu thẩm mỹ như: mùi, vị, mode, trang trí.. Phương pháp cảm quan phụ thuộc rất nhiều vào: - Trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khả năng của các chuyên viên giám định. - Mang tính chủ quan, phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của chuyên viên. Chính vị vậy, kết quả ít chính xác so với phương pháp thí nghiệm nhưng lại đơn giản, ít tốn kém, nhanh. Trong thực tế, người ta kết hợp một số phương tiện, máy móc để nâng cao sự cảm nhận của các giác quan của con người. Tùy trình độ kỹ thuật của mỗi nước và mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng người ta tính đến hệ số quan trọng của phương pháp cảm quan và thông tin. Ở các nước có trình độ công nghệ cao, sản xuất ổn định, thiết bị hiện đại, nói chung các chỉ tiêu hóa lý, vệ sinh đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quy định nên người ta cố gắng phấn đấu thỏa mãn các yêu cầu về cảm quan. Do đó, kết quả phương pháp cảm quan có thể chiếm 80%, 90% trong quyết định về mức chất lượng sản phẩm. Dương Tuấn Quang 9 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Ở những nước có trình độ công nghệ kém, thiết bị không hiện đại người ta chú ý nhiều đến việc đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý; việc kiểm tra, đánh giá chủ yếu dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật, các chỉ tiêu về cảm quan đóng vai trò thứ yếu, thường chiếm 30%, 40% toàn bộ kết quản đánh giá. Hiện nay, một số vấn đề cấp thiết được đặt ra, làm sao biểu thị được mối quan hệ tương hỗ của các chỉ tiêu chất lượng thành phần trong cấu thành chất lượng tổng hợp của sản phẩm, để có thể lượng hóa được chất lượng tổng hợp của sản phẩm này với sản phẩm khác thông qua sự đương lượng hóa bằng hệ số chất lượng. Để giải quyết những vấn đề trên, trong những năm 60 của thế kỷ XX, người ta đã phát triển phương pháp cảm quan thành phương pháp chuyên gia. Về chỉ số 2: Mức độ đạt chất lượng về mặt giá trị. Đây là tỷ lệ % giá trị của số sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, được tính bằng giá trị của số lượng sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng/giá trị của toàn bộ sản phẩm doanh nghiệp sản xuất trong kỳ x 100%. Đây là chỉ số phản ánh tình hình chất lượng sản phẩm về mặt kinh tế trong kỳ của doanh nghiệp cụ thể. Chỉ số này có trọng số đánh giá cao hơn chỉ số 1 là 1,5 lần (30/20) vì nó phản ánh nhiều nhất tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cần lấy kết quả thống kê sản phẩm ở chỉ số 1 nhân với giá trị hạch toán để xác định chỉ số 2 này. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về mặt giá trị càng cao, điểm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cụ thể theo chỉ số này càng gần 30, tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó càng tốt. Về chỉ số 3: Mức độ đạt chất lượng về mặt cơ cấu sản phẩm. Doanh nghiệp thường xác định cơ cấu sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng đem lại hiệu quả cao nhất. Do vậy cần đánh giá chất lượng về cơ cấu sản phẩm bằng cách so sánh cơ cấu sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng thực tế với cơ cấu sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng mong đợi. Đây là chỉ số phản ánh tình hình chất lượng sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp cụ thể. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về mặt cơ cấu càng cao, điểm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cụ thể theo chỉ số này càng gần 20, tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó càng tốt. Dương Tuấn Quang 10 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Về chỉ số 4: Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Doanh nghiệp sản xuất do nhiều yếu tố thường có thứ phẩm sản phẩm bị lỗi có thể và nên khắc phục thành chính phẩm. Chi phí khắc phục loại sản phẩm này/giá thành toàn bộ sản phẩm x 100% = Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt yêu cầu. Đây hoàn toàn là chỉ số phản ánh tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cần lấy số liệu từ các hợp đồng, biên bản xử lý để tính chỉ số này và so sánh với mức độ của doanh nghiệp cùng loại thành đạt để đánh giá, cho điểm. Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt yêu cầu càng thấp, điểm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cụ thể theo chỉ số này càng gần 15, tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó càng tốt. Về chỉ số 5: Mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng. Doanh nghiệp sản xuất do nhiều lý do thường có phế phẩm sản phẩm bị lỗi không thể và không nên khắc phục thành chính phẩm. Loại sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng gây cho doanh nghiệp tổn thất nhiều mặt: lãng phí vật chất, thời gian; tài chính; uy tín, thương hiệu. Đây hoàn toàn là chỉ số phản ánh tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cần lấy số liệu từ các biên bản thanh lý để tính chỉ số này và so sánh với mức độ của doanh nghiệp cùng loại thành đạt để đánh giá, cho điểm. Mức độ tổn hại do sản phẩm không đạt yêu cầu càng thấp, điểm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp cụ thể theo chỉ số này càng gần 15, tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó càng tốt. Theo chúng tôi 5 chỉ số nêu trên phản ánh khá đầy đủ các bình diện của tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Phương pháp chúng tôi đề xuất sử dụng có bộ tiêu chí hợp lý; bộ dữ liệu gồm số liệu thống kê và số liệu điều tra, khảo sát tương đối sát đúng; chuẩn so sánh là mức độ của đối thủ cạnh tranh thành đạt cùng thời gian chấp nhận được; cách lượng hóa chấp nhận được được coi là phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được trình bày tóm lược ở bảng sau: Dương Tuấn Quang 11 CH QTKD BK – 2011B Đề tài : Đánh giá và giải pháp cải thiện tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Sumi-Hanel Bảng 1.1 Tóm lược phương pháp đánh giá chung kết định lượng tình hình chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp SXCN Bộ chỉ số Cách xác định Chuẩn so sánh Điểm tối đa 1. Mức độ đạt chất lượng Số SP đạt chất sản phẩm về mặt số lượng lượng/Toàn bộ SP x100% Mức đạt của ĐTCT thành công; theo chuyên gia 20 2. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về giá trị Giá trị số SP đạt chất lượng/Giá trị toàn bộ SP x 100% Mức đạt của ĐTCT thành công; theo chuyên gia 30 3. Mức độ đạt chất lượng sản phẩm về cơ cấu Giá trị số SP dùng cơ cấu chất lượng /Giá trị toàn bộ SP x 100% Mức đạt của ĐTCT thành công; theo chuyên gia 20 4. Mức độ chi phí cho khắc phục sản phẩm chưa đạt chấtt lượng Chi phí khắc phục số SP chưa đạt chất lượng /Doanh thu toàn bộ SP x 100% Mức đạt của ĐTCT thành công; theo chuyên gia 15 5. Mức độ tổn hại đối với mục tiêu chiến lược, thương hiệu do sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng Trị giá tất cả các loại tổn hại/Toàn bộ tài sản x 100% Mức đạt của ĐTCT thành công; theo chuyên gia 15 Xếp loại Khoảng điểm Loại A 75 – 100 Loại B 51 – 74 Loại C Dưới 50 Dương Tuấn Quang 12 CH QTKD BK – 2011B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan