Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn đạo đức nhà báo ở tỉnh sơn la hiện nay...

Tài liệu Luận văn đạo đức nhà báo ở tỉnh sơn la hiện nay

.PDF
105
696
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- LÊ HUY THÀNH ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- LÊ HUY THÀNH ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO Ở TỈNH SƠN LA HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Đăng Sinh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Đăng Sinh. Các số liệu và dẫn chứng trích dẫn, sử dụng trong luận văn rõ ràng, trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Lê Huy Thành 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Đăng Sinh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Chủ nhiệm khoa và các giảng viên trong khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ban lãnh đạo và các nhà báo, đồng nghiệp tại tỉnh Sơn La. Những người thân, gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả Lê Huy Thành 3 MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa 1 Lời cam đoan 2 Lời cảm ơn 3 Mục lục 4 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 6 Mở đầu 7 Chương 1 Đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La, một số vấn đề lý luận 14 và thực tiễn 1.1. Những vấn đề cơ bản của đạo đức nhà báo 14 1.1.1. Khái niệm đạo đức 14 1.1.2. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 16 1.1.3. Khái niệm đạo đức nhà báo 16 1.1.4. Vai trò của đạo đức nhà báo trong hoạt động báo chí 20 1.1.5. Những yêu cầu về đạo đức nhà báo 25 1.1.6. Khái quát về đội ngũ nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay 38 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn 43 La hiện nay 1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La 43 1.2.2. Sự phát triển của truyền thông 50 1.2.3. Ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường 54 Tiểu kết chương 1 59 Chương 2. Thực trạng và giải pháp nâng cao đạo đức nhà báo ở 61 tỉnh Sơn La hiện nay 2.1. Thực trạng đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La 4 61 2.1.1. Những biểu hiện tích cực và nguyên nhân 61 2.1.2. Những biểu hiện tiêu cực và nguyên nhân 82 2.2. Giải pháp nâng cao đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay 85 2.2.1. Đối với đội ngũ nhà báo tỉnh Sơn La 85 2.2.2. Đối với cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí của tỉnh Sơn La 87 Tiểu kết chương 2 93 Kết Luận 95 Danh mục tài liệu tham khảo 99 Bảng hỏi điều tra đạo đức nhà báo trên địa bàn tỉnh Sơn La 103 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XHCN: Xã hội Chủ nghĩa STV: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La VTV: Đài Truyền hình Việt Nam PT-TH: Phát thanh Truyền hình. BTV: Biên tập viên PV: Phóng viên PTV: Phát thanh biên KTV: Kỹ thuật viên UBND: Ủy ban nhân dân HĐND: Hội đồng nhân dân MTTQ: Mặt trận Tổ quốc KT-VH: Kinh tế - văn hóa 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhắc đến nhà báo, nhiều người đã nhớ đến rất nhiều nhà báo dũng cảm, trung thực, tài giỏi và hết lòng vì nghề. Họ là những người luôn nghĩ đến lương tâm nghề nghiệp cùng với những phẩm chất khác; có tầm hiểu biết và nhận thức sâu sắc về cuộc sống, đôi lúc phải hy sinh cái riêng vì chuyện chung, vượt qua những chướng ngại để hoàn thành nhiệm vụ,. Song cũng chưa bao giờ báo chí nói chung, người làm báo nói riêng phải chịu sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường như hiện nay. Trong con lốc xoáy của nền kinh tế thị trường, có nhà báo đi ngược lại với tiêu chí đạo đức nghề nghiệp cần có. Tình trạng thương mại hóa báo chí luôn là một nguy cơ hiện hữu, cần phải cảnh báo với hoạt động báo chí hiện nay. Chính điều này đã nhắc nhở người làm báo “ngòi bút phải gắn liền với đạo đức nghề nghiệp”. Đó là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Có một thời khi nói đến nhà báo không ít người liên tưởng đến đời sống vật chất khó khăn nên mới có câu “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo… nhà nghèo”. Câu nói có vẻ như cay đắng, nhưng tựu chung vẫn là sự trân trọng cho những người được cho là trí thức của xã hội nhưng chưa nhận được sự ưu ái đúng mức. Hồi ấy, phóng viên vẫn đi làm bằng xe đạp nhưng vẫn đều đều có mặt ở những nông trường, vùng sâu, vùng xa để đưa tin, viết bài. Khó khăn lắm mới có được bài đăng báo, nhưng tiền nhuận bút chỉ đủ bao bạn bè chầu cà phê sáng. Ấy vậy mà lúc bấy giờ hiếm nghe một câu than phiền nào về đạo đức người làm báo. Thế rồi khi đất nước đổi mới, vai trò báo chí được phát huy và dần “thoát nghèo”. Chuyện phóng viên phải cọc cách trên chiếc xe đạp lùi về dĩ vãng, công nghệ thông tin đã thay dần những trang giấy, nhưng cùng với đó 7 bắt đầu xuất hiện những vụ bê bối dính líu đến nhà báo. Những “con sâu làm rầu nồi canh” lác đác xuất hiện trên các trang báo. Thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp một vài bài viết thông tin sai sự thật, thông tin méo mó, không quan tâm đến hậu quả của thông tin, đưa tin không khách quan vì mục đích vụ lợi hoặc vì năng lực chuyên môn kém. Một vài phóng viên trẻ, mới vào nghề muốn nhanh chóng có nhiều bài được đăng tải trên mặt báo để tạo tên tuổi. Một số ít nhà báo đã lợi dụng danh nghĩa nhà báo sách nhiễu địa phương, doanh nghiệp, vi phạm đạo đức nhà báo… gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy, những năm gần đây, vấn đề nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo luôn được Hội Nhà báo các cấp quan tâm và thường xuyên nhắc nhở hội viên. Thiết nghĩ, đạo đức nghề nghiệp phải được đặt trong các mối quan hệ của nhà báo. Hay nói cụ thể, nhà báo phải có trách nhiệm với từng tác phẩm và sản phẩm, đứa con tinh thần do mình tạo ra. Trong một tình huống cụ thể, nhà báo xác định phải ứng xử như thế nào để phù hợp với quy tắc đạo đức, mang lại điều mà xã hội và công chúng mong đợi. Một con sâu làm rầu nồi canh, người ta có thể đổ đi để nấu nồi canh khác, nhưng một nhà báo nếu tác phẩm vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì không những gây hậu quả xã hội to lớn mà còn khó có thể lấy lại được danh dự và uy tín của cơ quan báo chí, nền báo chí đối với công chúng xã hội. Tại tỉnh Sơn La, hiện có hơn 400 nhà báo. Việc tìm hiểu vấn đề đạo đức của những người làm báo ở tỉnh Sơn La để nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả các ấn phẩm báo chí, xây dựng uy tín của các cơ quan báo chí trên địa bàn… cũng đang là vấn đề đặt ra cấp thiết. Chính vì vậy, người viết chọn đề tài “Đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đã có một số công trình 8 nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước đề cập đến. 2.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Một số nghiên cứu của các tác giả người Nga đã được dịch ra tiếng Việt như: + Cuốn “Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo” của G.V.Ladutina (do Hoàng Anh biên dịch, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội in và phát hành năm 2004). Tác giả đã đề cập về lịch sử vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhà báo, về hoạt động của đạo đức nghề nghiệp trong báo chí, quan điểm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, về các nguyên tắc cơ bản trong nghề báo. + Trong tập 2 cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của E.P.Prôkhôrốp (do Đào Tấn Anh, Đới Thị Kim Thoa dịch, NXB Thông tấn, Hà Nội, in và phát hành năm 2004) tác giả đã bàn đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong chương V (từ trang 258-318). Trong đó, tác giả đã đưa ra định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, các quy định đạo đức trong mối quan hệ giữa nhà báo – công chúng, nhà báo – nguồn tin, nhà báo – nhân vật trong tác phẩm, nhà báo – tổng biên tập, nhà báo – các đồng nghiệp. + Trong tập 2 cuốn “Báo chí truyền hình” – sách tham khảo nghiệp vụ của X.L.Xvích, A. Ia. Iurôpxki (do Đào Anh Tấn dịch, NXB Thông tấn, in và phát hành năm 2004), tác giả đã đề cập đến các những nguyên tắc đạo đức trong báo chí truyền hình. + Cuốn “Giao tiếp trên truyền hình trước ống kính và sau ống kính camera” của X.A.Muratốp là cuốn sách tham khảo nghiệp vụ báo chí (Đào Tấn Anh dịch, NXB Thông tấn, Hà Nội, in và phát hành năm 2004). Tác giả đã đề cập đến những nguyên tắc đạo đức của báo chí truyền hình (tại mục 4, từ trang 269-317). Trên thế giới, những quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà báo đã xuất 9 hiện từ rất lâu. Ví như, năm 1971, cộng đồng châu Âu thông qua Tuyên ngôn về các nghĩa vụ và quyền lợi của nhà báo (thường gọi tắt là Hiến chương Munich). Ở Anh cũng có “Bản hiến chương của Nghiệp đoàn quốc gia các nhà báo Anh”, hay các hãng thông tấn như Associated Press có “Bản qui tắc đạo đức nghề nghiệp” Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các hãng thông tấn, các tập đoàn truyền thông ở nước ngoài có sự khác biệt so với điều kiện ở nước ta, do đó, tính chất đạo đức nghề nghiệp ở các nước cũng khác với thực tế ở Việt Nam. 2.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Ở Việt Nam, hiện bước đầu đã có những tài liệu nghiên cứu về vấn đề này. Nhiều cuộc hội thảo do Hội nhà báo Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đã bàn thảo và có nhiều tham luận của các chuyên gia, các nhà báo lão thành, lãnh đạo các cơ quan báo chí về đạo đức nhà báo. Trên các tạp chí, trang web chuyên ngành cũng đã có nhiều bài viết về đạo đức nghề báo. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở nước ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở. Cụ thể, có một số công trình nghiên cứu đề cập đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo như sau: + Cuốn “Hồ Chí Minh về vấn đề báo chí” của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (Cục Xuất bản, H.1995) tập hợp nhiều tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm của Hồ Chí Minh bàn về vấn đề báo chí, trong đó có đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. + Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004), tại chương 10, các tác giả đã bàn về đạo đức nghề nghiệp nhà báo thông qua các nguyên tắc trong hoạt động thực tiễn của nghề báo. + Cuốn “ Những vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (NXB Lý luận chính trị, năm 2007) bàn về đạo đức nghề 10 nghiệp của người làm báo từ trang 189 - 206. Các tác giả cho rằng, muốn nâng cao đạo đức nghề nghiệp thì phải nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của nhà báo. + Cuốn “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Thị Trường Giang (Nxb Chính trị hành chính, 2010), tác giả đề cập sâu đến các vấn đề của đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, thực trạng hiện nay, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam. + Đầu năm 2014, TS. Nguyễn Thị Trường Giang tiếp tục cho ra mắt cuốn “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” (Nxb CTQG Sự thật). Tác giả đã công phu sưu tầm và biên dịch nhiều quy ước đạo đức từ những nguồn khác nhau, và cuối cùng chọn 100 bản để nghiên cứu, phân tích, từ đó đề xuất kiến giải của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, thông qua khảo sát đội ngũ nhà báo nhằm đánh giá thực trạng đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề đạo đức nhà báo. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Đạo đức nhà báo là một bộ phận của đạo đức xã hội. Nếu thực hiện tốt các giải pháp nâng cao đạo đức nhà báo sẽ góp phần phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở tỉnh Sơn La hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 11 Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: khái niệm, vai trò, những đặc trưng nghề nghiệp, những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Thông qua khảo sát đội ngũ nhà báo để đánh giá thực trạng đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La hiện nay. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về đạo đức nhà báo ở tỉnh Sơn La từ 1986 đến nay. 8. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp phân tích nội dung; phương pháp phỏng vấn; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp... 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 10. Tóm tắt những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 10.1. Những luận điểm cơ bản Đạo đức nhà báo là một bộ phận cấu thành của đạo đức xã hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phẩm chất của nhà báo. Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, nhà báo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, trước hết phải thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp. 10.2. Đóng góp mới của luận văn Từ kết quả đạt được, luận văn có những điểm mới về mặt khoa học sau: Đề tài có ý nghĩa đối với ngành báo chí, các cơ sở nghiên cứu và đào 12 tạo báo chí - truyền thông. Luận văn hệ thống lại và bổ sung thêm một số vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo ở tỉnh Sơn La nói riêng. Luận văn cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong sáng tạo tác phẩm báo chí. Ngoài ra, luận văn có thể giúp cho những người quan tâm có thông tin và kiến thức cũng như cái nhìn về đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo hiện nay. 13 CHƯƠNG 1. ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO Ở TỈNH SƠN LA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Những vấn đề cơ bản của đạo đức nhà báo 1.1.1. Khái niệm đạo đức Thuật ngữ “đạo đức” trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, bao gồm hai nét nghĩa gộp lại: “đạo” – con đường, quy luật sinh thành, tồn tại, biến hóa của vạn vật và “đức”- bản chất, tính chất của các loài. Theo nghĩa đó, mỗi loài có những tính chất riêng của nó để phân biệt với các loài khác. Tuy nhiên, đó là tiếp cận từ góc độ chiết tự “đạo” và “đức”, còn đạo đức với nghĩa là những chuẩn mực được con người thừa nhận và thực hiện thì chỉ có ở xã hội loài người. Do vậy, khái niệm “đạo đức” chỉ dùng cho con người, nó hàm nghĩa những chuẩn mực mà con người trong xã hội cùng đặt ra vào cùng tuân thủ. Theo quan niệm phương Đông, đạo đức có nghĩa là “đạo làm người”, bao gồm nhiều chuẩn mực về các mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bạn bè, anh em… Ở phương Tây, khái niệm đạo đức bắt nguồn từ chữ “mos” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “lề thói”, moralis có nghĩa là “thói quen”. Như vậy, khi nói đến đạo đức là nói đến các lề thói và tập tục biểu hiện trong mối quan hệ giao tiếp hàng ngày giữa người với người. Khái niệm quốc tế của đạo đức là “moral” [7, tr.9-10 ] Theo C.Mác, đạo đức là một “hình thái ý thức xã hội” chịu sự tác động qua lại của các hình thái ý thức xã hội khác và cùng với các hình thái ý thức xã hội ấy, đạo đức chịu sự quy định của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Do đó, đạo đức có “bản chất xã hội”. Ngày nay, đạo đức được định nghĩa “là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, 14 chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội” [7, tr.8] Như vậy, những chuẩn mực đạo đức được chính con người sáng tạo ra và tuân thủ, nhằm điều chỉnh hành vi của con người. Những chuẩn mực cụ thể tùy vào quan niệm của từng thời đại, từng vùng, miền… với mục đích là đem lại lợi ích cho bản thân mình và người khác, nghĩa là đem lại lợi ích cho xã hội. Đạo đức đánh giá hành vi con người theo các chuẩn mực và các giá trị như thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, đúng và sai, cái phải làm và cái không được làm, cái nên làm và cái không nên làm…Việc yêu nước, thương dân, kính trên, nhường dưới, hiếu thuận với cha mẹ, đối xử chan hòa với anh em, bạn bè, làng xóm… đều do các chuẩn mực của đạo đức xã hội chi phối hành vi cá nhân. Chuẩn mực đạo đức giúp con người có khả năng tự hoàn thiện mình và phát triển ngày một văn minh, tiến bộ. Xã hội loài người càng phát triển thì các chuẩn mực đạo đức càng phong phú, mang tính nhân đạo hơn, có nghĩa là đạo đức cũng luôn vận động cùng quá trình phát triển của xã hội. Về mặt xã hội, đạo đức được thể hiện bằng thái độ cụ thể của dư luận xã hội. Đó là những ý kiến, trạng thái tinh thần tán thưởng, khẳng định (tích cực) hoặc phê phán, phủ định (tiêu cực) của một số đông người đối với một hành vi, ý tưởng của cá nhân hay nhóm người nào đó. Về mặt cá nhân, đạo đức được coi là “tòa án lương tâm” có khả năng tự phê phán, đánh giá và suy xét từng hành vi, thái độ và ý nghĩ trong bản thân mỗi cá nhân. Xét về bản chất, sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự giác, là sự tự lựa chọn của mỗi người. Từ những chuẩn mực và quy tắc chung, mỗi cá nhân tự chọn lựa và có nghĩa vụ, trách nhiệm chuyển những yêu cầu đó thành nhu cầu, mục đích và sự hứng thú của bản thân. Vì vậy, ngoài biểu hiện trong các 15 quan hệ xã hội, đạo đức còn thể hiện trong thái độ, hành vi và việc tự ứng xử của bản thân mỗi con người. 1.1.2. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp Không chỉ với cộng đồng xã hội, đạo đức chi phối cả các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể của xã hội. Mỗi nghề nghiệp đều có chuẩn mực đạo đức riêng. Những chuẩn mực ấy luôn gắn bó chặt chẽ với những điều kiện, đặc điểm của nghề nghiệp cụ thể đó. Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đức trong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức nghề nghiệp bao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghề nghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội. Phẩm chất đạo đức cá nhân trong xã hội có nét chung nhưng phẩm chất đạo đức trong từng nghề nghiệp lại có những nét đặc thù và yêu cầu riêng biệt. Tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp vừa góp phần vào tăng trưởng kinh tế, vừa tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động, hoàn thiện người lao động trong nghề nghiệp đó. Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, nhưng một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và có mối quan hệ rộng rãi với nhiều người trong xã hội thì đạo đức nghề nghiệp đặc biệt được coi trọng như nghề giáo, nghề báo, nghề y, nghề luật, an ninh, tòa án…Với những nghề này, bên cạnh những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung cho tất cả các quốc gia thì mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử lại đề ra những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp riêng cho người hành nghề ở nước mình. 1.1.3. Khái niệm đạo đức nhà báo Khái niệm nhà báo 16 Theo TS. Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” thì khái niệm “nhà báo” được hiểu là: “người làm nghề viết báo chuyên nghiệp nhằm sáng tạo nên những tác phẩm báo chí, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí và được cấp thẻ nhà báo” [13, tr.44]. Điều 14 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật báo chí cũng quy định rõ: “Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Nhà báo có thể được hiểu là người tham gia thực hiện một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức – quản lý (ở nước ta không bao gồm tổ chức quản lý vĩ mô và vi mô), lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật – dịch vụ trong báo chí. Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội về những thông tin mà họ cung cấp cho công chúng xã hội, trên cả hai bình diện pháp lý và đạo đức” [10, tr.300]. Để phục vụ cho nghiên cứu ở nhiều góc độ và toàn diện, thì nhà báo có thể được nhìn nhận là những người tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm. Do vậy, trong luận văn này, khái niệm nhà báo được tác giả nghiên cứu ở phạm vi rộng theo như quan điểm của PGS.TS Nguyễn Văn Dững. Khái niệm đạo đức nhà báo Báo chí là loại hình truyền thông đại chúng quan trọng, có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội. Hoạt động báo chí bị chi phối bởi luật báo chí và những điều luật, chuẩn mực khác liên quan đến báo chí. Trong đó, có những 17 chuẩn mực rất quan trọng mà nhà báo cần tuân thủ dưới sự dẫn dắt của lương tâm và trách nhiệm, đó chính là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, tác giả E.P.Prôkhôrốp cho rằng, đạo đức nhà báo là “những quy định đạo đức không được ghi trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc về hành vi đạo đức của nhà báo” [30, tr.294]. Trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”, Phạm Thành Hưng cho rằng đây là “khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo” [19, tr.75]. TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo” cho rằng: “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định về thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp” [13, tr.36]. Trên thực tế hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như đạo đức nghề báo, đạo đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo. So với nhiều nghề nghiệp khác, đạo đức nhà báo có nội dung rất phong phú và sinh động. Bởi vì nhà báo là người đưa thông tin đến với công chúng và hướng dẫn họ nhận thức về cuộc sống hiện thời. Hơn nữa, hoạt động của nhà báo liên quan đến mỗi con người, mỗi cộng đồng, tác động đến toàn bộ xã hội. Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những nguyên tắc, chuẩn mực nghề báo chung cho tất cả các nhà báo ở tất cả các quốc gia thì từng quốc gia, từng cơ quan báo chí còn có những nguyên tắc, chuẩn mực riêng phụ thuộc vào 18 từng thời kỳ lịch sử của từng quốc gia, cơ quan báo chí đó. Chính vì thế, những phẩm chất đạo đức nhà báo như chân thật, khách quan, lòng trung thành… bao hàm nội dung giống nhau nhưng mỗi quốc gia, mỗi cơ quan báo chí lại có những yêu cầu cụ thể riêng trong từng thời kỳ lịch sử. Trên thế giới, các nền báo chí chuyên nghiệp như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… đã xây dựng cho riêng mình những bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp từ rất lâu. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, đã có hơn 100 nước có những bộ quy ước bằng văn bản được thông qua bởi các tổ chức nghề nghiệp và được thừa nhận khi hành nghề. Ví dụ nước Mỹ có “Các quy tắc đạo đức báo chí” được Hội các chủ bút báo chí Mỹ thông qua năm 1923 và “Bộ quy tắc đạo đức” của Hiệp hội chủ nhân các Đài phát thanh thông qua năm 1929. Các tổ chức quốc tế và khu vực cũng xây dựng riêng cho mình những bản quy ước, ví dụ như được biết đến nhiều nhất là bản “Những nguyên tắc quốc tế và đạo đức nghề nghiệp báo chí” do Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) khởi thảo, được các hội nhà báo thành viên thông qua và được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận. Hiện nay, hầu hết các cơ quan báo chí, tòa soạn ở các nước phát triển trên thế giới đều có Bộ Quy tắc hướng dẫn cho các phóng viên, biên tập viên của mình trong hoạt động nghề nghiệp. Ở Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được xác lập trên cơ sở thống nhất với báo chí thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam. Năm 1995, Đại hội lần thứ 6 Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua “Bản quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam”. Đến Đại hội lần thứ 8 (2005), Hội nhà báo Việt Nam đã chỉnh lý, sửa đổi thành 9 điều “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” và gần đây nhất ngày 16/12, Hội nhà báo Việt Nam công bố 10 điều về đạo đức người 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan