Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho làng nghề thuộc lưu vực sông n...

Tài liệu Luận văn đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho làng nghề thuộc lưu vực sông nhuệ, sông đáy thành phố hà nội.

.PDF
94
304
80

Mô tả:

NGUYỄN DANH THƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -----------***------------- NGUYỄN DANH THƯỞNG QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO LÀNG NGHỀ THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 2009-2011 HÀ NỘI –NĂM 2012 Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội MỞ ĐẦU Thành phố Hà Nội sau khi hợp nhất có diện tích là 3.344,7 km2, dân số trên 6,31 triệu người, trong đó có 88,3% diện tích và trên 63,5% dân số sống ở khu vực nông thôn. Hà Nội có vị trí và điều kiện thiên nhiên đặc biệt, có nền văn hóa lâu đời, có nhiều làng nghề sản xuất thủ công truyền thống, mọi người biết tới một Hà Nội xưa với gốm sứ Bát Tràng, mộc mỹ nghệ Vân Hà, đúc đồng Ngũ Xã, dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ…thì sau khi Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính mọi người còn biết đến vùng đất được mệnh danh là “đất trăm nghề”, nơi đã và đang hình thành nhiều nghề, nhiều làng nghề thủ công truyền thống, mỹ nghệ truyền thống sản xuất ra nhiều sản phẩm đẹp, mang tính kỹ sảo, nghệ thuật, mỹ thuật cao như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc; Dệt kim La Phù; Khảm trai Chuôn Ngọ; Tre đan Ninh Sở: Mây đan Phú Vinh; Nón lá làng Chuông; Sơn mài Duyên Thái; Thêu Quất Động; Tiện Nhị Khê; Mộc Chàng Sơn; Điêu khắc Dư Dụ; Sơn tạc tượng Sơn Đồng;... đến nay vẫn tồn tại và ngày càng phát triển, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Trong những năm qua, nghề và làng nghề ở Hà Nội đã có bước phát triển mới và đạt được những thành tựu nhất định. Trong quá trình phát triển, mặc dù với đặc điểm như: quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ tay nghề chưa cao, trình độ văn hóa thấp nên tiếp thu kiến thức khoa học còn hạn chế, công cụ lao động giản đơn, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, nguồn vốn đầu tư là vốn tự có của các hộ gia đình. Tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chính, không có sự hợp tác, liên kết, khả năng cạnh trạnh thấp. Song các nghề và làng nghề truyền thống cũng đã có vai trò tích cực trong việc tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp nay không còn đất nông nghiệp, thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 1 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là mối lo ngại cho toàn xã hội. Ở nhiều nơi, tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới mức nghiêm trọng: môi trường vật lý, môi trường sinh thái- cảnh quan bị suy thoái nặng nề. Các khu vực dân cư, làng xã vừa là nơi sống, vừa là nơi sản xuất với các nhà xưởng tạm bợ, nguyên vật liệu và các loại chất thải đổ bừa bãi, các nhà ở mới, cũ và nhà xưởng chen nhau tạo nên một quang cảnh hỗn loạn và ô nhiễm; nhiều diện tích mặt nước, sông, kênh mương, đất canh tác, đất dự phòng... đang bị các loại chất thải lấn dần và làm ô nhiễm... Tình trạng phát thải bừa bãi với khối lượng lớn và thường xuyên đã gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. ở nhiều làng nghề, các nhà ở phải thường xuyên đóng cửa để giảm tác động của bụi, tiếng ồn, hơi hoá chất và các khí độc (làng sắt thép, đồ gỗ, sơn, giấy, nhựa...); các công trình công cộng như trường học, trạm xá, nhà trẻ... đều nằm trong khu vực ô nhiễm nặng...Rõ ràng, các vấn đề môi trường ở các làng nghề đang là yêu cầu cấp bách hiện nay và rất cần có những biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. Đây chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy. Nhằm góp phần giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường đến lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy địa phận Hà Nội, được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của TS-Nguyễn Việt Hòa, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài với nội dung: “Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy thành phố Hà Nội”. Mục tiêu đề tài: - Đánh giá thực trạng về phát triển làng nghề và môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội. - Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội, nếu các giải pháp được triển khai áp dụng đồng bộ thì đây là những giải pháp hiệu quả và kinh tế thiết thực đối với việc giải quyết môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội, góp phần phát triển bền vững các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 2 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội Nội dung đề tài: - Tổ chức thu thập thông tin làng nghề và môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội. - Đánh giá thực trạng về phát triển làng nghề và môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội trên các lĩnh vực: số lượng, quy mô làng nghề, trình độ thiết bị, công nghệ, hiện trạng về môi trường không khí, môi trường nước, về chất thải rắn. Thực trạng và những tồn tại trong quản lý môi trường làng nghề. Xu thế phát triển làng nghề và xu thế môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội. - Đề xuất giải pháp quản lý môi trường cho làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội. Phạm vi: Luận văn nghiên cứu, mô tả thực trạng môi trường của các làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy địa bàn Hà Nội và nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy. Thông qua đó đưa ra các giải pháp quản lý để khắc phục, cải thiện môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, Sông Đáy địa bàn Hà Nội. Các số liệu minh họa trong luận văn có thời gian từ năm 2006 đến năm 2010 mang tính xác thực và có trích dẫn nguồn số liệu. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được triển khai nghiên cứu với các phương pháp tra cứu, tổng hợp tài liệu, số liệu và kế thừa sử dụng kết quả nghiên cứu khác của Sở Công thương thành phố Hà Nội. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Làng nghề và môi trường làng nghề. Chương 2: Thực trạng môi trường và quản lý môi trường ở làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy thành phố Hà Nội. Chương 3: Đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy thành phố Hà Nội. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 3 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 LÀNG NGHỀ VÀ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 1. Lịch sử phát triển, khái niệm và vai trò làng nghề Việt Nam 1.1. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Những nghề thủ công này được người dân tranh thủ làm lúc nông nhàn. Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó, mang lại lợi ích thiết thực như: các đồ dùng bằng mây, tre, lụa... phục vụ sinh hoạt; đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau. Các nghề thủ công phát triển theo từng làng và luôn gắn bó với người nông dân, trở thành nghề phụ không thể thiếu được bên cạnh nghề nông. Ngành nghề nông thôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, không chỉ làm tăng thu nhập cho nông dân mà còn tạo nên những sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa đặc trưng cho mỗi vùng, miền và được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Dù nhiều làng nghề đã bị mai một theo thời gian, nhưng hiện nay Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá...nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm như: làng nghề dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội) đã có trên 1700 năm lịch sử, làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) có hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) trải qua gần 600 năm tồn tại. Các làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định,.... 1.1.2. Các khái niệm làng nghề * Làng nghề: Là một hoặc nhiều cụm dân cư ấp, thôn, ấp, bản làng, buôn, phun sóc, hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 4 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội Tiêu chí để được công nhận làng nghề dựa theo Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 như sau: - Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. - Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận. - Chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước. * Làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theo quy định tại thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18 tháng 12 năm 2006. Đối với những làng chưa đạt tối thiểu 30% tổng số hộ và 2 năm sản xuất kinh doanh làng nghề ổn định nhưng có ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định của thông tư 116/2006/ TT - BNN thì cũng được công nhận làng nghề truyền thống. Tiêu chuẩn làng nghề truyền thống ở Hà Nội dựa theo Quyết định số 85/2009 QĐ-UBND ngày 2/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội như sau: - Về thời gian: Là làng có nghề được hình thành trên 50 năm tính đến ngày làng được đề nghị xét danh hiệu làng nghề truyền thống. - Về kinh tế: Có giá trị sản xuất từ ngành nghề nông thôn của làng chiếm tỷ trọng từ 50% trở lên so với tổng giá trị sản xuất của làng. - Về sử dụng lao động: Có tổi thiểu 30% số hộ trên địa bàn tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. - Bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn lao động theo các quy định hiện hành. - Chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, các quy định của Thành phố và địa phương. - Sản phẩm làm ra phải mang bản sắc văn hoá dân tộc, phải gắn với tên tuổi của làng. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 5 Viện Kinh tế & Quản lý Formatted: Vietnamese Deleted: như sau:(Theo Deleted: ) Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội - Đối với những làng nghề chưa đáp ứng tiêu chuẩn của môi trường theo quy định tại điểm 4 vẫn được xem xét công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống khi đã có các đề án, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường. * Làng nghề mới: Là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện nhất định để hình thành và phát triển. * Nghề truyền thống: Là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra sản phẩm độc đáo có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau: - Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm công nhận. - Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc. - Nghề gắn với tên tuổi của 1 hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề. * Làng có nghề: Là làng được hình thành cùng với sự phát triển của nền kinh tế chủ yếu do sự lan toả của làng nghề truyền thống, có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Trong đó làng có số hộ, số lao động sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên. 1.1.3. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội a. Chủ trương phát triển làng nghề Thời gian qua, xác định vai trò quan trọng của làng nghề, ngành nghề nông thôn, Đảng và Nhà nước ta đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều chính sách như Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân, tăng cường hoạt động xuất khẩu. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 6 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội Ngoài ra, tại Nghị định số 01/2008/NĐ -CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ NN&PTNT, Chính phủ giao bộ NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Trên cơ sở đó, Bộ NN&PTNT đã xây dựng, ban hành một số văn bản nhằm chỉ đạo thúc đẩy phát triển làng nghề. Có thể kể tới Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP; Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN ngày 18/4/2007 ngày 18/4/2007 về việc đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề... Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006-2015 của Bộ NN&PTNT là thực hiện “Mỗi làng một nghề”, với mục tiêu khôi phục và phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, tạo thu nhập từ phi nông nghiệp với các hoạt động như: hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đa dạng; Đào tạo nghề hỗ trợ chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Xây dựng cơ chế quản lý chất thải làng nghề. b. Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát triển các làng nghề. Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch, giao thông và những yếu tố khác về cơ sở vật chất là rất cần thiết đối với sự tăng trưởng và phát triển của các làng nghề. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo việc làm, giảm nghèo ở nông thôn thông qua việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề. Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở những nơi tập trung nhiều làng nghề như khu vực Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ, nhìn chung phát triển khá tốt do các làng nghề phần lớn được hình thành, phát triển ở những nơi tiếp cận thuận lợi mạng lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ, Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 7 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội cùng sự hỗ trợ của các chính sách từ chính quyền tỉnh/thành phố nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề. c. Làng nghề và xoá đói giảm nghèo Sự phát triển làng nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân làng nghề. Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cư làm nghề thủ công nhưng vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu kinh tế địa phương, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20-40%. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8-8,9%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề không ngừng gia tăng. Chính vì vậy có thể thấy làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với việc xoá đói giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Trên thực tế, quy mô làng nghề nhìn chung thường nhỏ, chưa thực hiện cơ chế thu hút lao động có tay nghề cao, đối với các làng nghề sản xuất theo thời vụ thì thường chỉ sản xuất vào lúc nông nhàn. Tuy nhiên, hiện nay ở những vùng sản xuất lớn, lao động trong các làng nghề làm việc hầu như quanh năm, với quy mô phát triển ngày càng lớn. Hiện nay, tại các làng nghề, trung bình mỗi cơ sở sản xuất tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo nghề cho 4-6 lao động thường xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút 200-250 lao động. Mức thu nhập của người lao động ngành nghề cao cấp cao gấp từ 3 đến 4 lần so với thu nhập của người lao động thuần nông. Điều này cũng khiến số hộ gia đình chuyển từ sản xuất thuần nông sang sản xuất công nghiệp và chuyên làm nghề ngày càng tăng. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 8 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội d. Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch Lợi ích của việc phát triển làng nghề không chỉ là ở kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần bảo tồn được giá trị văn hoá lâu dài. Điểm chung của nhiều làng nghề là thường nằm trên trục giao thông đường bộ hay đường sông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các điểm/tuyến du lịch lữ hành. Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc, các làng nghề còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hoá hay một hệ thống di tích lịch sử. Bên cạnh đó khách quan còn được tận mắt theo dõi quá trình sản xuất ra các sản phẩm, thậm chí là tham gia thực hành vào một khâu sản xuất nào đó, chính điều này tạo nên sức hấp dẫn của du lịch làng nghề. Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp/dịch vụ ở địa phương, đồng thời tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống người dân thông qua các dịch vụ phụ trợ... 1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề Theo nhiều nghiên cứu, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các làng nghề trong suốt chiều dài lịch sử đã chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội. Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề: Một là, sự biến động của nhu cầu thị trường. Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú thường xuyến biến đổi của thị trường. Sự thay đổi của thị trường tạo định hướng phát triển cho làng nghề. Sản phẩm của làng nghề muốn tồn tại và phát triển thì nó phải phù hợp với nhu cầu xã hội và có khả năng tiêu thụ lớn. Hai là, chính sách của Nhà nước. Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển hay suy vong của các làng nghề. Thời kỳ trước đổi mới, chúng ta chỉ tập trung vào phát triển kinh tế quốc doanh, do dó các làng nghề theo nghĩa là đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các hợp tác xã (HTX) đã không phát triển được. Khi chính sách mở cửa và hội nhập diễn ra, các sản phẩm của làng nghề có cơ hội phát triển nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 9 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội nhiên, đây cũng là dịp các hàng nước ngoài có điều kiện tràn vào thị trường trong nước, khiến cho các sản phẩm của làng nghề khó cạnh tranh, làm hạn chế làng nghề phát triển. Ba là, cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính viễn thông…, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Cơ sở hạ tầng có được cải thiện thì năng suất lao động, sức cạnh tranh của sản phẩm mới tăng. Bốn là, trình độ kỹ thuật và công nghệ. Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đến bất kỳ ngành nghề, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực canh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó. Năm là, vốn cho sản xuất phát triển sản xuất – kinh doanh. Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào. Việc phát triển làng nghề không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Đặc biệt khi trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư vào cải tiến công nghệ và kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sáu là, yếu tố nguyên vật liệu. Cũng giống như bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp nào, yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của làng nghề. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá cả thành phẩm của đơn vị sản xuất. Bảy là yếu tố truyền thống. Yếu tố truyền thống vừa có tác dụng hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực đối với sự phát triển của làng nghề. Đối với các sản phẩm của làng nghề truyền thống đòi hỏi phải duy trì yếu tố truyền thống với những quy ước và ràng buộc trong luật nghề. Song, đôi khi yếu tố truyền thống lại làm cản trở Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 10 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội sự phát triển của nền kinh tế nói chung, và các làng nghề nói riêng. Cái khó nhất là làm sao vừa đưa vào được những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vừa duy trì được yếu tố truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Mặc dù ngành nghề thủ công Việt Nam trong những năm qua đã chuyển biến tích cực rõ rệt đặc biệt sau khi Quyết định 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chích sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn được ban hành, song để sản phẩm của ngành nghề có khả năng thâm nhập vào một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật và EU, việc chấn hưng phát triển làng nghề còn có nhiều tồn tại nhất định. Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển làng nghề. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan, các làng nghề chưa được phục hồi đẩy đủ, còn nhiều hạn chế trong hoạt động vì vậy chưa phát huy hết được vai trò của làng nghề trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, trong việc thúc đẩy quá trình hình thành kinh tế thị trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Dự án “phương pháp điều tra lập bản đồ ngành nghề thủ công” do JICA và Bộ NN &PTNT năm 2006 tiến hành đã xác định các vấn đề nghiêm trọng tồn tại trong làng nghề nông thôn hiện nay: vốn, thông tin thị trường, và công nghệ. Chính vì các yếu tố hạn chế đó mà chất lượng sản phẩm còn kém, không đồng đều. Muốn sản phẩm được xuất khẩu thì sản phẩm cần phải có thương hiệu, thiết kế và chất lượng của sản phẩm phải được coi trọng. Hiện giờ, năng lực thiết kế mẫu của đội ngũ thợ còn hạn chế, hiểu biết về bản sắc văn hóa truyền thống chưa sâu. Hạn chế về công nghệ sản xuất và phát triển tự phát của nhiều làng nghề đã làm nhiều làng nghề ô nhiễm môi trường nặng nề. Việc xuất hiện nhóm nghề tái chế chất thải ở các địa phương đã làm tăng mức độ gây ô nhiễm môi trường. 1.1.5. Kinh nghiệm phát triển làng nghề tại một số nước châu Á Hiện nay, tại một số nước Châu Á, việc phát triển bền vững làng nghề đang được xem như là một trong những giải pháp phát triển bền vững kinh tế-xã hội. Bởi lẽ, đây chính là nơi tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho người lao động trên địa Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 11 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội bàn, đặc biệt là người nghèo thiếu hoặc không có đất. Từ đó, họ có thể nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, giúp xoá đói giảm nghèo trong khu vực nông thôn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện của mỗi nước khác nhau theo đặc điểm kinh tế của từng nước. a. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là nước có nhiều nghề truyền thống phát triển. Từ xa xưa, quốc gia này đã thực sự nổi tiếng với các sản phẩm của nghề dệt, nghề gốm, nghề giấy…, song giá trị sản xuất không đạt hiệu quả cao. Đến năm 1978, Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, mở ra thời kỳ mới với những chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc CNH nông thôn. Chính từ đây, việc phát triển nghề thủ công truyền thống và làng nghề truyền thống được quan tâm hơn dưới hình thức phát triển các xí nghiệp hương trấn (XNHT). Các XNHT không chỉ tập trung sản xuất thủ công nghiệp và chế biến nông sản như trước đây, mà đã phát triển thành các ngành: chế biến nông sản, công nghiệp và thủ công nghiệp, các nghề thủ công truyền thống, giao thông vận tải và dịch vụ thương nghiệp. Đây là một hình thức mới của CN hóa nông thôn, nó chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc tiến lên thị trường hóa. Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp mà đã thực hiện thành công nhằm hỗ trợ cho làng nghề truyền thống duy trì và phát triển: chính sách thuế, chính sách cho vay đối với các XNHT, chính sách xuất khẩu, chính sách kích cầu, chính sách bảo hộ hàng nội địa, hạn chế việc di chuyển lao động giữa các vùng cũng như từ nông thôn ra thành thị, thực hiện đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Với việc giải quyết 12 triệu lao động dư thừa từ nông thôn mỗi năm, tốc độ tăng trưởng 22-30% năm, XNHT đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. b. Kinh nghiệm của Thái Lan Thái Lan cũng có một nét chung là có nhiều ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống được hình thành và phát triển từ lâu. Cũng như Trung Quốc, chính phủ Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 12 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Lan cũng đã ban hành các chính sách và biện pháp cụ thể về tín dụng nhằm bảo đảm phát triển các nghề phi nông nghiệp và nghề truyền thống ở nông thôn. Đặc biệt, năm 1999, sau khi đi thăm quan tại Nhật Bản, chính phủ Thái Lan đã học tập kinh nghiệm và phát động chương trình “One Tambon, One Product” (Tiếng Thái Tambon nghĩa là “làng”), tạm dịch là “Mỗi làng, một sản phẩm”. Chương trình này chính thức được hoạt động vào tháng 10 năm 2001. Trong chương trình này, chính phủ Thái Lan hỗ trợ mỗi làng làm một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao, chủ yếu hỗ trợ ở khâu tiếp thị, xúc tiến bán hàng, tập huấn và chuyển giao công nghệ cho nông dân. Chính phủ Thái Lan cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2002, chương trình này đã đem lại 3,66 tỷ Baht (84,2 triệu USD) lợi nhuận cho nông dân. Năm 2003, các làng tham gia chương trình “ mỗi làng một sản phẩm” đã đạt mức 30,8 tỷ Baht, tăng 13% so với năm 2002. Nhờ phong trào này mà giờ đây nhiều sản phẩm của Thái Lan được nhiều người biết đến. c. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất thế giới. Nhật Bản cũng là nước đầu tiên ở Châu Á từ một nước nông nghiệp lạc hậu thực hiện quá trình công nghiệp hoá thành công. Cho đến nay ở Nhật Bản có 867 nghề thủ công truyền thống được duy trì và phát triển. Người Nhật coi đây là một kho tàng quý báu của dân tộc. Để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, Nghị viện Nhật Bản năm 1974 đã ban hành Luật phát triển làng nghề thủ công truyền thống. Được sự hỗ trợ của chính phủ, phong trào “mỗi làng một sản phẩm” được khai sinh tại quận Oita vào năm 1979 với ý tưởng làm sống lại các ngành nghề thủ công truyền thống, Có hai khẩu hiệu nổi tiếng là: “Nghĩ về tổng thể, hành động ở địa phương” và “Độc lập và sáng tạo”. Nhờ phong trào, một số sản phẩm truyền thống của Oita trở thành nổi tiếng không chỉ trong Nhật Bản, mà còn cả trên thị trường nhiều nước. Một giải pháp rất quan trọng khác đã được thực hiện là thành lập Hiệp hội khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống (gọi tắt là Hiệp hội Nghề truyền thống). Nhiệm vụ của Hiệp hội là khôi phục và chấn hưng ngành sản xuất hàng thủ Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 13 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội công mỹ nghệ truyền thống trong cả nước, đồng thời làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu đúng và rõ về hàng công nghệ truyền thống. 1.2. Môi trường làng nghề Việt Nam 1.2.1. Phân loại làng nghề Có nhiều cách phân loại làng nghề như: Phân loại theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới; Phân loại theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ; Phân loại theo ngành nghề sản xuất, theo loại hình sản phẩm; Mỗi cách phân loại khác nhau có đặc thù riêng, phục vụ cho mục đích riêng khác nhau. Khi quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề và tìm giải pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề, thì nên sử dụng cách phân loại làng nghề theo ngành nghề sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả. Thực tế cho thấy, mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên liệu, nhiên liệu, quy trình sản xuất, chất thải và đặc trưng nguồn chất thải khác nhau, nên tác động đến môi trường cũng khác nhau. Dựa trên yếu tố tương đồng về ngành nghề sản xuất, đặc trưng sản phẩm có thể phân chia hoạt động làng nghề ở Việt Nam ra làm 6 nhóm ngành chính với những đặc điểm riêng như sau: - Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng với các các sản phẩm như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, làm miến dong, làm bún, bánh đậu xanh, bánh gai,… với các nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đỗ,…được cung cấp từ nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam. - Làng nghề ươm tơ, dệt vải, may đồ da: Nhóm nghề này bao gồm: dệt nhuộm, may, tơ tằm, may đồ da,.. với các sản phẩm như tơ tằm, vải dệt nhuộm, thêu ren trên vải, giày dép da, túi da,…Có những sản phẩm không những chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang cả giá trị nghệ thuật cao. Nhóm này tập trung chủ yếu là dệt nhuộm, nhiều làng có từ lâu đời với sản phẩm mang đậm nét địa phương như dệt lụa Vạn Phúc. Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thống chất lượng cao không thay Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 14 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội đổi nhiều, có nhiều lao động tay nghề cao, lao động nghề đã trở thành lao động chính. - Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Làng nghề thuộc nhóm này cũng được hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, không có sự thay đổi lớn. - Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình, gắn chặt với các hoạt động tái chế chất thải kim loại, giấy, nhựa. Các làng nghề chế tạo cơ khí và đúc kim loại cũng được xếp vào nhóm này vì các làng nghề này chủ yếu sản xuất từ nguyên liệu là sắt vụn tái chế. Đa số các làng nghề loại này phân bố khu vực phía Bắc, công nghệ sản xuất đã từng bước được cơ khí hóa. - Làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: Nhóm này chiếm tỷ trọng lớn đến hơn 40% trong tổng số các làng nghề ở Việt Nam, có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét đặc điểm văn hóa của vùng miền địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất hầu như không thay đổi, lao động thủ công đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo. Nhóm làng nghề này bao gồm các làng nghề: gốm, sành sứ thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc đá, chạm mạ bạc, sản xuất may tre đan, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren,… - Nhóm làng nghề khác: Bao gồm các làng nghề còn lại không thuộc các nhóm làng nghề nêu trên. Nhóm này bao gồm các làng nghề như: chế tạo nông cụ thô sơ (như cày, bừa, cuốc, xẻng, liềm), mộc gia dụng, đóng thuyền, đan vó lưới, làm quạt giấy, dây thừng, làm lưỡi câu,…Các làng nghề thuộc loại này cũng thường xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng tương đối ổn định. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 15 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội 1.2.2. Đặc điểm của ô nhiễm môi trường tại làng nghề Bên cạnh mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng đã gây ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường, làm suy thoái môi trường và tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân. Với những đặc thù riêng và những tồn tại trong phát triển làng nghề, hiện trạng môi trường làng nghề mang một số đặc điểm sau: - Ô nhiễm môi trường làng nghề là hình thái ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực như: thôn, làng, xã ở nông thôn. Khu vực này lại là tập hợp của nhiều hình thái ô nhiễm dạng điểm được tạo ra từ những cơ sở sản xuất nhỏ. Ô nhiễm này ảnh hưởng trực tiếp đến không gian liền kề là khu sinh hoạt dân cư. - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước, không khí, đất trong khu vực dân sinh. Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà loại chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng khác nhau. - Ô nhiễm môi trường làng nghề ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe người lao động, dân cư làng nghề và một số khu vực xung quanh. - Ô nhiễm môi trường làng nghề đã ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và đã dẫn tới những xung đột môi trường tại địa phương có làng nghề. - Môi trường không khí tại làng nghề Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ các nguồn sau: - Sử dụng nhiên liệu để cấp nhiệt. - Sử dụng hóa chất, vật tư trong công nghệ gây phát sinh ô nhiễm. - Các chất khí, hơi và bụi ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến làm nguồn nhiên liệu ở các làng nghề. Khí thải do đốt than chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí như: CO2, CO, SO2, NOx, bụi, chất hữu cơ bay hơi. Theo quy định chung của thế giới, hệ số ô nhiễm khi đốt nhiên liệu được thể hiện trong bảng 1.1. Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 16 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội Bảng 1.1. Hệ số ô nhiễm do đốt nhiên liệu (kg/tấn) Than - Nhiệt trị: 7.050 lcal/kg - C = 64,5% - S = 0,5 - 0,6% 9,10 Bụi Dầu FO - Nhiệt trị: 10.000 kcal/kg - C = 85,7% - S = 1,0% 0,71 CO 0,30 2,19 SO2 10,72 20,12 NO2 8,74 9,62 THC 0,055 0,791 (Nguồn: WHO - 1993) Trên cơ sở hệ số ô nhiễm do đốt nhiên liệu, và nhu cầu sử dụng nhiên liệu của các làng nghề có thể tính được tải lượng ô nhiễm. Sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất gốm sứ, chế biến nông sản thực phẩm và dệt nhuộm là những nhóm ngành sản xuất có đòi hỏi nhu cầu nhiều liệu cao. Do vậy ô nhiễm không khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng, gốm, sứ, chế biến nông sản thực phẩm. Tiêu chuẩn sử dụng để so sánh, đánh giá chất lượng không khí của làng nghề là TCVN 5937-2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh. - Đặc trưng nước thải ở các làng nghề: Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Ô nhiễm hữu cơ thường nặng nề nhất ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất chế biến gỗ, mây tre đan bởi nước thải của các làng nghề này thường có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, dễ bị phân hủy. Nước thải không được xử lý chảy trực tiếp vào cống rãnh ao hồ, hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải quá lớn vượt khả năng phân hủy, đồng hóa của các vi sinh vật cũng như các loài động thực vật thủy sinh gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm môi trường nước đã tác động xấu tới các thủy vực. Nước thải dệt nhuộm có độ màu lớn. Một số ngành tái chế như tái chế kim loại, đúc đồng, nhôm, cơ khí, mạ,… nhu cầu nước không cao, nhưng thành phần nước thải rất phức tạp vì bị ô nhiễm bởi các hóa chất, axit, muối kim loại, xianua, các kim loại nặng Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 17 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội như Hg, Pb, Cr, Zn, Cu,…Các chỉ tiêu đặc trưng chung trong dòng thải đối với một số loại hình làng nghề được thể hiện trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Các chỉ tiêu đặc trưng trong nước thải một số làng nghề TT Loại hình làng nghề Nước thải 1 Chế biến nông sản thực phẩm SS, BOD5, COD, N, Coliform 2 Ươm tơ, dệt vải, đồ da 3 Tái chế giấy pH, COD, độ màu, N, kim loại nặng, Cr6+ (đối với da) pH, SS, BOD5, COD, N, P, độ màu 4 Tái chế kim loại màu 5 Tái chế nhựa 6 Sơn mài, gỗ mỹ nghệ SS, COD, dầu mỡ, CN-, kim loại nặng (Cr6+, Zn2+,…) SS, BOD5, COD, N, P, NH4+, độ màu, dầu mỡ SS, BOD5, COD, N, độ màu, dầu mỡ 7 SX vật liệu xây dựng SS, COD (Nguồn: - Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, năm 2007) Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, lượng nước dùng trung bình để sản xuất một số sản phẩm của làng nghề như bảng1.3. Bảng 1.3.Nhu cầu nước trung bình để sản xuất một số sản phẩm làng nghề Tinh Tái chế Sản Tinh Bánh Tái chế bột Da Vải lụa chất Rượu phẩm bột sắn bún giấy dong dẻo (tấn) Nhu cầu 20-25 50-60 10-15 150 450 8,2 118,9 12,5-15 nước 3 (m ) Tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh, đánh giá nước thải sản xuất của làng nghề là TCVN 5945-2005 mức B-Tiêu chuẩn thải đối với nước thải công nghiệp đổ vào các thủy vực không sử dụng cho sinh hoạt. 1.2.3. Trình độ công nghệ các làng nghề Đối với lĩnh vực sản xuất của các nghề trong làng nghề, có nhiều đặc trưng riêng trong công nghệ sản xuất hàng hoá. Có thể chia ra làm 2 loại sau: Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 18 Viện Kinh tế & Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Đại học Bách khoa Hà Nội - Đối với ngành nghề thủ công truyền thống như: mây tre đan, làm nón, gỗ mỹ nghệ, công đoạn sản xuất chính vẫn phải làm bằng tay, không thể áp dụng máy móc cơ giới toàn bộ cho quy trình sản xuất, nhất là những sản phẩm mang tính mỹ thuật cao, nhiều công đoạn được trực tiếp hình thành từ bàn tay khéo léo của các thợ. Đó là những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm và nó kết tinh trong sản phẩm những tinh hoa của người thợ thủ công và sắc thái riêng của từng làng nghề truyền thống và đây chính là yếu tố phân biệt giữa sản phẩm thủ công và các sản phẩm sản xuất theo kiểu công nghiệp. Các sản phẩm thủ công vì thế mang những nét riêng biệt, không giống với bất cứ sản phẩm nào cùng loại. - Đối với những công đoạn sản xuất có sự tham gia của máy móc: Trong quy trình sản xuất của các làng nghề, nhiều công đoạn không phụ thuộc nhiều vào độ kỹ xảo của hai bàn tay nên đã dùng máy móc thay cho sức người. Các công đoạn sản xuất vốn sử dụng lao động cơ bắp trước đây như xay nghiền bột ở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ; khoan, bào, cưa, xẻ ở làng nghề chế biến lâm sản ; kéo bễ quạt lò ở các làng nghề cơ kim khí ... nay đã thay thế bằng máy móc chạy điện, năng suất lao động được nâng cao. Trong những năm qua, nhiều cơ sở nghề và làng nghề đã tập trung đầu tư vào đổi mới quy trình công nghệ, thay thế nhiều công đoạn sản xuất thủ công bằng sản xuất máy, tốc độ công nghiệp hoá diễn ra rất nhanh tại các cơ sở sản xuất trên quy mô lớn. Năng suất lao động, chất lượng một số sản phẩm của làng nghề đã nâng cao đáng kể. Tại làng may Cổ Nhuế, các máy móc hiện đại đã chiếm đến 80% tổng số máy móc trong làng nghề. Nguồn gốc máy móc của các cơ sở thủ công rất đa dạng, có loại của nước ngoài, có loại sản xuất trong nước, có loại do thợ ở địa phương tự trang, tự chế. Điều tra cho thấy các loại máy móc đơn giản, sản xuất kiểu thủ công chiếm một số lượng lớn đáng kể (trên 70% tổng số máy móc, trang thiết bị). Con số khiêm tốn 3,2% số máy móc hiện đại tập trung chủ yếu tại các làng có nghề dệt, may, gốm sứ. Nhiều làng nghề rất có nhu cầu đổi mới thiết bị công nghệ, nhưng do hầu hết là các hộ sản xuất nhỏ lẻ nên không thể tự mình đầu tư một số lượng lớn vốn cho cải thiện Học viên: Nguyễn Danh Thưởng 19 Viện Kinh tế & Quản lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan