Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn định kiến giới của người dân ở huyện tiền hải tỉnh thái bình...

Tài liệu Luận văn định kiến giới của người dân ở huyện tiền hải tỉnh thái bình

.PDF
141
957
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI VŨ THU THỦY ĐỊNH KIẾN GIỚI CỦA NGƢỜI DÂN Ở HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số : 60310401 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tập HÀ NỘI – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn này là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng năm 2017 Vũ Thu thủy LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo trong khoa Tâm lý – Giáo dục, phòng sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý giá trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Văn Tập, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người dân thuộc 3 xã Đông Long, Đông xuyên. Đông Hoàng của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình đã giúp tôi có được số liệu điều tra để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới Gia đình, Bạn bè đã luôn bên tôi, khuyến khích, động viên, hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn. Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Học viên Vũ Thu Thủy DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ĐKG Định kiến giới ĐK Định kiến ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn XH Xếp hạng STT Số thứ tự MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5 8. Dự kiến về đóng góp của luận văn ............................................................ 6 9. Dự kiến cấu trúc đề tài ................................................................................ 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ “ ĐỊNH KIẾN GIỚI CỦA NGƢỜI DÂN Ở HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH”............... 7 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................... 7 1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu ở nước ngoài...................................... 7 1.1.2. Các nghiên cứu về định kiến và định kiến giới ở trong nước ...... 17 1.2. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 23 1.2.1. Định kiến ...................................................................................... 23 1.2.3. Định kiến giới ............................................................................... 29 1.2.4. Định kiến giới của người dân sống ở nông thôn tỉnh Thái Bình . 32 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới của người dân ở nông thôn37 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 41 CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 42 2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................ 42 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu. ..................................................................... 42 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ................................................................... 43 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu ................................................................... 44 2.2. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................... 45 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................. 45 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................... 46 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 53 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI CỦA NGƢỜI DÂN Ở HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH .................................................... 54 3.1. Đánh giá chung về thực trạng định kiến giới của người dân ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. .............................................................................. 54 3.2. Các mặt biểu hiện cụ thể về định kiến giới của người dân sống ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình .................................................................... 55 3.2.1. Định kiến giới của người dân ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt nhận thức................................................................................. 55 3.2.2. Định kiến giới của người dân ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt cảm xúc. .................................................................................. 60 3.2.3. Định kiến giới của người dân ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình thể hiện ở mặt hành vi..................................................................................... 63 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới của người dân huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình........................................................................................ 73 3.3.1. Tư tưởng phong kiến về người phụ nữ ........................................ 73 3.3.2. Các yếu tố khác ............................................................................ 76 3.4. Phân tích một số trường hợp điển hình .............................................. 78 Tiểu kết chương 3: .......................................................................................... 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 83 1. Kết luận ..................................................................................................... 83 2. Kiến nghị ................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. khách thể nghiên cứu ...................................................................... 43 Bảng 2.2: Bảng quy định điểm đánh giá mức độ định kiến giới chung ......... 51 Bảng 2.3: Đánh giá mức độ định kiến giới trong nghiên cứu theo các mức điểm ................................................................................................................. 51 Bảng 2.4: Đánh giá mức độ định kiến giới trong nghiên cứu theo giới tính .. 52 Bảng 3.1: Đánh giá chung thực trạng ĐKG của người dân sống ở nông thôn54 Bảng 3.2: Định kiến giới của người dân trong các mối quan hệ .................... 55 Bảng 3.3: Một số mong muốn về phẩm chất tính cách người nam giới/ phụ nữ . 58 Bảng 3.4: Sự trải nghiệm xúc cảm về định kiến trong các tình huống hàng ngày ................................................................................................................. 60 Bảng 3.5: Những hành vi mang ĐKG của người dân trong mối quan hệ vợ chồng ............................................................................................................... 64 Bảng 3.6: Quyền ra quyết định các công việc trong gia đình ......................... 67 Bảng 3.7: Quyền kiểm soát các tài sản trong gia đình của người dân. ........... 69 Bảng 3.8: Định kiến giới thể hiện qua việc phân công các công việc gia đình .... 70 Bảng 3.9: Định kiến giới thể hiện qua sự phân công công việc trong cộng đồng ................................................................................................................. 71 Bảng 3.10: Mức độ đồng tình với những tư tưởng phong kiến về nữ giới và nam giới ........................................................................................................... 74 Bảng 3.11: Một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐKG của người dân ở nông thôn . 76 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình sống và hoạt động, nhiều suy nghĩ, quan điểm, thói quen, quyết định, hành động…của con người bị chi phối mạnh mẽ bởi những định kiến của cá nhân hoặc cộng đồng. Theo Từ điển tâm lý học của J.P.Chaplin, định kiến là thái độ tiêu cực được hình thành trên cơ sở của yếu tố cảm xúc, là niềm tin hoặc cách nhìn (thường là không thiện cảm), làm xuất hiện ở chủ thể một cách nghĩ hoặc một cách ứng xử tương ứng với bản thân mình và người khác. Định kiến có thể xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: định kiến dân tộc, định kiến nghề nghiệp, định kiến xã hội…Trong đó, định kiến giới cũng là một vấn đề đang tồn tại với những mức độ khác nhau, có tác động không nhỏ đến cuộc sống của con người. Định kiến giới là sự nhìn nhận không đúng về khả năng của nam giới và nữ giới, phẩm chất nhân cách mà nam hoặc nữ nên có, loại hình hoạt động và nghề nghiệp mà nam và nữ nên làm hoặc không nên làm... Định kiến giới có thể gây áp lực cho cả nam lẫn nữ, tạo ra những giới hạn mà họ khó có thể vượt qua, hình thành hố sâu ngăn cách giữa họ bằng sự khác biệt trong cách nhìn nhận, đánh giá, ứng xử. Định kiến giới có thể làm phụ nữ hay nam giới đánh giá không đúng hình ảnh bản thân mình cũng như đánh giá sai người khác, làm đơn giản hóa hoặc ngăn cản hiểu biết chính xác quá trình nhận thức của con người về giới khác. Nước ta, vốn là một nước phong kiến, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, Nho giáo được coi là hệ tư tưởng chính thống của phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những tác động tích cực đến đời sống xã hội, Nho giáo chứa đựng nhiều ĐKG đối với người phụ nữ. Điều này khiến ĐKG ở nước ta tồn tại sâu bền cội rễ qua nhiều thế hệ, cho dù “ truyền thống tôn trọng phụ nữ của người Việt Nam đã làm cho tính chất khắc nghiệt của Nho giáo đối với phụ nữ có giảm đi nhiều” [ 34,tr.10-11]. 1 Là một nước nông nghiệp, với gần 80% dân số sống ở nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước đã mở ra các cơ hội để người nữ nông dân tham gia vào thị trường lao động, phát triển năng lực. Họ đồng thời đảm nhận các vai trò: tái sản xuất sinh học, tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất xã hội. Cùng với những tư tưởng tiến bộ về bình đẳng giới, người phụ nữ được đánh giá tích cực hơn. Tuy nhiên những ĐKG vẫn tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Định kiến giới là một hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi với các mức độ khác nhau, định kiến giới cũng xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi ngành nghề và mọi công việc. Định kiến giới không chỉ xuất hiện ở thành phố, thành thị mà đặc biệt ở các vùng nông thôn định kiến giới tồn tại khá phổ biến, điều đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, trong phân công lao động, trong mối quan hệ gia đình, trong giao tiếp ứng xử, hay thậm chí là cả trong cách giáo dục con cái…Người dân sống ở nông thôn chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán làng xã, những thói quen, nếp nghĩ ăn sâu từ bao đời nay, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; hơn nữa việc tiếp cận công nghệ thông tin hay những tư tưởng hiện đại tại nông thôn cũng có phần hạn chế. Do vậy, việc giúp cho người dân nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nam giới và nữ giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết. Trên thực tế, định kiến giới đã và đang ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, tạo nên sự phân biệt đối xử theo giới trong môi trường gia đình và xã hội; khiến người dân đánh giá không khách quan, đầy đủ về điểm mạnh, điểm yếu, quyền hạn và trách nhiệm của bản thân mình và người khác giới. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giới, định kiến giới nhưng mới chủ yếu tập trung về định kiến giới trong gia đình, nghề nghiệp, định kiến giới với tính cách người phụ nữ…Vấn đề định kiến giới của 2 người dân tại các vùng nông thôn trên các tỉnh chưa có nhiều đề tài nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu còn nhỏ lẻ và nội dung nghiên cứu vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được quan tâm khai thác sâu. Vì vậy, việc tìm hiểu vấn đề này có thể góp phần làm thay đổi suy nghĩ, quan điểm, hành động của người dân nông thôn theo hướng tích cực hơn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Định kiến giới của người dân ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng định kiến giới của người dân sống ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới của người dân . Trên cơ sở đó Luận văn đề xuất một số biện pháp góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của định kiến giới đối với người dân và đặc biệt là với nữ nông dân. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Biểu hiện, mức độ định kiến giới của người dân sống ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. 3.2 Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 200 người dân tại 3 xã Đông Long, xã Đông Xuyên, xã Đông Hoàng thuộc huyện Tiền Hải Tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết khoa học Thực trạng định kiến giới ở Tiền Hải tỉnh Thái Bình được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: giao tiếp - ứng xử, phân công lao động, định hướng giá trị, cuộc sống gia đình….Có sự khác biệt định kiến giới ở nông thôn tỉnh Thái Bình theo phương diện giới tính, trình độ. Định kiến giới của người dân ở nông thôn tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan (nhận thức, thói quen, suy nghĩ, quan điểm, tính cách) và khách quan 3 (giáo dục, truyền thống gia đình; cộng đồng, tập thể; các phương tiện thông tin đại chúng…) khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận tâm lý học có liên quan đến đề tài như: định kiến, giới, định kiến giới, định kiến giới của người dân sống ở nông thôn, đặc điểm tâm lý xã hội của người dân sống ở vùng nông thôn thuộc huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới của người dân để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. - Tìm hiểu thực trạng về định kiến giới của người dân sống ở nông thôn trên 3 mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi; từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần thay đổi định kiến giới của người dân ở nông thôn huyện Tiền Hải theo hướng tích cực hơn. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn về khách thể, đối tƣợng và địa bàn nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 200 khách thể từ 18 tuổi trở lên ( chỉ nghiên cứu những trường hợp đã kết hôn), trong đó có 102 khách thể là nam và 98 khách thể là nữ. - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng định kiến giới của người dân sống ở nông thôn tỉnh Thái Bình (huyện Tiền Hải của tỉnh Thái Bình). - Địa bàn nghiên cứu : Nghiên cứu tại 3 xã thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình: xã Đông Long, xã Đông Xuyên, xã Đông Hoàng. 6.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề định kiến giới ở nông thôn tỉnh Thái Bình trên 3 mặt là nhận thức, xúc cảm và hành vi. Vấn đề định kiến giới của người dân sống ở nông thôn tỉnh Thái Bình được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống nhưng trong giới hạn của đề 4 tài chỉ tập trung nghiên cứu thông qua các lĩnh vực: giao tiếp - ứng xử, phân công lao động, định hướng giá trị và cuộc sống gia đình. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu của đề tài - Nguyên tắc duy vật biện chứng: Các yếu tố cấu thành ĐKG của người nông dân như nhận thức, xúc cảm, hành vi, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến ĐKG nằm trong mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. - Nguyên tắc hoạt động: ĐKG được hình thành, phát triển và biểu hiện thông qua chính các hoạt động của con người. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu những biểu hiện của ĐKG thông qua hoạt động thực tiễn trong cuộc sống của người dân: qua những trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, qua những ứng xử trong gia đình, cộng đồng, các mối quan hệ. - Nguyên tắc lịch sử phát triển: ĐKG của người dân là một hiện tượng tâm lý xã hội, vì vậy, nó luôn vận động, biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử dân tộc. Đề tài tiến hành phân tích, so sánh một cách định tính về mức độ ĐKG của người nông dân hiện nay với mức độ ĐKG của người dân thời xưa qua những tài liệu văn hóa lịch sử mà chúng tôi tổng hợp được để thấy sự thay đổi của ĐKG Đồng thời nguyên tắc lịch sử cũng cho phép nhìn nhận những giải pháp hướng tới giảm thiểu ĐKG của người dân Tiền Hải - Thái Bình nói riêng và người dân cả nước nói chung. - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Tâm lý người là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động, thống nhất giữa các mặt của nhân cách. 7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về định kiến, định kiến giới, định kiến giới ở nông thôn, các 5 nghiên cứu của các nhà tâm lý học, xã hội học, từ đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cho đề tài. 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.4 Phương pháp sử dụng bài tập tình huống 7.2.5 Phương pháp nghiên cứu chân dung tâm lý (trường hợp điển hình). 7.2.6 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Dự kiến về đóng góp của luận văn 8.1 Về lí luận Hệ thống những vấn đề lí luận về vấn đề giới và định kiến giới. 8.2 Về thực tiễn Nghiên cứu, điều tra về thực trạng nhận thức, xúc cảm và hành vi định kiến giới của người dân sống ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, các yếu tố ảnh hưởng đến định kiến giới của người dân nông thôn tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần hạn chế định kiến giới của người dân sống ở nông thôn theo hướng tích cực hơn. 9. Dự kiến cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu về định kiến giới của người dân ở huyện Tiền Hải – Thái Bình. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng định kiến giới của người dân ở huyện Tiền hải tỉnh Thái bình và đề xuất biện pháp 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ “ ĐỊNH KIẾN GIỚI CỦA NGƢỜI DÂN Ở HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH”. 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu. 1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu ở nƣớc ngoài. Từ những năm 70 ( thế kỷ XX) khi các phong trào nữ quyền trên thế giới phát triển mạnh, các nhà khoa học đi tìm căn nguyên, cơ chế, giải pháp cho những bài toán về giới, lý giải về địa vị thấp kém của người phụ nữ so với nam giới…Dưới góc độ tâm lý học xã hội, tổng kết các công trình nghiên cứu về ĐKG, ĐKG của người nông dân, có thể nêu một cách khái quát một số hướng nghiên cứu chính như sau: 1.1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản lý giải về nguồn gốc hình thành định kiến giới. Có nhiều các lý thuyết khác nhau lý giải nguồn gốc hình thành định kiến giới. Sau đây là một số lý thuyết: a. Lý thuyết học tập xã hội Đại biểu của lý thuyết này là Albert Bandura – người đã đem ứng dụng lý thuyết học tập xã hội trong tâm lý học xã hội (1979). Tiếp cận học tập xã hội đưa ra 2 cơ chế chính để giải thích cách trẻ em học tập các hành vi liên quan đến giới: cơ chế thứ nhất là sự củng cố, cơ chế thứ 2 là học bằng quan sát và sự bắt buộc. Theo cơ chế thứ nhất, trẻ em được thưởng với “ hành vi phù hợp với giới” và bị trừng phạt vì “hành vi không phù hợp với giới”. Đây là một cách để củng cố những hành vi phù hợp. Qua đó, một đứa trẻ trai sẽ học cách ứng xử theo kiểu “con gái”. Theo cơ chế thứ hai: đứa trẻ học tập bằng cách quan sát người khác và làm theo họ, quá trình này gọi là bắt chước. Đứa trẻ bắt chước những người 7 cùng giới tính với nó hoặc người tán dương hành động của chúng (cha, mẹ, bạn bè,…), hoặc bắt chước những cách ứng xử trong sách, vở ( truyện, tranh, sách giáo khoa,…), truyền hình (phim ảnh, quảng cáo,…) cũng như những người thực (thầy cô, bạn bè,…). Thông qua hai cơ chế này, đứa trẻ dễ dàng học được các hành vi phù hợp với những khuôn mẫu giới sẵn có ngay từ thời thơ ấu và tiếp tục tồn tại trong suốt thời kỳ trưởng thành, dưới sự củng cố liên tục của các yếu tố văn hóa và truyền thông (Busey &Bandura,1999; Trautner &Eckes, 2000; Lott &Maluso, 2001). Vì vậy, những định kiến giới dần được hình thành [37]. Như vậy, theo lý thuyết học tập xã hội, những khuôn mẫu giới, định kiến giới tồn tại sẵn trong nền văn hóa, biểu hiện trong hành vi ứng xử của người nam giới và phụ nữ trong đời sống hàng ngày là nguồn gốc của quá trình hình thành ĐKG ở con người. Lý thuyết này đã gợi ý cho chúng tôi xem xét yếu tố duy trì ĐKG về vấn đề ĐKG của người nông dân từ những tư tưởng “ trọng nam, khinh nữ” còn tồn tại trong cuộc sống xã hội hiện nay. b. Thuyết nhận thức Các đại biểu của thuyết này là Koffka, Khohler, Kurt Lewin,…Lý thuyết này cho rằng: trẻ em phát triển các sơ đồ giới, tổ chức thông tin về bản thân chúng và về nửa còn lại của thể giới theo những mẫu hình về nam giới và phụ nữ mà chúng tìm thấy trong nền văn hóa. Sơ đồ giới này bao gồm những thứ mà đứa trẻ biết về giới và chúng khuyến khích trẻ em nghĩ và hành động theo những cách dập khuôn giới, đồng nhất với sơ đồ giới. Cùng với việc sử dụng lặp lại, sơ đồ giới trở nên tự động hóa. Theo Kohlberg, khi đã hình thành kiến thức về giới, mối quan hệ tương tác giữa hành vi và suy nghĩ của một người nam hay nữ sẽ tạo nên bản sắc giới ổn định, hay còn gọi là sự bất biến về giới, sau đó một trẻ nam hay nữ sẽ thực hiện các hành vi, hình thành các phẩm chất cá nhân theo khuôn mẫu giới trong xã hội, gọi là quá trình đồng nhất giới. Sự đồng 8 nhất giới được coi là yếu tố tổ chức và điều hành cơ bản quá trình học hỏi các khuôn mẫu giới và rèn luyện định kiến giới ở trẻ em [37]. Có rất nhiều điểm giống với lý thuyết học tập xã hội. Thuyết nhận thức cũng lý giải về nguồn gốc của những biểu tượng về giới được hình thành trong đầu óc con người bắt nguồn từ những sơ đồ giới có sẵn trong nền văn hóa. Những sơ đồ giới này có tác dụng điều chỉnh hành vi của con người theo khuôn mẫu giới. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ xem xét xem ĐKG ở mặt nhận thức có dự báo được ĐKG ở mặt hành vi hay không? c. Thuyết phân tâm học Đại biểu là Sigmun Freud và một vài ý kiến được phát triển bởi Chodorow (1978). Lý thuyết phân tâm học lý giải các hành vi giới của nam và nữ là khác biệt, sự khác biệt này dựa trên khác biệt sinh học và mối quan hệ tay ba bố - mẹ - con. S.Freud cho rằng: Giải phẫu của người phụ nữ quyết định số mệnh của họ - đây là nguồn gốc lý giải địa vị hạng hai của người phụ nữ. Ông cho rằng, đặc điểm sinh học của người phụ nữ quyết định tâm lý, năng lực và vai trò của họ trong xã hội. Theo ông những đặc điểm nam tính mới là những đặc điểm mang tính Người đầy đủ, còn khái niệm nữ tính là một con người lệch lạc do thiếu dương vật. Vì thế toàn bộ cấu trúc tâm lý của phụ nữ xoay quanh vấn đề đấu tranh để bù trừ sự thiếu hụt [37, tr.45-46]. Như vậy, thuyết phân tâm lý giải về địa vị thấp kém của phụ nữ so với nam giới đơn thuần chỉ là từ sự khác biệt về đặc điểm cơ thể của người phụ nữ so với nam giới. Những lý giải này có thể dẫn tới việc coi những ĐKG tiêu cực về người phụ nữ là đúng đắn, hợp lý và nó có thể trở thành nguyên nhân duy trì những ĐKG. d. Thuyết vai trò xã hôi (Social role theory) Đại biểu là Taviris và Eagly là hai tác giả tiêu biểu cho lý thuyết vai trò về sự phát triển và phân hóa giới. 9 Lý thuyết vai trò xã hội nhấn mạnh rằng sự khác biệt giới trong hành vi xã hội của nam và nữ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các vai trò xã hội mà họ đóng. Mỗi một vai trò mà nam hoặc nữ đảm nhận đều được xã hội mong đợi khác nhau. Các quan niệm về vai trò xã hội truyền thống có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử của mỗi giới tính. Khi nam giới và phụ nữ thực hiện các vai trò khác nhau theo giới tính, họ sẽ bị đánh giá và bị trừng phạt. Sự đánh giá và trừng phạt có thể diễn ra ở bên ngoài hay bên trong nội tâm. Sự khác biệt giới là do sự khác biệt vai trò, mà các vai trò xã hội thường dẫn đến các khuôn mẫu xã hội. Điều này mang đến căng thẳng tâm lý cho những cá nhân một mặt đang thể nghiệm những vai trò giới trong thực tế, trong khi vẫn chịu áp lực của những khuôn mẫu giới vốn chậm biến đổi [36] Trong giai đoạn hiện nay, khi vai trò xã hội thực tế của người nam giới và phụ nữ thay đổi rất nhanh, đặc biệt là sự đảm đương vai trò kinh tế của người phụ nữ, song những quan niệm mang định kiến về vai trò giới lại thay đổi chậm chạp hơn. Điều này khiến cho những khuôn mẫu giới về tính cách người phụ nữ xưa trở nên không còn phù hợp trong xã hội hiện tại. Như vậy, các lý thuyết khác nhau lý giải về nguồn gốc hình thành ĐKG là khác nhau. Ba lý thuyết: học tập xã hội, thuyết nhận thức, thuyết vai trò xã hội đều nhấn mạnh yếu tố xã hội dẫn đến việc hình thành ĐKG . 1.1.1.2. Nghiên cứu định kiến giới a. Những nghiên cứu về khuôn mẫu giới “nam tính”, “nữ tính”. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những ĐKG đối với tính cách người phụ nữ. Nghiên cứu về sự khác biệt giới trong đặc điểm tính cách, Broverman và các cộng sự của ông (1972) nghiên cứu trên sinh viên các trường chuyên nghiệp dự đoán “kiểu mẫu đàn ông” và “kiểu mẫu phụ nữ” dựa vào một bảng thống kê các đặc điểm. Những đặc điểm mà ít nhất 75% sinh viên nghĩ là đặc điểm của đàn ông thì được xếp vào 10 cột bên trái, những đặc điểm có ít nhất 75% sinh viên nghĩ là đặc điểm của phụ nữ thì được xếp vào cột bên phải. Kết quả mô tả những đặc điểm “nam tính”, “nữ tính” như sau: Đặc điểm nam tính Đặc điểm nữ tính Gây hấn Nói nhiều Độc lập Tế nhị Lãnh đạm Hòa nhã Tự tin Cẩn thận, chu đáo Rất khách quan Nhạy cảm Thích toán học và khoa học Quan tâm đến diện mạo Chủ động Ngăn nắp Đua tranh Điềm tĩnh Suy luận logic Dễ xúc động Thực tế Thích văn học nghệ thuật Tự tin Có khả năng diễn đạt cảm nghĩ Đương đầu Sử dụng ngôn ngữ bong gió Mạo hiểm Phụ thuộc Broverman đã gom lại các đặc điểm nam tính và nữ tính và đi đến kết luận: Nam giới được xem là có các đặc điểm liên quan đến năng lực và do đó thiên về công việc nhiều hơn, trái lại nữ giới được xem là mang đặc điểm diễn cảm, đầm ấm và dó đó thiên về con người nhiều hơn. Vì năng lực được truyền thống xã hội xem trọng nhiều hơn là diễn cảm và đầm ấm nên sự khác nhau nhận thấy giữa nam và nữ mang thành kiến ủng hộ nam nhiều hơn [dẫn theo Trần Thị Minh Đức,9, tr. 387-388]. Một nghiên cứu khác được tiến hành bởi tác giả Carol Lynn Martin (1987) đã chứng minh rằng: những nhận thức của chúng ta về nam tính hay nữ tính khác xa với thực tế về những đặc điểm tính cách mà mỗi người nam giới hay nữ giới chúng ta có. 11 Nghiên cứu những đặc điểm nam tính và nữ tính liên quan đến công việc: Eagly và Valerie Steffen (1984) đã phỏng vấn những nghiệm thể của mình những ấn tượng về những mẫu đàn ông và phụ nữ tưởng tượng – những người đi làm hoặc làm việc nhà. Kết quả cho thấy: những người có một công việc bên ngoài sẽ được nhìn nhận tương đối nam tính, bất kể giới tính của người đó. Ngược lại, những người làm việc ở nhà được coi là tương đối nữ tính, dù người đó là nam hay nữ. Như vậy, vai trò xã hội đã tạo nên sự nhận thức mang tính khuôn mẫu giới. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ: Khi những vai trò bị đảo ngược thì những khuôn mẫu giới cũng sẽ biến mất [dẫn theo Trần Thị Minh Đức, 9, tr.390]. Các tác giả McCarty, Jackson, Grabski, Crosboy (1984) khi nghiên cứu những định kiến với phụ nữ trong trả lương và nghề nghiệp đã chỉ ra rằng: nữ giới thường ít tự tin về nghề nghiệp, trông đợi về sự nghiệp ít hơn nam giới, họ tự nguyện nhận mức lương thấp hơn nam giới. Ngày nay nữ giới đã gia nhập vào các lực lượng xã hội đông đảo hơn trước đây nhưng họ vẫn được xem là phù hợp với các nghề nghiệp truyền thống như: thư ký, y tá, giáo viên… Vấn đề định kiến và định kiến giới đã được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm nghiên cứu. Tác giả Edward Wilson (1978) – nhà khoa học của trường Đại học Harvard, một trong những người tiên phong trong việc đặt nền móng cho ngành sinh học xã hội, đã tìm kiếm câu trả lời cho sự khác biệt về vai trò xã hội giữa phụ nữ và nam giới từ những nguyên nhân sinh học. Chẳng hạn, tính hung hăng ở đàn ông và chức năng sinh dưỡng ở đàn bà là kết quả của những dị biệt di truyền. Rosenthal và Jacofon (1968) đã tiến hành thực nghiệm ở một lớp thuộc trường tiểu học nhằm xác định về định kiến. Hai ông đã chọn mẫu ngẫu nhiên 20% số học sinh của mỗi lớp và thông báo với các giáo viên là các em có khả năng phát triển trí tuệ trong tương lai gần. Sau vài tháng, những em 12 học sinh được coi là có khả năng phát triển trí tuệ trong tương lai gần đã có hệ thông minh cao hơn hẳn so với những em thuộc nhóm đối chứng. Điều này lý giải là do thái độ tích cực và sự mong đợi của các giáo viên đã dẫn đến những đánh giá tốt và cho điểm cao hơn chứ không phải là do có sự thông minh lớn hơn. Hiệu ứng này cho thấy: sự đánh giá phẩm chất hay những thành đạt của người khác phụ thuộc rất lớn vào sự mong đợi của mỗi người. Ngoài những nghiên cứu về định kiến, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề định kiến dân tộc. Dakatz và R.Braly (1933) đã tiến hành nghiên cứu về định kiến dân tộc trên khách thể nghiên cứu là sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy định kiến dân tộc được xác lập trên cơ sở thiếu hụt giao tiếp giữa các sinh viên với đại diện các dân tộc đó. Clark (1947) đã nghiên cứu ảnh hưởng của định kiến dân tộc đối với phản ứng của những đứa trẻ về những con búp bê hoặc con rối có màu da khác nhau. Clark đã nhận thấy hầu hết những đứa trẻ da đen được thực nghiệm đều thích con búp bê màu trắng. Chúng cho rằng búp bê màu là tốt, con búp bê màu đen là xấu. Từ kết quả nghiên cứu ông rút ra kết luận: một số trẻ em da đen đã có tình cảm căm thù và nhầm lẫn trong cảm xúc tự động hóa, một sự khinh miệt lạc hướng, chống lại bản thân mình. M.Robeach (1960) đã nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến định kiến dân tộc. Ông cho rằng : Định kiến nảy sinh trên cơ sở sự khác biệt về niềm tin mang tính nhận thức. Người ta thường thích những người có niềm tin và giá trị sống giống mình mà không thích những người có niềm tin và giá trị khác với mình. Chính quan điểm về giới khác với mình là nguyên nhân dẫn tới định kiến với mục đích xác định vai trò của những xung đột giữa các nhóm trong sự hình thành định kiến. Bên cạnh việc tìm hiểu về định kiến nói chung, định kiến dân tộc nói riêng, nhiều nhà tâm lý học và xã hội học còn quan tâm tìm hiểu về định kiến 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan