Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn du kí viết về miền trung việt nam nửa đầu thế kỉ xx...

Tài liệu Luận văn du kí viết về miền trung việt nam nửa đầu thế kỉ xx

.PDF
104
778
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ THỦY DU KÍ VIẾT VỀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60. 22. 01. 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN HỮU SƠN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thủy LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn là PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 25 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Xin vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn. Hà Nội ngày 25 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Đỗ Thị Thủy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 7 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 9 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................... 9 Chƣơng 1: DU KÝ VIẾT VỀ MIỀN TRUNG TRONG BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỂ TÀI DU KÝ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX........................................ 9 1.1. Khái lƣợc về du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX ............................................................. 10 1.1.1. Quan niệm về du kí................................................................................................ 10 1.1.2. Cơ sở văn hóa xã hội của sự ra đời và phát triển của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX .......................................................................................................................... 13 1.1.3. Diễn tiến của du kí Việt Nam từ thời trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX ....................... 21 1.2. Diện mạo của du kí viết về miền Trung Việt Nam ................................................... 24 1.2.1. Đội ngũ viết du kí ................................................................................................... 24 1.2.2. Tình hình xuất bản và những tác phẩm tiêu biểu................................................... 27 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 31 Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG CỦA DU KÝ VIẾT VỀ MIỀN TRUNG VIỆT NAM ......................................................................................................................... 32 2.1. Cảnh sắc thiên nhiên miền Trung ............................................................................. 32 2.2. Dấu ấn lịch sử - văn hóa của miền Trung ................................................................. 37 2.2.1. Những di tích lịch sử - văn hóa .............................................................................. 37 2.2.2. Những danh lam thắng cảnh gắn với những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng.................... 45 2.2.3. Đời sống, phong tục tập quán của cư dân miền Trung ......................................... 47 2.3. Con ngƣời miền Trung ............................................................................................... 54 2.3.1. Những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa ..................................................... 54 2.3.2. Chân dung kẻ sĩ tài hoa ......................................................................................... 58 2.3.3. Chân dung những người dân lao động .................................................................. 61 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................. 63 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT CỦA DU KÝ VIẾT VỀ MIỀN TRUNG ĐẦU THẾ KỶ XX .............................................................................................. 64 3.1. Vai trò chủ thể tác giả trong du kí viết về miền Trung ........................................... 64 3.1.1. Các vai của người trần thuật ................................................................................. 64 3.1.2. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................................. 66 3.2. Sự giao thoa thể loại.................................................................................................... 69 3.2.1. Yếu tố chính luận trong du kí ................................................................................. 70 3.2.2. Yếu tố thơ trữ tình trong du kí ............................................................................... 74 3.3. Đặc điểm về sự kết hợp các ngôn ngữ ....................................................................... 80 3.3.1. Yếu tố Hán tự ......................................................................................................... 81 3.3.2. Từ tiếng Pháp......................................................................................................... 83 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................................. 84 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 89 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX đánh dấu một bước ngoặt lớn trong tiến trình văn học dân tộc. Nền văn học được hiện đại hóa, phát triển nhanh chóng trong sự giao lưu văn hóa Đông - Tây. Bên cạnh các thể loại khác, sự xuất hiện của du kí đã góp phần làm nên diện mạo và thành tựu của văn học thời kỳ này. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, du ký chưa được nhìn nhận đúng với vai trò và giá trị của nó. Những năm gần đây, du ký ngày càng được quan tâm trên cả phương diện sưu tập văn bản cũng như thực tế sáng tác. Và nghiên cứu du ký nửa đầu thế kỷ XX không chỉ đơn thuần là công việc tìm hiểu về một thể tài từng chưa được quan tâm đúng mức, mục đích lớn hơn là để nhìn nhận, đánh giá một cách chính xác và toàn diện về một chặng đường đổi mới mà văn học Việt Nam đã đi qua, trong đó có sự đóng góp của du ký. 1.2. Nửa đầu thế kỉ XX, du kí xuất hiện nhiều trên các báo, tạp chí với sự đa dạng, phong phú của các tác giả, tác phẩm. Những trang du kí được viết trong và sau những chuyến đi quả là những bức tranh sinh động, nhiều màu sắc về những vùng, miền khác nhau trên đất nước ta cũng như những vùng đất xa xôi bên ngoài biên giới lãnh thổ. Du kí viết về miền Trung, dải đất nối hai miền Nam - Bắc của đất nước với những đặc điểm địa lý, văn hóa phong phú, đa dạng, với những địa danh nổi tiếng chiếm một số lượng tác giả, tác phẩm tương đối lớn. Các sáng tác không chỉ có giá trị văn học mà còn có ý nghĩa và tầm ảnh hưởng lớn tới các lĩnh vực khác như lịch sử, địa lý, kinh tế, an ninh - quốc phòng, du lịch… Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu tạo nên những cơ hội và cũng là thách thức cho sự phát triển du lịch Việt Nam thì mỗi một trang du kí về các vùng miền của đất nước, trong đó có du kí viết về miền Trung luôn có ý nghĩa thiết thực. Từ góc độ văn học, độc giả có thể hiểu sâu thêm về 1 giá trị thẩm mĩ của các danh thắng, “ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm”. Các tác phẩm du ký viết về miền Trung nửa đầu thế kỷ XX thể hiện những góc nhìn khác nhau của các ký giả khi đặt chân đến những vùng đất nơi đây. Có khi là cái nhìn tổng quát, thoáng qua, khi thì đan xen hình thức khảo cứu chi tiết, tỉ mỉ. Khảo sát trên dưới 50 tác phẩm du kí viết về miền Trung nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi thấy được bức tranh phong phú sắc màu và cũng vô cùng độc đáo của một vùng địa - văn hóa rộng lớn. Đồng thời, những trang du ký cũng cho thấy sức hấp dẫn đặc biệt của thiên nhiên và con người miền Trung đối với các ký giả. Du ký viết về miền Trung thể hiện sự đa dạng về văn phong, nét tài hoa của các tác giả du ký, thực sự đã góp một phần quan trọng làm rõ thêm diện mạo và đặc điểm của du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX. 2. Lịch sử vấn đề Là một thể loại ra đời sớm nhưng trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc. Đã có nhiều hướng tìm tòi khác nhau nhưng lịch sử nghiên cứu về du kí chưa dày dặn, chưa có một công trình lí luận và lịch sử dành riêng cho thể loại tương xứng với giá trị của nó trong đời sống văn học nước nhà. Trong cuốn sách nghiên cứu nổi tiếng - Nhà văn hiện đại (1942), khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam Phong tạp chí, Vũ Ngọc Phan đã nói sơ lược về thể tài du ký đồng thời điểm danh một số tác phẩm tác giả, trong đó có Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký. Trong chương IV cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 1, Phạm Thế Ngũ gọi Thượng kinh kí sự là “một truyện dài du ký” - là loại văn nhằm ghi chép những điều tai nghe mắt thấy sau những bước chân từng trải trong những dịp đi xa. Cũng trong cuốn sách này, Phạm Thế Ngũ bàn tới thể tài du ký dựa trên những sáng tác của Phạm Quỳnh - chủ bút Nam phong tạp chí. Tác giả ghi nhận Phạm Quỳnh chính là người mở đầu cho lối văn du hành 2 trên Nam phong. Năm 2006, hai tác giả Bích Thu và Vũ Tuấn Anh trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) khẳng định du ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của P.J.P Trương Vĩnh Ký là tác phẩm văn xuôi ra đời sớm nhất. Ở những công trình này, du ký hầu như được “điểm danh” và được gợi ra từ các trường hợp tác phẩm, tác giả cụ thể. Các tác giả không quên khẳng định vị trí của du ký trên hàng ghế danh dự của những thể tài, thể loại văn học đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa văn học. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu lí luận văn học của các tác giả Việt Nam, du ký được xem là một tiểu loại nằm trong thể loại ký: Năm 1967, bài Về thể ký đăng trong Tạp chí Văn học, số 02,tác giả Tầm Dương quan niệm du ký là một phần của ký sự, du ký đứng song song với các tiểu loại khác như hồi ký, truyện ký… Cùng năm, trên Tạp chí Văn học số 06, Nam Mộc có bài Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật phân chia ký thành các tiểu loại: phóng sự, ký sự, tùy bút, bút ký. Du ký được nhà nghiên cứu xếp và một tiểu loại của bút ký, cùng với nhật ký, hồi ký, tạp văn và tiểu phẩm. Đây đồng thời cũng là hướng đi của tác giả cuốn 150 thuật ngữ văn học - Lại Nguyên Ân (TB 2004), Giáo trình lí luận văn học (Trần Đình Sử chủ biên -2009), Năm bài giảng về thể loại của Hoàng Ngọc Hiến (1992), Giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên - 1995)… Các công trình này nhìn chung đã bước đầu đưa ra những định nghĩa cho thể tài du ký cùng với một số đặc điểm chính. Du ký, giống như thể loại bao trùm nó - ký, được nhấn mạnh ở khả năng ghi chép sự thật. Gần đây, du ký bắt đầu được nhìn nhận như một đối tượng nghiên cứu riêng biệt, phần nào tách mình ra khỏi địa hạt của những công trình về ký và 3 được chú ý hơn trên nhiều phương diện khác nhau. Phổ biến nhất phải kể đến những nghiên cứu về du ký trên phương diện thể tài. Khi sưu tầm và tuyển chọn các tác phẩm du ký vào bộ Du ký Việt Nam - tạp chí Nam Phong 1917- 1934 (2007), Nguyễn Hữu Sơn không khẳng định du ký như một thể loại mà chỉ “duy danh thể tài du ký”. Nguyễn Hữu Sơn cũng là tác giả của hàng loạt bài viết lớn nhỏ thể hiện cái nhìn từ bao quát đến cụ thể về du ký. Có thể thấy trong các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn bức tranh phong phú đa dạng về du ký Việt Nam từ các tác phẩm trung đại cho đến du ký nửa đầu thế kỷ XX. Điểm nhất quán trong các nghiên cứu của Nguyễn Hữu Sơn là: “Khi nói đến “thể tài du ký” cần được hiểu nhấn mạnh hơn ở phía đề tài, phía nội dung và cảm hứng nghệ thuật nơi người viết, chứ không phải ở phía thể loại” [76, 43]. Quan điểm duy danh du ký ở khía cạnh thể tài nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu. Khi thực hiện công trình Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong, 1917 - 1934, nhà thư mục học Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét chung về thể tài du ký - còn được ông gọi là du hành - trong đó Đi và Xem luôn luôn là tiêu chí quan trọng bậc nhất. Quan điểm này thống trong một số bài viết như: Du ký trên tạp chí Nam Phong của tác giả Phong Lê trên báo Người đại biểu nhân dân (số ra ngày 01.04.2007), Du ký Việt Nam - một bộ sách quý (Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 10.04.2007) của Trần Hữu Tá, Đọc Du ký Việt Nam: ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm (Báo Văn hóa, số 1355, số ra ngày 30.03.2007) của Nguyễn Anh, luận án Văn du ký nửa đâu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa Văn học của Nguyễn Thị Thúy Hằng (2015), Luận án Thể tài văn xuôi chữ Hán thế kỷ XVIII - XIX của Hà Thị Thanh Nga (2015)… Cho đến nay, xem du ký là một thể tài không phải là duy nhất nhưng vẫn là quan điểm đóng vai trò chủ chốt, chiếm đa số và tỏ rõ được nhiều 4 thành tựu hơn cả trong các nghiên cứu về du ký của văn giới. Một số khác đi theo hướng coi du ký là một thể loại văn học. Cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học (2000), do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ biên đã khẳng định vị trí tiên phong của thể tài du ký: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ phải kể đến du ký” [33, 44], đồng thời cũng đưa ra một số đặc điểm để nhận dạng. Võ Thị Thanh Tùng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 4 năm 2013 có bài viết điểm qua “Một vài đặc điểm của thể loại du ký Việt Nam” trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất phức hợp, giao thoa thể loại có trong du ký. Tác giả cho rằng: du ký là trung gian giữa báo chí và văn học, du ký có sự giao thoa với chính luận. Luận án Đặc điểm du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Hữu Lễ (2015) là công trình mới nhất đã có nhiều cố gắng trong việc khảo cứu thực tiễn sáng tác hướng tới góp phần định danh thể loại du kí, làm rõ đặc điểm của thể loại này. Với quan điểm: “Đã đến lúc du ký cần được làm sáng tỏ về mặt thể loại” [40, 16], tác giả cho rằng đây là xu hướng nghiên cứu phù hợp trong tình hình hiện nay, một khi du ký được định danh rõ ràng thì những “vấn đề về đặc điểm và cách tiếp cận nghiên cứu du ký không còn bị cản trở bởi sự giao thoa và các lằn ranh thể loại cùng với quan niệm mơ hồ về du ký” [40, 17]. Du ký từ điểm nhìn địa - văn hóa cũng là một hướng để tiếp cận các sáng tác du ký. Nguyễn Hữu Sơn là người đã khơi gợi hướng nghiên cứu du ký về các cùng địa lý - văn hóa: vùng cao phía Bắc, vùng Quảng Ninh, Thanh Hóa, xứ Huế, Hà Nội, Sài Gòn - Gia Định... Ông là tác giả của hàng loạt bài viết: Thể tài du ký về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (báo Văn nghệ quân đội số 10, 2000), Du ký Ninh Bình nửa đầu thể kỷ XX (Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 6, 2004, Du ký viết về Sài Gòn - Gia Định nửa đầu thế kỷ XX từ điểm nhìn những năm đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Khoa học xã hội, số 11, 2008), Du ký xứ Thanh nửa đầu thế kỷ XX (Tạp chí Nghiên cứu văn học, 2010), Diện mạo và 5 đặc điểm của du ký xứ Huế nửa đầu thế kỷ XX (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 2015),… Khi tập hợp các tác phẩm tiêu biểu viết về từng vùng riêng biệt, Nguyễn Hữu Sơn tìm thấy ở mỗi du ký là một phác thảo độc đáo, tạo thành bức tranh đa màu sắc về các vùng, miền ở Việt Nam. Võ Thị Thanh Tùng khai thác Tính cách con người Nam Bộ - dấu ấn đặc sắc trong du ký Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX (Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ chí Minh, số 44, 2013) hay Nguyễn Đăng Hai tìm hiểu về Thiên nhiên và con người đồng bằng sông Cửu Long qua một số tác phẩm du ký tiêu biểu giai đoạn 1900 - 1945 (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 6, 2012). Chu Thị Yến khai thác Du ký về biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 2016)... Những nghiên cứu về du ký nói chung, du ký nửa đầu thế kỷ XX nói riêng như vậy chưa thể coi là phong phú và tương xứng với số lượng và chất lượng của các tác phẩm. Là một bộ phận không nhỏ trong hệ thống du ký nửa đầu thế kỷ XX, những sáng tác viết về miền Trung cũng đã xuất hiện trong một số nghiên cứu như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở những bài viết tản mác về những địa danh cụ thể ở miền Trung chứ chưa khảo sát cả một vùng văn hóa rộng lớn. Nguyễn Hữu Sơn là người kỳ công sưu tầm những tác phẩm du ký viết về các địa danh khác nhau dọc miền Trung và có những bài viết rất hữu ích về du ký xứ Thanh, du ký xứ Huế, du ký Đà Nẵng…Trong bài viết Nhận diện du ký biển đảo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX theo các vùng văn hóa, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6, 2016, ông đã nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc tìm hiểu về du ký vùng, miền: “Việc khảo sát, nghiên cứu, nhận diện chuyên biệt từng vùng miền và từng tiểu vùng văn hóa nói riêng đặt trong tổng thể, toàn cảnh nền văn hóa duyên hải và biển đảo có một ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở sưu tập các văn bản thuộc thể tài văn học du 6 ký - du hành giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX có thể nhận ra tâm thế ký giả người du hành, xu thế hội nhập, phát triển, hiện đại hóa của ngành du lịch và đối tượng, sắc thái địa - văn hóa, môi trường sinh thái duyên hải và biển đảo phong phú, trải rộng ra Biển Đông và trải dài từ Bắc vào Nam. Từ sự so sánh và đối sánh các tác phẩm du ký có thể nhận thức đầy đủ mối quan tâm, diện mạo, đặc điểm, vị thế cũng như bài học kinh nghiệm, khả năng ứng phó, dự báo xã hội mang tính cụ thể, đặc thù, sinh động ở từng vùng miền trong tổng thành nền văn hóa biển đảo Việt Nam”. Hướng tiếp cận thể loại du ký của tác giả đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục khảo sát và đi sâu vào nghiên cứu: Du ký viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Lựa chọn một đối tượng khá đặc biệt, đề tài chấp nhận và đồng thuận quan điểm du ký là một thể tài văn học của các tác giả đi trước, kết hợp trong đó việc cắt nghĩa, lý giải các tác phẩm du ký về miền Trung bằng nhãn quan văn hóa. Điều này vừa cho phép đào sâu, làm rõ các đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các du ký viết về miền Trung nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời khẳng định vị trí của thể du ký trong tiến trình văn học Việt Nam - góp phần làm rõ hơn những bước đi của hành trình hiện đại hóa văn học. Đây cũng là cơ hội khai thác những giá trị và bài học thiết thực mà du ký mang lại trên một phạm vi rộng lớn hơn văn học, đó là các phương diện: văn hóa, du lịch, kinh tế, chính trị. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các tác phẩm du kí viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, bao gồm 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và 8 tỉnh thành Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các văn bản này được đăng trên các báo và tạp chí đầu thế kỉ XX như: Nam kì tuần báo, Nam phong tạp chí, Công luận báo, Tràng An báo, Phong hóa, Tri tân tạp chí… 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nghiên cứu lí thuyết: Là những vấn đề về lí thuyết thể loại và lịch sử văn học như khái niệm, sự hình thành và phát triển của thể tài du ký; đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm du ký viết về miền Trung. 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu tư liệu của luận văn bao gồm các tác giả tác phẩm viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi sưu tầm và giới thiệu trong luận văn khoảng 50 du kí của các tác giả có phụ lục kèm theo. Du kí miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có sự phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt là sự góp mặt đông đảo của những cây bút viết du kí. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Nhấn mạnh đặc điểm của du ký viết về miền Trung Việt Nam ở các vấn đề: nội dung cảm hứng, vai trò của chủ thể tác giả trong việc tổ chức vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật, ngôn từ nghệ thuật, sự giao thoa thể loại. - Đề tài khẳng định vai trò của du ký trong giai đoạn hiện đại hóa nền văn học dân tộc - Góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu thể tài, thể loại trong bối cảnh hiện nay, giới nghiên cứu văn học các nước Đông Nam Á, Đông Á đã có sự chú ý đến du ký. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ: - Khảo sát các văn bản du ký viết về miền Trung, khai thác các tác phẩm du ký từ điểm nhìn địa - văn hóa. - Xác định đặc điểm của du ký miền Trung trên phương diện nội dung - Xác định đặc điểm của du ký viết về miền Trung trên phương diện hình thức - Đánh giá đóng góp của du ký về miền Trung đối với diện mạo du ký nửa đầu thế kỷ XX. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp sưu tầm, thống kê: Tìm kiếm, tập hợp những tác phẩm thuộc thể tài du ký viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX được đang tải trên các báo và tạp chí - Phương pháp cấu trúc hệ thống: Nghiên cứu du kí viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trên các phương diện nội dung, hình thức trong tính chỉnh thể đặc trưng về mặt thể loại, cũng như đặt nó trong quá trình sáng tác, phát triển của các thể loại khác thuộc bộ phận văn học hiện đại Việt Nam. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Làm rõ những đặc điểm chính về nội dung và hình thức của du kí viết về miền Trung Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, nhất là việc xử lí các dẫn chứng làm cơ sở để đưa ra các nhận định, kết luận thuyết phục và có ý nghĩa khoa học. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại nhằm thấy được nét tương đồng, khác biệt cũng như sự kế thừa, bước phát triển, sáng tạo. - Phương pháp liên ngành: Thi pháp học, văn hóa học,… nhằm chỉ ra tương quan của du ký với các thể loại khác trên các phương diện như hình tượng, giọng điệu… và tính chất liên văn hóa. 6. Cấu trúc luận văn Chương 1. Du kí viết về miền Trung trong bức tranh về thể tài du ký Việt Nam đầu thế kỷ XX Chương 2. Đặc điểm nội dung của du kí viết về miền Trung nửa đầu thế kỉ XX Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật của du kí viết về miền Trung nửa đầu thế kỉ XX Chƣơng 1 DU KÝ VIẾT VỀ MIỀN TRUNG TRONG BỨC TRANH TOÀN CẢNH 9 VỀ THỂ TÀI DU KÝ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. Khái lƣợc về du kí Việt Nam đầu thế kỉ XX 1.1.1. Quan niệm về du kí Trong các công trình lí luận văn học, từ điển văn học hiện đại, các nhà nghiên cứu đồng thuận quan điểm ký thuộc loại hình tác phẩm tự sự. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ký được hiểu là “một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút,…” [14, 137]. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến định nghĩa: “Ký là một thuật ngữ dùng để gọi tên một thể loại văn học bao trùm nhiều “thể” hoặc “tiểu loại”: Bút ký, hồi ký, du ký, ký chính luận, phóng sự, tùy bút, tân văn, tạp văn, tiểu luận (ét - xe” [20, 14]. Giáo trình Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên cũng đưa ra quan điểm tương tự và nhấn mạnh sự đa dạng trong bút pháp miêu tả và phản ánh cuộc sống của ký mà du ký là một phần trong đó. Là một tiểu loại, du ký mang những đặc trưng của ký mà trước hết là đặc trưng về đối tượng phản ánh: người thật, việc thật. Từ rất sớm, trên tờ báo Phụ nữ tân văn (1929), tòa soạn báo viết lời giới thiệu cho du ký Sang Tây Mười ngày ở Pháp của Phạm Vân Anh có giới thuyết về du ký, nhấn mạnh sức hấp dẫn của du ký là “tả những sự thiệt” và đọc du ký tức là “học lịch sử, học địa lý, học mĩ thuật, học phong tục, mình ngồi tựa trước bên đèn mà hình như thấy rõ những non sông…”. Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn học thì du ký gắn với hoạt động đặc thù là du lịch, thưởng ngoạn, là thể văn đa dạng về hình thức: ghi chép, ký sự, nhật ký, thư tín, hồi tưởng…, phong phú về nội dung: thông tin, tri thức, cảm xúc… Nhóm tác giả này đưa ra định nghĩa: “Du ký, một thể loại 10 văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân người đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít có người biết đến” [14, 108]. Nhóm tác giả Trần đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm trong cuốn Lí luận văn học cũng chú ý đến đối tượng của du ký: “thể loại ghi chép về vẻ kỳ thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận và suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch” [83, 382]. Những định nghĩa về du ký đều chỉ rõ nội dung, đối tượng phản ánh đặc thù của du ký là cảnh vật, con người, cuộc sống mà nhà văn đã trực tiếp quan sát, trải nghiệm, cảm nhận qua những chuyến đi, khẳng định tính chất phi hư cấu trong nội dung phản ánh của du ký. Về nghệ thuật, du ký có lối viết khá linh hoạt, tự do, là “lối chơi độc tấu” của từng cá nhân người viết.Trong các sáng tác du ký có hiện tượng dung hợp thể loại, đan xen nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Người viết du ký luôn cần huy động đồng thời tư duy nghệ thuật và tư duy nghiên cứu. Chính vì thế, du ký vừa mang đến những tri thức xác thực về những vùng miền nơi ký giả đã đi qua vừa đem lại những cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Đọc du ký, độc giả có thể lĩnh hội được những kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa… với độ xác tín cao. Đồng thời, những kiến thức đó cũng là những hình tượng nghệ thuật có giá trị thẩm mĩ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đặc biệt quan tâm đến khả năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như giá trị của du ký ra ngoài ranh giới văn học. Ông nhấn mạnh ý nghĩa thiết thực của du ký đối với nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống: “Một tác phẩm du ký không đơn thuần là một tác phẩm văn chương mà còn dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục và đôi khi còn phản ánh cả phương diện chính trị nữa. Nói cách khác, du ký cùng với bút ký, hồi ký, nhật ký, ký sự, phóng sự, tùy bút… nằm ở 11 phần giao của văn học và ngoài văn học” [69, 5]. Duy danh du ký với tư cách là một thể tài, Nguyễn Hữu Sơn khẳng định: “Thu hút vào địa hạt du ký có các sáng tác bằng thơ, phú, tụng và các bài văn xuôi theo phong cách ký, ký sự, ghi chép, khảo cứu, hồi ức về các chuyến đi, các điểm du lịch, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, sinh thái, kiến trúc, mĩ thuật, thậm chí có thể liên quan tới nhiều phương diện của xã hội học, văn hóa học, khảo cổ học, dân tộc học và văn hóa - văn nghệ dân gian khác nữa… do đó đã xuất hiện thực tế có tác phẩm nằm ở trung tâm thể tài du ký, và nhiều trang viết khác lại nằm ở đường biên hoặc hỗn hợp pha tạp với những sắc độ đậm nhạt khác nhau, cả về đối tượng, phạm vi đề tài, nội dung hình thức lẫn phong cách thể loại” [69, 22]. Quan điểm này của Nguyễn Hữu Sơn có điểm gặp gỡ với giới phê bình văn học các nước trên thế giới cho rằng du ký còn lớn hơn cả thể loại, tức là nó thuộc loại hình văn học mà chưa đựng trong nó các hình thức thể loại khác nhau (ghi chép, tiểu luận, nhật ký, thơ, phú…). Ông căn cứ vào những nét tiêu biểu, nổi bật của nội dung để khu biệt du ký với các thể tài, thể loại văn học khác. Đối tượng miêu tả còn là tiêu chí để các học giả phân loại du ký. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, du ký được chia làm hai loại, trong đó có dạng đặc biệt: “Dạng đặc biệt của du ký là phát huy cái chất ghi chép về miền xa lạ của nó, về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng khoa học… Dạng ký khác đậm đà phong vị phương Đông là ghi chép cảm tưởng, nhận xét về những nơi danh lam thắng cảnh của đất nước…” [14, 108]. Như vậy, trong định nghĩa đã nêu trên, mặc dù các tác giả đã khẳng định tính chất phi hư cấu của du ký nhưng vẫn thừa nhận dạng đặc biệt của du ký là ghi chép về các xứ sở tưởng tượng, có tính chất không tưởng hay viễn tưởng. Nguyễn Hữu Sơn nghiên cứu du ký từ trung đại đến nửa đầu thế kỷ XX, từ phương diện chủ thể tác giả, đối tượng và phạm vi phản ánh của đối 12 tượng, không gian, thời gian… ông chia du ký thành các loại: du ký mang tính chất quan phương, công vụ; du ký viễn du; du ký thiên về khảo cứu danh nhân lịch sử, truyền thuyết và sự tích liên quan đến một địa điểm cụ thể; du ký hướng tới khảo sát, giới thiệu một vùng văn hóa rộng lớn; du ký mà yếu tố vị nghệ thuật chiếm phần quan trọng… Du ký viết về các địa danh khác nhau cũng là một mảng phân loại vì qua thực tế khảo sát, chúng tôi thấy trong du ký nửa đầu thế kỷ XX có những mảng địa lý - văn hóa khác nhau được các nhà văn quan tâm, đi và viết. Nghiên cứu du ký từ điểm nhìn địa - văn hóa là một cách tiếp cận nhằm mở rộng ý nghĩa, giá trị và phạm vi ảnh hưởng của du ký. 1.1.2. Cơ sở văn hóa xã hội của sự ra đời và phát triển của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX 1.1.2.1. Ý thức sáng tác của nhà văn và nhu cầu của người tiếp nhận Đầu thế kỷ XX, những chuyển biến lớn lao của lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khai thuộc địa của Pháp, sự giao lưu Đông - Tây đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa nước nhà, tạo nên một nền văn học mới với đội ngũ tác giả mới, một lớp công chúng với thị hiếu thẩm mĩ mới. Văn học đầu thế kỷ XX có thế hệ nhà văn của riêng mình: đó là những trí thức thông thuộc cả Hán học lẫn Tây học. Công cuộc hiện đại hóa văn học đang được tiến hành từng bước bởi đội ngũ nhà văn nói trên. Dưới sự ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây, các tác giả du ký là những người trực tiếp thực hiện chặng đường đầu của quá trình hiện đại hóa văn chương. Tư tưởng, lối viết của họ như một tất yếu, chính là kết quả của sự tiếp biến, lai ghép giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Những cây bút viết du ký đầu thế kỷ XX xuất hiện với nhiều tư cách khác nhau. Họ có thể là nhà văn, nhà báo, là thầy giáo, cũng có thể là nhà 13 buôn hay những người khách du lịch… thích xê dịch và có hứng thú ghi chép lại những gì mình trải nghiệm bằng văn chương. Trong bối cảnh thời đại, họ viết trong tâm thế của một người dân mất nước và ý thức rất rõ mục đích và giá trị của những điều mình viết ra. Điều gì đã thôi thúc họ đi, xem và viết? Hẳn không phải chỉ đơn thuần là thú phiêu lưu để thỏa mãn sở thích cá nhân. Viết về quê hương mình, đất nước mình, về những nơi xa lạ ít người có thể đặt chân đến như một sự san sẻ những trải nghiệm và nhận thức cho đồng bào, để đồng bào hiểu rõ thêm về đất nước mình, mở mang tri thức. Lòng yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc cũng được bồi dưỡng từ đây. Những áng văn du ký, dù không trực diện nhưng cũng chính là một hình thức đấu tranh với thực dân trên cả hai lĩnh vực du lịch và văn học: một mặt là chủ động đi và khám phá trên tư cách là chủ nhân thực sự của những danh lam thắng cảnh, những kỳ quan của đất nước…, mặt khác là viết về chính quê hương mình, đất nước mình, không để “Kẻ khác” tùy tiện áp đặt tư tưởng, quan niệm về đất đai, sông núi và cuộc sống của con người Việt Nam. Mỗi trang du ký là cả tấm lòng của những người con Việt Nam đối với xứ sở, như tấm lòng của Nguyễn Tuân khi viết tùy bút Sông Đà: “… chưa bao giờ tôi thấy nước sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực tây vào mà gọi bằng một cái tên tây lếu láo, rồi cứ thế mà phết vào bản đồ lai chữ”. Thay đổi quan niệm về sự đi là hệ quả của của những ảnh hưởng của lối sống phương Tây du nhập vào Việt Nam nhưng ý thức về giá trị của những cuộc hành trình lại xuất phát tự tự thân người cầm bút. Đây là một sự lai ghép, tiếp biến linh hoạt trong tư tưởng và hành động của nhà văn. Công chúng văn học đầu thế kỷ XX cũng như đội ngũ tác giả, có sự thay đổi và mở rộng. Họ đến từ nhiều ngành nghề và nhiều giai tầng khác nhau. Là lớp công chúng mới, họ có nhu cầu thưởng thức mới. Văn học viết ra phải hướng tới công chúng, đặc biệt là khi văn học đã trở thành một thứ 14 hàng hóa, đăng trên báo chí thì không thể không chú ý đến nhu cầu của công chúng. Vì vậy, văn học nói chung, du ký nói riêng phải thay đổi cho phù hợp. Dưới ảnh hưởng của công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, xã hội Việt Nam có những biến chuyển lớn. Các đô thị mọc lên ở khắp nơi, công nghiệp hình thành. Nhiều tầng lớp mới được hình thành: tư sản, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị… Họ được học chữ Quốc ngữ, được tiếp xúc với văn hóa phương Tây nên có sự khác biệt sâu sắc trong tư tưởng, lối sống. Văn hóa phương Tây ảnh hưởng, lan tỏa đến mọi thành phần trong xã hội mà thành phần tư sản, tiểu tư sản là tầng lớp chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất. Họ có nhu cầu giải trí, được hiểu biết, được thưởng thứ và trên hết họ đọc với tâm thế của một độc giả tích cực chứ không còn là độc giả thụ động lắng nghe. Chính vì vậy mà những trang văn thấm đẫm tính chất tải đạo và nặng tính khuôn mẫu không còn phù hợp với họ nữa. Người đọc hiện đại cần một thứ văn chương cập nhật và gần gũi với đời sống, những trang văn mang đậm hơi thở đời sống mà họ đang sống. Du ký cùng với một số thể loại văn chương khác đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Được viết bằng chữ Quốc ngữ, đăng thường kỳ trên các báo, lại được viết bằng lối văn đơn giản mà tương đối tự do, phóng khoáng, du ký đã đến gần hơn và được đông đảo bạn đọc đương thời tiếp nhận. Sức hấp dẫn của du ký còn bởi vì nó gắn với hoạt động du lịch, một lĩnh vực mới mẻ và những gì được du ký viết ra thực sự giúp mở mang tri thức, thỏa mãn trí tò mò và niềm ham thích của người đọc. Sự gặp gỡ giữa ý thức sáng tạo của nhà văn và nhu cầu của người đọc đã thôi thúc sự ra đời những tác phẩm du ký cũng như sức hấp dẫn của nó trên các trang báo đương thời. 1.1.2.2. Giao thông và du lịch Du ký gắn liền với hoạt động du lịch, được viết ra bởi người đi du lịch. Để có văn du ký, phải có người đi du lịch hay du hành. Du lịch hiểu theo nghĩa thông thường nhất là dịch chuyển trong không gian từ một điểm này đến một điểm khác. Việc du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan