Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giáo dục bảo tồn và phát huy ban sắc văn hoá dân tộc cho cộng đồng ngườ...

Tài liệu Luận văn giáo dục bảo tồn và phát huy ban sắc văn hoá dân tộc cho cộng đồng người dao ở huyện hải hà, quảng ninh

.PDF
141
375
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TẠ HỮU TUẤT GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO Ở HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TẠ HỮU TUẤT GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO Ở HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng Mã ngành: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Quang Sơn HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Ngô Quang Sơn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu đã có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác. Tác giả Tạ Hữu Tuất LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Ngô Quang Sơn, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục học, trƣờng ĐHSP Hà Nội, các đồng chỉ cùng công tác tại đơn vị…., gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhƣng do khả năng của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em đƣợc tiến bộ và trƣởng thành hơn về chuyên môn cũng nhƣ về công tác nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Tạ Hữu Tuất CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bảo tồn và phát huy : BT & PH Bản sắc văn hóa dân tộc : BSVHDT Cán bộ : CB Cán bộ quản lí : CBQL Nhà xuất bản : NXB MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 6. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 8. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 5 9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DAO ......... 7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 7 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 10 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................... 15 1.2.1. Giáo dục ................................................................................................ 15 1.2.2. Văn hóa và bản sắc văn hóa .................................................................. 16 1.2.3. Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ........................ 18 1.2.4. Cộng đồng ............................................................................................. 19 1.2.5. Cộng đồng dân cƣ ................................................................................. 23 1.3.Một số đặc điểm của ngƣời Dao ............................................................. 23 1.4. Bản sắc văn hóa dân tộc Dao................................................................. 26 1.5. Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ....................................................................................................... 34 1.5.1. Mục tiêu của giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ...................................................................................... 34 1.5.2.Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ......................... 35 1.5.3. Các lực lƣợng tham gia giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao .................................................................. 37 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao............................................................ 38 1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao......................................................... 39 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 42 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DAO Ở HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ............................................... 43 2.1. Khái quát về huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .................................... 43 2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ... 43 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ..................................................................................43 2.1.3. Dân tộc Dao trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh .................. 44 2.2. Khái quát về quá trình điều tra khảo sát thực trạng ......................... 48 2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 48 2.2.2. Nội dung khảo sát.................................................................................. 48 2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ................................................................................ 49 2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát ........................................................................... 49 2.2.5. Công cụ khảo sát .................................................................................. 49 2.2.6. Tiến hành khảo sát ................................................................................ 49 2.2.7. Phƣơng pháp xử lí số liệu: Sử dụng các công thức toán học ............... 49 2.3. Thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ......................... 50 2.3.1. Nhận thức về giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao. ..................................................................................... 50 2.3.2. Nội dung giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ...................................................................................... 54 2.3.3. Các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ............................................................................... 55 2.3.4. Phƣơng tiện giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ...................................................................................... 57 2.3.5. Lực lƣợng giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ............................................................................................................58 2.3.6. Đồng bào ngƣời Dao tham gia quá trình giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ............................................................................................................. 63 2.3.7. Kết quả giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ....................................... 65 2.3.8. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ... 66 2.4. Đánh giá chung về thực trạng ............................................................... 69 2.4.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 69 2.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 69 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 71 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DAO Ở HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................. 72 3.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay ... 72 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 76 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 76 3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 77 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ........................................................ 78 3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ....................................................... 78 3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển .................................... 79 3.2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống. ....................................... 79 3.3. Biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh ......................... 80 3.3.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngƣời Dao về tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ......................................................... 80 3.3.2. Biện pháp 2: Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về công tác giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .................................................. 81 3.3.3.Biện pháp 3: Đổi mới phƣơng pháp và hình thức giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .................................................................... 82 3.3.4. Biện pháp 4: Bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.... 84 3.3.5. Biện pháp 5: Khôi phục và duy trì các hoạt động biểu diễn văn nghệ dân gian, các trò chơi dân gian trong lễ hội; định kỳ tổ chức các liên hoan, hội thi, hội diễn, giao lƣu văn hóa cho cộng đồng ................................................ 85 3.3.6. Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả phối hợp các lực lƣợng trong công tác giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ................................... 86 3.3.7. Biện pháp 7: Tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ............................................................................ 87 3.3.8. Biện pháp 8: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .................................................. 89 3.3.9. Biện pháp 9: Khen thƣởng kịp thời những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ..... 90 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 91 3.5. Khảo nghiệm về các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. ...... 95 3.5.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm ................................................... 95 3.5.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ............................................................. 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao .......................... 50 Bảng 2.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao .......................... 51 Bảng 2.3. Nhận thức về mục tiêu của hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao............................... 52 Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Dao cho học sinh các trƣờng DTNT ...................................................... 54 Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ......................................... 55 Bảng 2.6.Thực trạng phƣơng tiệngiáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ............................................................ 57 giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao ......................................... 58 giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao.... 59 tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao .... .60 - giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng ngƣời Dao...............................................62 Bảng 2.11. Đánh giá về đồng bào ngƣời Dao trong quá trình giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc........................................................................................ 63 Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ các ban, ngành, đoàn thể; CBQL,giáo viên,phụ huynh và học sinh các trƣờng DTNT ..................................... 65 Bảng 2.13.Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Dao cho học sinh các trƣờng DTNT ......................................... 67 Bảng 3. Mức độcần thiết của các biện pháp ........................................................ 97 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Văn hóa có ảnh hƣởng sâu rộng và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nó là một trong những nhân tố quan trọng, hƣớng dẫn hoạt động của con ngƣời hƣớng tới Chân, Thiện, Mỹ. Văn hóa còn biểu hiện trình độ văn minh của dân tộc và là bản sắc của từng tộc ngƣời. Mỗi một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa đƣợc xem là chứng minh thƣ, là thẻ căn cƣớc của từng dân tộc. Hiện nay, nƣớc ta đang trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới – nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là phải biết chọn lọc, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc ở Việt Nam. Điều 5 của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 có ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” [18]. Đồng bào ngƣời Dao là dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khá lớn về dân số ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Hải Hà nói riêng. Dân tộc Dao có nền văn hóa từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc khá độc đáo. Bản sắc văn hóa dân tộc (BSVHDT) Dao vừa quyện chặt với tín ngƣỡng tôn giáo, vừa mang tính quần chúng rộng rãi, có sức mạnh to lớn chi phối mọi hoạt động của đồng bào Dao. 1 Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, mọi công việc đều đòi hỏi phải nhanh, buộc ngƣời ta phải chọn lựa cách ăn mặc bớt cầu kỳ, khiến cho ngƣời Dao, nhất là lớp trẻ thƣờng có xu hƣớng theo văn hoá ngƣời Kinh, tuy phát huy đƣợc nhiều mặt tốt, nhƣng lại khiến cho văn hoá ngƣời dân tộc mờ dần. Nhiều cô gái ngƣời Dao ngày nay đã không biết vấn tóc kiểu truyền thống của dân tộc mình nhƣ thế nào. Bên cạnh đó, nhiều phong tục khác của ngƣời Dao nhƣ lễ cƣới hỏi, lễ cấp sắc, lễ thanh minh, lễ cầu trời, lễ ăn lúa mới cũng sẽ dần dần mai một nếu nhƣ không có cách khôi phục…Việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của một dân tộc là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lí, các lĩnh vực xã hội trong đó có giáo dục. Trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tƣ của Nhà nƣớc, của Tỉnh, huyện, của các tổ chức và cá nhân địa phƣơng, công tác giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT của cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, chẳng hạn, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT của cộng đồng ngƣời Dao, những giá trị BSVHDTvề ngôn ngữ; tập quán tín ngƣỡng; luật tục, phong tục; lễ hội; trang phục trang sức; trò chơi dân gian; nhà cửa kiến trúc; sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trình diễn.... đƣợc bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy trong những năm gần đây, văn hoá của ngƣời dân tộc Dao ở địa phƣơng cứ bị mai một dần. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lí luận, thực trạng và đề ra các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát triển BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao và khảo sát thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao trên địa bàn nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (BSVHDT) của ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Công tác giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định song còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu cơ sở lí luận, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp mang tính khoa học và hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao tại địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao. 5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 3 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Về nội dung nghiên cứu Do điều kiện thời gian có hạn, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 6.2. Về khách thể khảo sát Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 20 chuyên gia thuộc lĩnh vực tâm lí học, Giáo Dục học, 30 cán bộ giáo dục, 50 cán bộ các cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn, 100 đồng bào ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 6.3. Về thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1.Các phương pháp nghiên cứu lý luận 7.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Luận văn phân tích và tổng hợp các tài liệu, lý luận liên quan, bao gồm: - Lí luận về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao. - Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành công tác giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao. - Các công trình khoa học, các bài báo đã đƣợc công bố. 7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để sắp xếp phân loại các nghiên cứu về giáo bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao.. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở 4 huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát các hình thức biểu hiện hoạt động giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Trực tiếp làm việcvới một số chuyên gia) hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: Tâm lí học và Giáo dục học.Đặc biệt xin ý kiến về các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 7.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những ƣu điểm cần học hỏi và phát triển; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.h. 7.3. Các phương pháp xử lí thông tin Thông tin đƣợc xử lí bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ. 8. Đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa các vấn đề lí luận về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao. Phát hiện thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất các biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung nghiên cứu đƣợc cấu trúc theo 3 chƣơng sau đây: 5 Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cộng đồng ngƣời Dao Chương 2: Thực trạng giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Biện pháp giáo dục bảo tồn và phát huy BSVHDT cho cộng đồng ngƣời Dao ở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO CỘNG ĐỒNG NGƢỜI DAO 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Ngƣời Dao cƣ trú ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhƣng đông nhất là ở Trung Quốc, nên những nghiên cứu về dân tộc này ở Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu. Tính đến đầu thế kỉ XXI, các học giả Trung Quốc đã công bố 243 công trình nghiên cứu, sƣu tầm về ngƣời Dao (1). Chỉ trong thập niên đầu thế kỉ XXI, tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đã xuất bản 17 công trình tiêu biểu nghiên cứu về ngƣời Dao. Tuy nhiên, trong số đó lại có rất ít công trình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình ngƣời Dao. Các tác phẩm mang tính dân tộc nhƣ Dao tộc của Hoàng Ngọc và Hoàng Phƣơng Bình, Lịch sử văn hóa dân tộc Dao của Từ Tổ Tƣờng, Bàn về văn hóa truyền thống dân tộc Dao của Hoàng Đình Quang, Văn hóa truyền thống dân tộc Dao của Tạ Minh Học và Ngọc Thời Giai, Phong tục chí dân tộc Dao của Lƣu Bào Nguyên… chỉ đề cập đến gia đình ngƣời Dao ở mức độ miêu tả, sơ lƣợc, ít nói đến sự biến đổi của gia đình và văn hóa gia đình. Các chuyên khảo nhƣ Dân tộc Dao thôn Bàn của Hồ Khởi Vọng và Phạm Hồng Quý, Xã hội người Dao quần trắng của Ngọc Thời Giai, Tộc người Dao Lam Điền ở thôn Na Hồng của Hoàng Quý Quyền, Văn hóa lịch sử người Dao đỏ của Túc Vệ Hồng đã đề cập nhiều đến nguồn gốc lịch sử, dân số, kinh tế, văn hóa của ngƣời Dao, nhƣng cũng nêu một cách rất sơ lƣợc về tổ chức và văn hóa gia đình. Một số nghiên cứu những năm gần đây ở Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm đến biến đổi kinh tế, xã hội của ngƣời Dao. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về biến đổi của ngƣời Dao mang tính bao quát chung ở Trung Quốc nhƣ Lịch sử văn hóa dân tộc Dao và hiện đại 7 hóa của Mao Thù Phàm, Sự thay đổi của văn hóa dân tộc Dao của Ngọc Thời Giai... chỉ đề cập tới gia đình ở mức độ sơ lƣợc, nhƣ một số biến đổi về cấu trúc, chức năng, một vài yếu tố trong quan hệ. Bên cạnh các công trình nghiên cứu chung về ngƣời Dao, đã xuất hiện nhiều chuyên khảo có đề cập đến biến đổi gia đình nhƣ: Sự thay đổi thôn Bản của Quách Duy Lợi, Thôn xóm hài hòa ở vùng núi Đại Thạch: Sự thay đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa người Dao Bố Nỗ ở Quảng Tây của Đàm Chủ Nguyên, Sự thay đổi của người Dao Hoa Lam của Phụng Hằng Cao, Sự chuyển dịch mưu sinh và sự thay đổi về văn hóa ở các thôn xóm người Daocủa Trần Hồng Tăng... Các công trình có đề cập đến biến đổi của gia đình và văn hóa gia đình, nhƣng chủ yếu là về chức năng, cấu trúc. Vấn đề quan hệ gia đình cũng đƣợc một số tác phẩm đề cập, nhƣng văn hóa gia đình và biến đổi văn hóa gia đình chƣa đƣợc nghiên cứu, hoặc chỉ mới ở mức độ gợi mở. Một vấn đề liên quan đến gia đình ngƣời Dao cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm là hôn nhân tộc ngƣời. Tiêu biểu là chuyên khảo Phong tục yêu đương, hôn nhân người Dao Trung Quốc của Lý Triệu Long và Quá Trúc, đã nghiên cứu khá sâu sắc, toàn diện các phong tục, tập quán yêu đƣơng, hôn nhân của các nhóm Dao ở Trung Quốc nói chung. Tiếp sau công trình này, nhiều bài nghiên cứu về tập quán và biến đổi hôn nhân của ngƣời Dao ở các địa phƣơng khác nhau đã đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành nhƣ: Sự phát triển biến đổi hôn nhân nguyên thủy người Dao của Hoàng Phƣơng Bình đăng trên tạp chíNghiên cứu dân tộc Quảng Tây, Hai bia đá liên quan đến chế độ hôn nhân dân tộc Dao của Đàm Đình Sinh đăng Nghiên cứu dân tộc Quý Châu, Từ gà không lấy vịt đến thông hôn tộc tế - phân tích nguyên nhân thay đổi tập tục nội hôn dân tộc dao Đại Dao Sơn của Lƣơng Mậu Xuân đăngtrên tạp chíNghiên cứu dân tộc Quảng Tây, Dân tộc Dao - tập tục hôn nhân kỳ lạ độc đáo đăng Khoa kỹ phong, Bên trong và mở rộng: ảnh hưởng của lao động ra ngoài làm việc đối với thông hôn trong vòng tròn của người 8 Dao - lấy đồn huyện Điền Đông Quảng Tây làm ví dụ của Vĩ Mỹ Thần đăng Học báo học viện dân tộc Quảng Tây... Người Dao ở Trung Quốc (qua những công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc) của Diệp Đình Hoa là công trình mang tính tổng hợp, hệ thống hóa lại quá trình nghiên cứu về ngƣời Dao ở Trung Quốc. Công trình đã trình bày yếu tố văn hóa vật chất, phong tục tập quán, văn hóa và cơ cấu xã hội. Tác giả đã dành ra một mục để trình bày khái quát về cấu trúc và một số phong tục tập quán liên quan đến gia đình. Công trình nghiên cứu điểm Tộc Dao thôn Điền của Hoàng Quý Quyền cũng dành một chƣơng để bàn về hôn nhân và gia đình của ngƣời Dao. Trong công trình, gia đình đƣợc tác giả đặt trong mối nhân quan với nhà. Việc trình bày không gian nhà cửa đã phần nào phản ánh về quan hệ giữa gia đình với tổ tiên, với thế giới thần linh, thể hiện cái nhìn của ngƣời Dao về khái niệm gia đình. Nghiên cứu về gia đình mang tính chuyên khảo có Phương thức sinh hoạt gia đình của người Dao hiện nay ở vùng Nam Hồ Nam - Bắc Quảng Tây của Tôn Thu Vân hay Luận Dao tộc truyền thống văn hóa của Diêu Thuấn, Trung Quốc thiểu số dân tộc biên tả tổ của tập thể tác giả. Các công trình này nghiên cứu khá sâu về phƣơng thức sinh hoạt gia đình truyền thống và một số thay đổi hiện nay, đề cập cụ thể đến vấn đề cấu trúc, quy mô, hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, vấn đề văn hóa gia đình và những biến đổi của nó chƣa đƣợc nghiên cứu sâu. Qua phân tích, có thể thấy số lƣợng công trình nghiên cứu về ngƣời Dao rất phong phú. Vấn đề gia đình, văn hóa gia đình đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu chung về ngƣời Dao ở Trung Quốc và công trình nghiên cứu điểm ở những chiều cạnh nhƣ cấu trúc, quan hệ, các yếu tố văn hóa, một cách sơ lƣợc, mang tính chất gợi mở. Tuy nhiên, số lƣợng công trình chuyên khảo nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình ngƣời Dao 9 khá ít ỏi, chƣa sâu sắc và toàn diện. Đặc biệt, vấn đề biến đổi văn hóa gia đình ngƣời Dao ở vùng du lịch chƣa đƣợc đề cập tới. Đây vẫn còn là một khoảng trống trong nghiên cứu về gia đình ngƣời Dao ở Trung Quốc. Hiện nay một số nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu công tác Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Dao, đây là hai vấn đề luôn gắn kết chặt chẽ biện chứng. Đó là hai lĩnh vực thống nhất, tƣơng hỗ, chi phối ảnh hƣởng qua lại trong hoạt động giữ gìn tài sản văn hóa. Bảo tồn di sản văn hóa thành công thì mới phát huy đƣợc các giá trị văn hóa. Phát huy cũng là một cách bảo tồn di sản văn hóa tốt nhất (lƣu giữ giá trị di sản trong ý thức cộng đồng xã hội). Đối tƣợng bảo tồn (tức là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) nhƣ: Kiến trúc xây dựng nhà cửa, trang phục, dân ca, trò chơi dân gian, lễ hội, cƣới hỏi…. của dân tộc ngƣời Dao. 1.1.2. Ở Việt Nam Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp chiếm đóng ở vùng nào cũng đều tổ chức viết địa chí vùng đó. Trong những tài liệu về địa chí, các tác giả có đề cập vài nét về địa bàn cƣ trú của ngƣời Dao. Sau này, A.Bônifacy xuất bản một loạt công trình về ngƣời Dao nhƣ Mán Quần cộc, Mán Quần trắng, Mán chàm hoặc Lam Điền, Mán tiểu bản hay đeo tiền… Đây có thể coi là những công trình nghiên cứu đầu tiên của học giả phƣơng Tây về ngƣời Dao ở Việt Nam. Các nghiên cứu của A.Bônifacy đã miêu tả sinh động về trang phục, nhà cửa, kinh tế, tổ chức xã hội, văn học, nghệ thuật, tôn giáo tín ngƣỡng của ngƣời Dao. Tác giả có đề cập tới gia đình ngƣời Dao nhƣng hết sức sơ lƣợc, chủ yếu là nói về cơ cấu gia đình và tục nhận con nuôi. Từ những năm 50 thế kỉXX đến nay, tổng số công trình viết về ngƣời Dao ở Việt Nam khá nhiều. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, đã có hơn 200 công trình sách, bài báo viết về ngƣời Dao đăng trên tạp chí chuyên ngành. Gia đình và văn hóa gia đình của ngƣời Dao đƣợc đề cập đến trong nhiều tác phẩm ở các chiều cạnh khác nhau nhƣ: cấu trúc, các quan hệ ứng xử, phong 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan