Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động khá...

Tài liệu Luận văn giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

.PDF
121
2513
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN THỊ TẤM GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN THỊ TẤM GIÁO DỤC KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non) Mã số: 60.14.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Oai HÀ NỘI - 2017 ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tôi xin được gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Khoa Giáo dục Mầm Non, phòng Sau đại học và các phòng ban khác của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Ban Giám hiệu, tập thể các cô giáo cùng các cháu mẫu giáo các trường: MN Hoa Hồng, MN Sơn Ca, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk - những người đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi tiến hành nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thanh Oai - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghien cứu và hoàn thành luận văn. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã hết lòng giúp đỡ, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Tấm iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. MN : Mầm non 2. KNBVMT : Kĩ năng bảo vệ môi trường 3. BVMT : Bảo vệ môi trường 4. KPKH : Khám phá khoa học 5. GVMN : Giáo viên mầm non 6. TCHT : Trò chơi học tập 7. TN : Thực nghiệm 8. MG : Mẫu giáo 8. ĐC : Đối chứng 9. TC : Trò chơi iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Ý kiến của GVMN về tầm quan trọng việc giáo dục KNBVMT 42 đối với trẻ 5-6 tuổi. Bảng 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 43 thông qua TCHT. Bảng 1.3. Biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt 43 động KPKH của GVMN. Bảng 1.4.Nguồn TCHT GV sử dụng trong hoạt động KPKH. 45 Bảng 1.5. Mức độ sử dụng TCHT trong các hoạt động của trẻ. 46 Bảng 1.6. Các bước thiết kế TCHT giáo dục KNBVMT cho trẻ MG 5-6 47 tuổi. Bảng 1.7. Những khó khăn của GV sử dụng TCHT giáo dục KNBVMT 47 của trẻ 5-6 tuổi. Bảng 1.8. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5-6 tuổi. 50 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN 72 trước TN (tính theo %). Bảng 3.2. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN 74 trước TN (tính theo điểm TB). Bảng 3.3 Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau 76 TN (tính theo %). Bảng 3.4. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN (tính theo điểm TB). v 78 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1. Mức độ thực hiện KNBVMT của trẻ 5-6 tuổi. 51 Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN 73 trước TN (tính theo %). Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát KNBVMT của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN (tính theo %). vi 76 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 8. Đóng góp mới của đề tài 5 9. Cấu trúc luận văn 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho 6 trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường Mầm non 1. 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 1.1.1. Ở nước ngoài 6 1.1.2. Ở Việt Nam 12 1.2. Một số khái niệm cơ bản 16 1.2.1. Khái niệm kĩ năng 16 1.2.2. Khái niệm môi trường 17 1.2.3. Khái niệm giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường 18 1.2.4. Các kĩ năng bảo vệ môi trường của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non 20 1.3. Hoạt động khám phá khoa học và vai trò của nó đối với việc giáo 21 dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi 1.3.1 Khái niệm Hoạt động khám phá khoa học vii 21 1.3.2. Vai trò của hoạt động khám phá khoa học trong giáo dục kĩ năng 22 BVMT cho trẻ 5-6 tuổi 1.3.3. Đặc điểm của hoạt động khám phá khoa học của trẻ 5-6 tuổi ở 24 trường mầm non 1.4. TCHT trong hoạt động khám phá khoa học 25 1.4.1. Trò chơi học tập 25 1.4.2. Phân loại trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 26 1.4.3. Cấu trúc của trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 27 1.5. Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHT 28 trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 1.5.1. Mục tiêu của việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 29 tuổi qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 1.5.2. Nội dung giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi qua 29 trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 1.5.3. Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 31 nhằm giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi 1.5.4. Quá trình giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở 32 trường mầm non 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi 34 trường cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 1.6.1. Khả năng nhận thức và mức độ tham gia vào trò chơi học tập 34 trong hoạt động khám phá khoa học 1.6.2. Cách thức sử dụng trò chơi học tập của giáo viên trong hoạt động khám phá khoa học viii 35 1.6.3. Yếu tố gia đình và sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường 35 Kết luận chương 1 37 Chương 2. Cơ sở thực tiễn của giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường 38 cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 2.1. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình giáo dục 38 MN hiện nay 2.2. Thực trạng về việc giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 40 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 2.2.1. Khái quát về quá trình điều tra 40 2.2.2. Kết quả thực trạng 41 2.3. Thực trạng mức độ thực hiện kĩ năng bảo vệ môi trường của trẻ 49 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 2.3.1.Tiêu chí và thang đánh giá kết quả giáo dục kĩ năng bảo vệ môi 49 trường đối với trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non. 2.3.2. Kết quả khảo sát 50 Kết luận chương 2 54 Chương 3. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho 55 trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học ix 55 3.1.1. Việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHT trong hoạt 55 động KPKH cần dựa trên mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ MN hiện nay 3.1.2. Đáp ứng mục đích của hoạt động KPKH 56 3.1.3. Phù hợp với hứng thú và khả năng nhận thức của trẻ 5-6 tuổi 56 3.1.4. Bảo đảm cho trẻ được luyện tập nhiều lần trong ngày 57 3.2 Các biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi 57 qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 3.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi học tập từ nhiều nguồn khác nhau và 57 xác định mục đích giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi. 3.2.2. Biện pháp 2. Thiết kế các trò chơi học tập giáo dục kĩ năng bảo vệ 59 môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học 3.2.3 Biện pháp 3. Lập kế hoạch và hướng dẫn sử dụng trò chơi học tập 65 giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non 3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường 70 cho trẻ 5-6 tuổi qua trò chơi học tập trong hoạt động khám phá khoa học 3.3. TN sư phạm 71 3.3.1. Mục đích thực nghiệm 71 3.3.2. Nội dung thực nghiệm 71 3.3.3. Thời gian thực nghiệm 71 3.3.4. Mẫu thực nghiệm 71 3.3.5. Tiến hành thực nghiệm 71 3.3.6. Kết quả TN 72 x 3.3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm 72 3.3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm 75 Kết luận chương 3 83 Kết luận và khuyến nghị 84 1. Kết luận 84 2. Khuyến nghị 85 Tài liệu tham khảo 87 Phụ lục 91 xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Mỗi con người đều cần có một không gian nhất định để hoạt động như nhà ở, nơi nghỉ, không khí, nước, lương thực, thực phẩm,… Môi trường còn là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Hơn thế nữa, môi trường còn là nơi chứa đựng các phế thải do con người và các loài sinh vật tạo ra, trong hoạt động sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin cho con người. Nhưng hiện nay môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Việc ô nhiễm, suy thoái môi trường chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người về việc giữ gìn BVMT gây nên. Vì vậy vấn đề BVMT là rất cấp bách, rất cần thiết. Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mỗi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Ngày nay giáo dục BVMT trở thành một vấn đề có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Giáo dục BVMT đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Bậc học Mầm non. Trước thực tiễn đó, là GVMN phải làm gì để trẻ em hiểu biết về môi trường sống của bản thân và có thói quen giữ vệ sinh môi trường làm cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Các nhà tâm lý học đều cho rằng, ngay từ lứa tuổi MN trẻ đã hình thành nề nếp thói quen, những phẩm chất đạo đức. Trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ MN mới, nội dung giáo dục BVMT cho lứa tuổi MN được tích hợp trong từng chủ đề. Hoạt động KPKH mang đến cho trẻ những cảm nhận mới lạ về môi trường xung quanh, phát triển về nhận thức cho trẻ, hình 1 thành ở trẻ lòng yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, biết BVMT. Vì thế việc giúp trẻ có những trải nghiệm, hình thành và phát triển thẩm mỹ ở trẻ sự cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, lòng yêu thiên nhiên, có ý thức BVMTthì việc sử dụng có hiệu quả việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHT trong hoạt động KPKH là một giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở các trường MN đều tổ chức các hoạt động KPKH cho trẻ nhưng chưa đầu tư nhiều về thời gian, đa số GV chỉ truyền đạt đến trẻ những kiến thức qua việc cho trẻ xem tranh ảnh trong hoạt động KPKH mà trẻ ít được thực hành. Qua việc trao đổi với GV, cho thấy GV ít tạo điều kiện cho trẻ được trực tiếp tham gia vào hoạt động khám phá vì thế trẻ chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về thế giới thực vật dẫn đến trẻ chưa được mở rộng hơn về nhận thức để từ đó có ý thức BVMT. Với lý do trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “ Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH ở trường MN. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục KNBVMTcho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp giáo dục KNBVMTcho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH ở trường MN. 4. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng một số biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ trong hoạt động KPKH qua TCHT thì sẽ thì sẽ tạo cho trẻ có nhiều cơ hội thực hành, trải 2 nghiệm khám phá môi trường xung quanh, hình thành ở trẻ một số biểu tượng về giá trị của môi trường, thái độ và KNBVMT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH. 5.2. Nghiên cứu thực trạng giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH. 5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học. 5.4. TN sư phạm các biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: * Về nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH học qua TC học tập. - Nghiên cứu biện pháp sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá nhằm giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi. * Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên đối tượng là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường MN Hoa Hồng và trường MN Sơn Ca, huyện Ea Súp – tỉnh Đăk Lăk. 6.2. Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại một số trường MN thuộc địa bàn huyện Ea Súp - tỉnh Đăk Lăk. 6.3. Thời gian nghiên cứu: Tổ chức điều tra thực trạng và tiến hành TN trên trẻ từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2017. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: - Phân tích và hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài. 3 - Phân loại và hệ thống hóa - khái quát hóa lí thuyết. - Cụ thể hóa lí thuyết. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát và ghi chép KNBVMT của trẻ 5-6 tuổi qua các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường MN. Đồng thời chúng tôi kết hợp quan sát hoạt động của GVMN trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT để có cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục BVMT cho trẻ ở trường MN hiện nay. 7.2.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến GV để tìm hiểu nhận thức, thái độ cũng như cách sử dụng TCHT của GV trong hoạt động KPKH nhằm hình thành kĩ năng BVMT cho trẻ 5-6 tuổi. Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi đã được in sẵn để tìm hiểu nhận thức, thái độ của họ đối với việc giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường MN hiện nay. 7.2.3. Phương pháp đàm thoại Tiến hành trao đổi với GV và cán bộ phụ trách chuyên môn ở trường MN về những vấn đề có liên quan đến việc sử dụng TCHT trong hoạt động KPKH nhằm giáo duc KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi. Trò chuyện, đàm thoại với trẻ để tìm hiểu khó khăn, thuận lợi của trẻ trong việc giáo dục BVMT hiện nay. 7.2.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, các nhà GDMN về những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục BVMT cho trẻ 5-6 tuổi. 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm Nghiên cứu kế hoạch, giáo án tổ chức hoạt động KPKH của GVMN, đặc biệt là các TCHT được GV sử dụng trong hoạt động KPKH. 7.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 4 Nghiên cứu các kinh nghiệm của GVMN về cách sử dụng TCHT trong hoạt động khám phá thế giới xung quanh nói chung, qua các giáo án, báo cáo kinh nghiệm chuyên đề, các đợt thi GV giỏi các cấp thuộc địa bàn huyện Ea Súp và tỉnh Đăk Lăk. 7.2.7. Phương pháp TN sư phạm TN nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp sử dụng TC đã đề xuất được tiến hành tại Trường MN Hoa Hồng và Trường MN Sơn Ca. Thời gian TN từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2017. 7.2.8. Nhóm phương pháp thống kê toán học Dùng để xử lí và phân tích các kết quả nghiên cứu. 8. Những đóng góp mới của đề tài 8.1. Làm phong phú thêm cơ sở lí luận của việc giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi qua TCHT trong hoạt động KPKH. 8.2. Làm rõ thực trạng sử dụng TCHT trong hoạt động KPKH nhằm hình thành giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường MN thuộc tỉnh Đăk Lăk. 8.3. Đề xuất một số biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH qua TC học tập. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục KN cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH ở trường MN. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non Chương 3: Một số biện pháp giáo dục KNBVMT cho trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động KPKH và TN sư phạm. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON. 1. 1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Giáo dục môi trường là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết trước biến đổi lớn của khí hậu và nguy cơ tàn phá thảm khốc của con người đối với thiên nhiên. Sự cạn kiệt dần của tài nguyên thiên nhiên và sự giảm sút về chất lượng môi trường đang là những vấn đề nóng bỏng trong các hội nghị toàn cầu. Thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng ngày càng có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề BVMT và cải tạo môi trường. Năm 1948, tại cuộc họp Liên hợp Quốc về BVMT và tài nguyên thiên nhiên ở Pari, thuật ngữ “Giáo dục môi trường” đã được sử dụng. Tuy nhiên việc giáo dục môi trường thực sự được quan tâm khi những hiểm họa về sự tồn vong của con người đã trở nên báo động. Trái đất - Ngôi nhà chung của nhân loại bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do chính những hành động mà con người gây ra. Sau đó, các quốc gia trên thế giới đã lần lượt tổ chức các hội nghị, hội thảo và đề ra được nhiều chiến lược, sách lược quan trọng về vấn đề bảo vệ môi trường theo những hướng cơ bản sau [5]: Thứ nhất, nghiên cứu về mục tiêu, nguyên tắc giáo dục môi trường. Vào tháng 5 năm 1958, Hội đồng cộng đồng châu âu đã họp và thống nhất đưa ra nghị quyết về giáo dục môi trường với những mục tiêu và nguyên tắc sau: - Mục tiêu của giáo dục môi trường là nâng cao nhận thức của nhân dân đối với các vấn đề về môi trường cũng như các giải pháp có thể, đặt nền móng cho sự tham gia tích cực với đầy đủ kiến thức của từng cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng một cách hợp lý, sáng suốt các tài nuyên thiên nhiên. 6 Để đạt được những mục tiêu trên, giáo dục môi trường cần phải tính đến các nguyên tắc mang tính chỉ dẫn sau: - Môi trường phải được coi là tài sản của nhân loại. - Nhiệm vụ chung đó là sự đóng góp cho việc bảo vệ sức khỏe con người và giữ gìn cân bằng sinh thái, duy trì và BVMT. - Sự cần thiết đối với việc sử dụng hợp lí, sáng suốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Đường lối mà mỗi cá nhân với tư cách là người tiêu dùng có thể đóng góp cho việc BVMT bằng hành vi, thái độ của mình. Năm 1975 tại Belyrade (Nam Tư), Chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP) ra đời. Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về giáo dục môi trường, chương trình IEEP đã đưa ra được Nghị định khung và tuyên bố về những mục tiêu, nguyên tắc hướng dẫn giáo dục môi trường. Hội thảo đã công bố Hiến chương Balyrade - Một hệ thống nguyên tắc toàn cầu cho giáo dục môi trường được tóm tắt ở những điểm cơ bản sau [6]: - Nâng cao nhận thức và quan tâm tới mối quan hệ tương tác về kinh tế, chính trị, xã hội, sinh thái giữa nông thôn và thành thị. - Cung cấp cho mỗi cá nhân những cơ hội tiếp thu kiến thức, những giá trị, quan niệm, trách nhiệm và các kĩ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường. - Tạo ra những mô hình ứng xử với môi trường cho các cá nhân, các tổ chức cũng như toàn xã hội. Thứ hai, nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục đối với các vấn đề về môi trường. Năm 1977, tại Tbilisi (Liên Xô) UNESCO [4] đã tổ chức Hội nghị Liên chính phủ đầu tiên về giáo dục môi trường bao gồm 66 nước tham dự. Hội nghị đưa ra các ý kiến đóng góp cho việc áp dụng rộng rãi nội dung giáo dục môi 7 trường trong chương trình giáo dục chính thức và không chính thức. Nội dung về giáo dục môi trường trong văn kiện của Hội nghị có thể tóm tắt như sau: “ Nếu như muốn đạt được các mục tiêu bảo tồn thì hành vi cư xử của một xã hội đối với sinh quyển bắt buộc phải thay đổi... Nhiệm vụ lâu dài của giáo dục môi trường là khuyến khích hoặc củng cố các hành vi, thái độ mang tính đạo đức mới”. Sau đó vào năm 1987, nhân kỷ niệm 10 năm Hội nghị Tbilisi đầu tiên, một loạt các vấn đề cơ bản về môi trường được đưa ra thảo luận, trong đó nhấn mạnh đặc biệt tới tầm quan trọng của giáo dục môi trường, và khẳng định sẽ không thể giảm được mối đe dọa mang tính khu vực và quốc tế đối với môi trường trừ phi ý thức của đại đa số quần chúng được thức tỉnh. Trong năm 1987, Ủy ban thế giới về môi trường và sự phát triển đã có báo cáo “ Tương lai chung của chúng ta” (WCED 1987) [12]. Bản báo cáo đã đưa ra công bố “Chương trình nghị sự toàn cầu”. Giáo dục được coi là trọng tâm của chương trình này: “ Sự thay đổi thái độ mà chúng ta cố gắng phụ thuộc vào các chiến dịch giáo dục lớn, các cuộc thảo luận và sự tham gia của quần chúng”. Môi trường và sự phát triển có mối quan hệ với nhau. Chính sự suy thoái về môi trường là vật cản chủ yếu đối với sự phát triển. Bảo vệ môi trường là mục tiêu quan trọng nhất để đạt được tốc độ phát triển bền vững. Hội nghị Thượng đỉnh (UNCED) diễn ra tại Rio de Janeco (Brazil) [4] vào năm 1992 có 170 nước tham dự. Hội nghị thảo luận vấn đề mấu chốt là “Chương trình Nghị sự 21”. Chương trình nhằm chỉ ra cho các quốc gia biết cần phải làm những gì để đạt được sự phát triển mang tính chất duy trì trong thế kỷ XXI. Hội nghị nhất trí cao phát triển và giáo dục môi trường phải là một bộ phận thống nhất của quá trình học tập ở cả hai dạng chính thức và không chính thức. Hội nghị cũng đưa ra dự kiến là mọi chính phủ phải nỗ lực phấn đấu để cập nhật hóa hoặc chuẩn bị 8 các chiến lược nhằm mục đích kết hợp môi trường và phát triển thành vấn đề trọng tâm để đưa vào các cấp giáo dục. Thứ ba, nghiên cứu về trách nhiệm của con người đối với việc phát triển môi trường một cách bền vững Nghị định thư Kyoto năm 1997 đưa ra chỉ tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển và cơ chế đối với các nước đang phát triển nhằm đạt được sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thông qua thực hiện “cơ chế phát triển sạch”. Hội nghị quốc tế về môi trường với chủ đề: “Các công dân trên trái đất” diễn ra tại Pari (Pháp) năm 2007 với mục đích đưa ra các giải pháp hiệu quả để bảo vệ an toàn trái đất trước nguy cơ biến đổi bất lợi do con người gây ra. “ Lời kêu gọi Pari” đã khuyến khích kêu gọi tất cả các nước, tất cả mọi người chung tay bảo vệ môi trường, việc làm này góp phần bảo vệ tương lai của nhân loại. Hội nghị cũng kêu gọi thế giới thông qua “Tuyên bố toàn cầu” về các quyền hạn, trách nhiệm đối với môi trường nhằm đánh giá một quyền mới cho con người, đó là quyền được sống trong một môi trường an toàn được bảo vệ. Như vậy, thông qua diễn biến của các hội nghị, hội thảo về vấn đề môi trường trên thế giới trong nhiều năm qua cho thấy các quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục là công cụ quan trọng nhất để giáo dục môi trường, là tác nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thay đổi nhận thức của con người đối với các vấn đề môi trường. Tất cả các hội nghị, hội thảo đều hướng tới việc làm cho môi trường toàn cầu được cải thiện tốt đẹp hơn. Ngày môi trường thế giới (WED) đặt ra thông điệp cụ thể trong mỗi giai đoạn nhất định. Chủ đề ngày môi trường thế giới năm 2013 là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” nhằm khuyến khích mọi người có ý thức hơn về các tác động tới môi trường từ việc lựa chọn thực phẩm của mình, từ đó 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan