Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa b...

Tài liệu Luận văn giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố vĩnh long

.PDF
158
278
101

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG VĂN THÔNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐẶNG VĂN THÔNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Giáo dục và Phát triển cộng đồng Mã ngành: Thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC SƠN HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu có trích dẫn nguồn chính xác, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ một nghiên cứu nào khác. Tác giả Đặng Văn Thông LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong Khoa Tâm lý – Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội, các đồng chí cùng công tác tại đơn vị, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và cố gắng rất nhiều, nhưng do khả năng của bản thân còn những hạn chế nhất định, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp của em cũng còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy, cô góp ý và chỉ bảo để em được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về công tác nghiên cứu khoa học. Vĩnh Long, ngày ….. tháng …. năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Văn Thông DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB : Cán bộ GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo MT : Ma túy Nxb : Nhà xuất bản TN : Thanh niên TNMT : Tệ nạn ma túy TNXH : Tệ nạn xã hội PCMT : Phòng, chống ma túy MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 8. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ............................................. 7 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................... 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................... 11 1.2.1. Giáo dục ............................................................................................ 11 1.2.2. Cộng đồng ......................................................................................... 13 1.2.3. Ma túy ................................................................................................ 14 1.2.3.1. Ma túy là gì? .......................................................................................... 14 1.2.4.2. Đặc điểm của ma túy. ............................................................................. 16 1.2.3.3. Nguồn gốc của ma túy ............................................................................ 16 1.2.3.4. Phân loại ma túy .................................................................................... 20 1.2.3.5. Các hình thức sử dụng chất ma túy: ...................................................... 21 1.2.3.6. Biểu hiện của người nghiện ma túy........................................................ 21 1.2.3.7. Nguyên nhân nghiện ma túy ................................................................... 22 1.2.3.8. Ảnh hưởng của ma túy đối với con người – xã hội ................................ 23 1.2.4. Phòng, chống ma túy ......................................................................... 25 1.2.5. Giáo dục phòng, chống ma túy ......................................................... 26 1.2.6. Giáo dục phòng, chống ma túy dựa vào cộng đồng. ......................... 26 1.3. Một số đặc điểm của thanh niên ngày nay ....................................... 26 1.4. Công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng ................................................................................................. 28 1.4.1. Các quan điểm, chủ trương về phòng chống ma túy ở nước ta hiện nay ............................................................................................................... 28 1.4.1.1. Những chủ chương về phòng chống ma túy của Đảng, Nhà Nước........ 28 1.4.1.2. Những chủ chương về phòng, chống ma túy của Bộ GD&ĐT .............. 33 1.4.2. Mục đích giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ............................. 34 1.4.3. Nội dung giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ............................. 34 1.4.4. Các lực lượng tham gia giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ...... 34 1.4.4.1. Công an thành phố Vĩnh Long ............................................................... 35 1.4.4.2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vĩnh Long.......... 35 1.4.4.3. Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Vĩnh Long ................................. 36 1.4.4.4. Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Vĩnh Long................................. 36 1.4.4.5. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Vĩnh Long .......... 36 1.4.5. Thanh niên trong quá trình giáo dục phòng, chống ma túy ................. 37 1.4.6. Phương pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ...................... 37 1.4.7. Phương tiện giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ........................ 37 1.4.8. Hình thức tổ chức giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ............... 38 1.4.9. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phòng, chống ma túy cho TN .. 38 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực hiện giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng ................................... 39 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 41 Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ................................................................. 42 2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................... 42 2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..................................................... 43 2.3. Thực trạng nhận thức của thanh niên, cộng đồng dân cư và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố Vĩnh Long về ma túy và tệ nạn ma túy ...................................................................................... 48 2.3.1. Nhận thức của thanh niên về khái niệm ma túy ............................... 48 2.3.2. Nhận thức của thanh niên về nguồn gốc của ma túy ....................... 49 2.3.3. Nhận thức của thanh niên về các con đường ma túy xâm nhập vào cơ thể . 49 2.3.4. Nhận thức của thanh niên, người dân trong cộng đồng và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về các biểu hiện nghiện ma túy ............................... 50 2.3.5. Nhận thức của thanh niên về nguyên nhân nghiện ma túy ............. 51 2.3.6. Nhận thức của thanh niên, người dân trong cộng đồng và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về tác hại của ma túy ............................................... 52 2.4. Thực trạng thực hiện công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ....... 53 2.4.1. Nhận thức về công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long .............................. 54 2.4.1.1. Nhận thức của cộng đồng dân cư và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên ......... 54 2.4.1.2. Mức độ quan tâm của cộng đồng dân cư và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên ................. 55 2.4.2. Mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ........... 56 2.4.3. Mục tiêu của công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long .............................. 57 2.4.4. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ........... 58 2.4.5. Thực trạng tham gia các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên của các lực lượng cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long .. 59 2.4.5.1. Các lực lượng cộng đồng tham gia công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên ............................................................................................... 59 2.4.5.2. Mức độ tham gia của các lực lượng cộng đồng trong công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên .................................................................. 59 2.4.5.3. Thực trạng các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên ..................................... 60 2.4.6. Mức độ tham gia của thanh niên trong công tác giáo dục phòng, chống ma túy .... 63 2.4.7. Thực trạng các biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ...................... 64 2.4.8. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ........................................... 67 2.4.9. Thực trạng kết quả giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long .............................. 69 2.4.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ..... 70 2.5. Đánh giá chung về thực trạng .......................................................... 72 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 76 Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG ................................................................. 77 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long . 77 3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ...... 81 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên ............ 81 3.2.2. Tăng cường công tác giữ gìn an ninh, trật tự, truy quét các đối tượng tàng trữ, mua bán, sử dụng ma túy ............................................................. 84 3.2.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp các lực lượng cộng đồng trong giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên ......................................................... 86 3.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng Công an và các lực lượng cộng đồng trong công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên nói riêng ...................................................... 87 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên ..................................................... 90 3.2.6. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên................. 93 3.2.7. Phát huy tính chủ động, tích cực của thanh niên trong công tác giáo dục phòng, chống ma túy ............................................................................. 95 3.2.8. Thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phòng chống ma túy cho thanh niên ............................ 96 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 98 3.4. Khảo nghiệm các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long ....... 99 3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm .............................................. 99 3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm ............................................................. 100 3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục PCMT cho TN dựa vào CĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .......................................... 100 3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long ...... 103 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 107 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 109 1. Kết luận ........................................................................................................ 109 2. Khuyến nghị ................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 112 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Thống kê số liệu về TNMT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long .......... 46 Bảng 2.2: Nhận thức của TN về khái niệm MT ................................................... 48 Bảng 2.3: Nhận thức của TN về nguồn gốc của MT ........................................... 49 Bảng 2.4. Nhận thức của TN về các con đường MT xâm nhập vào cơ thể......... 49 Bảng 2.5. Nhận thức của TN về nguyên nhân nghiện MT .................................. 51 Bảng 2.6. Nhận thức của TN, cộng đồng dân cư và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về tác hại của MT .......................................................................................... 52 Bảng 2.7. Nhận thức của TN, cộng đồng dân cư và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho TN ...... 54 Bảng 2.8. Mức độ quan tâm của thanh niên, người dân trong cộng đồng và CB các ban, ngành, đoàn thể về công tác giáo dục PCMT cho TN .......................... 55 Bảng 2.9. Mức độ tổ chức các hoạt động giáo dục PCMT cho TN .................... 56 Bảng 2.10 . Mục tiêu của công tác giáo dục PCMT cho TN .............................. 57 Bảng 2.11 . Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục PCMT cho TN ................ 58 Bảng 2.12 . Đánh giá về mức độ tham gia của các lực lượng cộng đồng trong công tác giáo dục PCMT cho TN ........................................................................ 60 Bảng 2.13 . Đánh giá về thực trạng các hoạt động phối hợp giữa các lực lượng cộng đồng trong công tác giáo dục PCMT cho TN ............................................ 61 Bảng 2.14 . Đánh giá về mức độ tham gia của TN trong giáo dục PCMT......... 63 Bảng 2.15 . Đánh giá của TN, người dân trong cộng đồng và CB các ban, ngành, đoàn thể về thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục PCMT cho TN................ 64 Bảng 2.16. Đánh giá của TN, người dân trong cộng đồng và CB các ban, ngành, đoàn thể về thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục PCMT cho TN. 67 Bảng 2.17 . Đánh giá của thanh niên, người dân trong cộng đồng và CB các ban, ngành, đoàn thể về tầm quan trọng của công tác giáo dục PCMT ............ 69 Bảng 2.18 . Đánh giá của thanh niên, người dân trong cộng đồng và CB các ban, ngành, đoàn thể về các yếu tố ảnh hưởng đên công tác giáo dục PCMT cho TN trên địa bàn thành phố Vĩnh Long .................................................................. 70 Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục PCMT cho TN dựa vào CĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .......................................... 100 Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục PCMT cho TN dựa vào CĐ trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long .................................................. 103 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tệ nạn ma túy là hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khỏe, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Tệ nạn ma túy đã lan rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố, đến mọi thành phần, lứa tuổi, đặc biệt là trong thanh niên. Đối với bản thân người sử dụng ma túy sẽ gây tổn hại về sức khỏe, suy giảm sức lao động, gây tổn hại đến thần kinh người sử dụng, sinh ra bệnh tâm thần, có thể gây ra những hành vi nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh. Trường hợp sử dụng ma túy quá liều có thể bị chết đột ngột. Mặt khác, ma túy còn gây tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của bản thân và gia đình người sử dụng. Sử dụng ma túy tốn nhiều tiền bạc, khi đã nghiện ma túy, người nghiện luôn có xu hướng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế. Đối với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma túy, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội, làm cho thu nhập quốc dân giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng, ảnh hưởng đến đến đầu tư nước ngoài, khách đến du lịch; ma túy cũng làm nảy sinh, gia tăng tội phạm trong nước gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, là nguyên nhân nảy sinh các tệ nạn xã hội (TNXH) khác. Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác phòng, chống ma túy, đã ban hành luật Phòng, Chống ma túy (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/ 2001), làm cơ sở pháp lý cho các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy. Các ngành, các cấp cũng đã có nhiều chủ trương, biệp pháp phòng, chống ma túy, nhưng giáo dục phòng, chống ma túy đóng vai trò rất quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, từ đó từng cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội có hành động kiên quyết hơn trong công tác phòng, 1 chống ma túy, để cộng đồng nói không với ma túy, tạo môi trường văn hóa, lành mạnh, phát triển kinh tế - xã hội. Thanh niên là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, là một trong những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, được giao đảm nhận những công việc đòi hỏi sự hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo, xung kích đi đầu trong các phong trào cách mạng. Trong Văn kiện Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012 – 2017) đã đưa ra mục tiêu xây dựng hình mẫu người thanh niên là: “Xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, có đạo đức cách mạng và lối sống đẹp, có ước mơ, hoài bão, khát vọng đưa đất nước vươn lên, có tri thức, sức khỏe, kỹ năng xã hội, năng lực chuyên môn, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại”. Do đó để xây dựng lực lượng thanh niên đáp ứng các yêu cầu trong thời đại mới, cần phải nghiên cứu các biệp pháp giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội nói chung, đặc biệt là giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên là thực sự cần thiết. Thành phố Vĩnh Long là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh Long, thành phố nằm cặp sông Cổ Chiên (chi lưu của Sông Tiền); ba phía Bắc, Đông, Nam đều giáp với huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp. Thành phố Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 48,08 ha, gồm 07 phường, 04 xã với số dân 140.872 người (năm 2013). Trên địa bàn thành phố Vĩnh Long tình hình buôn bán, sử dụng ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại, nhất là trong độ tuổi thanh niên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cộng đồng. Tính đến tháng 6/2015 thành phố có 304 người nghiện ma túy, trong đó có 150 thanh niên (dưới 30 tuổi) nghiện ma túy, 100% số xã, phường có người nghiện ma túy. Cấp ủy và chính quyền các cấp trong thành phố Vĩnh Long đã có nhiều chương trình, kế hoạch và đề ra nhiều biện pháp để phòng, chống ma túy trong thanh niên, đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên trên địa bản thành phố vẫn còn những hạn chế, chưa đi vào 2 chiều sâu, nếu như đề ra được những biện pháp giáo dục thiết thực hơn, phù hợp hơn cho thanh niên thì công tác phòng, chống ma túy trong thanh niên sẽ hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, đề xuất các biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này, góp phần làm lành mạnh hóa xã hội và phát triển cộng đồng bền vững. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 4. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đã được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau, các biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc giáo dục ý thức cho cộng đồng trong công tác phòng, chống ma túy cho thanh niên. Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục đầy đủ, đồng bộ hơn, sát với đối tượng và thu hút được nhiều chủ thể trong cộng đồng hơn thì có thể nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống ma túy cho thanh niên. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận về: Giáo dục; ma túy; thanh niên; cộng đồng; phòng, chống ma túy; giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng; biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng. 5.2. Khảo sát thực trạng - Khảo sát thực trạng vấn đề thanh niên nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. - Khảo sát thực trạng các biện pháp GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 5.3. Đề xuất các biện pháp GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng. - Đề tài đề cập đến các chủ thể như: Công an thành phố Vĩnh Long, Phòng Văn hóa thông tin thành phố Vĩnh Long, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Vĩnh Long. - Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Các cách tiếp cận: - Tiếp cận giáo dục học. - Tiếp cận phát triển cộng đồng. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. 7.2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: Luận văn phân tích và tổng hợp các tài liệu, lí luận liên quan, bao gồm: 4 - Lí luận về GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng. - Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành công tác GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng. - Các công trình khoa học, các bài báo đã được công bố. 7.2.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Luận văn sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa kiến thức để sắp xếp phân loại các nghiên cứu về GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng. 7.2.2. Nhóm hương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.2.1.Phương pháp quan sát. Quan sát các hình thức biểu hiện của công tác GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 7.2.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục. Đề tài xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin, số liệu về thực trạng GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục. Nghiên cứu phân tích các sản phẩm hoạt động để có cái nhìn toàn diện hơn về công tác GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 7.2.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm Đề tài xem xét lại những kết quả thực tiễn GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, những kết luận khoa học bổ ích, những ưu điểm cần học hỏi và phát triển; làm cơ sở để đề xuất các biện pháp GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 7.2.2.5. Phương pháp chuyên gia Trực tiếp làm việc với một số chuyên gia hoặc gián tiếp (bằng phiếu hỏi) trao đổi những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: Tâm lí học và Giáo dục học. Đặc 5 biệt xin ý kiến về các biện pháp GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. 7.2.3. Các phương pháp xử lí thông tin Thông tin được xử lí bằng toán học thống kê. Mã hóa thông tin hợp lí để sử dụng các phần mềm tin học thực hiện thống kê toán học, vẽ đồ thị và biểu đồ. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận về GD phòng, chống ma túy cho TN dựa vào cộng đồng. Chương 2. Thực trạng giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Chương 3. Biện pháp giáo dục phòng, chống ma túy cho thanh niên dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY CHO THANH NIÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Ma túy vốn có lịch sử từ rất lâu đời, nhưng vài thập kỷ gần đây việc lạm dụng và buôn lậu các chất ma túy đã bùng nổ mạnh mẽ hơn lúc nào hết ở tất cả các quốc gia trên thế giới việc nghiện ma túy đã để lại hậu quả nặng nề cho không chỉ riêng con nghiện mà còn gây hậu quả tai hại cho gia đình và cộng đồng. Việc nghiện ma túy đã dẫn tới một loạt các vấn đề xã hội: Làm gia tăng tội phạm, gây mất trật tự an toàn xã hội. Tình trạng trộm cắp, bỏ việc, bỏ học tăng, gia đình đổ vỡ... đặc biệt tình trạng sức khỏe của cả cộng đồng suy giảm trong đó một phần lớn là thế hệ thanh niên. Hậu quả tai hại của ma túy đã rõ ràng nhưng việc sản xuất, buôn bán trái phép các chất ma túy lại diễn ra giữa các quốc gia thông qua việc bọn buôn lậu, nhập ma túy từ nước ngoài vào hay xuất ma túy ra nước ngoài. Điều đó khiến các quốc gia không còn có sự lựa chọn nào khác là phải nỗ lực cùng nhau đề ra các biện pháp, chính sách phù hợp, phát huy hết các tiềm năng để giải quyết vấn đề ma túy một cách có hiệu quả, bởi đây đã trở thành vấn đề gai góc của cả cộng đồng quốc tế. Tại kỳ họp đặc biệt lần thứ 17 ngày 26/6/1988 Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã phê chuẩn chương trình hành động toàn cầu nhằm mục đích cộng đồng quốc tế không có buôn lậu và lạm dụng ma túy. Tại kỳ họp này đã thống nhất thập kỷ 1991-2000 là thập kỷ đấu tranh chống ma túy của Liên hiệp quốc nhằm đưa chương trình hành động toàn cầu vào cuộc sống và ngày 26/6 hàng năm được gọi là ngày Quốc tế phòng, chống ma túy. Tại Hội đồng Liên hiệp quốc tổ chức tại Viên ngày 11/01/1971 đến ngày 02/02/1971 đại diện các nước tham dự đã ký công ước quốc tế 1971 về các chất hướng thần [1]. Công ước này lần đầu tiên quy định các chất hướng thần, được chia làm 4 bảng. Bảng 1 gồm các chất bị nghiêm cấm trừ việc sử dụng cho y tế và nghiên 7 cứu khoa học. Bảng 2,3,4 quy định các chất cụ thể và việc các bên tham gia công ước phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để kiểm soát việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán và lưu thông các chất hướng thần [1]. Công ước còn quy định quyền được kiểm tra các kho bãi lưu trữ các chất hướng thần đã đăng ký và các phòng hóa học. Về thành phần các chất hướng thần tổ chức y thế thế giới có trách nhiệm nghiên cứu và phân tích cũng như việc bổ sung thêm vào danh mục các chất hướng thần mới xuất hiện. Trước tệ nạn ma túy ngày càng tăng, nhất là tệ nạn buôn bán và lạm dụng ma túy. Năm 1988 Liên hiệp quốc đã triệu tập hội nghị gồm các đại diện toàn quyền của 106 nước được tổ chức tại Áo để phê chuẩn công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về phòng, chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần. Công ước quốc tế năm 1988 của Liên hiệp quốc có ý nghĩa rất quan trọng. Tại công ước này lần đầu tiên khái niệm về tội phạm và hình phạt các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy được quy định một cách cụ thể. Các nước tham gia có thể dựa vào công ước này để soạn thảo, vận dụng vào các văn bản pháp luật hình sự của nước mình. Công ước gồm 34 điều với các nội dung cơ bản như: Đưa ra các biện pháp hữu hiệu chống lại bọn buôn lậu ma túy quốc tế; quy định sự phối hợp, hợp tác quốc tế trong phát hiện, khám phá, điều tra các vụ án xuyên quốc gia liên quan đến ma túy; vấn đề dẫn độ tội phạm; chuyển giao hồ sơ vụ án; chuyển quyền thụ lý, xét xử tiếp các vụ án hình sự liên quan đến ma túy...[1]. Với trách nhiệm thúc đẩy sự nghiệp phát triển, Liên hiệp quốc đã và đang hướng toàn bộ nỗ lực của mình cho cuộc đấu tranh chống buôn bán và sử dụng chất ma túy. Năm 1991 công trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hiệp quốc đã được thiết lập nhằm phối hợp toàn bộ các hoạt động kiểm soát các chất ma túy của Liên hiệp quốc, hỗ trợ cho việc áp dụng các biện pháp thích hợp và đảm bảo sự lãnh đạo có hiệu quả của công tác kiểm soát ma túy quốc tế. Chương trình này đã trở thành bước ngoặc mới trong thập kỷ chống ma túy 1991-2000 của Liên hiệp quốc [1]. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan