Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàn...

Tài liệu Luận văn hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần dịch vụ cơ khí hàng hải (ptsc m&c) giai đoạn 2011 2015

.PDF
136
322
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------NGÔ THỊ HỒNG THU HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI (PTSC M&C) GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH …...................................... NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN Hà Nội – Năm 2012 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý, Viện sau Đại Học - Đại học Bách Khoa Hà nội, toàn thể các Phòng, Ban chức năng của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C), bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện – giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà nội đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc sỹ này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, song do khả năng và kinh nghiệm có hạn, thời gian nghiên cứu không nhiều nên luận văn không tránh khỏi một số thiếu sót ngoài mong muốn, những hạn chế nhất định; vì vậy tôi rất mong được quý thầy cô giáo, các đồng nghiệp góp ý để các nghiên cứu trong luận văn này được áp dụng vào thực tiễn. Hà nội, tháng năm 2012 Học viên Ngô Thị Hồng Thu Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 1 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa…………………………………………………………………. 0 Lời cảm ơn …………………………………………………………………… 1 Mục lục ………………………………………………………………………. 2 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ………………………………………….. 8 Danh mục các bảng………………. ………………………………………….. 9 Danh mục các hình vẽ, đồ thị……. ………………………………………….. 11 MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….. 12 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược……………......... 15 1.1.1 Khái niệm chiến lược…………………………………………….. 15 1.1.2 Quản lý chiến lược ………………………………………………. 16 1.1.3 Hoạch định chiến lược…………………………………………….. 18 1.1.3.1 Định nghĩa hoạch định chiến lược………………………………… 18 1.1.3.2 Ý nghĩa của hoạch định chiến lược………………………………… 19 1.1.4 Các cấp quản lý chiến lược……………………………………….. 19 1.2 Các bước của quá trình hoạch định chiến lược……………………. 20 1.2.1 Phân tích môi trường……………………………………………… 20 1.2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô………………………………………... 21 a Phân tích môi trường kinh tế …………………………………….. 21 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 2 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 b Phân tích môi trường chính trị, pháp luật………………………… 21 c Phân tích môi trường văn hóa - xã hội……………………………. 22 d Phân tích môi trường tự nhiên……………………………………. 22 e Phân tích môi trường khoa học và công nghệ……………………. 22 1.2.1.2 Phân tích môi trường ngành………………………………………. 23 a Phân tích các đối thủ cạnh tranh………………………………….. 25 b Phân tích hiểm họa xâm nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn…….. 25 c Phân tích áp lực của khách hàng…………………………………. 26 d Phân tích áp lực của nhà cung cấp……………………………….. 26 e Phân tích áp lực của các sản phẩm mới thay thế…………………… 27 1.2.1.3 Phân tích môi trường bên trong…………………………………… 27 a Nguồn nhân lực…………………………………………………… 27 b Khả năng tài chính của doanh nghiệp……………………………. 28 c Hoạt động Marketing……………………………………………… 29 d Năng lực quản trị…………………………………………………. 29 e Hoạt động nghiên cứu và phát triển………………………………. 29 f Các hoạt động sản xuất…………………………………………… 30 1.2.2 Xác định sứ mệnh và mục tiêu…………………………………….. 30 1.2.3 Phân tích và lựa chọn chiến lược………………………………….. 31 1.2.3.1 Chiến lược cấp Công ty……………………………………………. 31 a Chiến lược tăng trưởng tập trung…………………………………. 32 b Chiến lược phát triển bằng cách hội nhập (liên kết)……………… 32 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 3 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 c Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hóa…………………… 32 d Chiến lược suy giảm………………………………………………. 33 Lựa chọn chiến lược……………………………………………… 33 1.2.3.2 a Nhận biết chiến lược hiện tại của Công ty……………………….. 33 b Phân tích vốn đầu tư……………………………………………… 34 c Lựa chọn chiến lược công ty……………………………………… 34 d Đánh giá chiến lược lựa chọn……………………………………… 34 1.3 Các công cụ hoạch định chiến lược……………………………….. 35 1.3.1 Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh……………………………. 35 1.3.2 Ma trận cơ hội, ma trận nguy cơ…………………………………… 37 1.3.3 Phương pháp lựa chọn chiến lược kinh doanh…………………… 39 1.3.3.1 Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài………………. 39 (EFE matrix_ Extenal Factor Evaluation matrix) 1.3.3.2 Phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố bên trong……………… 40 (IEF matrix_ Internal Evaluation matrix) 1.3.3.3 Phương pháp ma trận SWOT……………………………………… 41 1.3.3.4 Mô hình BCG (Boston Consulting Group) ………………………. 43 1.3.3.5 Công cụ để lựa chọn chiến lược: Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược định lượng) …………………………………. 1.4 Tóm tắt chương I…………………………………………………. 44 46 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI (PTSC M&C) Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 4 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 2.1 Giới thiệu chung về Công ty PTSC M&C………………………… 48 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty PTSC M&C……….. 48 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc Công ty………………………………………………….. 49 2.1.3 Các loại hình hoạt động dịch vụ của Công ty PTSC M&C………… 51 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty PTSC M&C…………. 52 2.2.1 Kết quả kinh doanh……………………………………………….. 52 2.2.2 Tình hình tài chính………………………………………………… 55 2.2.3 Thị phần kinh doanh đóng mới công trình dầu khí………………. 58 2.2.4 Những kết quả đạt được trong thời gian qua………………………. 64 2.2.5 Tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc của Công ty trong thời gian qua……………………………………………………………………. 65 2.2.6 Dự báo nhu cầu thị trường giai đoạn 2011-2015…………………… 65 2.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chiến lược hiện tại. 68 2.3.1 Thuận lợi…………………………………………………………… 68 2.3.2 Khó khăn…………………………………………………………… 69 2.4 Tóm tắt Chương II………………………………………………… 71 CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI GIAI ĐOẠN 20112015 3.1 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty……………………… 72 3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô………………………………………… 72 3.1.1.1 Phân tích môi trường kinh tế……………………………………… 72 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 5 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 3.1.1.2 Phân tích môi trường chính trị pháp lý…………………………….. 78 3.1.1.3 Phân tích ảnh hưởng của môi trường tự nhiên văn hóa xã hội…….. 79 3.1.1.4 Môi trường công nghệ……………………………………………… 80 3.1.2 Phân tích môi trường ngành……………………………………….. 81 3.1.2.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại……………………………. 81 3.1.2.2 Phân tích áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ………………… 92 3.1.2.3 Phân tích quyền lực thương lượng của các Khách hàng…………… 92 3.1.2.4 Phân tích áp lực từ các sản phẩm mới thay thế……………………. 93 3.1.2.5 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải……………………………………………………………… 93 3.1.3 Phân tích môi trường bên trong…………………………………….. 96 3.1.3.1 Phân tích nguồn nhân lực và các vấn đề về tổ chức…………………. 97 3.1.3.2 Nguồn tài chính……………………………………………………… 101 3.1.3.3 Công nghệ sản xuất và năng lực máy móc thiết bị………………….. 103 3.1.3.4 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ………………………… 106 3.1.3.5 Hoạt động Marketing……………………………………………….. 107 3.1.3.6 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải…………………………………………………………………… 3.1.4 Cơ sở lựa chọn mô hình SWOT và phân tích ma trận SWOT……… 3.2 Chiến lược kinh doanh cho Công ty PTSC M&C giai đoạn 2011 2015………………………………………………………………… 109 112 114 3.2.1 Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2011 – 2015…………. 114 3.2.2 Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011- 115 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 6 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 2015………………………………………………………………… 3.2.3 Lựa chọn chiến lược bằng ma trận QSPM…………………………… 116 3.3 Hoạch định các chiến lược chức năng……………………………….. 119 3.4 Tóm tắt chương III…………………………………………………… 132 KẾT LUẬN ………………….……………………………………… 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….. 135 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 7 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. PTSC - Petrovietnam Technical Serivies Corporation – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. 2. PTSC M&C – PTSC Mechanical & Construction - Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải 3. PVN – Petro Viet Nam - Tập đoàn dầu khí Quốc Gia Việt Nam 4. VSP – Vietsovpetro - Liên doanh dầu khí Việt Xô Petro 5. PVC – PetroVietNam Construction Joint Stock Cooporation - Tổng Công ty CP Xây lắp dầu khí 6. PV Shipyard - PetroVietNam Marine Shipyard - Công ty CP Chế tạo giàn khoan dầu khí 7. AS - Số điểm hấp dẫn 8. TAS - Tổng số điểm hấp dẫn 9. NPV – Net present Value - Hiện giá ròng 10. IRR – Internal rate of return - Suất sinh lợi nội tại 11. EFE – External Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 12. IFE - Internal Factor Evaluation - Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 13. EPCI - Engineering, Procurement, Construction & Installation 14. GATS - General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ. Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 8 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh Bảng 1.2 Ma trận SWOT Bảng 2.1 Tổng số lao động phân theo phòng ban và các xưởng chức năng Bảng 2.2 Tổng số lao động phân theo trình độ Bảng 2.3 Doanh thu và lợi nhuận của PTSC M&C từ năm 2001- 2011 Bảng 2.4 Các chỉ số tài chính từ năm 2008 – 2010 Bảng 2.5 Bảng đánh giá phân chia thị phần xây lắp dầu khí trong nước Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Chiến lược phát triển thị phần xây lắp dầu khí của PTSC M&C trong khu vực Mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường về các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí của các đơn vị dịch vụ Việt Nam Thị trường xây lắp dầu khí ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2016-2020 Bảng 2.9 Nhu cầu đóng mới cấu kiện phục vụ khai thác dầu khí đến 2015 Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 Bảng 3.2 Lạm phát theo khuynh hướng hiện nay Bảng 3.3 Lãi suất tiền gửi trong giai đoạn 2004 – 2010 Bảng 3.4 Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam qua các năm 2008 – 2010 Bảng 3.5 Dịch vụ dầu khí của các nước châu Á Bảng 3.6 Dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại một số nước Đông Nam Á Bảng 3.7 Dịch vụ kỹ thuật dầu khí ở một số nước châu Âu Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 9 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 Bảng 3.8 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Bảng 3.9 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) Bảng 3.10 Số liệu về nguồn nhân lực Bảng 3.11 Số liệu về nguồn tài chính Bảng 3.12 Số liệu về trang thiết bị chính của Công ty Bảng 3.13 Số lượng các hợp đồng dịch vụ ký kết và thực hiện trong năm 2010 Bảng 3.14 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) Bảng 3.15 Ma trận SWOT của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải Bảng 3.16 Ma trận QSPM nhóm SO Bảng 3.17 Bảng trang thiết bị nâng hạ, tự động hoá Bảng 3.18 Bảng 3.19 Lộ trình thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải đến năm 2015 Dự kiến chỉ tiêu tài chính của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải đến năm 2015 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 10 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược Hình 1.2 Định nghĩa và mối quan hệ giữa các cấp độ môi trường Hình 1.3 Các yếu tố môi trường ngành Hình 1.4 Ma trận cơ hội Hình 1.5 Ma trận nguy cơ Hình 1.6 Tiến trình xây dựng ma trận EFE Hình 1.7 Tiến trình xây dựng ma trận IFE Hình 1.8 Ma trận BCG Hình 2.1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức cung ứng dịch vụ kỹ thuật dầu khí ở Việt Nam Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2011 Hình 3.2 Biểu đồ lạm phát theo khuynh hướng hiện nay Hình 3.3 Biểu đồ lãi suất tiền gửi trong giai đoạn 2004-2010 Hình 3.4 Biểu đồ biến đổi tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2008 – 2010 Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 11 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, ngành Dầu khí được coi là ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng vì có đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân và đảm bảo an ninh năng lượng. Ngày 09/03/2006, Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 386/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”, thể hiện sự chú trọng đặc biệt của Nhà nước đối với ngành kinh tế quan trọng này. Một trong các nhiệm vụ nêu trong chiến lược phát triển ngành Dầu khí là đẩy mạnh phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí, nhằm mục tiêu đáp ứng tối đa nhu cầu dịch vụ cho công nghiệp dầu khí. Gia tăng tỷ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của Ngành, phấn đấu đến năm 2015 đạt 25-30% tổng doanh thu toàn ngành Dầu khí và duy trì ổn định cùng mức sau 2025. Cùng với việc phát triển các hoạt động dịch vụ kỹ thuật của các đơn vị trong Ngành, Tập đoàn Dầu khí có chủ trương khuyến khích và hỗ trợ các Bộ, Ngành, địa phương tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động cung cấp dịch vụ cho Ngành dầu khí từ khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác đến vận chuyển và tồn chứa, chế biến và phân phối dầu khí.… Mặt khác, từng bước phát triển cung cấp dịch vụ ra các nước trong khu vực và thế giới, trên cơ sở tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của mỗi loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Lĩnh vực dịch vụ cho các ngành công nghiệp nói chung, cũng như dịch vụ ngành Dầu khí nói riêng có đặc điểm là hoạt động đa dạng và linh hoạt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn về phương tiện, công cụ dịch vụ, tính liên kết cao và tính cạnh tranh mạnh. Với đà tăng trưởng ổn định của nền kinh tế nước ta trong các năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của ngành Dầu khí hiện nay, cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng thì hoạt động dịch vụ dầu khí càng phải phát triển và cần có tính chuyên nghiệp cao. Bên cạnh yêu cầu sẵn sàng đáp ứng, hoạt động dịch Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 12 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 vụ dầu khí luôn phải cải tiến về chất lượng và hiệu quả phục vụ nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của nhà đầu tư sản xuất và kinh doanh dầu khí. Xuất phát từ nhu cầu phát triển của ngành dầu khí trong thời gian tới và để phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn ngành dầu khí nói chung và của Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) nói riêng nên cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC đến năm 2015. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đánh giá được thực trạng sản xuất và kinh doanh của Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C). Từ đó tìm ra được các điểm mạnh và yếu của Công ty để có thể đưa ra một đường hướng phát triển phù hợp. Tiến hành phân tích các cơ hội kinh doanh có trên thị trường trong lĩnh vực mà Công ty có khả năng tham gia để từ đó có sự so sánh đối chiếu với năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đơn vị khác trong cùng lĩnh kinh doanh. Hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể cho Công ty trong giai đoạn 20112015 dựa vào các dữ liệu thu được. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đánh giá những vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh cụ thể cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích để nghiên cứu làm cơ sở để xác định các yếu tố thích hợp khi thiết lập chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C). Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 13 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài giúp cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) có cái nhìn rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình; từ đó nhận ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có những chiến lược kinh doanh cụ thể trong quá trình phát triển của mình; xác định con đường đi của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng để phát triển nền kinh tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2015. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và xây dựng chiến lược kinh doanh. Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) Chương 3: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015. Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 14 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 Tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược: 1.1.1 Khái niệm chiến lược: Thuật ngữ “chiến lược” có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa, với ý nghĩa là phương pháp, cách thức điều khiển và chỉ huy các trận đánh. Theo thời gian, nhờ tính ưu việt của nó, chiến lược đã được phát triển qua các lĩnh vực khoa học khác như: chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội, công nghệ, môi trường… cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt và thương trường được ví dụ như chiến trường. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, chiến lược kinh doanh ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Từ chiến lược có nhiều nghĩa. Mỗi tác giả sử dụng nó theo một nghĩa riêng: - Chiến lược là mưu mẹo - Chiến lược là tập hợp các hành vi gắn bó với nhau theo thời gian. - Chiến lược là sự xác định vị trí của doanh nghiệp trong trong môi trường của nó. - Chiến lược thể hiện viễn cảnh của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng thể hiện nhận thức và đánh giá môi trường của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận cạnh tranh, Micheal Poter cho rằng: “ Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” Theo cách tiếp cận coi chiến lược cạnh tranh là một phạm trù khoa học quản lý, Alfred Chandler viết: “ Chiến lược kinh doanh là việc xách định các mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó” Theo cách tiếp cận kế hoạch hóa, James B Quinn cho rằng “ Chiến lược kinh doanh đó là một dạng thức hay là một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và chương trình hành động thành một thể thống nhất kế dính lại với nhau. Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 15 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 Theo William J Glueck: “ Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện, và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được thực hiện. Theo Munzeber: Chiến lược có thể được xem như là: - Kế hoạch tổng hợp dài hạn nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh (plan). - Âm mưu, thủ đoạn để đạt mục tiêu (ploy) - Là việc xác định vị thể của doanh nghiệp và tìm cách đoạt được vị thế đó (positioning). - Là việc xây dựng các mô thức hoạt động để đạt được mục tiêu (pattern). - Là khát vọng tương lai và tìm cách để đạt được (perspective). 1.1.2 Quản lý chiến lược: Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chiến lược mà ta có thể đề cập đến như sau: - Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức trong khi quản lý mối quan hệ tổ chức đó đối với môi trường của nó. - Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định sự thành công lâu dài của công ty. - Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Trong khuôn khổ luận văn này, ta dùng định nghĩa sau làm cơ sở: “ Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai” (Nguồn :Garry D. Smith – Danny R. Arnold – Boby R. Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2007) Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 16 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 Phân tích môi trường xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược thực hiện chiến lược đánh giá và kiểm tra chiến lược HÌNH 1.1: MÔ HÌNH QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC (Nguồn: Garry D. Smith – Danny R. Arnold – Boby R. Bizzell, “Chiến lược và Sách lược kinh doanh”, NXB Lao động – Xã hội, 2007) Ý nghĩa của việc quản lý chiến lược: - Quá trình quản lý chiến lược giúp các tổ chức thấy rõ được mục đích và hướng đi của mình. Nó khiến cho ta phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào và khi nào thì đạt được kết quả cụ thể nhất định. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp ta nắm vững được việc gì phải làm để đạt được thành công. - Môi trường kinh doanh luôn biến đổi nhanh và những biến đổi đó thường tạo ra các nguy cơ và cơ hội mới. Phương cách dùng quản lý chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Quá trình quản trị chiến lược bắt buộc nhà quản lý phải phân tích và dự báo các điều Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 17 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 kiện trong tương lai gần và tương lai xa. Nhờ thấy rõ điều kiện môi trường trong tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và loại bỏ được các nguy cơ liên quan tới điều kiện môi trường - Nhờ có quản lý chiến lược, chúng ta sẽ gắn liền các quyết định đề ra với môi trường liên quan. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho chúng ta có thể đạt được những mục tiêu đề ra. Quyết định thụ động tấn công là dự đoán các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hoá vị thế của mình trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các cơ hội. - Các công ty áp dụng quản lý chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn so với kết quả trước đó khi không áp dụng quản lý chiến lược và các công ty không áp dụng quản lý chiến lược, điều này có nghĩa là việc áp dụng quản lý chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và tăng khả năng trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện. 1.1.3 Hoạch định chiến lược: 1.1.3.1. Định nghĩa hoạch định chiến lược: Hoạch định chiến lược kinh doanh: là một quá trình tư duy của nhà quản trị nhằm tạo lập chiến lược dựa trên các phân tích cơ bản. - Hình thành chiến lược dựa trên cạnh tranh nội bộ thì không phải là hoạch định chiến lược kinh doanh. - Phân tích và định hướng chiến lược phải có tính chất lâu dài. - Hoạch định chiến lược kinh doanh tiến hành toàn bộ công ty hoặc ít ra cũng là những bộ phận quan trọng nhất. - Năng lực và trách nhiệm của hoạch định chiến lược thuộc về những nhà quản lý cao nhất của công ty. Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 18 Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty CP Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) giai đoạn 2011 - 2015 - Hoạch định chiến lược là đảm bảo sự thực hiện lâu dài những mục đích và mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp. 1.1.3.2. Ý nghĩa của hoạch định chiến lược: - Nhận thấy rõ mục đích hướng đi làm cơ sở cho mọi kế hoạch hành động cụ thể. Nhận biết được các cơ hội và nguy cơ trong tương lai, thích nghi, giảm thiểu sự tác động xấu từ môi trường, tận dụng những cơ hội của môi trường khi nó xuất hiện. - Tạo ra thế chủ động tác động đến các môi trường, thậm chí thay đổi luật chơi trên thương trường, tránh tình trạng thụ động. - Phân phối một cách có hiệu quả về thời gian, nguồn lực cho các lĩnh vực hoạt động khác nhau. - Khuyến khích doanh nghiệp hướng về tương lai, phát huy sự năng động sáng tạo, ngăn chặn những tư tưởng ngại thay đổi, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tăng cường tính tập thể. Tăng vị thế cạnh tranh, cải thiện các chỉ tiêu về doanh số, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh. 1.1.4 Các cấp quản lý chiến lược: Quản lý chiến lược có thể tiến hành ở các cấp khác nhau trong một tổ chức: 1. Chiến lược cấp công ty xác định nghành kinh doanh mà hãng đang hoặc sẽ phải tiến hành, mỗi ngành cần tiến hành như thế nào và nó có quan hệ với xã hội như thế nào? 2. Chiến lược cấp cơ sở kinh doanh xác định từng cơ sở có thể hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình như thế nào trong lĩnh vực của mình 3. Chiến lược cấp bộ phận chức năng tập trung hỗ trơ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Ngô Thị Hồng Thu – QTKD 2010 Page 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan