Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hoạch định chiến lược kinh doanh cho xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa ...

Tài liệu Luận văn hoạch định chiến lược kinh doanh cho xí nghiệp xây lắp khảo sát và sửa chữa công trình biển xí nghiệp liên doanh vietsovpetro

.PDF
115
420
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI -------------- LƯU XUÂN NGHIÊM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO XN XÂY LẮP KHẢO SÁT VÀ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH BIỂN – XN LIÊN DOANH VIETSOVPETRO Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHAN THỊ THUẬN HÀ NỘI - 2012 Hoạch định chiến lược kinh doanh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012 LƯU XUÂN NGHIÊM Khóa: CH 2009 - 2011 Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và trường Đào tạo Nhân lực Dầu khí tỉnh Bà rịa Vũng Tàu. . Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phan Thị Ngọc Thuận đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đào tạo Nhân lực Dầu khí tỉnh Bà Rịa Vũng tàu, cùng quý thầy cô trong Khoa Đào tạo sau đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo XNXL KSSC đã tạo điều kiện cho tôi thu thập thông tin, dữ liệu để thực hiện luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Ngày 20 tháng 09 năm 2012 Học viên LƯU XUÂN NGHIÊM Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ................ 3 1.1.KHÁI NIỆM.......................................................................................................... 4 1.1.1.Khái niệm về chiến lược..........................................................................................4 1.1.2.Khái niệm về chiến lược kinh doanh......................................................................4 1.2.QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.......................... 6 1.3.PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC ..................... 7 1.3.1.Phân tích môi trường vĩ mô.....................................................................................7 1.3.2.Phân tích môi trường ngành................................................................................. 12 1.3.3.Phân tích nội bộ..................................................................................................... 16 1.4.CÁC PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC ................................... 18 1.4.1.Mô hình phân tích SWOT.................................................................................... 19 1.4.2.Mô hình BCG (Boston Consulting Group)......................................................... 24 1.4.3.Mô hình Mc. Kinsey............................................................................................. 27 1.5.PHÂN LOẠI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH................................................... 29 1.5.1.Phân loại theo chiến lược bộ phận ........................................................ 30 1.5.2.Phân loại theo nội dung chiến lược..................................................................... 31 1.5.3.Phân loại theo hoạt động marketing ................................................................... 31 1.5.4.Phân loại theo chu kỳ doanh nghiệp.................................................................... 32 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC36 2.1.KHÁI QUÁT VỀ XNLD VIETSOVPETRO VÀ XNXL KSSC ...................... 37 2.1.1. Khái quát về XNLD Vietsovpetro.................................................................... 37 2.1.2. Khái quát về Xí nghiệp xây lắp khảo sát sửa chữa công trình khai thác dầu khí biển.................................................................................................................................. 40 2.2PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC .................... 47 2.2.1.Phân tích môi trường vĩ mô.................................................................................. 47 2.2.1.1.Phân tích môi trường kinh tế ........................................................... 47 2.2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của chính sách-pháp luật ............................... 55 2.2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên - xã hội ...................... 57 Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh 2.2.1.4 Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ .............................. 58 2.2.1.5 Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị................................. 59 2.2.2.Phân tích môi trường ngành................................................................................. 60 2.2.2.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện hữu ............................................ 60 2.2.2.2. Phân tích áp lực của nhà cung ứng ................................................. 75 2.2.2.3. Phân tích áp lực của khách hàng .................................................... 76 2.2.3.Phân tích nội bộ XNXL........................................................................................ 77 2.2.3.1 Phân tích công tác quản trị .............................................................. 78 2.2.3.2 Phân tích năng lực sản xuất của xí nghiệp ....................................... 85 2.2.2.3 Phân tích hoạt động marketing........................................................ 89 2.3.TỔNG HỢP ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, NGUY CƠ ...................... 92 CHƯƠNG III: HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC CHO XÍ NGHIỆP XÂY LẮP KSSC.................................................................................................................... 94 3.1. HÌNH THÀNH MỤC TIÊU .............................................................................. 95 3.1.1 Mục tiêu chiến lược tổng quát.............................................................................. 95 3.1.2. Các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2010-2015................................................... 95 3.2. HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU..... 95 3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN .................... 95 3.4. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP .................................. 97 3.5. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 104 3.5.1. Đối với Nhà nước .............................................................................................. 104 3.5.2. Đối với Tập đoàn và XNLD Vietsovpetro....................................................... 104 KẾT LUẬN........................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 107 Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT PVN, PETROVIETNAM, Tập đoàn Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam VSP, XNLD, XNLD Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô hoặc liên Vietsovpetro doanh Việt – Nga Vietsovpetro XN XLKSSC, Xí nghiệp PTSC PTSC MC Xí nghiệp Xây lắp, khảo sát và sửa chữa Công trình khai thác dầu khí biển Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Công ty TNHH 1 thành viên Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PVC Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC MS Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí CTB, Công trình biển Công trình khai thác dầu khí biển CBCNV Cán bộ công nhân viên NVSX Nhiệm vụ sản xuất HĐLĐ Hợp đồng lao động MSP BK EPC ROV NDT Skid Морская стационарная платформа - Giàn khoan/ khai thác biển Блок кондукторов - Giàn nhẹ Engineering-Procurement-Construction Thiết kế - Mua sắm – Xây dựng Remoted Operated Vehicle - Thiết bị lặn điều khiển từ xa Non Destructive Test - Kiểm tra không hủy thể Cụm các thiết bị công nghệ để thực hiện một chức năng riêng Topside Khối thượng tầng giàn khoan dầu khí Jacket Chân đế giàn khoan dầu khí Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng đánh giá vị thế cạnh tranh của các đối thủ .................................... 14 Bảng 2.1 :Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của XNXLKSSC giai đoạn 2009 - 201142 Bảng 2.2 : Bảng kết quả sản xuất của XNXLKSSC năm 2011............................... 43 Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008– 2012 .............. 48 Bảng 2.4: Lạm phát theo khuynh hướng hiện nay .................................................. 49 Bảng 2.5: Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam qua các năm 2008-2012. ............... 54 Bảng 2.6: Tóm tắt điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ theo các tiêu chí cạnh tranh trong lĩnh vực xây lắp khí ............................................................................. 73 Bảng 2.7: Bảng điểm đánh giá vị thế cạnh tranh của XNXL so với các đối thủ khác trong lĩnh vực dịch vụ xây lắp dầu khí ................................................................... 74 Bảng 2.8: Chi phí đào tạo của Xí nghiệp XLKSSC................................................ 81 Bảng 2.9: Thống kê trình độ CBCNV tại thời điểm 31/08/2012............................. 82 Bảng 2.10: Thống kê độ tuổi trung bình trong các năm 2008 – 2011 ..................... 83 Bảng 2.11: Bảng thống kê độ tuổi lao động năm 2012 ........................................... 83 Bảng 3.1 Ma trận SWOT của XN XLKSSC: ......................................................... 96 Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh. ..................................8 Hình 1.2: Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành ................................... 12 Hình 1.3: Ma trận SWOT để hình thành chiến lược ............................................... 19 Hình 1.4: Ma trận BCG ......................................................................................... 25 Hình 1.5: Ma trận Mc. Kinsey ............................................................................... 28 Hình 1.6: Các chiến lược kinh doanh theo ma trận M. Kinsey ............................... 28 Hình 1.7: Phân loại chiến lược kinh doanh và mỗi quan hệ giữa chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận, giải pháp và biện pháp................................................... 34 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức XNLD Vietsovpetro ............................................. 39 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức XNXL KSSC........................................................ 46 Hình 2.4: Lưu đồ kiểm soát Nhiệm vụ sản xuất ..................................................... 87 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án mẫu.............................................. 88 Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) là con chim đầu đàn của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Sản lượng khai thác dầu của Xí nghiệp LDDK Vietsovpetro giai đoạn 2005 - 2010 chiếm hơn 50% sản lượng của toàn ngành và chiếm 65% đóng góp của ngành dầu khí vào ngân sách quốc gia. Trong những năm qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới. Điều này đã mang lại nhiều cơ hội phát triển, đồng thời nó cũng tạo ra không ít khó khăn, nguy cơ và thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết và vượt qua. Trong bối cảnh như vậy, để đứng vững và phát triển, các đơn vị thuộc XNLD Vietsovpetro phải có chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với đặc điểm và sắc thái của nền kinh tế, của dân tộc và của ngành. Xí nghiệp XLKSSC hoạt động trong lĩnh vực chế tạo công trình dầu khí với những nét đặc thù riêng của ngành dầu khí, một ngành mà sự phát triển, đổi mới công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, cũng vận động cùng xu thế chung của đất nước. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, để phát triển mạnh mẽ càng trở nên cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi mạnh dạn đề xuất đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho XN Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa Công trình biển thuộc XN Liên doanh Vietsovpetro” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khoá học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho XN Xây lắp, Khảo sát và Sửa chữa Công trình biển thuộc XN Liên doanh Vietsovpetro” nhằm hướng đến các mục tiêu cơ bản sau : + Hệ thống hoá các cơ sở lý luận và phương pháp luận về hoạch định chiến lược kinh doanh. + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp XLKSSC thuộc XNLD Vietsovpetro. Xác định được thời cơ, nguy cơ, thế mạnh và điểm yếu để làm cơ sở định hướng chiến lược kinh doanh. -1- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh + Đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với thực trạng của Xí nghiệp XLKSSC giai đoạn 2010-2015. Xây dựng các giải pháp khác nhau để thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh này. 3. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp XLKSSC thuộc XNLD Vietsovpetro, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt các công trình khai thác dầu khí và kinh doanh các dịch vụ khác trong ngành. Các dẫn chứng, số liệu trong đề tài được thu thập từ thực tế hoạt động của Xí nghiệp XLKSSC. 4. Phạm vi nghiên cứu: bao gồm: + Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp XLKSSC– XNLD Vietsovpetro trong giai đoạn hiện nay. + Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp XLKSSC – XNLD Vietsovpetro giai đoạn 2010-2015. 1. Phương pháp khoa học Là một đề tài khoa học mang tính thực tiễn cao, nên trong quá trình nghiên cứu chủ yếu dựa vào các phương pháp sau để giải quyết những vấn đề được đặt ra trong đề tài : Đó là phương pháp tổng hợp để nghiên cứu như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp điều tra, phân tích kinh tế, tiếp cận hệ thống, phương pháp mô hình hoá kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. 2. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược Chương II: Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược Chương III: Hình thành chiến lược cho xí nghiệp xây lắp KSSC -2- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC -3- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1. KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm về chiến lược Đã từ rất lâu, thuật ngữ “chiến lược” được dùng trước tiên trong lĩnh vực quân sự. Có một xuất bản trước đây của từ điển Larouse cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy cấp cao nhằm xoay chuyển tình thế, biến đổi tình thế lực lượng quân sự trên chiến trường từ yếu thành mạnh, từ bị động sang chủ động để giành chiến thắng. Việc dùng thuật ngữ “chiến lược” với chức năng là một tính từ để minh hoạ tính chất của những quyết định, kế hoạch, phương tiện,... là người ta muốn nói đến tầm quan trọng đặc biệt, tác dụng lớn lao, tính lợi hại, tinh nhuệ,... của những thứ đó và đương nhiên nó sẽ đem lại lợi thế cho một bên tham chiến, làm cho cán cân lực lượng tổng hợp nghiêng về phía mình, đảm bảo thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh. Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ “chiến lược” nói chung được hiểu như là một nghệ thuật chỉ huy của bộ phận tham mưu cao nhất nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nó mang tính nghệ thuật nhiều hơn tính khoa học. 1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Ngay từ giữa thế kỷ trước, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô. Đối với quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ. Đó là những chiến lược phát triển thuộc quản lý vĩ mô. Trong quản lý vi mô, một chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh cụ thể. Do vậy, ở các doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh được hiểu là một xâu chuỗi, một loạt những hoạt động của doanh nghiệp được thiết kế nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài so với các đối thủ. Có chiến lược sẽ giúp cho doanh nghiệp có một cách ứng xử nhất quán. Đối với việc sản xuất kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp bao giờ cũng hữu hạn, môi trường kinh doanh lại luôn biến động. Trong bất cứ thời điểm nào, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Kinh doanh trên thương trường cũng chẳng khác gì chiến đấu trên chiến trường. Từ đó nghệ thuật -4- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh điều hành kinh doanh ở nhiều khía cạnh nào đó tương tự như trong quân sự. Từ đó khái niệm về “chiến lược kinh doanh” ra đời với những quan niệm như sau: Tiếp cận theo nghĩa “cạnh tranh”, một nhóm tác giả có quan điểm coi chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh gồm có: - Theo Micheal.E.Porter: “Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ” - Theo K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp” và ông nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh”. Tiếp cận theo hướng khác, có một nhóm tác giả cho rằng chiến lược là tập hợp các kế hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động như: - Theo James.B.Quinn: “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính với nhau”. - Theo William J.Guech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện”. - Theo Alfred Chandler: “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Qua một số ý tưởng và quan niệm đã được trình bày, có thể thấy “chiến lược” là một khái niệm khá trừu tượng, các quan niệm nêu trên không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất. Thực ra khái niệm “chiến lược” chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy nghĩ của ai đó có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của những nhà chiến lược về cách thức hành động của doanh nghiệp trong tương lai sao cho có thể giành được lợi thế trên thị trường, đạt được những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất tạo đà cho sự phát triển vững chắc, không ngừng của doanh nghiệp trong tương lai. -5- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh Từ những phân tích trên, theo tôi hiểu về chiến lược hay chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp như sau: Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức), với không gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Để dễ hình dung hơn định nghĩa và các quan niệm trên, có thể cụ thể hoá như sau: Chiến lược là một kế hoạch, trong đó phải bao gồm: 1. Những mục tiêu cơ bản, dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm, ...), chỉ rõ những định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 2. Các quyết định về những biện pháp chủ yếu để đạt được những mục tiêu đó. 3. Những chính sách lớn, quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực đó. Tất cả những nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường sôi động và những biến cố bên ngoài đã được dự đoán trước. Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục, vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Các quyết định chiến lược nhất thiết phải được đưa ra từ cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (về sản phẩm, thị trường, đầu tư, đào tạo, ...), sự bí mật về thông tin và cạnh tranh trên thị trường. Chiến lược luôn có tư tưởng tấn công để giành ưu thế trên thị trường. Chiến lược phải được hoạch định và thực thi trên cơ sở nhận thức đúng đắn các cơ hội kinh doanh và nhận thức được lợi thế so sánh của doanh nghiệp so với các đối thủ mới, có thể thu được thành công lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Các tài liệu viết về chiến lược có quan điểm khác nhau đối với quy trình hoạch định chiến lược. Theo PGS.TS Phan Thị Thuận, quy trình hoạch định chiến -6- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh lược gồm hai bước: Bước 1: Phân tích các căn cứ để hình thành chiến lược. Bước 2: Hình thành chiến lược cho giai đoạn hoạch định. 1.3. PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ ĐỂ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC Trước khi hoạch định chiến lược kinh doanh, nhà quản trị phải tiến hành một loạt các phân tích giúp cho chiến lược hình thành có căn cứ khoa học. Các vấn đề cần phải phân tích để làm căn cứ cho kế hoạch hóa chiến lược gồm: phân tích môi trường vĩ mô; phân tích môi trường ngành và phân tích nội bộ doanh nghiệp. Ta có thể khái quát các cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh ở hình 1.1. Trước hết, phải phân tích tác động của yếu tố môi trường vĩ mô tới doanh nghiệp 1.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô Phân tích môi trường vĩ mô sẽ chỉ rõ cho thấy doanh nghiệp đang đối diện với những vấn đề gì? Đâu sẽ là cơ hội hay đe doạ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai? Sau đây là 5 yếu tố chủ yếu thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải quan tâm khi vạch ra chiến lược kinh doanh: - Phân tích môi trường kinh tế; - Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố Chính phủ và chính trị; - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố Luật pháp, chính sách; - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố xã hội và tự nhiên; - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ. Để phân tích một cách khoa học và đạt được mục tiêu phân tích thì quy trình phân tích mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô phải được tiến hành theo trình tự sau đây: Mô tả thực trạng về vấn đề phân tích (mô tả thực trạng môi trường kinh tế như: giá cả, tỷ giá, lạm phát, đầu tư nước ngoài; mô tả văn bản Pháp luật liên quan; mô tả hiện trạng công nghệ mà công ty đang áp dụng và thế giới đang có; mô tả điều kiện xã hội hiện đang hình thành và các sự kiện chính trị đang diễn ra). Nhận xét thực trạng đó ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, đến ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan tới doanh nghiệp. (1) Phân tích sự ảnh hưởng của hiện trạng đó đến doanh nghiệp của mình: nó tạo ra cơ hội phát triển hay nguy cơ đe dọa doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. -7- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh Việc phân tích môi trường vĩ mô được bắt đầu bằng phân tích môi trường kinh tế. 1) Phân tích môi trường kinh tế Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trên mọi mặt, hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi xuất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài,... Mỗi yếu tố kinh tế nói trên đều có thể là cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố của môi trường kinh tế giúp cho nhà quản lý tiến hành các dự báo và đưa ra kết luận về những xu thế chính của sự biến đổi môi trường tương lai, là cơ sở cho việc hình thành chiến lược kinh doanh. Hình 1.1: Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh. Yếu tố tự nhiên – xã hội Môi trường vĩ mô Yếu tố kinh tế Môi trường ngành Yếu tố Chính phủ - chính trị Đối thủ cạnh tranh Sản phẩm thay thế Yếu tố nội bộ DN Nguồn nhân lực; R&D; Tiềm lực tài chính; Marketing; Văn hóa doanh nghiệp Nhà cung cấp Yếu tố Công nghệ Khách hàng Đối thủ tiềm ẩn Yếu tố Luật pháp – chính sách Nguồn: Thomas L. Wheelen and J. David Hunger, “Strategic Management and Business Policy”, 8th edition, 2002, Prentice Hall, p. 9 -8- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh  Tốc độ tăng trưởng kinh tế : Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu như tổng thu nhập quốc dân (GDP), tổng thu nhập quốc nội (GNP), thu nhập bình quân đầu người,…GDP tăng trưởng tốt là cơ hội phát triển cho tất cả các tổ chức, các doanh nghiệp. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập và doanh thu của các tổ chức cũng như cá nhân nên sẽ tác động làm cho sức cầu tăng cao. Bên cạnh đó, kinh tế tăng trưởng giúp các doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn nhưng cũng vì khoản lợi nhuận mang lại sẽ dẫn đến ngày càng có nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận – số lượng đối thủ cạnh tranh tăng cao.  Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ: Sự thay đổi tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động xuất nhập khẩu và ảnh hưởng tới hoạt động của cả nền kinh tế. Yếu tố tỷ giá tạo ra những cơ hội và nguy cơ khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt nó có tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. Bên cạnh tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ của chính phủ cũng tác động không nhỏ tới hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế.  Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động xấu tới tiêu dùng, làm giảm cầu về mọi mặt hàng dẫn đến lượng tiền lưu thông bị hạn chế. Lạm phát tăng cũng khiến các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, do đó hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh sẽ giảm. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.  Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp lao động phổ thông tăng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp cần lao động thời vụ nhưng không là cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ cao vì -9- Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh với các doanh nghiệp công nghệ cao họ cần lao động có trình độ, có kinh nghiệm và có hàm lượng chất xám cao.  Xu hướng và thực tế đầu tư nước ngoài: Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng là cơ hội cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng sự cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đó sẽ là nguy cơ cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đó. Vậy có thể nói rằng các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tốt đối với tổ chức, doanh nghiệp này, nhưng là nguy có cho doanh nghiệp khác hoặc có thể không ảnh hưởng gì. Nhiệm vụ của phân tích môi trường vĩ mô là tìm xem sự thay đổi của các yếu tố kinh tế tạo ra cơ hội cho tổ chức mình hay là mối đe dọa, thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tận dụng các cơ hội và khắc phục các nguy cơ đe dọa. 2) Phân tích sự ảnh hưởng của Luật pháp-chính sách Luật pháp của mỗi quốc gia là nền tảng tạo ra môi trường kinh doanh của các quốc gia đó. Các yếu tố pháp luật và chính sách của nhà nước có vai trò quyết định rất lớn tới việc tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh hay không? Nhà phân tích chiến lược có nhiệm vụ phân tích xem chính sách, luật pháp mới ban hành tạo ra cơ hội hay khó khăn, nguy cơ cho doanh nghiệp, tổ chức của mình hay không? Đồng thời cũng dựa trên những dữ liệu hiện tại và quá khứ để có thể dự đoán một phần những chính sách của tương lai. 3) Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên-xã hội. Mỗi nước đều có một nền văn hoá riêng và xu thế toàn cầu hoá tạo ra phản ứng giữ gìn bản sắc văn hoá của từng nước. Các điều kiện xã hội như dịch bệnh, thị hiếu của người dân, phong tục tập quán, xu hướng tiêu dùng, lối sống, tôn giáo, tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động, sự quan tâm tới môi trường, thái độ về chất lượng cuộc sống trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tương đối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp. - 10 - Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh Các điều kiện tự nhiên như mưa bão, thiên tai, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai,…cũng có ảnh hưởng tới các doanh nghiệp, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà yếu tố này có ảnh hưởng nhiều hay ít. Nhiệm vụ của các nhà hoạch định chiến lược là phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng của tự nhiên và xã hội đến hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó tìm ra câu trả lời cho đâu là cơ hội, đâu là khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp? 4) Phân tích sự ảnh hưởng của sự thay đổi công nghệ Phân tích sự thay đổi công nghệ cần trả lời các câu hỏi sau: - Công nghệ của công ty đang dùng là loại công nghệ nào, lạc hậu hay hiện đại? - Công nghệ của các ngành sản sản xuất của doang nghiệp trong nước và trên thế giới đã đạt tới trình độ nào? - Tình trạng công nghệ hiện của của công ty gây nguy cơ trong cạnh tranh hay là cơ hội phát triển? - Trong điều kiện công nghệ ngày nay phát triển mạnh mẽ, những doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật đổi mới công nghệ sẽ dần bị đẩy xuống hạng thấp trong vị thế kinh doanh, khó mà tồn tại phát triển được. Như vậy công nghệ lạc hậu, chậm thay đổi là nguy cơ đe dọa sự phát triển của doanh nghiệp. --- Ngược lại doanh nghiệp có công nghệ hiện đại trong ngành sẽ có cơ hội gia tăng thị phần, vươn lên vị thế cạnh tranh tốt. 5) Phân tích sự ảnh hưởng của các sự kiện chính trị Các sự kiện chính trị như đảo chính, bầu cử tổng thống, sắp xếp lại Chính phủ trong nghiệm kỳ mới, khủng bố, bạo lực,... hoặc sự kiện chính trị thế giới như Việt Nam gia nhập WTO, Mỹ bãi bỏ cấm vận với quốc gia nào đó ,... đều có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay tổ chức nhất định. Chẳng hạn như vụ khủ bố ngày 11/9 dẫn đến nhiều doanh nghiệp ngành hàng không hay du lịch giảm sút doanh số, buộc họ phải có chiến lược ứng phó bằng cách cắt giảm nhân công và mua thêm bảo hiểm tính mạng cho hành khách. Sự kiện này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của nhiều công ty. Tóm lại phân tích môi trường vĩ mô phải tìm ra ảnh hưởng của yếu tố môi - 11 - Lưu Xuân Nghiêm - LVTS Hoạch định chiến lược kinh doanh trường đến doanh nghiệp như thế nào. Do đó cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp hay là mối đe dọa kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp hay tổ chức trong tương lai. 1.3.2. Phân tích môi trường ngành GS. Michael E. Porter đưa ra mô hình 5 lực lượng cạnh tranh, giúp các nhà quản trị chiến lược phân tích môi trường vi mô, nhận diện được những cơ hội và nguy cơ từ môi trường này. Hình 1.2 thể hiện các yếu tố quyết định cạnh tranh trong nghành. Hình 1.2: Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG Nguy cơ có đối thủ gia nhập mới Sức mạnh mặc cả NHÀ CUNG CẤP của cung cấp nhà CÁC ĐỐI KHÁCH THỦ TRONG NGÀNH Sức mạnh mặc HÀNG cả của khách hàng Sự đe dọa của hàng hóa dịch vụ thay thế SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ THAY THẾ Nếu phân tích môi trường vĩ mô nhằm mục đích xác định từng yếu tố trong môi trường vĩ mô tạo cơ hội (sự thuận lợi) hay nguy cơ đe dọa (khó khăn) cho sự phát triển của doanh nghiệp, của tổ chức nào đó, thì phân tích môi trường ngành lại nhằm mục đích xác định vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, xác định các áp lực hoặc sự đe dọa hiệu quả kinh doanh, sự tồn tại của doanh nghiệp từ phía khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm ẩn. A) Phân tích đối thủ cạnh tranh - 12 - Lưu Xuân Nghiêm - LVTS
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan