Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Luận văn hoạch định chiến lược phát triển cho trường trung cấp y tế hòa bình gia...

Tài liệu Luận văn hoạch định chiến lược phát triển cho trường trung cấp y tế hòa bình giai đoạn 2011 2015

.PDF
156
291
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- ĐẶNG THỊ KIM XUÂN HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS PHẠM THỊ KIM NGỌC Hà Nội – Năm 2012 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1 Chương 1- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 3 1.1 Những khái niệm cơ bản về chiến lược 3 1.1.1 Khái niệm chiến lược........................................................................... 3 1.1.2 Quản trị chiến lược: Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược...... 4 1.1.3 Hoạch định chiến lược: Khái niệm và lợi ích của hoạch định chiến 7 lược................................................................................................................ 1.2 Phân loại chiến lược............................................................................... 8 1.2.1 Phân loại theo phạm vi chiến lược........................................................ 8 1.2.2 Phân loại theo hướng tiếp cận............................................................... 9 1.3 Qui trình hoạch định chiến lược.......................................................... 10 1.4 Các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển của tổ chức là một cơ 11 sở giáo dục đào tạo...................................................................................... 1.4.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo Đại học, 11 Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề....................................... 1.4.2 Một số Quy định về định mức đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp 12 chuyên nghiệp và Dạy nghề.......................................................................... 1.4.3 Tầm nhìn và sứ mệnh của trường.......................................................... 13 1.4.4 Phân tích ảnh hưởng của môi trường hoạt động................................... 15 1.5 Các công cụ hoạch định chiến lược...................................................... 28 1.5.1 Ma trận SWOT...................................................................................... 28 1.5.2 Ma trận BCG........................................................................................ 30 1.5.3 Ma trận GE/Mc.Kinsey......................................................................... 32 1.5.4 Ma trận EFE.......................................................................................... 33 1.5.5 Ma trận IFE........................................................................................... 34 1.5.6 Ma trận GREAT.................................................................................... 35 1.6 Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược phát triển................... 37 1.6.1 Kinh nghiệm về xác định nhiệm vụ chiến lược của tổ chức................ 37 1.6.2 Kinh nghiệm về thu thập thông tin và xử lý thông tin trong xây dựng 37 chiến lược....................................................................................................... 1.6.3 Kinh nghiệm về các phương pháp, mô hình phân tích chiến lược. 38 1.6.4 Kinh nghiệm về vấn đề con người và nhận thức về chiến lược phát 38 triển. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................... 39 Chương II-PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 40 PHÁT TRIỂN CHO TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ HÒA BÌNH........ 2.1 Giới thiệu về Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình................................ 40 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển........................................................ 40 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức. 41 ............................. 2.2 Phân tích môi trường bên trong của Trường Trung cấp Y tế Hòa 45 Bình.............................................................................................................. 2.2.1 Cơ sở vật chất...................................................................................... 45 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực...................................................... 51 2.2.3 Tài chính.............................................................................................. 54 2.2.4 Các hoạt động đào tạo.......................................................................... 57 2.2.5 Tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình... 72 2.2.6 Ý kiến chuyên gia trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của 75 trường............................................................................................................. 2.3 Phân tích môi trường vĩ mô................................................................... 76 2.3.1 Sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế.................................................... 76 2.3.2 Sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị và luật pháp............................. 78 2.3.3 Sự ảnh hưởng của các yếu tố khoa học và công nghệ.......................... 79 2.3.4 Sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và xã hội.................................. 80 2.3.5 Môi trường Dân số............................................................................... 80 2.4 Phân tích môi trường kinh doanh ngành............................................ 81 2.4.1 Cạnh tranh trong ngành........................................................................ 81 2.4.2 Yếu tố đầu vào (Học sinh).................................................................... 83 2.4.3 Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng học sinh của trường (các 84 khách hàng).................................................................................................... 2.5 Tóm tắt cơ hội và thách thức của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình 87 2.5.1 Cơ hội.................................................................................................... 87 2.5.2 Thách thức............................................................................................. 87 2.6 Những cơ hội và thách thức của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình 88 theo quan điểm của chuyên gia................................................................... 2.6.1 Cơ hội.................................................................................................... 88 2.6.2 Thách thức............................................................................................. 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................ 90 Chương 3- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT 91 TRIỂN TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2015...................................................................................................... 3.1 Mục tiêu phát triển trường Trung cấp Y tế Hòa Bình...................... 91 3.2 Xây dựng chiến lược phát triển trường Trung cấp Y tế Hòa Bình 92 giai đoạn 2011-2015...................................................................................... 3.2.1 Ma trận SWOT của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình.......................... 92 3.2.2 Đánh giá sơ bộ các chiến lược, quyết định chọn chiến lược phát triển 94 cho Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình giai đoạn 2011-2015......................... 3.3 Một số giải pháp thực hiện.................................................................... 96 3.3.1 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy.................... 96 3.3.2 Giải pháp phát triển cơ sở vật chất........................................................ 101 3.3.3 Giải pháp về nguồn vốn........................................................................ 106 3.3.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo............................................ 111 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN Tác giả của đề tài "Hoạch định chiến lược phát triển cho trường Trung cấp Y tế Hòa Bình giai đoạn 2011-2015" xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng tôi, nội dung luận văn được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu và liên hệ thực tế viết ra, không sao chép nội dung của bất kỳ luận văn nào trước đó. Hòa Bình, tháng 4 năm 2012 NGƯỜI CAM ĐOAN Đặng Thị Kim Xuân DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 UBND Ủy ban nhân dân 2 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 3 BLĐTB&XH Bộ Lao động- Thương binh và xã hội 4 TCYT Trung cấp Y tế 5 TC-HC-QTĐS Tổ chức- Hành chính- Quản trị đời sống 6 BVSK Bảo vệ sức khỏe 7 BM,TE-KHHGĐ Bà mẹ, trẻ em- kế hoạch hóa gia đình 8 ĐVHT Đơn vị học trình 9 LT Lý thuyết 10 TH Thực hành 11 LS Lâm sàng 12 TTLS Thực tập lâm sàng 13 CSSK Chăm sóc sức khỏe 14 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Tên bảng biểu Trang 2 Bảng 1.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) 34 3 Bảng 1.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) 35 4 Bảng 2.1 Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ, giáo viên 52 5 Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên 53 6 Bảng 2.3 Cơ cấu vốn của trường TCYT Hòa Bình 54 7 Bảng 2.4 Tình hình doanh thu tại trường TCYT Hòa Bình 55 8 Bảng 2.5 Tình hình thu chi tài chính tại trường TCYT Hòa Bình 56 9 Bảng 2.6 Quy mô học sinh 59 10 Bảng 2.7 Số liệu tuyển sinh TCCN, Dạy nghề từ năm 2007-2010 66 11 Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010 76 12 Bảng 2.9 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2007-2010 77 13 Bảng 3.1 Dự kiến quy mô đào tạo giai đoạn 2011-2015 92 14 Bảng 3.2 Ma trận SWOT của Trường TCYT Hòa Bình 94 15 Bảng 3.3 Kết quả chấm điểm cho các chiến lược của chuyên gia 95 16 Bảng 3.4 Quy mô, cơ cấu phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy theo 97 từng năm học giai đoạn 2011-2015 17 Bảng 3.5 kế hoạch tuyển mới, thuê đội ngũ cán bộ, giáo viên 98 18 Bảng 3.6 Diện tích nhà cần cho quy mô đào tạo theo từng năm 103 19 Bảng 3.7 Khái toán nguồn vốn đầu tư tại cơ sở 2 105 20 Bảng 3.8 Quỹ lương nhà trường từ 2011-2015 108 21 Bảng 3.9 Nhu cầu tài chính giai đoạn 2011-2015 109 22 Bảng 3.10 Mức thu học phí từng hệ đào tạo giai đoạn 2011-2015 109 23 Bảng 3.11 Dự kiến tổng thu học phí giai đoạn 2011-2015 110 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ STT Tên sơ đồ, hình vẽ Trang 1 Hình 1.1 Mô hình quản trị chiến lược của F.David 5 2 Hình 1.2 Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát và chiến 9 lược bộ phận 3 Hình 1.3 Quy trình hoạch định chiến lược 10 4 Hình 1.4 Mối tương quan giữa các yếu tố môi trường 16 5 Hình 1.5 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh 21 6 Hình 1.6 Mối quan hệ các rào cản và lợi nhuận 24 7 Hình 1.7 Ma trận SWOT 29 8 Hình 1.8 Ma trận BCG 31 10 Hình 1.9 Mô hình lựa chọn chiến lược của Mc.Kinsey 32 11 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình 43 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ 21, kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới. Đất nước đang vươn mình trước thời cơ vận hội mới nhưng cũng có không ít khó khăn và thách thức. Để khắc phục các khó khăn và thách thức đặt ra, Đảng, Chính Phủ đã đặc biệt quan tâm tới công tác phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó đào tạo Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp là những lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) đã khẳng định rõ: "... Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước..." Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình, thành lập trên cơ sở Trường Cán bộ Y tế tỉnh Hòa Bình từ năm 1962. Nhiệm vụ của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Hòa Bình và những tỉnh lân cận, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, tuy đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động đào tạo, nhưng để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay và yêu cầu quản lý của Nhà nước thì việc xây dựng một chiến lược tổng thể với những giải pháp cụ thể để thực hiện là một nhu cầu cấp bách đối với một trường Trung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tỉnh Hòa Bình và cho toàn xã hội. Căn cứ vào các lý luận khoa học đã được trao dồi trong quá trình học tập cùng với việc phân tích tình hình thực tế của xã hội, của Nhà trường, với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Hoạch định chiến lược phát triển cho trường Trung cấp Y tế Hòa Bình giai đoạn 2011-2015", làm đề tài nghiên cứu của mình. 1 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Hoạch định chiến lược phát triển cho trường Trung cấp Y tế Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 và các giải pháp nhằm phát triển trường Trung cấp Y tế Hòa Bình đến năm 2015 thành một trường Cao đẳng Y tế, có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế có trình độ cao đẳng, và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực Y tế, nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra các mục tiêu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển. - Phân tích các căn cứ để hoạch định chiến lược phát triển thông qua việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình. - Đề xuất các phương án lựa chọn chiến lược phát triển cho trường Trung cấp Y tế Hòa Bình đến năm 2015. 3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình Phạm vi nghiên cứu: là cơ cấu tổ chức, các hoạt động đào tạo, cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và những yếu tố môi trường tác động đến hoạt động của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này sử dụng các phương pháp sau trong nghiên cứu: Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích hệ thống và phương pháp phỏng vấn chuyên gia. 5. Nội dung kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn này gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược. Chương 2: Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển cho trường Trung cấp Y tế Hòa Bình. Chương 3: Đề xuất một số lựa chọn chiến lược phát triển Trường Trung cấp Y tế Hòa Bình giai đoạn 2011-2015 và các giải pháp thực hiện. 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1- Những khái niệm cơ bản về chiến lược 1.1.1 Khái niệm chiến lược: "Chiến lược" là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "Strategos" dùng trong quân sự, nó nói đến kỹ năng hành xử và tâm lý của tướng lĩnh, nó được hiểu như là một nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng của giới quân sự. Học giả Đào Duy Anh, trong từ điển tiếng Việt đã viết: Chiến lược là các kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận. Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Theo thời gian, chiến lược không chỉ dừng lại ở lĩnh vực quân sự mà nó được phát triển sang các lĩnh vực khác như: Chính trị, Văn hóa, Công nghệ... đến thập kỷ 60 của thế kỷ 20, chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ "Chiến lược kinh doanh" ra đời. Quan niệm về chiến lược kinh doanh phát triển dần theo thời gian và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau, như: Theo Chandler (1962) của đại học Havard "chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việc phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này". Theo Quinn (1980) "chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ" Theo Michael Porter (1980):" Chiến lược cạnh tranh liên quan đến sự khác biệt. Đó là việc lựa chọn cẩn thận một chuỗi hoạt động khác biệt để tạo ra một tập hợp giá trị độc đáo". 3 Như vậy, có thể nói Chiến lược là tổng thể các sự lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp và tạo ra giá trị kinh tế bền vững trong một bối cảnh thị trường nhất định. Theo luận văn này: Chiến lược phát triển của một tổ chức là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của tổ chức đó. Dù tiếp cận theo cách nào thì bản chất của chiến lược kinh doanh vẫn là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động và khả năng khai thác. Theo cách hiểu này, thuật ngữ chiến lược kinh doanh được dùng theo 3 ý nghĩa phổ biến nhất: - Xác lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. - Đưa ra các chương trình hành động tổng quát. - Lựa chọn các phương án hành động, triển khai phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó. Có thể nói việc xây dựng và thực hiện chiến lược thực sự đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu và là một nội dung, chức năng quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nó đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. 1.1.2 Quản trị chiến lược: Khái niệm và vai trò của quản trị chiến lược 1.1.2.1. Khái niệm: Theo F.David (1984):"Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật, một khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan đến nhiều chức năng cho phép của một tổ chức quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán sản xuất, nghiên cứu phát triển và các hệ thống thông tin, các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức". Theo Gary D.Smith (1980):" Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó" 4 Quản trị chiến lược có thể hiểu một cách ngắn gọn là một quá trình thực hiện gồm 3 giai đoạn: Hoạch định chiến lược, triển khai thực hiện chiến lược và kiểm tra đánh giá chiến lược. Ba giai đoạn này gắn bó với nhau và là một quá trình duy nhất. Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, mục đích chủ yếu của doanh nghiệp. Thực thi chiến lược thường gọi là giai đoạn hành động của quản trị chiến lược. Thực thi có nghĩa là động viên những người lao động và ban giám đốc, để biến những chiến lược được hoạch định thành hành động cụ thể. Đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối cùng của quản trị chiến lược. Vì những nhân tố của môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp luôn biến động nên mọi chiến lược đều có thể bị thay đổi trong tương lai. Hình 1.1 thể hiện mô hình quản trị chiến lược của một công ty Thực hiện đánh giá bên ngoài, chỉ ra cơ hội và thách thức Nêu ra nhiệm vụ hiện tại, mục tiêu và chiến lược Đặt ra mục tiêu dài hạn Đặt ra mục tiêu thường Xem xét lại nhiệm vụ của công ty Thực hiện đánh giá bên trong, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu Phân bổ nguồn lực Lựa chọn chiến lược để theo đuổi Đo lường và đánh giá mức độ thực hiện Chính sách bộ phận HOACH ĐỊNH THỰC THI CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược của F.David Nguồn: PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm, 2009. 1.1.2.2.Vai trò của quản trị chiến lược 5 ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, sự phát triển vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu thị trường, làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thường xuyên. Với một điều kiện môi trường kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn thì mới có khả năng nắm bắt cơ hội, tránh được nguy cơ, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Chúng ta thấy quản trị chiến lược có một vai trò đặc biệt quan trọng, đó là: Quá trình quản trị chiến lược được xây dựng nhằm mục tiêu giúp công ty tập trung thích ứng một cách tốt nhất với những thay đổi trong dài hạn. Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình; nó cho phép một tổ chức có thể tiên phong và gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động (thay vì chỉ phản ứng lại một cách yếu ớt), và vì vậy, vận dụng hết khả năng của nó để kiểm soát môi trường, vượt qua những thách thức của môi trường. Quản trị chiến lược tạo cho mỗi người những nhận thức hết sức quan trọng. Mục tiêu chủ yếu của quá trình này chính là sự đạt được sự thấu hiểu và cam kết thực hiện cả trong ban giám đốc cũng như trong đội ngũ người lao động. Quản trị chiến lược giúp cho doanh nghiệp, những người quản lý cũng như nhân viên có cách nhìn dài hạn và hướng thiện hơn. Quản trị chiến lược cũng có thể làm sống lại niềm tin vào chiến lược đang được áp dụng hoặc chỉ là sự cần thiết phải sửa đổi. Vì lẽ đó, lợi ích quan trọng nhất mà quản trị chiến lược đem lại chính là sự thấu hiểu, và kế đó là sự cam kết thực hiện. Một khi mọi người trong doanh nghiệp hiểu rằng doanh nghiệp đó đang làm gì và tại sao lại như vậy họ cảm thấy họ là một phần của doanh nghiệp. Họ sẽ tự cam kết ủng hộ nó. Người lao động và ban giám đốc sẽ trở nên năng động lạ thường và họ hiểu, ủng hộ những việc, sứ mệnh, các mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp giúp cho mọi người có thêm sức lực và nhờ đó phát huy hết những phẩm chất và năng lực cá nhân của mình, đóng góp cho sự phát triển doanh nghiệp. 1.1.3 Hoạch định chiến lược: Khái niệm và lợi ích của hoạch định chiến lược 6 1.1.3.1.Khái niệm: Hoạch định chiến lược là quá trình các nhà chiến lược phải phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức hiện tại và tương lai để xây dựng và lựa chọn một mô hình chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế... xảy ra ở bên ngoài tổ chức mà tổ chức không thể kiểm soát được. Môi trường bên ngoài gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố: Kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa- xã hội, địa lý, dân số, công nghệ... Môi trường vi mô gồm các yếu tổ ảnh hưởng tới tổ chức như: Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện hữu, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, sản phẩm thay thế. Môi trường bên trong gồm chính các yếu tố nội tại bên trong của tổ chức mà tổ chức đó hoàn toàn có thể kiểm soát được như: Nguồn nhân lực; Nguồn lực tài chính, hoạt động quản lý chung, Marketing, năng lực sản xuất, năng lực quản trị, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ... Mục tiêu của Hoạch định chiến lược nhằm thiết lập sứ mạng, xây dựng mục tiêu và tầm nhìn cho một tổ chức. Sứ mạng là những tuyên bố của một tổ chức về việc tổ chức đó tồn tại nhằm mục đích gì? cụ thể là tổ chức tồn tại để sản xuất sản phẩm gì? bán sản phẩm đó ở đâu? khách hàng là những ai? Mục tiêu là những kết quả, những tiêu đích cụ thể mà tổ chức cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu phải có vai trò như những công cụ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu lớn hơn và phải đạt được sư mạng và tầm nhìn của tổ chức. Tầm nhìn gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của tổ chức về những điều mà tổ chức đó muốn đạt tới. 1.1.3.2. Lợi ích của hoạch định chiến lược 7 Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển phải luôn trả lời được các câu hỏi: Chúng ta là ai? chúng ta đang ở đâu? chúng ta đi đến đâu? làm thế nào để đi đến đó? làm thế nào để biết mình đang trên đường đi đến đó? Việc hoạch định chiến lược giúp cho các tổ chức luôn trả lời được các câu hỏi trên. Hoạch định chiến lược giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp định hướng đến những mục tiêu tốt nhất. Một tổ chức có thể nhận lấy hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động nếu như không có chiến lược hoặc áp dụng một chiến lược sai lầm. Vì vậy, giai đoạn hoạch định chiến lược rất quan trọng, giúp nhà quản trị tổ chức hiểu tường tận các yếu tố về con người và các bộ phận bên trong tổ chức cũng như phân tích, đánh giá các yếu tổ bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức. Hoạch định chiến lược đem lại lợi ích lâu dài cho tổ chức, giúp tổ chức đi đến mục tiêu xa hơn, nó là kim chỉ nam cho tổ chức đi đúng hướng với tầm nhìn và sứ mạng đã xác định. 1.2- Phân loại chiến lược 1.2.1 Phân loại theo phạm vi chiến lược - Chiến lược tổng quát: Là chiến lược vạch ra trong khoảng thời gian dài và thường được tập trung vào các mục tiêu như: tăng hiệu quả hoạt động (hiệu quả cao nhất, chi phí thấp nhất), tạo thế lực trên thị trường, bảo đảm an toàn trong kinh doanh (xem Hình 1.2). - Chiến lược bộ phận: bao gồm rất nhiều các chiến lược chức năng như: Chiến lược sản xuất, tài chính, phát triển nguồn nhân lực, marketing, nghiên cứu và phát triển...... đối với một tổ chức đào tạo thường là: chiến lược mở rộng ngành nghề, chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo theo ngành, chiến lược phát triển, nâng cao nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất Chiến lược tổng quát 8 Tạo thế lực trên thị trường Tối đa hóa lợi nhuận Bảo đảm an toàn trong kinh doanh Chiến lược bộ phận Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận Nguồn: Đoàn Thị Hồng Vân, 2010 1.2.2 Phân loại theo hướng tiếp cận Theo hướng tiếp cận chiến lược được phân thành 4 loại: + Chiến lược tập trung vào những yếu tố then chốt Với chiến lược này tư tưởng chỉ đạo hoạch định chiến lược không dàn trải các nguồn lực, phải tập trung vào những lĩnh vực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài của tổ chức. + Chiến lược dựa trên ưu thế tương đối Hoạch định chiến lược bắt đầu từ việc dựa vào phân tích so sánh sản phẩm hay dịch vụ có chi phí tương đối nhỏ so với đối thủ cạnh tranh, qua đó tìm ra ưu thế tương đối của mình, dựa vào đó để xây dựng chiến lược cho mình. + Chiến lược sáng tạo tấn công Để thực hiện chiến lược này thì tổ chức phải nhìn thẳng vào những vấn đề được coi là phổ biến, bất biến tưởng chừng không thể làm khác được để xem xét chúng. Cần đặt ra nhiều câu hỏi, những nghi ngờ về những vấn đề tưởng như đã kết luận. Từ việc đặt liên tiếp các câu hỏi và sự nghi ngờ bất biến của vấn đề, doanh nghiệp có thể khám phá ra những vấn đề mới mẻ, có lợi cho tổ chức và tìm cách đẩy mạnh trong chiến lược phát triển. + Chiến lược khai thác các khả năng tiềm tàng Xây dựng chiến lược này dựa trên sự phân tích có hệ thống thông tin nhằm khai thác khả năng có thể có của tất cả các yếu tố khác bao quanh nhân tố then chốt. 9 Từ đó tìm cách sử dụng, phát huy tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. + Chiến lược liên kết (Hội nhập): Thiết lập một sự liên kết hay một hiệp hội chặt chẽ với một đối tác lớn có thể là một chiến lược tốt. Một đối tác có thể giới thiệu công nghệ mới, đào tạo phương pháp sản xuất mới, sản phẩm mới và thị trường mới. Liên kết có thể có nhiều hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, hình thức phù hợp nhất đối với một dự án dài hạn phù hợp với công ty đang mở rộng danh mục sản phẩm, một hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc liên doanh. 1.3- Qui trình hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình các nhà chiến lược phải phân tích và đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức hiện tại và tương lai để xây dựng và lựa chọn một mô hình chiến lược hợp lý cho doanh nghiệp. Theo quan điểm của Garry D.Smith (1991) quy trình hoạch định chiến lược theo 3 bước chính được mô tả trong Hình 1.3 Phân tích môi trường Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích và chọn các phương án chiến lược Hình 1.3: Quy trình hoạch định chiến lược theo quan điểm của Garry D. Smith 1.4- Các căn cứ xây dựng chiến lược phát triển của tổ chức là một cơ sở giáo dục đào tạo: 10 1.4.1 Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề - Luật Giáo dục ban hành ngày 14/06/2005 - Luật Dạy nghề ban hành ngày 29/11/2006. - Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính Phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006-2020. - Quyết định số 67/2007/QĐ- BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Trung cấp chuyên nghiệp. - Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính qui. - Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Cao đẳng. - Quyết định số 54/2011/QĐ-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp. - Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế quản lý học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp. - Thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT ngày 28/06/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp. - Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02/12/2011 về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn có một số các văn bản pháp luật khác điều chỉnh hoạt động đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề (Xem chi tiết tại phụ lục 1). 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan