Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hoạch định chiến lược phát triển trường cao đẳng công nghệ và kinh tế c...

Tài liệu Luận văn hoạch định chiến lược phát triển trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp giai đoạn 2010 2015

.PDF
135
309
65

Mô tả:

NGUYỄN ĐÌNH HOÀNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Đình Hoàng HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA 2008 - 2010 Hà Nội – Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Đình Hoàng HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Văn Nghiến Hà Nội – Năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận “Hoạch định chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các thông tin và số liệu được đề cập đến trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực dựa trên các luận cứ thực tế tiếp cận. Những kết quả thu được qua đề tài nghiên cứu là của bản thân tác giả, những kết quả này chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, Ngày… tháng…..năm 2010 Tác giả Luận văn Nguyễn Đình Hoàng 1 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ma trận SWOT: : S - Strength (điểm mạnh) W - Weakness (Điểm yếu) O - Opportunity (Cơ hội) T - Threat (Nguy cơ) CBCC : Cán bộ công chức CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNKT : Công nhân kỹ thuật CNV : Công nhân viên CNVCLĐ : Công nhân viên chức lao động ĐH – CĐ : Đại học – Cao đẳng GDĐH : Giáo dục đại học GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên HS-SV : Học sinh – Sinh viên Ma trận IFE : External Factor Evaluation Ma trận EFE : Internal Factor Evaluation Ma trận QSPM : Quantitative Strategic Planning Matrix. NXB : Nhà xuất bản TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp THXD : Trung học xây dựng XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình quá trình quản trị chiến lược …………………………….. 16 Sơ đồ 1.2: Mô hình các tác động trong quản trị chiến lược…………………… 16 Sơ đồ 1.3 : Những căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh………………... 17 Sơ đồ 1.4: Mô hình 5 tác lực của Micheal Porter……………………………… 18 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy……………………………………………. ..38 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nhân tố môi trường ……………………………… 19 Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ……………………………… 20 Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh ………………………………………… 21 Bảng 1.4: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ ………………………………….. 23 Bảng 1.5: Ma trận SWOT……………………………………………………….. 24 Bảng 1.6: Hình thành các phương án chiến lược……………………………….. 25 Bảng 1.7: Thiết lập Ma trận QSPM…………………………………………….. 26 Bảng 2.1: Thông tin về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên………... 39 Bảng 2.2: Đội ngũ giảng viên trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp… 41 Bảng 2.3: Danh mục các ngành nghề đào tạo....................................................... 42 Bảng 2.4: Quy mô đào tạo của nhà trường từ năm 2006 – 2010.......................... 44 Bảng 2.5: Công tác biên soạn chương trình, giáo trình và phương tiện dạy học.. 47 Bảng 2.6: Trích Báo cáo hoạt động tài chính........................................................ 49 Bảng 2.7: Thống kê thu nhập bình quân ở một số trường ĐH, CĐ 51 Bảng 2.8: Thông tin cơ sở vật chất năm học 2009 – 2010.................................... 54 Bảng 2.9: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE)............................................. 57 Bảng 2.10: Khái quát một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam 2005 – 2009............ 59 Bảng 2.11: Dân số Việt Nam từ 2005 – 2009…………………………………... 63 Bảng 2.12: Các ngành và chuyên ngành đào tạo của một số trường ĐH, CĐ….. 72 3 Bảng 2.13: So sánh giữa các nhà trường trong ngành 74 Bảng 2.14: Ước tính chi phí cho du học……………………………………….. 77 Bảng 2.15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)………………………. 78 Bảng 3.1: Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường giai đoạn 2010– 2015…. 80 Bảng 3.2: Dự báo số giảng viên của trường giai đoạn 2010 – 2015……………. 81 Bảng 3.3: Thiết lập ma trận SWOT đối với nhà trường………………………… 86 Bảng 3.4: Hình thành các phương án chiến lược cho nhà trường………………. 88 Bảng 3.5: Dự kiến lộ trình tuyển dụng giảng viên đến năm 2015………………. 102 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan 1 Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 2 Danh mục các sơ đồ 2 Danh mục các bảng biểu 3 Mục lục 5 Mở đầu 8 Chương 1: Tổng quan về Hoạch định chiến lược và chiến lược phát triển trong các cơ sở giáo dục đại học 11 1.1 Tổng quan về hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược 11 1.1.1. Nguồn gốc của chiến lược 11 1.1.2. Quan niệm về chiến lược 11 1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với tổ chức 12 1.1.4. Hoạch định chiến lược 13 1.1.5. Quản trị Chiến lược 14 1.1.6. Xây dựng chiến lược 16 1.2. Chiến lược phát triển các cơ sở giáo dục đại học 27 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu và đặc điểm các cơ sở giáo dục đại học 28 1.2.2 Vai trò của chiến lược trong hoạt động của các cơ sở GDĐH 30 Chương 2: Trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp và các yếu tố của môi trường chiến lược 34 5 2.1 Khái quát về trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp 34 2.1.1 Lịch sử phát triển nhà trường 34 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ 36 2.1.3 Bộ máy tổ chức 37 2.2 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ của nhà trường 37 2.2.1 Tổ chức nguồn nhân lực 37 2.2.2 Công tác Quản lý đào tạo 42 2.2.3 Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 48 2.2.4 Hệ thống thông tin 48 2.2.5 Công tác Tài chính – Kế toán 49 2.2.6 Về cơ sở vật chất 52 2.2.7 Hoạt động Marketing 56 2.2.8 Văn hóa tổ chức 57 2.2.9 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của trường (IFE) 57 2.3 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà trường 58 2.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 59 2.3.2 Phân tích môi trường vi mô 71 2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE - External Factor 78 Evaluation) Chương 3: Một số giải pháp chiến lược phát triển trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 3.1 Công tác dự báo và mục tiêu phát triển 6 80 80 3.1.1 Công tác dự báo 80 3.1.2 Mục tiêu của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 82 3.2 Xây dựng chiến lược phát triển trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 85 3.2.1 Sứ mệnh của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp 85 3.2.2 Tầm nhìn đến 2015 của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp 85 3.2.3 Các giá trị của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp 85 3.2.4. Phân tích theo ma trận SWOT từ thực trạng trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp 86 3.3 Đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược phát triển trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 90 3.3.1 Quan điểm xây dựng giải pháp 90 3.3.2 Nội dung các giải pháp 91 Chương 4: Kết luận và kiến nghị 112 4.1 Kết luận 112 4.2 Một số kiến nghị 113 4.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 113 4.1.3 Kiến nghị với Bộ Công thương, cơ quan quản lý địa phương 114 Tài liệu tham khảo 115 Phụ lục 117 7 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Ở nước ta, kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (Năm 1986) khi Đảng, Nhà nước chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, các tổ chức kinh tế xã hội, cơ quan quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp... đã rất lúng túng trong công tác hoạch định chiến lược. Các tổ chức cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới hữu hiệu có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi, những thách thức của nền kinh tế thị trường, đó là chiến lược phát triển. Hoạch định Chiến lược không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể như kế hoạch mà được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức, giúp cho tổ chức có được những thông tin tổng quát về môi trường bên ngoài cũng như nội lực của bản thân tổ chức. Từ đó hình thành nên mục tiêu chiến lược và các chính sách, giải pháp lớn thực hiện thành công các mục tiêu đó. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp từ trước tới nay, việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường mới chỉ dừng lại ở công tác kế hoạch hoá mà chưa có tầm chiến lược, nhất là yêu cầu đáp ứng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế về mọi mặt ngày nay. Nhà trường có thuận lợi là trường Công lập, có truyền thống phát triển lâu dài, được sự quan tâm tạo điều kiện của Bộ Công thương, tỉnh Thái Nguyên, phạm vi tuyển sinh trong cả nước, có ngành nghề đào tạo thế mạnh và truyền thống ... song điều đó không đảm bảo nhà trường có sự phát triển bền vững trong tương lai, do ngày càng có sự cạnh tranh của các nhà trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, sức ép về việc sáp nhập trong cùng ngành (hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có đến 5 trường Cao đẳng trực thuộc cơ quản chủ quản Bộ Công thương), bên cạnh đó thì nội lực còn yếu, tính lịch sử còn là một hạn chế lớn trong nhà trường. Vì vậy, cần phải thay đổi nhìn nhận một cách toàn diện và lâu dài hơn, từng bước thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình, điều đó yêu cầu việc hoạch định chiến lược 8 phát triển Nhà trường trong thời gian tới là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của Nhà trường. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, bản thân tác giả là một giáo viên giảng dạy tại nhà trường đã mạnh dạn chọn đề tài "Hoạch định chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015" nhằm tìm hiểu và đề xuất một số kiến nghị đối với chiến lược phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích thực trạng tại trường Cao đẳng Công nghệ và kinh tế Công nghiệp. - Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố môi trường chiến lược rút ra những tồn tại, nguyên nhân và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng chiến lược phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Luận văn tập trung nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược phát triển của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp. Trên cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược của tổ chức cũng như thực tiễn hoạt động tại trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp để phân tích và đề xuất một số giải pháp chiến lược phát triển cho trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 Những đóng góp của đề tài: - Cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược của tổ chức, - Thực trạng về hoạt động của Trường cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp, - Phân tích môi trường và phân tích nội bộ của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp, - Đề xuất giải pháp chiến lược phát triển trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 9 Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của Luận văn gồm 4 phần chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạch định chiến lược phát triển trong các cơ sở giáo dục đại học Chương 2: Thực trạng hoạt động của trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế công nghiệp Chương 3: Một số giải pháp chiến lược phát triển trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 Chương 4: Kết luận và kiến nghị Do hạn chế về mặt thời gian, nên mặc dù đã được hướng dẫn tận tình của Thầy hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Nghiến và nỗ lực của tác giả, nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Quý thầy cô, các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa. 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Tổng quan về hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược 1.1.1. Nguồn gốc của chiến lược Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ "Stratos" (có nghĩa là quân đội, bầy, đoàn) và "agos" (Có nghĩa là lãnh đạo và điều khiển) Có thể nói, thuật ngữ “Chiến lược” có từ rất lâu và chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm. Thông thường người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy quân sự, được ứng dụng để lập kế hoạch tổng thể và tiến hành những chiến dịch có quy mô lớn. Sau này chiến lược còn đồng nghĩa với mưu lược. + Thời Alexander (năm 330 trước công nguyên) cho rằng chiến lược là kỹ năng khai thác các lực lượng và tạo dựng hệ thống thống trị toàn cục + Luận điểm cơ bản: có thể đè bẹp đối thủ - thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn – nếu có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình. 1.1.2. Quan niệm về chiến lược Trong Kinh tế thị trường, khi có cạnh tranh tương đối mạnh xuất hiện sự cần thiết của Chiến lược cần hơn bao giờ hết và người ta bàn nhiều, nói nhiều về chiến lược. Hiện nay trong các tài liệu có rất nhiều cách hiểu chính thức phát biểu về chiến lược. Cụ thể có thể chia thành các nhóm quan điểm: Nhóm quan điểm cho rằng: Chiến lược là một kế hoạch đặc biệt - Theo Alfred Chandler, giáo sư đại học Harvard, “chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. - Theo Fred R.David “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu 11 dài hạn.Chiến lược kinh doanh có thể gồm có: phát triển theo lãnh thổ, chiến lược đa dạng hóa hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, giảm chi phí, thanh lý, liên doanh...”. - G.Arlleret cho rằng “Chiến lược là việc xác định những con đường và những phương tiện để đạt tới các mục tiêu đã được xác định thông qua các chính sách” - D.Bizrell và nhóm tác giả cho rằng “Chiến lược là kế hoạch tổng quát dẫn dắt hoặc hướng các tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn. Nó là cơ sở cho việc định ra các chính sách và các thủ pháp tác nghiệp” - Chiến lược: Bao gồm tổng thể các mục tiêu và phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu, nhằm đảm bảo cho tổ chức (NHÀ TRƯỜNG) có được sự phát triển vượt bậc về chất – theo Joe Mazurkiewicz, Jr., Ph.D.IMPAC University - Theo James B.Quinn “Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể thống nhất” Nhóm quan điểm cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật - Theo Alain Threlart “Chiến lược là nghệ thuật mà các tổ chức, doanh nghiệp dùng để chống lại cạnh tranh và giành thắng lợi” - M.Porter cho rằng “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” Như vậy các tác giả cho rằng chiến lược chính là nghệ thuật để cạnh tranh trên thị trường và giành thắng lợi và phát triển tổ chức, doanh nghiệp mình. Nhóm quan điểm cho rằng: Chiến lược vừa là kế hoạch vừa là nghệ thuật - Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, tổ chức. - Chiến lược là một nghệ thuật thiết kế tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với tổ chức - Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, các tổ 12 chức đang đứng trước những viễn cảnh phát triển to lớn. Điều đó đòi hỏi các tổ chức phải xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn. Nhưng mọi việc dường như quá khó khăn, các tổ chức không biết phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Một chiến lược tốt, sẽ giúp các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên nhận biết được phương hướng hành động và đem lại sự thành công cho tổ chức. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược chẳng khác nào con thuyền không người lái và có thể dẫn đến sự lãng phí khổng lồ về thời gian và các nguồn lực. Nếu nói một cách hình ảnh thì coi việc xây dựng chiến lược như việc bắc một cây cầu vượt qua sông, giúp nối liền hai bờ hiện tại và tương lai. - Giúp tổ chức xác định sứ mạng và mục tiêu, lựa chọn phương hướng để đạt được mục tiêu và cho biết vị trí của tổ chức trong quá trình thực hiện mục tiêu. Do đó, giúp các nhà quản trị và nhân viên biết được các công việc cần làm để đạt được mục tiêu. - Giúp tổ chức thấy rõ cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài, cùng với những các điểm mạnh và điểm yếu của nội bộ tổ chức ở hiện tại và tương lai để phát huy những điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu nhằm tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ cho tổ chức. - Giúp tổ chức đưa ra các quyết định để đối phó phù hợp với môi trường hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa tổ chức phát triển bền vững. - Giúp tổ chức lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích hợp trong môi trường hoạt động luôn thay đổi, tìm ra cách tồn tại và tăng trưởng để nâng cao vị thế cạnh tranh của tổ chức. 1.1.4. Hoạch định chiến lược 1.1.4.1 Khái niệm Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu. Như vậy, hoạch định chiến lược là quá trình sử dụng các phương pháp, công cụ và kỹ thuật thích hợp nhằm xác định chiến lược phát triển của một tổ chức và từng bộ phận trong thời kỳ chiến lược xác định. 13 Nói khác thì Hoạch định chiến lược là tiến trình đánh giá môi trường và những tiềm năng bên trong của một tổ chức, sau đó xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn và thực hiện kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu này.  Các Tổ chức chủ yếu dựa vào tiến trình này, cung cấp những phương hướng chung và hướng dẫn riêng biệt để tiến hành những hoạt động của họ Hoạch định là quyết định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm… để làm cho các sự việc có thể xảy ra, phải xảy ra hoặc không xảy ra theo hướng có lợi cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức có tính đến đòi hỏi của các quy luật khách quan chi phối lên mọi yếu tố, mọi khía cạnh bên trong nội bộ cũng như bên ngoài môi trường. 1.4.1.2 Bản chất Bản chất của hoạch định chiến lược là xây dựng bản chiến lược cụ thể trong một thời kỳ xác định nào đó. Mặc dù cùng xác định mục tiêu và giải pháp của tổ chức trong một thời kỳ cụ thể song giữa hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch không giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản trước hết là ở phương pháp xây dựng, nếu xây dựng một bản kế hoạch chủ yếu dựa vào các dữ liệu quá khứ và kinh nghiệm thì hoạch định chiến lược lại không chỉ dựa vào các dữ kiện quá khứ, hiện tại mà phải đặc biện dựa trên cơ sở dự báo tương lai. Thứ hai, là nếu kế hoạch hoàn toàn mang tĩnh chất tĩnh và thích ứng thì chiến lược lại hoàn toàn mang tính động và tấn công. 1.1.5. Quản trị chiến lược 1.1.5.1. Khái niệm Quản trị chiến lược tiếng Anh có nghĩa là Strategic Management. Hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị chiến lược, có tác giả quan niệm quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các quyết định tổng hợp, giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình. 14 Một số tác giả lại định nghĩa quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức. Quản trị chiến lược còn được hiểu là phương thức quản trị nhằm định hướng chiến lược và phối hợp các chức năng quản trị trong quá trình phát triển lâu dài của một tổ chức trên cơ sở phân tích và dự báo môi trường hoạt động một cách toàn diện. Quản trị chiến lược là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh chiến lược hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp diễn ra lặp đi lặp lại theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng tổ chức luôn vận dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xóa bỏ được các đe dọa, cạm bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình. (theo PGS.TS.Nguyễn Thành Độ và TS.Nguyễn Ngọc Huyền trong giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp) Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai. Đặc điểm quan trọng là tất cả các chiến lược kinh doanh khi hình thành được quan tâm và nó được dùng để phân biệt các kế hoạch kinh doanh chính là “ lợi thế cạnh tranh”. Thực tế cho thấy rằng không có đối thủ cạnh tranh nào mà không cần đến chiến lược, vì các chiến lược có mục đích duy nhất và bảo đảm cho các doanh nghiệp tìm và giành được lợi thế bền vững của mình đối với các đối thủ. 1.1.5.2 Tiến trình quản trị chiến lược Tiến trình quản trị chiến lược toàn diện của Fred R.David được ứng dụng rộng rãi trong quản trị chiến lược gồm 03 giai đoạn là: Hình thành chiến lược, thực thi chiến lược, đánh giá chiến lược, được khái quát trong sơ đồ của Fred R.David. (Phụ lục 1) 15 Hình thành chiến lược Thực thi chiến lược Kiểm tra chiến lược Sơ đồ 1.1: Mô hình quá trình quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một quá trình 3 giai đoạn kết hợp chặt chẽ với nhau. Quá trình quản trị chiến lược ở các tổ chức đòi hỏi phải kết hợp hài hòa các tác động: - Năng lực của tổ chức, - Đặc thù của môi trường hoạt động, - Những giá trị mà tổ chức theo đuổi - Các mong đợi của xã hội Đặc thù của môi trường Năng lực của doanh nghiệp Chiến lược Các giá trị theo đuổi Các mong đợi của xã hội Sơ đồ 1.2: Mô hình các tác động trong quản trị chiến lược 1.1.6. Xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược là một giai đoạn trong quy trình quản trị chiến lược về cơ bản được thực hiện với các bước như sau: 16 Môi trường vĩ mô Yếu tố Xã hội và tự nhiên Môi trường ngành Yếu tố kinh tế Đối thủ cạnh tranh Yếu tố Chính phủ và chính trị Sản phẩm thay thế Yếu tố nội bộ DN - Nguồn nhân lực - Nghiên cứu và phát triển - Tài chính, kế toán - Marketing -Văn hóa tổ chức Đối thủ tiềm ẩn Nhà cung cấp Yếu tố Công nghệ Khách hàng Yếu tố chính sách,PL Yếu tố quốc tế và xu thế hội nhập Sơ đồ 1.3: Những căn cứ để xây dựng chiến lược 1.1.6.1. Thực hiện nghiên cứu và phân tích môi trường Môi trường hoạt động được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của tổ chức. Có thể coi môi trường là giới hạn không gian mà ở đó tổ chức tồn tại và phát triển. Các nhân tố cấu thành môi trường của các tổ chức luôn tác động theo các chiều hướng khác nhau, với các mức độ khác nhau đến hoạt động của từng tổ chức. Các nhân tố tác động tích cực ảnh hưởng tốt đến hoạt động của tổ chức. Còn các nhân tố tác động tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tổ chức. Những nhân tố này có thể là các nhân tố bên ngoài tạo ra các cơ hội, thời cơ hoặc nguy cơ cho tổ chức, có thể là các nhân tố bên trong giúp tổ chức nhận diện 17 được điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Để xây dựng chiến lược hoặc ra các quyết định hoạt động, các tổ chức không thể không chú ý nghiên cứu, phân tích và dự báo môi trường. Phân tích môi trường vĩ mô - Môi trường vĩ mô thuộc loại môi trường bên ngoài tổ chức. Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động lên tất cả các tổ chức, nhưng mức độ và tính chất khác nhau. - Các tổ chức không thể tác động làm thay đổi sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô được. - Các yếu tố chủ yếu của môi trường vĩ mô cần phân tích như môi trường kinh tế, yếu tố chính trị và Chính phủ, ảnh hưởng của luật pháp – chính sách, yếu tố xã hội và tự nhiên, ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật công nghệ và ảnh hưởng của môi trường quốc tế cùng xu thế hội nhập. Phân tích môi trường vi mô - Môi trường vi mô thuộc loại môi trường bên ngoài tổ chức. Các yếu tố môi trường vi mô ảnh hưởng trực tiếp lên tổ chức, quyết định mức độ và tính chất cạnh tranh của ngành. - Các yếu tố môi trường vi mô theo M.Porter cần phân tích gồm 5 loại: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, nhà cung cấp và SP, dịch vụ thay thế. Sơ đồ 1.4: Mô hình 5 tác lực của Micheal Porter 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan