Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn hoàn thiện công tác nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị thủy lợ...

Tài liệu Luận văn hoàn thiện công tác nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thiết bị thủy lợi

.PDF
105
317
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------------- LÊ THÙY LINH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỦY LỢI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN VĂN BÌNH HÀ NỘI - 2011  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 l ê i c am ®o a n T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸ c sè liÖu nªu trong luËn v¨ n lµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨ n ch­ a tõng ®­ î c ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸ c. T¸ c g i¶ Lª Thï y Linh -1-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 6 1.Lý do chọn đề tài: .......................................................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................ 7 5. Kết cấu của luận văn:............................................................................................... 8 CHƯƠNG I ...................................................................................................................... 9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC.............................. 9 I. Nguồn nhân lực ........................................................................................................ 9 1. Khái niệm nguồn nhân lực. .................................................................................. 9 2. Đặc điểm của nguồn nhân lực............................................................................ 10 2.1 Số lượng nguồn nhân lực ............................................................................. 10 2.2 Chất lượng nguồn nhân lực.......................................................................... 10 II. Quản lý nguồn nhân lực........................................................................................ 14 1.Khái niệm quản lý nguồn nhân lực ..................................................................... 14 2. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực ............................................................... 14 2.1. Lập chiến lược nguồn nhân lực................................................................... 15 2.2. Công tác tuyển dụng: ................................................................................... 16 2.3. Phát triển nguồn nhân lực........................................................................... 20 2.4. Bố trí và sử dụng nhân lực: ......................................................................... 29 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. .................................................................................................................... 30 3.1. Môi trường bên ngoài .................................................................................. 30 3.2. Môi trường bên trong................................................................................... 33 III. Lý luận chung về hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000.......................... 34 1. Tổng quan về ISO............................................................................................... 34 2. Ý nghĩa của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ................................................................. 35 3. Khái niệm ISO 9001:2000................................................................................... 36 4. Nội dung chính của ISO 9001:2000 ................................................................... 36 IV. Quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.................................... 38 1. Tại sao phải Quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000?............ 38 2. Các bước của quá trình áp dụng ISO 9001:2000 vào quản lý nguồn nhân lực.. 39 CHƯƠNG II ................................................................................................................... 43 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY................................. 43 CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỦY LỢI .................................................................................. 43 I. Giới thiệu chung về công ty..................................................................................... 43 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn......................... 45 3. Đặc điểm về vốn và khả năng tài chính .............................................................. 48 4. Công nghệ và quy mô sản xuất........................................................................... 50 5. Năng lực quản lý................................................................................................. 51 II. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Thiết bị Thủy lợi................................................................................................................................ 52 1. Nguồn nhân lực của Công ty:............................................................................. 52 1.1.Về số lượng nguồn nhân lực: ....................................................................... 52 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty ....................................................................... 54 -2-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 1.3. Tình hình chất lượng lao động trong một vài năm gần đây: ...................... 57 2. Vấn đề quản lý nguồn nhân lực của Công ty...................................................... 59 2.1 Công tác lập chiến lược nguồn nhân lực...................................................... 59 2.2 Công tác tuyển dụng ..................................................................................... 62 2.3 Quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .......................................... 66 2.4 Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty. ............................................. 74 3. Những tồn tại cần khắc phục.............................................................................. 75 3.1.Nguyên nhân chủ quan................................................................................ 77 3.2.Nguyên nhân khách quan............................................................................. 77 CHƯƠNG III ................................................................................................................. 79 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỦY LỢI .................... 79 1. Định hướng chiến lược phát triển của công ty cổ phần thiết bị thuỷ lợi đến năm 2020. ....................................................................................................................... 79 1.1.Mục tiêu của chiến lược................................................................................ 79 1.2.Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Thiết bị Thuỷ lợi............................................................................................................... 80 2. Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển của Công ty:.. 81 3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực: ............................. 82 3.1. Cam kết của lãnh đạo công ty trong việc duy trì, cải tiến, hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn ISO. ................................................................ 82 3.2. Tăng cường công tác lập kế hoạch tuyển dụng nguồn nhân lực trong Công ty. ........................................................................................................................ 83 3.3. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực....... 85 3.4. Giải pháp hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng nhân lực. ......................... 85 3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc. ..................... 89 3.6. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. ........ 90 3.7. Những kiến nghị về việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp và giải quyết các xung đột về văn hoá trong doanh nghiệp............................................................ 98 KẾT LUẬN................................................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 103 } -3-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính của Công ty giai đoạn 2008-2010 48 Bảng 2: Doanh thu, lợi nhuận của Công ty giai đoạn 200-2010 48 Bảng 3: Doanh thu các sản phẩm chỉnh của Công ty giai đoạn 2008-2010 49 Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2008-2010 50 Bảng 5: Số lượng lao động chi tiết Công ty năm 2010 52 Bảng 6: Số lao động phân theo độ tuổi và giới tính 55 Bảng 7: Số lượng LĐ theo trình độ chuyên môn 56 B¶ng 8. T×nh h×nh lao ®éng cña c«ng ty trong mét sè 57 n¨m gÇn ®©y 57 B¶ng 9. T×nh h×nh biÕn ®éng vÒ sè l­îng lao ®éng cña c«ng ty trong mét sè n¨m gÇn ®©y B¶ng 10. T×nh h×nh lao ®éng cña c«ng ty ph©n theo 58 tiªu chÝ tr×nh ®é chuyªn m«n nghiÖp vô kü thuËt trong mét sè n¨m gÇn ®©y DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quá trình đánh giá thực hiện công việc 21 Sơ đồ 2: Quy trình tổ chức công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 27 Sơ đồ 3: Quy trình bố trí và sử dụng nhân lực 30 Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức Công ty 47 Sơ đồ 5: Công tác tuyển dụng tại Công ty cổ phần Thiết bị Thuỷ lợi 62 Sơ đồ 6:Quy trình bố trí và sử dụng Nguồn nhân lực mới tại Công ty 87 Sơ đồ 7: Quy trình đánh giá thực hiện công việc 88 -4-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới AFTA (Asia Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do ASIAN Website: là một địa chỉ gồm một hay nhiều trang web trưng bày thông tin, hình ảnh về một hay những chủ đề nào đó, có dạng địa chỉ www.abc.com, www.abc.com.vn, www.xyz.net, www.abc.com.xyz, ... ISO ( International Organization for Standardization): tên viết tắt của tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa -5-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Công ty Cổ phần Thiết bị Thuỷ lợi là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Trong những năm qua Công ty đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh, đóng góp đáng kể cho ngành thuỷ lợi của Việt Nam. Việt nam với nền kinh tế mà hơn 70% dân số sống nhờ sản xuất nông nghiệp thì phát triển ngành thuỷ lợi để tạo động lực phát triển nền nông nghiệp đang trở thành vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Quá trình phát triển ngành nông nghiệp mở ra thị trường phát triển lĩnh vực thuỷ lợi rất lớn cho rất nhiều công ty. Để hoà nhịp vào sự phát triển chung đó, mỗi doanh nghiệp đều có những bước chuyển mình, phải tự vận động để tìm ra hướng đi đúng. Đây là một bài toán không mấy dễ dàng mà doanh nghiệp nào cũng phải cố tìm ra. Bởi lẽ trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong và ngoài ngành. Để nâng cao chất lượng mỗi doanh nghiệp phải hoàn thiện mình trên nhiều mặt khác nhau như công nghệ, tài chính, cơ chế quản lý, điều hành, nhân lực… trong đó, vấn đề nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt góp phần vào sự tồn tại cũng như suy vong của doanh nghiệp. Có quan điểm cho rằng nguồn nhân lực là chủ thể của mọi nguồn lực, tác động, chi phối và cải biến các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, những nguồn lực này sẽ chỉ ở dạng tiềm ẩn nếu không có sự tác động của nguồn nhân lực. Như vậy có thể nói: Một doanh nghiệp nghiệp mạnh là một doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh (xét trên hai khía cạnh thể lực và trí lực). Mặc dù mới chuyển sang cổ phần hóa nhưng với tầm nhìn chiến lược, toàn thể ban lãnh đạo Công ty đã nhận ra được tầm quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực, luôn phát triển, hướng tới việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế hiện đang tồn tại trong công tác quản lý -6-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thiết bị Thủy lợi. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề quản lý nguồn nhân lực tại Công ty , trong quá trình nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu thực tế, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thiết bị Thủy lợi”. Với mục đích vận dụng những kiến thức về quản lý nguồn nhân lực đã được học vào vấn đề thực tiễn của Công ty, thông qua đó rèn luyện nâng cao kỹ năng thực tế, khả năng tìm hiểu nghiên cứu độc lập. 2. Mục đích nghiên cứu: - Hệ thống lại một số lý luận về nguồn nhân lực và quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp nói chung. - Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực và các hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Thiết bị Thủy lợi. - Các giải pháp và kiến nghị về quản lý và phát triển nguồn nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: lý luận về quản trị nhân lực và thực tiễn hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thiết bị thủy lợi 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp tổng hợp phân tích: Trên cơ sở các nguồn số liệu có sẵn của công ty, và một số tài liệu tham khảo các nguồn khác tác giả tổng hợp lại số liệu, tài liệu từ đó phân tích thực trạng của công ty nhằm rút ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý nguồn nhân lực tịa công ty cổ phần thiết bị thủy lợi ; - Phương pháp chuyên gia: Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị nhân lực, quản trị doanh nghiệp và các cán bộ lãnh đạo, nhân viên công ty. Qua những thông tin thu được từ các chuyên gia tác giả có những quan điểm sâu hơn về lý luận cũng như thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty; đây là những căn cứ khoa học để đánh giá sâu hơn thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại công -7-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 ty và đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác nay tại công ty cổ phần thiết bị thủy lợi ; - Phương pháp thảo luận nhóm: Mục tiêu của phương pháp thảo luận nhóm là thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau, các thông tin bổ sung đặc biệt là những đánh giá của nhiều phía về công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty. Các đối tượng tham gia thảo luận nhóm bao gồm: Đại diện các phòng ban trong công ty, đại diện công nhân lao động trực tiếp, đại diện bộ phận trực tiếp quản lý nguồn nhân lực của công ty, đại diện lãnh đạo cơ quan. Qua thảo luận nhóm, tác giả thu được nhiều thông tin về hiện trạng quản lý nguồn nhân lực của cơ quan; bên cạnh đó, qua thảo luận, tác giả cũng hiểu rõ hơn về những thách thức, tồn tại trong công tác quản lý nguồn nhân lực hiện nay của công ty nhằm đưa ra được những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhân lực và Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Thiết bị Thủy lợi Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Thiết bị Thủy lợi Có được kết quả này, lời cảm ơn đầu tiên, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Bình, người trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dậy trong thời gian học cao học tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. -8-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC I. Nguồn nhân lực 1. Khái niệm nguồn nhân lực. Cơ cấu của doanh nghiệp, tổ chức là một tập hợp những cá nhân có trình độ khác nhau tham gia vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp theo hệ thống và có sự liên kết. Nói chung những cá nhân có khả năng lao động (xét về mặt thể lực và trí lực) thì được coi là nguồn nhân lực của doanh nghiệp, tổ chức đó. Sự thành công, thất bại của nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã chỉ ra rằng nguồn lực quan trọng nhất trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp là con người. Con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp, nó đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý nhân sự. Nguồn nhân lực có nhiều cách hiểu khác nhau: - Theo Beng, Fischer & Dornhusch (1995) thì: Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai. Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một đất nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó. - “Nguồn nhân lực hay nguồn lao động bao gồm số người trong độ tuổi lao động (trừ những người tàn tật, mất sức lao động nặng) và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế đang làm việc” (Viện nghiên cứu và phát triển Kinh tếXã hội) - “Nguồn nhân lực là tổng hợp những con người cụ thể tham gia vào qua trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động”. (Nguồn: [ 9,trang 380]) - “Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân với vai trò khác nhau và liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nguồn nhân lực khác với nguồn nhân lực của doanh nghiệp ở bản chất của con người”. (Nguồn: [5, trang 2]) -9-  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 - “Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực. Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạt động nào với bất cứ vai trò nào trong tổ chức”. (Nguồn [4, trang 378]) 2. Đặc điểm của nguồn nhân lực 2.1 Số lượng nguồn nhân lực Theo nghĩa hẹp thì số lượng nhân lực là tổng số người được tổ chức thuê mướn, được trả công và được ghi vào trong danh sách nhân sự của tổ chức. Theo nghĩa rộng thì số lượng nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài lao động nhưng thực tế đang làm việc. Việc quy định về độ tuổi lao động ở mỗi quốc gia lại lại có sự khác nhau. Đa phần các nước đều quy định độ tuổi lao tối thiểu là 15, nhưng độ tuổi tối đa lại có sự khác biệt rõ rệt. Có nước quy định là 60, có nước quy định là 65, thậm chí các nước phương Tây hoặc những nước có tuổi thọ trung bình cao như Nhật Bản, Thụy Điển quy định độ tuổi tối đa là 70, 75 tuổi. Có trường hợp ngoại lệ như ở Australia không có quy định về độ tuổi nghỉ hưu nên không có giới hạn tuổi tối đa. Ở Việt Nam quy định độ tuổi lao động từ 15 đến 60 đối với nam và từ 15 đến 55 đối với nữ. Với tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 1.53% hàng năm như hiện nay nước ta có khoảng từ 1 đến 1.5 triệu lao động mới bổ sung vào nguồn lao động của đất nước. Đây là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế nước ta đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 2.2 Chất lượng nguồn nhân lực “Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực trong tổ chức, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng của nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua một số yếu tố chủ yếu như trạng thái sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật (kỹ năng) của nguồn nhân lực”. (Nguồn [4, trang 37]). - 10 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Đó là các yếu tố về tinh thần, thể lực, chí lực”. (Nguồn [11]) Thể lực nguồn nhân lực Thể lực nguồn nhân lực bao gồm các yếu tố về sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng về cơ bắp, là năng lực lao động. Sức khỏe tinh thần là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động thực tiễn. Tổ chức y tế thế giới đưa ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và Xã hội, chứ không phải là không có bệnh tật hay thương tật”. Các yếu tố kể trên thường phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện như: thu nhập, mức sống, chế độ nghỉ ngơi, các dịch vụ có liên quan. Tuy nhiên, mức độ đảm bảo sức khỏe cho dân cư ở mỗi quốc gia rất khác nhau, bởi sự khác nhau về tình hình dân số và các điều kiện kinh tế - xã hội. Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực “Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống” (Nguồn [11]) “Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực hay trình độ học vấn của nguồn nhân lực là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, đào tạo và tái đào tạo nghề nghiệp.” (Nguồn: [12, trang 8]) Để đánh giá trình độ văn hóa người ta dựa vào các con số thống kê về bậc học của nguồn nhân lực (cấp I, cấp II, cấp III) Trình độ học vấn của nguồn nhân lực nước ta đang có vấn đề. Theo một báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp top của Việt Nam” của UNDP – Hà Nội xuất bản tháng 9-2007 cho biết: “Qua phỏng vấn các chủ doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng (a) họ phải đào tạo lại hầu hết mọi người ở mọi cấp bậc – học nghề, đại học, sau đại học – mà họ nhận vào doanh nghiệp của mình; (b) họ không tin tưởng vào hệ thống đại học và các viện nghiên cứu trong nước, vì chất lượng giảng dạy thÊp; nội dung yếu và lạc hậu; khả năng nghiên cứu thấp; sách vở và các thiết bị - 11 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 đều thiếu không đồng bộ, cũ kỹ, rất yếu về ngoại ngữ, năng lực tổ chức và quản lý thấp” “Điều tra của bộ giáo dục và đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn lực chuyên nghiệp. Khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hàng năm chỉ khoảng 1/4 của Thái Lan và bằng 0.00043% của thế giới, mặc dù số tiến sĩ của ta hàng năm nhận bằng thường hơn của Thái Lan có năm cao gấp đôi.”(Nguồn: [13c]) Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực “Trình độ chuyên môn kỹ thuật là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Lao động kỹ thuật bao gồm những công nhân kỹ thuật từ bậc 3 trở lên cho tới những người có trình độ trên Đại học, được đào tạo trong các trường lớp dưới các hình thức khác nhau và có bằng hoặc không có bằng song nhờ kinh nghiệm thực tế trong sản xuất mà có trình độ tương đương từ bậc 3 trở lên. Để đánh giá trình độ chuyên môn người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là phần trăm số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động. Công thức: T LV ĐT = LV ĐT L L VV x100 Trong đó: LV - TĐT : Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động đang làm việc. - L LV ĐT : Số lao động đã qua đào tạo đang làm việc. - 12 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ - LV L LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 : Số lao động đang làm việc. - Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo Công thức: TCBĐBi = LCBĐBi L LV   LLV Trong đó: - TCBĐB : Tỷ lệ lao động được đào tạo ở cấp bậc đào tạo i đang làm việc so với i tổng số lao động đang làm việc. - LCBĐB : Tổng số lao động được đào tạo ở cấp bậc đào tạo i đang làm việc. i - L LV : Tổng số lao động đang làm việc. “Ở nước công nghiệp phát triển lực lượng lao động được xây dựng theo các chỉ tiêu sau: 35% lao động chưa được đào tạo nghề 35% công nhân lành nghề 24.5% kỹ thuật viên 5% kỹ sư và trên đại học 0.5% là chuyên viên cao cấp’’ (Nguồn [14a]) Phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực Ngày nay, trong nền công nghiệp hiện đại đòi hỏi người lao động phải có các phẩm chất cần thiết như: - Có tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ giấc) - Có ý thức kỷ luật, tự giác cao - Có niềm say mê nghề nghiệp, chuyên môn, sáng tạo, năng động trong công việc - Có khả năng chuyển đổi công việc cao, thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghiệp và quản lý. - 13 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 Xét dưới nhiều góc độ, nguồn nhân lực của nước ta đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Có thể nói nước ta là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, nhưng trình độ chuyên môn thấp, ý thức làm việc chưa cao và nhận thức công việc của người lao động Việt Nam được đánh giá là chậm. Trước thực trạng này chúng ta cần đưa ra chính sách phát triển nguồn nhân lực đúng đắn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về mọi mặt. II. Quản lý nguồn nhân lực 1.Khái niệm quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực liên quan đến con người và những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người đó. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động của nó, một tổ chức có thể cần ít hoặc nhiều nhân lực tùy thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực có kỹ năng, được sắp xếp vào những vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tổ chức. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển và tạo mọi điều kiện có lợi cho nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức đó. Vào những năm 1920, quản lý nguồn nhân lực là một nhiệm vụ chủ yếu của các nhà quản lý cấp thấp bao gồm những hoạt động như thuê hoặc sa thải lao động để đảm bảo một kế hoạc nào đó trong tổ chức. Trải qua quá trình phát triển của khoa học, đến những năm 1980, những nhà quản lý nhân lực đã được đặt ở vị trí cấp cao và chi phối trực tiếp đến quản lý chiến lược của tổ chức. Ngày nay, quản lý nguồn nhân lực là một mảng chiến lược liên quan đến tất cả việc triển khai nhân lực cho hoạt động của tổ chức. 2. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực Quản lý nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau:  Lập chiến lược nguồn nhân lực: đây là một quá trình thiết lập hoặc lựa chọn chiến lược nguồn nhân lực và các chương trình hoặc các nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. - 14 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010  Định biên: là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các nhà quản lý, bao gồm các hoạt động tuyển mộ, lựa chọn, làm hòa nhập và lưu chuyển nguồn nhân lực trong tổ chức.  Phát triển nguồn nhân lực: bao gồm việc đánh giá sự thực hiện công việc, đào tạo bồi dưỡng và tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cho nguồn nhân lực.  Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực 2.1. Lập chiến lược nguồn nhân lực Chiến lược nguồn nhân lực là một kế hoạch tổng thể được tổ chức lựa chọn và theo đuổi để đảm bảo thu hút và sử dụng con người có hiệu quả nhằm hoàn thành sứ mệnh của tổ chức. Để thực hiện chiến lược nguồn nhân lực cần có những chiến thuật, thường là một chính sách hoặc một chương trình cụ thể giúp tổ chức đạt được mục tiêu chiến lược. Các bước lập chiến lược nguồn nhân lực:  Xác định mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực: Từ sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của tổ chức, bộ phận quản lý nhân lực xác định mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực.  Phân tích môi trường dựa trên 4 yếu tố: mức độ không chắc chắn, tần suất của sự biến động, mức độ thay đổi, tính phức tạp. Bốn yếu tố trên được sử dụng trong việc phân tích một số vấn đề liên quan đến môi trường của tổ chức: - Tính đa dạng của lực lượng lao động: cơ cấu tuổi, giới tính, dân tộc, quốc tịch... - Phân tích đặc điểm cung lao động trên thị trường: số lượng, chất lượng (trình độ, kỹ năng, bằng cấp). - Phân tích xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến xu hướng thiết kế lại tổ chức; đào tạo mang tính quốc tế, thuê mướn lao động ở thị trường nước ngoài. - Phân tích các đạo luật có liên quan và tác động đến việc thuê, mướn, trả công, phúc lợi, an toàn lao động trong tổ chức.  Phân tích nguồn nhân lực và hệ thống quản lý nguồn nhân lực của tổ chức - Phân tích các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực (số lượng, cơ cấu, giới tính, chất lượng nhân lực) - 15 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 - Phân tích mối quan hệ giữa nhân lực; cách phân chia, sắp xếp công việc. - Phân tích động cơ hoạt động, năng suất lao động của nhân lực trong tổ chức. - Phân tích văn hóa của tổ chức. - Phân tích hệ thống tuyển mộ, lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng nhân lực; hệ thống lương bổng phúc lợi, an toàn và sức khỏe. - Phân tích tính linh hoạt thể hiện khả năng đơn giản hóa và phân quyền trong tổ chức.  Phân tích chiến lược tổng thể và chiến lược bộ phận của tổ chức nhằm xác định nhu cầu về nguồn nhân lực và đổi mới quản lý nguồn nhân lực.  Đánh giá lại mục tiêu chiến lược nguồn nhân lực xem mục tiêu đặt ra ở bước một có thực tế không; có cần thay đổi không; nếu cần thì thay đổi như thế nào? Nếu không thì bộ phận quản lý nguồn nhân lực sẽ phối hợp với các nhà quản lý trực tuyến để xây dựng chiến lược nguồn nhân lực.  Hình thành chiến lược nguồn nhân lực. 2.2. Công tác tuyển dụng: 2.2.1 Tuyển mộ nhân lực Tuyển mộ nhân lực là một tiến trình nhằm thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến nộp đơn và tìm việc làm. 2.2.1.1 Phân tích và xác định các yêu cầu và đặc điểm của công việc cần tuyển mộ. Đây là một quá trình thu thập và tổ chức thông tin liên quan đến những nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của một công việc cần tuyển mộ. Hiện nay người ta có thể sử dụng kỹ thuật phân tích công việc hiện tại cần tuyển mộ để xác định các yêu cầu và đặc điểm công việc. Kỹ thuật này bao gồm : - Phỏng vấn nhân lực hiện tại đang thực hiện công việc để thu được những thông tin mô tả cụ thể về công việc sẽ cần tuyển mộ thên nhân lực. - Điều tra những nhân lực hiện tại đang thực hiện công việc về thứ tự quan trọng của các nhiệm vụ, yêu cầu công việc. - 16 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 - Lập ma trận kiến thức, kỹ năng, khả năng cần thiết đối với các nhiệm vụ cụ thể của công việc cần tuyển mộ. 2.2.1.2 Nguồn tuyển mộ  Nguồn nội bộ Tuyển mộ trong nội bộ thường là dưới hình thức thăng tiến hoặc lưu chuyển nhân lực. Tuyển mộ từ nguồn này được sử dụng trong trường hợp cấp bách, tổ chức cần ngay một người nào đó thì cách tốt nhất là thông báo trong nội bộ tổ chức. Đây là giải pháp ít tốn kém hơn so với tuyển mộ từ nguồn bên ngoài và tạo điều kiện thúc đẩy động cơ hoạt động của nhân lực trong tổ chức. Đồng thời do những nhân lực làm việc trong tổ chức đã hiểu rõ các chính sách và cơ cấu của tổ chức, vì vậy chỉ cần thời gian ngắn để họ hòa nhập vào môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, tuyển từ nguồn này không khuyến khích được sự đổi mới.  Nguồn bên ngoài Các nguồn tuyển mộ từ bên ngoài bao gồm: + Bạn bè hoặc người thân quen của người lao động đang làm việc trong tổ chức, đó là cách tuyển mộ thông qua giới thiệu của nhân viên trong tổ chức về bạn bè của mình. + Nhân viên cũ của tổ chức: Tuyển những người đã làm việc trong tổ chức, có thể trước đây họ bị sa thải, giảm biên chế hoặc dừng việc do mùa vụ, hoặc bỏ việc. + Tuyển mộ ở các trường Đại học, Cao đẳng: Đây là một nguồn quan trọng đối với các tổ chức hiện nay và được sử dụng nhiều ở các nước phát triển. Tuyển mộ theo cách này, Công ty sẽ tuyển được nguồn lao động chất lượng cao bởi hầu hết lao động được tuyển là những sinh viên có thành tích tốt trong học tập, có khả năng cống hiến lâu dài cho tổ chức. + Tuyển những người là khách hàng: Khách hàng là những người đã quen thuộc với tổ chức. Họ là người tâm huyết và muốn tham gia vào các hoạt động của tổ chức mà họ yêu thích. + Tuyển mộ từ những nguồn khác: Bằng cách thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet để thu hút những người cần tìm việc, hoặc - 17 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 thông qua các tổ chức làm dịch vụ tuyển mộ để chọn ra những nhân lực với tiêu chuẩn nhất định. 2.2.2 Tuyển chọn nhân lực Tuyển chọn là quá trình xem xét, lựa chọn các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn để làm việc cho tổ chức. Các hình thức tuyển chọn mà tổ chức thường sử dụng, bao gồm: - Dùng thư giới thiệu hoặc tiến cử: Nói chung hình thức này thường có giá trị thấp, để tăng giá trị người ta cải tiến nội dung của thư giới thiệu. Một thư giới thiệu sẽ có giá trị hơn khi nó tập trung vào mô tả hơn là mức độ quả quyết. - Đơn xin việc: Đơn xin việc đề cập đến công việc quá khứ, công việc hiện tại, đồng thời những câu hỏi về hoàn cảnh, kinh nghiệm, sở thích của các ứng cử viên. - Kiểm tra lý lịch : Kiểm tra kết quả lao động, phần thưởng, hình phạt trong quá khứ nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho quá trình tuyển chọn. - Hình thức trắc nghiệm: Bao gồm trắc nghiệm kiến thức tổng quá, trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm cá tính, trắc nghiệm năng khiếu và khả năng chuyên môn. - Phỏng vấn: Mặc dù đây là hình thức thường được sử dụng nhưng nó được coi là có độ tin cậy và giá trị thấp. Phỏng vấn truyền thống hiện nay có hai nhược điểm: (1) các ý kiến đánh giá của người phỏng vấn là khác nhau và mang tính chủ quan, (2) kinh nghiệm và sự nhiệt tình phỏng vấn sẽ giảm từ ứng viên này đến ứng viên khác. - Câu hỏi tình huống: đây là hình thức có giá trị nhất trong việc tuyển chọn nhằm xác định các ứng cử viên sẽ phản ứng như thế nào trước những tình huống đề ra. - Đánh giá theo phương pháp mô phỏng: đây là cách thiết lập các nhiệm vụ có tính chất mô phỏng hoặc kiểm tra việc thực hiện công việc thực tế của các ứng cử viên. Hình thức này tốn kém nhưng lại có giá trị cao. Các ứng viên sau khi được tuyển chọn sẽ được bố trí, sắp xếp vào những vị trí, công việc nhất định phù hợp với động cơ, năng lực của họ. 2.2.3 Làm hòa nhập người lao động - 18 -  LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ THÙY LINH 2008 - 2010 Làm hòa nhập người lao động là một quá trình được thiết kế để giúp đỡ những nhân viên mới thích nghi và phù hợp với bộ phận hay tổ chức mà họ làm việc. Công tác làm hòa nhập người lao động được chia ra làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chương trình tổng quát: giới thiệu tổng quát về tổ chức, các chính sách chủ yếu và các thủ tục, lương bổng, phúc lợi, an toàn và phòng ngừa tai nạn... Giai đoạn 2: Chương trình chuyên môn: giới thiệu chức năng của các phòng ban, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với công việc, chính sách, thủ tục, điều lệ quy định công việc... Giai đoạn 3: Theo dõi và đánh giá: bộ phận nhân lực phối hợp với các bộ phận khác theo dõi nhân viên mới thông qua việc thường xuyên theo dõi để động viên nhân viên mới và trả lời các thắc mắc của họ. 2.2.4 Lưu chuyển nhân lực Lưu chuyển nhân lực là một nghệ thuật di chuyển lao động từ một công việc đã được giao trước đó sang làm một công việc khác. Lưu chuyển nhân lực bao gồm các hoạt động sau:  Đề bạt: Đề bạt là lưu chuyển nhân lực lên một vị trí hoặc cấp cao hơn, kèm theo đó họ sẽ gánh vác trách nhiệm lớn hơn, được trả lương cao hơn và công việc mới phù hợp với khả năng của người được đề bạt. Mục đích của đề bạt là: - Khuyến khích người lao động phục vụ tốt nhất trong khả năng của mình. - Duy trì những nhân lực có năng lực thông qua tiền lương cao hơn và công việc tốt hơn. - Giảm bớt biến động về nhân lực do thuê nhân lực mới từ nguồn bên ngoài tổ chức.  Lưu chuyển nội bộ Lưu chuyển nội bộ là thuyên chuyển lao động từ một bộ phận, một công việc sang một bộ phận hay công việc khác. Lưu chuyển nội bộ có thể do: 1)dư thừa nhân lực ở bộ phận này và thiều nhân lực ở bộ phận khác, 2)đáp ứng yêu cầu mở rộng tổ chức hoặc đáp ứng nhân lực cho một bộ phận nào đó do tính cao điểm của hoạt - 19 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan